intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiệu quả điều trị sẹo lồi bằng phẫu thuật cắt bỏ kết hợp tiêm Triamcinole acetonide nội thương tổn

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

56
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm khảo sát đặc điểm lâm sàng, các yếu tố liên quan đến sẹo lồi, đánh giá kết quả phương pháp phẫu thuật sẹo lồi kết hợp tiêm triamcinole acetonide (TA) nội thương tổn. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiệu quả điều trị sẹo lồi bằng phẫu thuật cắt bỏ kết hợp tiêm Triamcinole acetonide nội thương tổn

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br /> <br /> HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ SẸO LỒI<br /> BẰNG PHẪU THUẬT CẮT BỎ KẾT HỢP<br /> TIÊM TRIAMCINOLE ACETONIDE NỘI THƢƠNG TỔN<br /> Trần Đăng Quyết*; Nguyễn Kim Khoa**<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: khảo sát đặc điểm lâm sàng, các yếu tố liên quan đến sẹo lồi, đánh giá kết quả<br /> phương pháp phẫu thuật sẹo lồi kết hợp tiêm triamcinole acetonide (TA) nội thương tổn.<br /> Đối tượng và phương pháp: 87 bệnh nhân (BN) sẹo lồi, điều trị ngoại trú tại Khoa Phục hồi<br /> Chức năng, Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh từ tháng 1 - 2014 đến 4 - 2015. Nghiên cứu tiến<br /> cứu, mô tả cắt ngang đối với MT1 và tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng đối với MT2. Kết quả và<br /> kết luận: tuổi BN: sẹo lồi có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng tuổi hay gặp nhất < 30 tuổi (64,36%).<br /> Tuổi bệnh chủ yếu < 1 năm (62,06%), chứng tỏ BN lo lắng, đi khám bệnh sớm. Sẹo lồi ha y<br /> gặp ở học sinh, sinh viên (44,20%) và cán bộ viên chức (27,59%). Nguyên nhân hay gặp nhất<br /> 2<br /> là bấm lỗ tai (44,83%), vết mổ (24,43%), sẹo lồi có kích thước chủ yếu < 5 cm (82,76%).<br /> Phương pháp điều trị: phẫu thuật sẹo lồi cắt trong rìa tổn thương kết hợp tiêm TA có kết quả tốt<br /> và khá cao hơn hẳn phương pháp phẫu thuật sẹo lồi kết hợp băng dán silicon. Sau 15 tháng<br /> theo dõi (kể từ khi kết thúc điều trị), không có BN nào bị tái phát sẹo lồi.<br /> * Từ khóa: Sẹo lồi; Phẫu thuật cắt bỏ; Tiêm triamcinole acetonide.<br /> <br /> Efficacy of Treating Keloids by Resection Combined with Triamcinole<br /> Acetonide Injection Internal Injury<br /> Summary<br /> Purpose: To study the clinical characteristics of keloids, the efficacy of treating keloids by<br /> resection combined with injecting triamcinole acetonide. Subjects and methods: 87 patients with<br /> keloids (at Dermatology Hospital Hochiminh City since 01 - 2014 to 4 - 2015. A prospective and<br /> descriptive study was carried out on 87 keloids patients. Results: Age of the patient: Keloids<br /> occured in all ages, especially in age of < 30 years (64.36%). Duration of disease was<br /> under < 1 year (62.06%) which proves that patients seek medical care early. Keloids was<br /> common in pupils and students (44.20%) and civil servants (27.59%). The most common cause<br /> was the press ears (44.83%), then the incision (24.13%). The size of keloids primarily was<br /> 2<br /> < 5 cm (82.76%). Method of treatment: surgery of keloid lesion cutting edge and combined with<br /> injection of triamcinole acetonide had good results and quite superior to surgical methods<br /> combined with keloids silicone tape. After 15 months of follow-up (end of treatment), no patient<br /> had recurrent keloids.<br /> * Key words: Keloids; Resection; Triamcinole acetonide injection.<br /> * Bệnh viện Quân y 103<br /> ** Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh<br /> Người phản hồi (Corresponding): Trần Đăng Quyết (trangquyetdalieu@yahoo.com)<br /> Ngày nhận bài: 15/01/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 18/02/2016<br /> Ngày bài báo được đăng: 02/03/2016<br /> <br /> 106<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Sẹo là kết quả của quá trình hàn gắn<br /> vết thương. Có nhiều loại sẹo khác nhau:<br /> sẹo phẳng, sẹo teo, sẹo phì đại, sẹo lồi,<br /> sẹo co kéo, sẹo thâm, sẹo bạc màu. Sẹo<br /> tuy lành tính nhưng ảnh hưởng nhiều đến<br /> tâm lý BN nhất là sẹo lồi, sẹo thâm. Sẹo co<br /> kéo còn có thể ảnh hưởng đến chức<br /> năng. Có nhiều phương pháp điều trị sẹo<br /> khác nhau như: phẫu thuật cắt bỏ sẹo, điều<br /> trị sẹo bằng laser CO2, điều trị sẹo bằng<br /> tiêm TA… Các phương pháp trên đều cho<br /> kết quả nhất định, tuy nhiên hay tái phát.<br /> Cho đến nay, nghiên cứu về phương<br /> pháp phẫu thuật cắt rìa trong tổn thương<br /> sẹo, sau đó tiêm TA tại chỗ còn hạn chế.<br /> Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành đề tài này<br /> nhằm:<br /> - Khảo sát đặc điểm lâm sàng, các yếu<br /> tố liên quan đến sẹo lồi tại Bệnh viện Da<br /> liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng<br /> 01 - 2014 đến 4 - 2015.<br /> - Đánh giá hiệu quả phương pháp<br /> phẫu thuật cắt sẹo lồi kết hợp tiêm TA nội<br /> thương tổn.<br /> <br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> 87 BN sẹo lồi điều trị ngoại trú tại Khoa<br /> Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Da liễu<br /> TP. Hồ Chí Minh từ tháng 01 - 2014 đến<br /> 4 - 2015.<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> - Đối với mục tiêu 1: tiến cứu, mô tả<br /> cắt ngang. BN được khám, thu thập thông<br /> tin cần thiết vào bệnh án ngoại trú theo<br /> một mẫu thống nhất.<br /> - Đối với mục tiêu 2: tiến cứu, thử<br /> nghiệm lâm sàng có đối chứng so sánh.<br /> 87 BN được chia ngẫu nhiên làm 2 nhóm:<br /> + Nhóm nghiên cứu: 48 BN được phẫu<br /> thuật kết hợp tiêm TA nội thương tổn.<br /> + Nhóm đối chứng: 39 BN được phẫu<br /> thuật kết hợp băng ép bằng miếng dán<br /> silicon.<br /> Đánh giá kết quả điều trị theo thang<br /> điểm VSS (Vancouver Scar Scale).<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br /> 1. Một số yếu tố liên quan, đặc điểm lâm sàng.<br /> Bảng 1: Tuổi và giới (n = 87).<br /> Tuổi<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Giới<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> < 30<br /> <br /> 56<br /> <br /> 64,36<br /> <br /> Nam<br /> <br /> 24<br /> <br /> 27,58<br /> <br /> 30 - 40<br /> <br /> 17<br /> <br /> 19,54<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> 63<br /> <br /> 72,42<br /> <br /> > 40<br /> <br /> 14<br /> <br /> 16,10<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 87<br /> <br /> 100<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 87<br /> <br /> 100<br /> <br /> Tuổi hay gặp nhất < 30. Kết quả phù<br /> hợp với nghiên cứu của Ketchum và CS<br /> [2]. Đây là lứa tuổi hay bị chấn thương,<br /> vết thương khi lao động, là lứa tuổi có<br /> sức căng da lớn nhất. Trong khi ở người<br /> <br /> nhiều tuổi, da dư thừa nhiều hơn nên ít bị<br /> sẹo lồi hơn [3, 4, 5]. Nữ (72,42%) cao<br /> hơn nam (27,58%). Kết quả này phù hợp<br /> với nghiên cứu của Đỗ Thiện Dân [1]:<br /> nam 19,3%, nữ 80,7%.<br /> 107<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br /> <br /> * Nguyên nhân gây sẹo (n = 87):<br /> <br /> * Vị trí sẹo (n = 87):<br /> <br /> Mụn trứng cá: 16 BN (18,40%); tai nạn<br /> giao thông: 11 BN (12,64%); vết mổ: 21<br /> BN (24,43%); bấm lỗ tai: 39 BN (44,83%).<br /> Bấm lỗ tai chiếm tỷ lệ cao nhất, chủ yếu<br /> gặp ở nữ, trẻ tuổi do nhu cầu làm đẹp.<br /> Sẹo lồi do trứng cá chủ yếu do BN nặn<br /> mụn gây tổn thương da. Kết quả của<br /> chúng tôi phù hợp với Đỗ Thiện Dân [1]:<br /> nguyên nhân hay gây sẹo lồi ở người trẻ<br /> là bấm lỗ tai và nặn mụn trứng cá.<br /> <br /> Dái tai: 21 BN (24,13%); vành tai:<br /> 22 BN (25,28%); sau vành tai: 2 BN<br /> (2,3%); vai: 8 BN (9,19%); sinh dục:<br /> 7 BN (8,04%); môi trên: 2 BN (2,3%);<br /> ngực: 17 BN (19,54%); các vùng da<br /> khác: 8 BN (9,19%). Vùng dái tai, vành<br /> tai chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó là vùng<br /> ngực, vùng vai. Điều đó phù hợp với<br /> nguyên nhân gây sẹo lồi: bấm lỗ tai và<br /> nặn mụn trứng cá.<br /> <br /> Bảng 2: Kết quả điều trị ở 2 nhóm theo thang điểm VSS.<br /> Nhóm<br /> <br /> Nhóm nghiên cứu<br /> <br /> Nhóm đối chứng<br /> <br /> Kết quả<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Tốt<br /> <br /> 5<br /> <br /> 10,41<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> Khá<br /> <br /> 32<br /> <br /> 66,66<br /> <br /> 10<br /> <br /> 25,64<br /> <br /> Trung bình<br /> <br /> 5<br /> <br /> 10,41<br /> <br /> 23<br /> <br /> 58,97<br /> <br /> Kém<br /> <br /> 6<br /> <br /> 12,50<br /> <br /> 6<br /> <br /> 15,38<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 48<br /> <br /> 100<br /> <br /> 39<br /> <br /> 100<br /> <br /> p<br /> <br /> p < 0,05<br /> 2<br /> <br /> χ = 3,26<br /> <br /> Phương pháp phẫu thuật kết hợp tiêm<br /> TA vào vùng sẹo tốt hơn phương pháp<br /> phẫu thuật đơn thuần, khác biệt có ý nghĩa<br /> thống kê.<br /> <br /> không dễ, phù hợp với nghiên cứu của<br /> Đỗ Thiện Dân (60,7%) [1].<br /> <br /> * Số lần tiêm TA ở nhóm nghiên cứu<br /> (n = 48):<br /> <br /> ≤ 80 mg: 10 BN (20,83%); 90 - 160<br /> mg: 10 BN (20,83%); > 160 mg: 28 BN<br /> (58,34%), đây là những BN phải tiêm<br /> > 10 lần. Nghiên cứu của Đỗ Thiện Dân [1]<br /> cũng cho kết quả tương tự (dùng > 160 mg<br /> TA chiếm 55,5%).<br /> <br /> < 5 lần: 10 BN (20,83%); 5 - 9 lần:<br /> 10 BN (20,83%); ≥ 10 lần: 28 BN (58,34%).<br /> Kết quả này cho thấy điều trị sẹo lồi<br /> <br /> * Tổng lượng thuốc TA/BN ở nhóm<br /> nghiên cứu (n = 48):<br /> <br /> Bảng 3: Tác dụng không mong muốn khi tiêm TA ở nhóm nghiên cứu (n = 48).<br /> Tác dụng không mong muốn<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Rối loạn kinh nguyệt<br /> <br /> 2<br /> <br /> 4,16<br /> <br /> Viêm dạ dày tá tràng<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> Mọc mụn trứng cá<br /> <br /> 15<br /> <br /> 31,25<br /> <br /> 108<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br /> Teo da xung quanh chỗ tiêm<br /> <br /> 5<br /> <br /> 10,41<br /> <br /> Rậm lông<br /> <br /> 2<br /> <br /> 4,16<br /> <br /> Không có tác dụng phụ nào<br /> <br /> 24<br /> <br /> 50,00<br /> <br /> 48<br /> <br /> 100<br /> <br /> Cộng<br /> <br /> 50% BN gặp tác dụng phụ khi tiêm TA. Trong đó, hay gặp nhất là mọc mụn trứng<br /> cá. Đáng lưu ý là teo da quanh chỗ tiêm tuy chỉ chiếm 10,41% BN được tiêm TA,<br /> nhưng hiện tượng teo da này không hồi phục. Các tác dụng phụ khác đều hết sau một<br /> thời gian ngừng thuốc.<br /> KẾT LUẬN<br /> 1. Một số yếu tố liên quan.<br /> - Tuổi đời hay bị sẹo lồi nhất < 30.<br /> - Nguyên nhân hay gặp gây sẹo lồi là<br /> bấm lỗ tai, vết mổ, nặn mụn trứng cá.<br /> - Vị trí hay bị sẹo lồi: dái tai, vành tai,<br /> ngực, vùng vai.<br /> 2. Kết quả điều trị.<br /> - Nhóm nghiên cứu có kết quả tốt và<br /> khá (77,01%) cao hơn nhóm đối chứng<br /> (25,64%).<br /> - Trên 1/2 số BN (58,34%) của nhóm<br /> nghiên cứu phải tiêm TA ≥ 10 lần, tổng<br /> lượng TA ≥ 160 mg/BN.<br /> - 1/2 số BN được tiêm TA không có tác<br /> dụng phụ nào. Số còn lại có thể gặp tác<br /> dụng phụ như: mọc mụn trứng cá, teo da<br /> xung quanh chỗ tiêm, rối loạn kinh nguyệt<br /> và rậm lông.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Đỗ Thiện Dân. Nghiên cứu ứng dụng<br /> điều trị sẹo lồi, sẹo phì đại bằng laser CO 2,<br /> laser NE-YAG kết hợp tiêm triamcinolone<br /> acetonide tại chỗ. Luận án Tiến sỹ Chuyên<br /> ngành Phẫu thuật Hàm mặt. 2006.<br /> 2. Ketchum LD et al. Hypertrophic scars<br /> and keloid: a collective review. Plat & Reconstr<br /> Surg. 1974, Feb, Vol 53, No 2, pp.140-153.<br /> 3. Dockery GI et al. Treatment of<br /> hypertrophic and keloid scars with SILASTIC<br /> gel sheeting. Journal of Foot and Ankle Surgery.<br /> 1994, 33 (2), pp.110-119.<br /> 4. Gupta S, Kalra A. Efficacy and safety<br /> of intralesional 5-fluouracil in the treatment<br /> of keloids. Dermatology. 2002, 204 (2),<br /> pp.130-132.<br /> 5. Rockwell WB et al. Keloids and<br /> hypertrophic scars, A comprehensive review.<br /> Plat & Reconstr Surg. 1989, pp.827-837.<br /> <br /> 109<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2