intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiệu quả của việc sử dụng phương pháp săn sóc răng miệng bằng bàn chải trong phòng ngừa viêm phổi bệnh viện trên bệnh nhân chấn thương sọ não

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

62
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tình hình nghiên cứu và mục tiêu của đề tài trình bày về: Săn sóc răng miệng (SSRM) là một trong những biện pháp quan trọng để ngăn ngừa viêm phổi bệnh viện (VPBV). Mục tiêu nghiên cứu nhằm so sánh hiệu quả giữa kỹ thuật SSRM bằng gạc với kỹ thuật SSRM bằng bàn chải trong việc phòng ngừa VPBV trên người bệnh chấn thương sọ não.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiệu quả của việc sử dụng phương pháp săn sóc răng miệng bằng bàn chải trong phòng ngừa viêm phổi bệnh viện trên bệnh nhân chấn thương sọ não

Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br /> <br /> HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP SĂN SÓC RĂNG MIỆNG<br /> BẰNG BÀN CHẢI TRONG PHÒNG NGỪA VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN<br /> TRÊN BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO<br /> Nguyễn Thị Ngọc Huệ*, Lê Thị Anh Thư**<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Đặt vấn đề: Săn sóc răng miệng (SSRM) là một trong những biện pháp quan trọng để ngăn ngừa viêm<br /> phổi bệnh viện (VPBV). Mục tiêu nghiên cứu nhằm so sánh hiệu quả giữa kỹ thuật SSRM bằng gạc với kỹ thuật<br /> SSRM bằng bàn chải trong việc phòng ngừa VPBV trên ng ời bệnh chấn th ơng sọ não.<br /> Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu so sánh ngẫu nhiên giữa hai nhóm SSRM bằng bàn chải và SSRM<br /> bằng gòn gạc trên bệnh nhân chấn th ơng sọ não có đặt nội khí quản tại bệnh viện Chợ Rẫy.<br /> Kết quả: Tổng số 310 bệnh nhân vào nghiên cứu (155 đ ợc SSRM bằng bàn chải và 155 SSRM bằng gòn<br /> gạc). Tỉ lệ VPBV ở nhóm SSRM bằng gạc 9% (14/ 155 ng ời bệnh) giảm xuống còn 2,6% (4/155 ng ời bệnh) ở<br /> nhóm SSRM bằng bàn chải (P = 0,015).<br /> Kết luận: Với cơ chế loại bỏ mảng bám răng và kích thích lợi và n ớu răng hơn là gạc, SSRM bằng bàn chải<br /> đánh răng có hiệu quả hơn bằng gòn gạc. Ph ơng pháp SSRM do đó là quy trình cần thiết cho bệnh nhân trong<br /> giai đoạn hồi sức cấp cứu, là ph ơng pháp cần thay thế cho ph ơng pháp SSRM bằng gạc ngày một lần đang<br /> đ ợc áp dụng.<br /> Từ khóa: Viêm phổi bệnh viện, chăm sóc răng miệng.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> EFFECTIVENESS OF ORAL CARE BY TOOTH BRUSH IN PREVENTING HEALTHCAREASSOCIATED PNEUMONIA IN PATIENTS WITH HEAD TRAUMA<br /> Nguyen Thi Ngoc Hue, Le Thi Anh Thu<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 600 - 608<br /> Introduction: Oral care is one of important methods to prevent nosocomial pneumonia. The aim of the<br /> study is to compare the effectiveness of oral care by toothbrush with oral care by cleasing swap in preventing<br /> nosocomial pneumonia in head truma patients with endotracheotomy.<br /> Methods: Randomized controlled trial (RCT) was conducted between two groups of patients: oral care by<br /> toothbrush and by swap.<br /> Results: 310 patients was admitted to the study: 155 patients cared by toothbrush and 155 cared by swap.<br /> The incidence of nosocomial pneumonia was 9% (14/155 patients) in oral care by cleansing swab group reduced<br /> significant to 2.6% (4/155 patients) in oral care by tooth brush (P = 0.015).<br /> Conclusions: Oral care by tooth brush was more effective than swabs in plaque removal and gingival<br /> stimulation in reducing nosocomial pneumonia. Oral care by tooth brush therefore is essential for Neuro ICU<br /> patients during their stay in the Neuro ICU and should be a replacement for the once a day current oral care<br /> using swabs.<br /> * Khoa Hồi Sức Ngoại thần kinh, BV Chợ Rẫy<br /> ** Trưởng khoa Kiểm soát Nhiễm Khuẩn, BV Chợ Rẫy<br /> Tác giả liên lạc: ĐD Nguyễn Thị Ngọc Huệ, ĐT: 0909817080, Email: huenguyenmaster2008@yahoo.com<br /> <br /> 600<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Key words: Nosocomial pneumonia, oral care.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Viêm phổi bệnh viện (VPBV) hiện đang là<br /> vấn đề được đặc biệt quan tâm vì nó làm gia<br /> tăng mức độ nặng của bệnh tật, kéo dài thời gian<br /> nằm viện, tăng chi phí điều trị, tăng tỷ lệ tử<br /> vong(6). Ở Châu Âu, VPBV chiếm khoảng 46,9%<br /> trong các nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) tại các<br /> khoa Hồi Sức(5), và theo hệ thống giám sát nhiễm<br /> khuẩn bệnh viện Hoa Kỳ (NNIS), VPBV khoảng<br /> 31% trong các NKBV(12). Tỷ lệ tử vong VPBV<br /> chiếm tỷ lệ từ 54% đến 71% và tác nhân thường<br /> do vi khuẩn Pseudomonas hoặc Acinetobacter(3,6).<br /> Ngoài ra, VPBV ảnh hưởng làm tăng thời gian<br /> nằm viện từ 5 – 7 ngày, tăng chi phí điều trị lên<br /> từ 5,800 đến 40 000 USD cho một trường hợp(3).<br /> Tại Việt Nam, kết quả điều tra toàn quốc<br /> năm 2005 trên 19 bệnh viện toàn quốc cho thấy<br /> VPBV chiếm tỉ lệ cao nhất trong số các NKBV<br /> khác: 55,4% trong tổng số các NKBV (BYT,<br /> 2005). Theo 24 nghiên cứu ở các bệnh viện trong<br /> toàn quốc, tỉ lệ VPBV dao động từ 21-75% trong<br /> tổng số các NKBV. Tỉ lệ viêm phổi liên quan đến<br /> thở máy đặc biệt cao trong nhóm bệnh nhân<br /> nằm tại khoa Hồi sức cấp cứu (HSCC) (4363,5/1000MT-ngày)(7,10,15) Nghiên cứu tại BV Chợ<br /> Rẫy và BV Bạch Mai cho thấy VPBV là nguyên<br /> nhân gây tử vong hàng đầu trong số các loại<br /> NKBV (30-70%), kéo dài thời gian nằm viện<br /> thêm 6-13 ngày, và tăng viện phí từ 15 đến 23<br /> triệu đồng cho một trường hợp(8,9).<br /> Có nhiều nghiên cứu cũng như các biện<br /> pháp ngăn ngừa VPBV. Săn sóc răng miệng<br /> (SSRM) cũng là một trong những biện pháp<br /> ngăn ngừa VPBV, với mục đích làm sạch các<br /> dịch tiết ứ đọng vùng hầu họng, ngăn chặn các<br /> nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên dẫn<br /> đến VPBV. Nghiên cứu điều dưỡng tại Trường<br /> Đại Học Điều dưỡng Tel Aviv (Israel) chứng<br /> minh rằng chỉ cần đánh răng cho BN, kể cả các<br /> BN mất tri giác, mỗi ngày 3 lần, số người bị viêm<br /> phổi đã giảm một nữa (1,4). Nghiên cứu khác<br /> chứng minh rằng SSRM bao gồm đánh răng kết<br /> hợp cho bệnh nhân nằm đầu cao 300, xoay trở,<br /> <br /> có thể giảm thiểu và ngăn chặn viêm phổi bệnh<br /> viện do thở máy từ 4,3% đến 0%(2,13).<br /> Khoa Hồi Sức Ngoại Thần Kinh (HSNTK)<br /> Bệnh viện Chợ Rẫy (BVCR) lượng bệnh nhân<br /> ngày càng nhiều (3000 BN năm 2008) là nơi điều<br /> trị và chăm sóc các BN trong tình trạng cấp cứu,<br /> chấn thương sọ não nặng, hôn mê (Glasgow<br /> coma score < 9), sau phẫu thuật u não, các chấn<br /> thương sọ não như: máu tụ dưới màng cứng,<br /> máu tụ ngoài màng cứng… Các bệnh nhân ở<br /> đây hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc của<br /> Bác sỹ và Điều Dưỡng, với nhiều can thiệp xâm<br /> lấn trên người bệnh như: đặt nội khí quản, thở<br /> oxygen, thở máy, hút đàm, được nuôi ăn qua<br /> ống thông dạ dày, sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho<br /> vi khuẩn xâm nhập vùng hầu họng và phát triển<br /> nhanh chóng do vệ sinh răng miệng kém. Qua<br /> khảo sát 186 bệnh nhân điều trị tại khoa HSNTK<br /> của bệnh viện Chợ Rẫy, mặc dù đã dùng các<br /> biện pháp can thiệp như rửa tay nhanh tại<br /> giường, huấn luyện nhân viên mang găng, xử lý<br /> tốt các y dụng cụ đường hô hấp, SSRM bằng gạc<br /> mỗi 8 giờ, tỷ lệ VPBV là 22% (Khoa chống nhiễm<br /> khuẩn BVCR tháng 04/2003).<br /> Tại Việt Nam, gần đây chưa ghi nhận đề tài<br /> nghiên cứu nào về SSRM làm giảm viêm phổi<br /> bệnh viện được công bố. Vì vậy, chúng tôi tiến<br /> hành thực hiện xây dựng quy trình chuẩn hóa<br /> SSRM tại khoa và nghiên cứu SSRM bằng bàn<br /> chải trên BN có đặt NKQ, có thông khí hổ trợ<br /> với mục đích nhằm giảm tỷ lệ VPBV tại khoa<br /> Hồi Sức Ngoại Thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy.<br /> <br /> Mục tiêu của nghiên cứu<br /> So sánh hiệu quả giữa kỹ thuật SSRM bằng<br /> gạc với kỹ thuật SSRM bằng bàn chải trong<br /> việc phòng ngừa viêm phổi bệnh viện trên<br /> người bệnh chấn thương sọ não có đặt nội khí<br /> quản tại khoa Hồi Sức Ngoại Thần kinh Bệnh<br /> viện Chợ Rẫy.<br /> <br /> Các mục tiêu chuyên biệt bao gồm<br /> 1. Xác định tỷ lệ VPBV và các yếu tố nguy cơ<br /> viêm phổi trong nhóm bệnh nhân săn sóc răng<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br /> <br /> 601<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br /> <br /> miệng bằng gạc.<br /> <br /> + Dùng khăn khô lau miệng.<br /> <br /> 2. Xác định tỷ lệ VPBV và các yếu tố nguy cơ<br /> viêm phổi trong nhóm bệnh nhân săn sóc răng<br /> miệng bằng bàn chải.<br /> <br /> + Thoa chất trơn lên môi nếu môi khô.<br /> <br /> 3. Xây dựng quy trình SSRM được chuẩn<br /> hóa tại khoa Hồi sức Ngoại thần kinh.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Thiết kế nghiên cứu<br /> Nghiên cứu so sánh ngẫu nhiên mở giữa hai<br /> nhóm SSRM khác nhau.<br /> <br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> Bệnh nhân cả hai giới, từ 18- 65 tuổi, chấn<br /> thương sọ não nặng, Glasglow 4 đến 8 điểm có<br /> đặt nội khí quản (thở máy hoặc không thở máy)<br /> nhập khoa Hồi Sức ngoại thần kinh bệnh viện<br /> Chợ Rẫy từ tháng 3/2010 đến tháng 6/2010. Loại<br /> trừ các trường hợp đã được chẩn đoán viêm<br /> phổi trước khi vào khoa HSNTK, bệnh nhân đa<br /> thương, có mở khí quản, bệnh nhân lưu ở khoa<br /> Hồi sức Ngoại thần kinh dưới 48 giờ hoặc tiên<br /> lượng sẽ tử vong trong vòng 48 giờ.<br /> <br /> Mô tả kỹ thuật SSRM bằng bàn chải<br /> Sử dụng bàn chải làm sạch răng miệng, thực<br /> hiện 2 lần trong ngày lúc 8 giờ sáng và 20 giờ tối.<br /> + Rửa tay và mang găng sạch.<br /> + Đánh giá tình trạng răng miệng.<br /> + Cho BN nằm nghiêng về phía ĐD, choàng<br /> khăn qua cổ BN.<br /> + Kiểm tra áp lực bóng chèn, âm phế bào hai<br /> bên phổi, vị trí ống NKQ.<br /> + Chải răng, nướu răng, lưỡi nhẹ nhàng với<br /> bàn chải. Nếu BN không có răng, vẫn phải làm<br /> sạch nướu răng và lưỡi một cách nhẹ nhàng với<br /> bàn chải. Nếu BN có đặt airway (tube mayo), lấy<br /> ra rửa sạch hoặc thay ống khác sau khi hoàn tất<br /> kỹ thuật SSRM.<br /> + Dùng ống tiêm 10ml hoặc 20ml bơm nước<br /> vào khóe miệng phía trên, đặt ống hút vào khóe<br /> miệng phía dưới để hút hết nước.<br /> + Kiểm tra lại âm phế bào hai bên phổi, cố<br /> định ống NKQ đúng vị trí.<br /> <br /> 602<br /> <br /> + Cho BN nằm lại tiện nghi.<br /> + Dọn dẹp dụng cụ, rửa tay.<br /> + Ghi hồ sơ.<br /> <br /> Phương pháp thu thập dữ kiện<br /> BN được chọn vào một trong hai nhóm theo<br /> phương pháp bốc thăm ngẫu nhiên đã được<br /> chuẩn bị sẳn trong phong bì dán kín. Phong bì<br /> đã ghi sẵn phương pháp SSRM: bằng gạc hoặc<br /> bằng bàn chải.<br /> - Sử dụng phiếu điều tra, đánh giá bệnh theo<br /> tiêu chuẩn của trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa<br /> Kỳ (CDC) (Phụ lục 3)<br /> - Dữ kiện được thu thập qua khám lâm sàng,<br /> xem hồ sơ bệnh án và ghi lại trong một mẫu<br /> điều tra. Các dữ kiện bao gồm: đặc điểm bệnh<br /> nhân, thông tin lâm sàng, các can thiệp trên<br /> bệnh nhân, kháng sinh sử dụng, kháng sinh đồ.<br /> Đánh giá VPBV theo định nghĩa của CDC.<br /> <br /> Phân tích thống kê<br /> Số liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS<br /> 13.0. Các biến định tính được trình bày dưới<br /> dạng tỉ lệ, phần trăm. Các biến số định lượng có<br /> phân phối chuẩn được trình bày dưới dạng<br /> trung bình ± độ lệch chuẩn. Kiểm định mối<br /> tương quan giữa các biến định tính bằng phép<br /> kiểm Chi bình phương (có hiệu chỉnh theo<br /> Exact’s Fisher). Phân tích đa biến các yếu tố<br /> nguy cơ bằng phương pháp hồi quy tuyến tính.<br /> Mọi sự khác biệt được xem là có ý nghĩa thống<br /> kê khi p < 0,05; với khoảng tin cậy 95%.<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Tổng số bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu<br /> là 310 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu và<br /> được theo dõi chăm sóc đầy đủ trong khoảng<br /> thời gian từ 01/03/2010 đến 18/06/2010. Bệnh<br /> nhân được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm:<br /> Nhóm chứng (nhóm được SSRM bằng gạc): 155<br /> bệnh nhân và nhóm can thiệp (nhóm được<br /> SSRM bằng bàn chải): 155 bệnh nhân.<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br /> Đặc điểm nhóm nghiên cứu<br /> Đặc điểm nhân khẩu, xã hội học tương đồng<br /> nhau giữa hai nhóm. Tuổi trung bình của nhóm<br /> nghiên cứu là 37,9 ± 13,6, nhóm SSRM bằng gạc<br /> là 36,7 ± 13,3 và nhóm SSRM bằng bàn chải là<br /> 39,1 ± 13,9. Tỉ lệ nam/nữ là 4,8/1, nhóm can thiệp<br /> bệnh nhân nam chiếm 83,2%, bệnh nhân nữ<br /> chiếm 16,8%, nhóm chứng có 82% bệnh nhân<br /> nam, 18% bệnh nhân nữ. Không có sự khác biệt<br /> về tuổi giới giữa 2 nhóm nghiên cứu (p = 0,12).<br /> Bệnh nhân cư trú tại thành thị chiếm 20,3%, còn<br /> lại 79,7% đến từ các tỉnh lân cận. Trong nhóm<br /> SSRM bằng gạc có 17,4% bệnh nhân cư trú tại<br /> thành thị, 82,6% bệnh nhân cư trú tại các tỉnh lân<br /> cận, trong nhóm SSRM bằng bàn chải bệnh nhân<br /> cư trú tại thành thị chiếm 23,2%, bệnh nhân cư<br /> trú tại các tỉnh là 76,8%. Không có sự khác biệt<br /> về nơi cư trú giữa 2 nhóm (p=0,204). (Bảng 1)<br /> 100% bệnh nhân tham gia nghiên cứu đều bị<br /> hôn mê và suy hô hấp. Điểm Glasgow trung<br /> bình của bệnh nhân là 5,74 ± 0,9. Trong đó,<br /> nhóm bệnh nhân SSRM bằng gạc có điểm<br /> Glasgow trung bình là 5,59 ± 0,9, nhóm SSRM<br /> bằng bàn chải là 5,74 ± 0,9. Không có sự khác<br /> biệt về điểm Glasgow giữa nhóm chứng và<br /> nhóm can thiệp (p=0,14). Có 59% bệnh nhân<br /> được phẫu thuật thần kinh, trong đó nhóm<br /> SSRM bàn chải chiếm 5,7%, nhóm SSRM bằng<br /> gạc chiếm 61,3%. Sự khác biệt không có ý nghĩa<br /> thống kê giữa 2 nhóm (p=0,41).<br /> Bảng 1: Đặc điểm xã hội học, lâm sàng của bệnh<br /> nhân giữa nhóm SSRM bằng gạc và bàn chải<br /> SSRM bằng SSRM bàn<br /> P<br /> gạc<br /> chải<br /> Tuổi trung bình (năm)<br /> 36,7 ± 13,3 39,1 ± 13,9 0,12<br /> Giới:<br /> - Nam<br /> 82%<br /> 83,2%<br /> 0,77<br /> - Nữ<br /> 18%<br /> 16,8%<br /> Địa chỉ:<br /> - Thành phố<br /> 17,4%<br /> 23,2%<br /> 0,20<br /> - Tỉnh<br /> 82,6%<br /> 76,8%<br /> Glasgow trung bình (điểm) 5,59 ± 0.86 5,74 ± 0.82 0,14<br /> Phẫu thuật<br /> - Có<br /> 61,3%<br /> 56,8%<br /> 0,42<br /> thần kinh<br /> - Không<br /> 38.7%<br /> 43,2%<br /> Đặc điểm<br /> <br /> Tần suất viêm phổi bệnh viện<br /> Trong tổng số 310 bệnh nhân tham gia vào<br /> nghiên cứu, có 18 BN bị VPBV chiếm tỷ lệ 5,8%.<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Trong đó có 14 BN trong nhóm SSRM bằng gạc<br /> chiếm tỷ lệ 9% và 4 BN trong nhóm SSRM bằng<br /> bàn chải chiếm tỷ lệ 2,6%. Qua phân tích thấy,<br /> nhóm SSRM bằng gạc có nguy cơ VPBV tăng<br /> cao gấp 1,6 lần so với nhóm SSRM bằng bàn chải<br /> với khoảng tin cậy (1,22 – 2,12). Sự khác biệt có ý<br /> nghĩa thống kê với p= 0,015. (Bảng 2)<br /> Bảng 2: Tỷ lệ Viêm phổi bệnh viện giữa hai nhóm<br /> SSRM<br /> SSRM<br /> bằng gạc bàn chải<br /> (n=155)<br /> (n=155)<br /> VPBV 14 (9,0%) 4 (2,6%)<br /> <br /> Khoảng<br /> %<br /> RR tin cậy 95<br /> <br /> P<br /> <br /> 1,61 1,22 – 2,12 0,015<br /> <br /> Dữ kiện vi sinh<br /> 18 bệnh nhân bị VPBV được tiến hành cấy vi<br /> khuẩn trong đàm. Vi khuẩn phân lập được gồm<br /> Acinetobacter sp. 9 trường hợp (50%), Klebsiella sp.<br /> 5 trường hợp (27,8%) và Staphylococcus aureus 4<br /> trường hợp (22,2%). Các vi khuẩn này đều đa<br /> kháng thuốc: Acinetobacter baumannii kháng<br /> 100% với Ceftazidime, Amikacin, Cefedime,<br /> Ceftriaxone,<br /> Trimethoprim,<br /> Ciprofloxacin.<br /> Klebsiella sp kháng 100% với Gentamicin,<br /> Ampicillin và Trimethoprim. Staphylococcus<br /> aureus đề kháng 100% với Gentamicine,<br /> Erythromycine, Clindamycin, Azithromycin,<br /> Oxacillin và Ciprofloxacin, nhưng còn nhạy với<br /> Vancomycine.<br /> <br /> Tình hình sử dụng kháng sinh<br /> 100% BN đều có điều trị kháng sinh, bao<br /> gồm nhóm cephalosporins thế hệ thứ ba<br /> (52,70%), nhóm aminoglycosides (36,35%),<br /> nhóm fluoroquinolon (4,52%), nhóm betalactam (4,34%), nhóm cephalosporins thế hệ<br /> thứ tư (0,87%), nhóm glycopeptid (0,70%),<br /> nhóm phenicol (0,35%) và nhóm metronidazol<br /> (0,17%). BN sử dụng 1 loại kháng sinh chiếm<br /> 24% (74 BN), BN sử dụng phối hợp 2 loại<br /> thuốc kháng sinh chiếm 68% (212 BN), phối<br /> hợp 3 loại kháng sinh chiếm 7% (20 BN), phối<br /> hợp 4 loại kháng sinh chiếm 1% (4 BN). (Bảng<br /> 3) Hầu hết kháng sinh được sử dụng theo<br /> đường tiêm tĩnh mạch (59%), tiếp theo là<br /> đường truyền tĩnh mạch (34%) và tiêm bắp<br /> chiếm tỷ lệ nhỏ nhất (7%). (Biểu đồ 1).<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br /> <br /> 603<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br /> <br /> Biểu đồ 1: Phân bố sự phối hợp kháng sinh<br /> Bảng 3: Tình hình sử dụng kháng sinh<br /> Tình hình sử dụng kháng<br /> sinh<br /> Cephalosporins thế hệ thứ ba<br /> Ceftazidime<br /> Cefoperazon<br /> Ceftriaxon<br /> Cephalosporins thế hệ thứ tư<br /> Cefedime<br /> Aminoglycosides<br /> Amikacin<br /> Netromycin<br /> Fluoroquinolon<br /> Levofloxacin<br /> Ciprofloxacin<br /> Betalactam<br /> Imipenem<br /> Piperacillin<br /> Meropenem<br /> Penicillin<br /> Glycopeptide<br /> Vancomycin<br /> Nhóm phenicol<br /> Cloramphenicol<br /> Nhóm Metronidazol<br /> <br /> Số trường hợp<br /> sử dụng kháng<br /> sinh<br /> 303<br /> 219<br /> 54<br /> 30<br /> 5<br /> 5<br /> 209<br /> 179<br /> 30<br /> 26<br /> 20<br /> 6<br /> 25<br /> 14<br /> 9<br /> 1<br /> 1<br /> 4<br /> 4<br /> 2<br /> 2<br /> 1<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> (%)<br /> 52,7<br /> 38,09<br /> 9,39<br /> 5,22<br /> 0,8<br /> 0,8<br /> 36,3<br /> 31,13<br /> 5,21<br /> 4,5<br /> 3,48<br /> 1,04<br /> 4,3<br /> 2,43<br /> 1,56<br /> 0,17<br /> 0,17<br /> 0,7<br /> 0,7<br /> 0,35<br /> 0,35<br /> 0,17<br /> <br /> Khảo sát yếu tố nguy cơ viêm phổi bệnh<br /> viện<br /> Qua phân tích đơn biến các yếu tố nguy cơ<br /> ảnh hưởng tới VPBV cho thấy các yếu tố nguy<br /> cơ VPBV bao gồm: Bệnh nhân bị đặt lại nội khí<br /> quản: RR=7,81, khoảng tin cậy 95% (3,17 – 19,17).<br /> (p < 0,001); bệnh nhân có thở máy: RR = 1,11<br /> khoảng tin cậy 95% (1,06 – 1,2) (p
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2