intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiệu quả giảm tỷ lệ đa thai bằng giảm số phôi chuyển và đông lạnh phôi

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

43
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá hiệu quả giảm tỷ lệ đa thai bằng giảm số phôi tươi chuyển và đông (BN) được chia thành 2 nhóm. Nhóm 1: 100 BN thực hiện 166 chu kỳ chuyển phôi tươi và phôi đông lạnh với số phôi chuyển tối đa 2 phôi. Nhóm 2: 100 BN có phôi tươi chuyển 3 phôi tại Trung tâm Công nghệ Phôi, Học viện Quân y.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiệu quả giảm tỷ lệ đa thai bằng giảm số phôi chuyển và đông lạnh phôi

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br /> <br /> HIỆU QUẢ GIẢM TỶ LỆ ĐA THAI BẰNG GIẢM<br /> SỐ PHÔI CHUYỂN VÀ ĐÔNG LẠNH PHÔI<br /> Nguyễn Thanh Tùng*; Quản Hoàng Lâm*; Đoàn Thị Hằng*<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: đánh giá hiệu quả giảm tỷ lệ đa thai bằng giảm số phôi tươi chuyển và đông<br /> lạnh phôi. Đối tượng và phương pháp: 200 bệnh nhân (BN) được chia thành 2 nhóm. Nhóm 1:<br /> 100 BN thực hiện 166 chu kỳ chuyển phôi tươi và phôi đông lạnh với số phôi chuyển tối đa<br /> 2 phôi. Nhóm 2: 100 BN có phôi tươi chuyển 3 phôi tại Trung tâm Công nghệ Phôi, Học viện<br /> Quân y. Kết quả: nhóm chuyển 2 phôi tươi có kết quả thai lâm sàng 35%, thai sinh sống 34%<br /> với tỷ lệ đa thai 5,72%. Nhóm chuyển 2 phôi phôi đông lạnh có tỷ lệ thai lâm sàng, thai sinh<br /> sống và đa thai lần lượt là 36,36%; 34,84% và 12,5%. Kết luận: sau chuyển phôi tươi và đông<br /> lạnh, 100 BN có tỷ lệ thai lâm sàng cộng dồn 59%, thai sinh sống 56% và tỷ lệ đa thai 8,47%.<br /> * Từ khóa: Thụ tinh trong ống nghiệm; Phương pháp thủy tinh hóa; Đông lạnh phôi.<br /> <br /> The Effect of Reducing Multiple Pregnancy by Limiting Number of<br /> Transferred Embryo and Freezing Embryos<br /> Summary<br /> Objectives: To assess the effect of reducing multiple births by limiting the numbers of<br /> transferred fresh embryo and freezing embryos. Subjects and methods: 200 patients were<br /> divided into 2 groups. The first group included 166 cycles of fresh and frozen embryo transfer<br /> with 2 transferred embryos, the second group included fresh embryo tranferred 100 cycles with<br /> 3 transferred embryos in IVF Centre, Viet Nam Military Medical University. Results: The fresh 2<br /> embryos transfer group had the clinical pregnancy rate 35% with the multiple pragnancy rate<br /> 5.72%. The frozen 2 embryos transfer group had the clinical pregnancy rate and the multiple<br /> pregnancy rate was 36.36%; 34.84% and 12.5%, respectively. Conclusion: Therefore, after<br /> transferring fresh and frozen embryos, 100 IVF patients had the cumulative clinical pregnancy<br /> rate 59%; the live birth rate 56%; the multiple pregnancy rate 8.47%.<br /> * Keywords: In vitro fertilization; Vitrification; Freezing embryo.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) là<br /> cuộc cách mạng trong điều trị vô sinh.<br /> Bên cạnh những ưu điểm vượt trội của<br /> phương pháp này, những biến chứng<br /> <br /> thường gặp trong quá trình điều trị như<br /> quá kích buồng trứng, đa thai do phải<br /> kích thích để có nhiều trứng cần thiết và<br /> chuyển hơn một phôi nhằm đạt tyr lệ thai<br /> lâm sàng mong muốn. Đa thai trong<br /> TTTON có tỷ lệ tương đối cao, từ 15 - 20%.<br /> <br /> * Học viện Quân y<br /> Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thanh Tùng (tung_ttcnp@yahoo.com)<br /> Ngày nhận bài: 10/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 24/08/2017<br /> Ngày bài báo được đăng: 18/09/2017<br /> <br /> 65<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br /> Biến chứng đa thai trong TTTON để lại<br /> nhiều hậu quả không tốt như sinh non, trẻ<br /> sinh ra giảm cân, dị tật khi sinh, ảnh<br /> hưởng đến sức khoẻ của người mẹ. Một<br /> số các nước Tây Âu, Mỹ đã chủ động<br /> ngăn cản đa thai bằng hạn chế số phôi<br /> chuyển chỉ từ một đến hai phôi. Các kỹ<br /> thuật hỗ trợ sinh sản trong labo ngày một<br /> hoàn thiện, trong đó kỹ thuật đông lạnh<br /> phôi bằng phương pháp thuỷ tinh hoá cho<br /> tyr lệ phôi sống sau rã đông và tỷ lệ phôi<br /> làm tổ khá cao. Ưu điểm của phương<br /> pháp đông lạnh này giúp bảo quản các<br /> phôi còn dư sau khi chuyển phôi tươi,<br /> phôi đông lạnh sẽ sử dụng cho chuyển<br /> phôi lần sau. Vì vậy, chúng tôi tiến hành<br /> nghiên cứu với mục tiêu: Đánh giá hiệu<br /> quả giảm tỷ lệ đa thai bằng giảm số phôi<br /> chuyển và đông lạnh phôi.<br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tượng nghiên cứu.<br /> 200 BN có chỉ định làm TTTON tại<br /> Trung tâm Công nghệ Phôi, Học viện<br /> quân y từ tháng 6 - 2016 đến 12 - 2016,<br /> chia thành hai nhóm:<br /> - Nhóm 1: 100 BN có 2 phôi tươi<br /> chuyển và có phôi dư để đông lạnh.<br /> - Nhóm 2: 100 BN có 3 phôi tươi<br /> chuyển.<br /> BN thuộc nhóm 1 nếu chuyển phôi<br /> tươi không có kết quả, sau 2 tháng sẽ<br /> chuyển phôi đông lạnh với số phôi<br /> chuyển không quá 2 phôi.<br /> 2. Phương pháp nghiên cứu.<br /> * Thiết kế nghiên cứu: mô tả so sánh<br /> hồi cứu.<br /> 66<br /> <br /> * Chọn mẫu nghiên cứu:<br /> - BN có 2 phôi tươi chuyển và có phôi<br /> dư để đông phôi.<br /> - BN không có bất thường về tử cung:<br /> dính buồng tử cung, polýp buồng tử cung,<br /> nhân xơ tử cung.<br /> - BN không có hiện tượng quá kích<br /> buồng trứng.<br /> * Nuôi cấy và theo dõi phôi:<br /> Sau 16 - 18 giờ thực hiện kỹ thuật tiêm<br /> tinh trùng vào bào tương, đánh giá noãn<br /> thụ tinh, chuyển noãn thụ tinh bình<br /> thường sang đĩa nuôi mới trong môi<br /> trường G1 plus. Đánh giá phân loại phôi<br /> ngày 2 và tiếp tục nuôi cấy trong môi<br /> trường G2 plus trong tủ ấm Cook. Đến<br /> ngày thứ 3, phân loại phôi dựa trên đánh<br /> giá đồng thuận Alpha của Hiệp hội<br /> ESHRE (2011) [1].<br /> * Quy trình đông lạnh và rã đông phôi<br /> bằng kỹ thuật thuỷ tinh hoá theo phương<br /> pháp Cryotop của Massashige Kuwayama<br /> (2005) [4]:<br /> - Quy trình đông lạnh: đặt phôi trong<br /> giếng có môi trường cân bằng (ES equilibration solution) trong 12 phút. Sau<br /> đó chuyển sang giếng có môi trường thuỷ<br /> tinh hoá VS1 (vitrification solution), thời<br /> gian 1 phút, tiếp tục chuyển sang giếng<br /> có môi trường thuỷ tinh hoá VS2<br /> (vitrification solution), sau đó nhanh<br /> chóng đặt phôi lên đầu của dụng cụ<br /> Cryotop (cần lưu ý thời gian phôi trong<br /> VS2 đến khi đặt trong Cryotop không quá<br /> 30 giây), nhúng trực tiếp vào trong nitơ<br /> lỏng và cất trong cassette để trong bình<br /> chứa.<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br /> - Quy trình rã đông phôi: lấy phôi ra từ<br /> nitơ lỏng, nhúng thẳng vào trong môi<br /> trường rã đông TS (thaw solution) 370C<br /> trong 1 phút, sau đó chuyển sang môi<br /> trường pha loãng DS (diluent solution)<br /> trong 3 phút, tiếp tục chuyển sang môi<br /> trường rửa WS1 (washing solution)<br /> 5 phút, môi trường rửa WS2 - 1 phút.<br /> Phôi sau rã đông, chuyển sang môi<br /> trường nuôi phôi.<br /> * Đánh giá phôi sau rã đông và phát<br /> triển:<br /> Căn cứ vào tiêu chuẩn của Veeck<br /> (1988) [7]: đánh giá phôi sau 1 giờ rã<br /> đông.<br /> - Phôi còn nguyên vẹn: 100% phôi bào<br /> còn sống.<br /> - Phôi tổn thương một phần: > 50%<br /> phôi bào còn sống.<br /> - Phôi thoái hoá: < 50% phôi bào còn<br /> sống.<br /> Phôi được cho là sống khi có ≥ 50%<br /> phôi bào còn nguyên vẹn. Chỉ số sống<br /> tính bằng tỷ lệ phôi bào còn sống trên<br /> tổng số phôi bào trong một phôi.<br /> * Kỹ thuật hỗ trợ thoát màng phôi đông<br /> lạnh bằng laser [3]:<br /> Phôi trước khi chuyển vào buồng tử<br /> cung sẽ thực hiện kỹ thuật hỗ trợ thoát<br /> màng bằng laser. Lựa chọn màng trong<br /> suốt cách xa phôi bào hoặc nơi có mảnh<br /> vỡ bào tương. Chọn chế độ bắn laser liên<br /> tục, vẽ vùng làm mỏng màng màng trong<br /> suốt với tỷ lệ làm mỏng 50%. Phôi sau khi<br /> hỗ trợ thoát màng, chuyển vào môi<br /> trường chuyển phôi và chờ để chuyển<br /> phôi.<br /> <br /> * Chuẩn bị niêm mạc tử cung để<br /> chuyển phôi đông lạnh:<br /> -Thuốc sử dụng: estrogen (valiera<br /> 2 mg, progynova 2 mg), progesterone<br /> (utrogestan 200 mg).<br /> - Cho BN uống progynova 4 - 6 mg/ngày<br /> từ ngày thứ 2 của chu kỳ kinh.<br /> - Siêu âm đo niêm mạc tử cung vào<br /> ngày thứ 10 của chu kỳ kinh, chỉnh liều<br /> progynova.<br /> - Ngày 12 - 14: siêu âm đo niêm mạc<br /> tử cung: nếu niêm mạc tử cung ≥ 8 mm,<br /> bổ sung utrogestan 800 mg/ngày (đặt âm<br /> đạo) trước 3 ngày chuyển phôi.<br /> * Phương pháp đánh giá kết quả lâm<br /> sàng:<br /> - Đánh giá có thai sinh hóa: sau 2 tuần<br /> chuyển phôi, định lượng nồng độ βhCG<br /> > 30 mIU/ml.<br /> - Đánh giá có thai lâm sàng: sau 5 6 tuần chuyển phôi, siêu âm kiểm tra thấy<br /> có túi ối, có tim thai.<br /> - Tỷ lệ làm tổ: tỷ lệ phần trăm của tổng<br /> số thai có trên tổng số phôi chuyển.<br /> - Tỷ lệ thai diễn tiến: thai phát triển<br /> tuần thứ 10.<br /> - Tỷ lệ thai sinh sống: trẻ sinh ra khỏe<br /> mạnh.<br /> * Phương pháp xử lý số liệu:<br /> Phân tích số liệu bằng phần mềm<br /> SPSS 13.0 (statistical products for the<br /> social services). Sử dụng test x2, t-test<br /> student để so sánh, sự khác biệt có<br /> ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.<br /> 67<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng của 2 nhóm BN chuyển phôi tươi.<br /> Nhóm 1<br /> <br /> Nhóm 2<br /> <br /> (chuyển 2 phôi)<br /> <br /> (chuyển 3 phôi)<br /> <br /> Tuổi trung bình<br /> <br /> 31,8 ± 2,4<br /> <br /> 31,2 ± 3,6<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Số năm vô sinh<br /> <br /> 6,5 ± 3,7<br /> <br /> 6,7 ± 4,2<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> 3412 ± 438<br /> <br /> 3645 ± 526<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> 9,9 ± 1,4<br /> <br /> 9,2 ± 1,3<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Chỉ tiêu<br /> <br /> p<br /> <br /> trung bình<br /> Nồng độ E2 ngày tiêm hCG<br /> Độ dày trung bình niêm mạc tử cung (mm)<br /> <br /> Tuổi trung bình và số năm vô sinh của hai nhóm tương đương nhau (p > 0,05).<br /> Nồng độ estrogen trong huyết thanh tại ngày tiêm hCG và độ dày niêm mạc tử cung<br /> tương ứng của hai nhóm không có sự khác biệt (p > 0,05).<br /> Bảng 2: Đặc điểm labo và kết quả lâm sàng của 2 nhóm BN chuyển phôi tươi.<br /> Nhóm 1<br /> <br /> Nhóm 2<br /> <br /> (chuyển 2 phôi)<br /> <br /> (chuyển 3 phôi)<br /> <br /> 37/200 (18,5%)<br /> <br /> 51/300 (17%)<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Tỷ lệ thai sinh hoá<br /> <br /> 37/100 (37%)<br /> <br /> 42/100 (42%)<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Tỷ lệ thai lâm sàng<br /> <br /> 35/100 (35%)<br /> <br /> 39/100 (39%)<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Tỷ lệ sẩy thai và lưu thai<br /> <br /> 1/35 (2,85%)<br /> <br /> 4/39 (10,25%)<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> 1 thai: 33 ca (94,28%)<br /> <br /> 1 thai: 30 ca (76,92%)<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> 2 thai: 2 ca<br /> <br /> 2 thai: 6 ca<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> (5,72% )<br /> <br /> 3 thai: 3 ca<br /> <br /> Chỉ tiêu<br /> Tỷ lệ phôi làm tổ<br /> <br /> Tỷ lệ thai đơn<br /> Tỷ lệ đa thai<br /> <br /> p<br /> <br /> (23,08%)<br /> Tỷ lệ thai diễn tiến<br /> <br /> 34/100 (34%)<br /> <br /> 36/100 (36%)<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Tỷ lệ thai sinh sống<br /> <br /> 34/100 (34%)<br /> <br /> 35/100 (35%)<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Tỷ lệ phôi làm tổ của nhóm chuyển 2 phôi và nhóm chuyển 3 phôi không có khác<br /> biệt (p > 0,05) cũng như tỷ lệ thai sinh hóa, thai lâm sàng, tỷ lệ sẩy và lưu thai giữa hai<br /> nhóm không có sự khác biệt (p > 0,05). Nhưng tỷ lệ đa thai của nhóm chuyển 2 phôi<br /> giảm đáng kể so với nhóm chuyển 3 phôi, p < 0,05. Tỷ lệ đa thai của hai nhóm này có<br /> sự chênh lệch (5,72% ở nhóm 1 và 23,08% ở nhóm 2; p < 0,05). Tỷ lệ thai diễn tiến và<br /> thai sinh sống của 2 nhóm không có sự khác biệt (p > 0,05).<br /> 68<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br /> Bảng 3: Kết quả sau rã đông phôi của<br /> 66 BN không thành công của chu kỳ<br /> chuyển phôi tươi thuộc nhóm 1.<br /> Chỉ tiêu<br /> <br /> Sau rã đông phôi<br /> <br /> Số phôi rã đông<br /> <br /> 132<br /> <br /> Tỷ lệ phôi sống<br /> <br /> 132/132 (100%)<br /> Phôi tốt: 95 phôi (71,97%)<br /> <br /> Chất lượng phôi<br /> <br /> Phôi trung bình: 37 phôi<br /> (28,03%)<br /> <br /> 132 phôi sau rã đông có tỷ lệ phôi sống<br /> 100%, trong đó phôi tốt 95 (71,97%), phôi<br /> trung bình 37 (28,03%).<br /> Bảng 4: Kết quả lâm sàng của 66 BN<br /> chuyển phôi đông lạnh lần 1.<br /> <br /> Chỉ tiêu<br /> <br /> Chu kỳ chuyển phôi<br /> đông lạnh<br /> (n = 66 )<br /> <br /> Số phôi chuyển<br /> <br /> 2 phôi<br /> <br /> Tỷ lệ phôi làm tổ<br /> <br /> 18/132 (13,63%)<br /> <br /> Tỷ lệ thai sinh hoá<br /> <br /> 27/66 (40,9%)<br /> <br /> Tỷ lệ thai lâm sàng<br /> <br /> 24/66 (36,36%)<br /> <br /> Tỷ lệ đơn và đa thai<br /> <br /> 1 thai: 21 (87,5%)<br /> 2 thai: 3 (12,5%)<br /> <br /> Tỷ lệ thai diễn tiến<br /> <br /> 23/66 (34,84%)<br /> <br /> Tỷ lệ thai sinh sống<br /> <br /> 23/66 (34,84%)<br /> <br /> 66 chu kỳ chuyển phôi đông lạnh chỉ<br /> chuyển 2 phôi cho tỷ lệ thai lâm sàng<br /> 36,36%; trong 24 trường hợp có thai,<br /> 21 ca thai đơn và 3 ca 2 thai. Tỷ lệ thai<br /> sinh sống 23 ca (34,84%).<br /> <br /> Bảng 5: Kết quả tỷ lệ có thai cộng dồn<br /> của chu kỳ chuyển phôi tươi và chu kỳ<br /> chuyển phôi đông lạnh.<br /> Kết quả có thai cộng<br /> dồn<br /> <br /> Chỉ tiêu<br /> Tỷ lệ thai lâm sàng<br /> Tỷ lệ đơn và đa thai<br /> <br /> 59/100 (59%)<br /> 1 thai: 54 (91,53%)<br /> 2 thai: 5 (8,47%)<br /> <br /> Tỷ lệ thai diễn tiến<br /> <br /> 57/100 (57%)<br /> <br /> Tỷ lệ thai sinh sống<br /> <br /> 56/100 (56%)<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Sự ra đời các thuốc kích thích trứng và<br /> phương pháp TTTON làm tăng đáng kể<br /> đa thai, một phụ nữ được điều trị TTTON<br /> có cơ hội đa thai cao gấp 10 lần so với đa<br /> thai tự nhiên. Đa thai trong TTTON chiếm<br /> 20 - 25%. Do vậy, từ 2008 Hiệp hội Y học<br /> Sinh sản Hoa Kỳ (ASRM) nỗ lực giảm<br /> nguy cơ đa thai bằng cách giảm số phôi<br /> chuyển dựa trên ngày chuyển phôi, tuổi,<br /> phân loại chẩn đoán như: phụ nữ < 35 tuổi,<br /> tiên lượng chẩn đoán tốt chỉ chuyển từ<br /> 1 - 2 phôi ngày 3 hoặc 1 phôi nang ngày<br /> 5 hoặc 6, chỉ phụ nữ > 40 tuổi mới được<br /> chuyển 5 phôi ngày 3 hoặc 3 phôi nang<br /> ngày 5 [2]. Ouhilal và CS (2012) so sánh<br /> giữa hai nhóm chuyển 1 phôi và 2 phôi ở<br /> phụ nữ < 35 tuổi, tỷ lệ thai lâm sàng<br /> tương đương nhau (41,2% và 46,6%),<br /> nhưng nhóm chuyển 1 phôi có tỷ lệ đa<br /> thai (1,6%) giảm đáng kể so với nhóm<br /> chuyển 2 phôi (41%) [6]. Một nghiên cứu<br /> khác của Leniaud L và CS (2008) so sánh<br /> giữa hai nhóm chuyển 1 phôi và 2 phôi<br /> nuôi cấy ngày 2 hoặc 3 của BN < 37 tuổi,<br /> kết quả cho thấy tỷ lệ thai lâm sàng của<br /> hai nhóm không có sự khác biệt (43,9%<br /> và 57,5%) với p = 0,07; tuy nhiên tỷ lệ<br /> 69<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2