intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiệu quả kiểm soát sâu răng sữa của Silver diamine fluoride 38% tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang năm 2021

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Hiệu quả kiểm soát sâu răng sữa của Silver diamine fluoride 38% tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang năm 2021" nhằm đánh giá hiệu quả kiểm soát sâu răng sữa của Silver diamine fluoride 38% tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang năm 2021.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiệu quả kiểm soát sâu răng sữa của Silver diamine fluoride 38% tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang năm 2021

  1. N.T.T. Ha / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 7 (2023) 135-141 HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT SÂU RĂNG SỮA CỦA SILVER DIAMINE FLUORIDE 38% TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG NĂM 2021 Nguyễn Thị Thu Hà* Bệnh viện đa khoa Đức Giang - 54 Trường Lâm, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam Ngày nhận bài: 04/07/2023 Chỉnh sửa ngày: 09/08/2023; Ngày duyệt đăng: 05/09/2023 TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả kiểm soát sâu răng sữa của Silver diamine fluoride 38% tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng không đối chứng đánh giá kết quả theo mô hình "trước- sau", trên 75 trẻ em có ít nhất một tổn thương sâu răng sữa tiến triển. Kết quả: Sau 3 tháng, 65 trẻ (87%) có các răng đều được kiểm soát ổn định, 10 trẻ (13%) có răng sâu ở tình trạng tiến triển; 293 răng sâu (90,7%) có tình trạng ổn định, 30 răng sâu (9,3%) tiến triển. Tỷ lệ thành công của silver diamine flouride 38% sau 3 tháng là 90,7%. Kết luận: Silver diamine flouride 38% mang lại hiệu quả cao trong kiểm soát sâu răng sữa. Từ khóa: Silver diamine flouride 38%, sâu răng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ phẫu và chức năng của răng tổn thương tại cơ sở khám chữa bệnh của nha sĩ. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh răng miệng đang là vấn đề sức khỏe chính của nhiều nước trên thế SDF 38% là muối Silver fluoride tan trong dung dịch giới, ảnh hưởng trên gần 3,5 tỷ người trong đó hơn 2,3 Ammonia với đậm độ Fluor 44.800 ppm cao gần gấp tỷ người bị sâu răng vĩnh viễn và trên 530 triệu trẻ em đôi các chế phẩm vecni Fluor (5%) hiện có trên thị bị sâu răng sữa [1]. Tại Mỹ, cứ 7 trẻ em trong độ tuổi trường, đã được sản xuất và sử dụng tại Nhật từ năm từ 2 đến 8 tuổi sẽ có 1 trẻ bị sâu răng sữa không được 1969 [5], được FDA cấp phép sản xuất và lưu hành tại điều trị [2]. Tại Việt nam, Trương Mạnh Dũng và cộng Mỹ từ 8/2014. Fluoride thúc đẩy tái tạo khoáng chất, sự (2011) nghiên cứu 7.775 trẻ 4 - 8 tuổi 81,4% trẻ em bạc hỗ trợ cho hoạt động khử khuẩn. Các nghiên cứu bị sâu răng sữa [3]. Nguyễn Thị Thu Hà, Trần Thị Mỹ cho thấy có ít nhất 80% số lỗ sâu ngà được kiểm soát Hạnh (2019) nghiên cứu 293 trẻ trường mầm non Đức thành công bởi chế phẩm rẻ tiền, không xâm lấm này Giang, Long biên, Hà nội cho thấy 60,1% trẻ có sâu [6]. Tại Việt Nam, SDF 38% chỉ mới được giới thiệu răng sữa [4]. lần đầu tiên vào năm 2017 và hiện tại vẫn chưa được nhiều nha sĩ biết đến và sử dụng.Trên thế giới đã có các Các phương pháp hàn răng truyền thống đều có giá nghiên cứu đánh giá kết quả kiểm soát sâu ngà răng thành tương đối cao, yêu cầu trang thiết bị nha khoa sữa của SDF 38% và mức độ hài lòng của bản thân trẻ phức tạp, một đội ngũ nhân viên y tế phải được đào tạo và người chăm sóc trẻ tại nhiều nước như Mỹ, Canada, bài bản, cần sự hợp tác rất tốt của trẻ hoặc phải làm dưới Brazil, Australia, China, Cuba, Nepal, Nhật bản, Thái gây mê toàn thân rất tốn kém phức tạp. Do vậy chuyên Lan... Tuy nhiên đến thời điểm này tại Việt nam chưa ngành Răng trẻ em rất cần có một biện pháp can thiệp có nhiều công trình nghiên cứu về SDF 38% được tiến tạm thời, không xâm lấn, nhằm kiểm soát ức chế quá hành và công bố kết quả. Chính vì vậy chúng tôi tiến trình tiến triển của lỗ sâu trước khi bệnh nhân hội đủ hành nghiên cứu đề tài: “Hiệu quả kiểm soát sâu răng điều kiện cho phép tiến hành phục hồi cả hình thể giải *Tác giả liên hệ Email: n.thuha76@yahoo.com Điện thoại: (+84) 982190976 https://doi.org/10.52163/yhc.v64i7 136
  2. N.T.T. Ha / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 7 (2023) 135-141 sữa của Silver diamine fluoride 38% tại Bệnh viện đa f - Sau 3 tháng, khám lại lâm sàng lần cuối thu nhận khoa Đức Giang năm 2021” thông tin. Bôi SDF 38% lần 2 cho trẻ theo thỏa thuận hợp tác nghiên cứu. 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.7. Xử lý và phân tích số liệu: Nhập liệu bằng epidata 2.1. Thiết kế nghiên cứu: Sử dụng thiết kế nghiên cứu 3.1, phân tích số liệu bằng SPSS 20.0 thử nghiệm lâm sàng không đối chứng đánh giá kết quả theo mô hình "trước- sau" 2.8. Đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu được thông qua Hội đồng Đạo đức của Đại học Y Hà Nội và quy trình 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang. - Địa điểm: Khoa Răng hàm mặt Bệnh viện đa khoa Đức Giang. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1 năm 2021 đến tháng 10 năm 2021. Bảng 1. Các tác dụng phụ sau bôi SDF 38% 2.3. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ em có ít nhất một tổn Có Không Tổng thương sâu răng sữa tiến triển được kiểm soát bằng SDF Tác dụng 38%. phụ n % n % n % 2.4. Cỡ mẫu, chọn mẫu: Phương pháp, cách thức chọn mẫu và công thức tính cỡ mẫu được áp dụng trong Vị đắng nghiên cứu. trong 5 7 70 93 75 100 miệng 2.5. Biến số nghiên cứu: Sâu răng; số răng sâu, tác dụng phụ khi bôi SDF 38%, số lần chải răng trong ngày, Đau lợi 0 0 75 100 75 100 kết quả kiểm soát sâu răng, kiểm soát sâu răng theo vùng răng, kích thước lỗ sâu răng. 2.6. Kỹ thuật, công cụ và quy trình thu thập số liệu: Sưng lợi 0 0 75 100 75 100 a - Khám sơ bộ lấy các bạn có ít nhất 1 tổn thương sâu Nốt kích răng sữa đang tiến triển có chỉ định dùng SDF 38%. ứng màu 1 1 74 99 75 100 trắng b - Gửi tới cha mẹ của trẻ bản thông tin về sản phẩm SDF 38%, thông tin về nghiên cứu, bản cam kết tự Mùi kim nguyện cho con tham gia nghiên cứu. loại gây 0 0 75 100 75 100 khó chịu c - Kiểm tra bản cam kết đã nhận lại. Buồn nôn, 1 1 74 99 75 100 d - Nha sĩ làm toàn bộ các bước sau: Khám lâm sàng lấy nôn thông tin vào bệnh án nghiên cứu; Làm sạch lỗ sâu bằng bông gạc hoặc chổi cước; Đeo kính bảo vệ mắt, bôi Tác dụng phụ vị đắng trong miệng chiếm tỷ lệ cao nhất Vaseline bảo vệ môi, cách ly lưỡi và niêm mạc miệng (7%), nốt kích ứng màu trắng và buồn nôn, nôn chiếm bằng bông gòn; Đặt SDF 38% lên lỗ sâu trong 1 phút, 1%. lấy bỏ phần dư bằng bông, cách ly thêm cho đủ 3 phút; Biểu đồ 1. Kết quả kiểm soát sâu răng sau 6 tháng. Dặn trẻ không súc miệng, không ăn uống trong ít nhất 30 phút sau bôi. Tất cả các tổn thương sâu răng có nghi ngờ ảnh hưởng tới tủy đều bị loại trừ. Cha mẹ trẻ được đề nghị liên lạc ngay với nghiên cứu viên nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp hoặc tư vấn và đưa trẻ tới cơ sở y tế ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ. e - Sau 1 tuần khám lại lâm sàng, bôi lại SDF 38% những tổn thương có nghi ngờ chưa đạt yêu cầu,lấy thông tin vào mẫu phiếu nghiên cứu. Trong tổng số 323 răng nghiên cứu, sau 3 tháng có: 137
  3. N.T.T. Ha / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 7 (2023) 135-141 30 răng có lỗ sâu ở tình trạng tiến triển, chiếm 9,3%; Trong 59 răng sâu kích thước trung bình có 57 răng ở 293 răng có lỗ sâu được kiểm soát ở trạng thái ổn định, tình trạng ổn định chiếm tỷ lệ 96,6%, 2 răng tiến triển chiếm 90,7%. thuộc về trẻ không chịu đánh răng. Trong 264 răng sâu kích thước lớn có 236 răng tình trạng ổn định chiếm Bảng 2. Kết quả kiểm soát sâu răng theo vùng 89,4%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với P Răng cửa Răng hàm Tổng > 0,05. Kết quả n % n % n % Biểu đồ 3. Kết quả kiểm soát sâu răng theo kích Ổn định 189 96,9 104 81,2 293 90,7 thước lỗ sâu Tiến triển 6 3,1 24 18,8 30 9,3 Tổng 195 100 128 100 323 100 Nhận xét: Trong 195 răng sâu vùng cửa có 6 răng có lỗ sâu tiến triển chiếm tỷ lệ 3,1% và 189 răng ổn định chiếm tỷ lệ 96,9%. Trong 128 răng sâu vùng răng hàm có 24 răng có lỗ sâu tiến triến chiếm tỷ lệ 18,8% và 104 răng ổn định chiếm tỷ lệ 81,2%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P < 0,01. OR = 7,269;95% CI: 2,879-18,351 Biểu đồ 2. Kết quả kiểm soát sâu răng theo vùng Kết quả kiểm soát lỗ sâu lớn ổn định 236, tiến triển 28; kiểm soát lỗ sâu trung bình ổn định 57 và tiến triển 2. Bảng 4. Kết quả kiểm soát sâu răng theo số lần chải răng trong ngày Chải răng Chải răng 2 lần mỗi dưới 2 lần Tổng Kết quả ngày mỗi ngày n % n % n % Kết quả kiểm soát sâu răng số răng cửa ổn định 189, tiến triển 6; răng hàm ổn định 104, tiến triển 24. Ổn định 267 91,8 26 81,2 293 90,7 Bảng 3. Kết quả kiểm soát sâu răng theo kích Tiến triển 24 8,2 6 18,8 30 9,3 thước lỗ sâu Kích thước Kích thước Tổng 291 100 32 100 323 100 Tổng Kết quả Trung bình lớn n % n % n % Kết quả 267/291 răng sâu của trẻ chải răng 2 lần/ ngày ổn định (91,8%); 26/32 răng sâu của trẻ chải răng dưới Ổn định 57 96,6 236 89,4 293 90,7 2 lần/ngày ổn định (81,2%); Sự khác biệt không có ý Tiến triển 2 3,4 28 10,6 30 9,3 nghĩa thống kê với P> 0,05. Tổng 59 100 264 100 323 100 Bảng 5. Kết quả kiểm soát sâu răng sau 3 tháng theo số răng sâu có trong miệng trẻ tại thời điểm bắt đầu Số răng sâu tiến Số răng sâu Số trẻ Số răng sâu ổn định Tổng số răng sâu triển trong miệng mắc n % n % n % 1 6 6 100 0 0 6 100 2 10 20 100 0 0 20 100 3 15 45 100 0 0 45 100 4 12 48 100 0 0 48 100 138
  4. N.T.T. Ha / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 7 (2023) 135-141 Số răng sâu tiến Số răng sâu Số trẻ Số răng sâu ổn định Tổng số răng sâu triển trong miệng mắc n % n % n % 5 10 48 96 2 4 50 100 6 11 60 90,1 6 9,9 66 100 7 4 23 82,1 5 17,9 28 100 8 5 31 77,5 9 22,5 40 100 10 2 12 60 8 40 20 100 Tổng 75 293 90,7 30 9,3 323 100 Số răng sâu có trong miệng trẻ khi bắt đầu nghiên cứu ổn định chiếm tỷ lệ 75%. Còn lại 22 răng sâu tiến triển tối thiểu là 1, tối đa là 10 răng. Sau 6 tháng, tất cả 43 trẻ chiếm 25%. Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với em có số răng sâu trong miệng ban đầu ≤4 đều không P < 0,001, OR = 9,458; 95% CI:4,025 – 22,226. bị răng nào sâu tiến triển; 10/32 trẻ trong miệng có trên 4 răng sâu bị sâu răng tiến triển. Biểu đồ 4. Kết quả kiểm soát sâu răng theo số răng sâu trong miệng Bảng 6. Kết quả kiểm soát sâu răng theo số răng sâu trong miệng Số răng Số răng sâu trong sâu trong Tổng Kếtquả miệng > 6 miệng ≤ 6 n % n % n % Ổn định 66 75 227 96,6 293 97 Tiến triển 22 25 8 3,4 30 3 Tổng 88 100 235 100 323 100 Kết quả 227/235 răng sâu của trẻ có ≤ 6 răng sâu trong Kết quả cho thấy 5/11 trẻ có số răng sâu trong miệng > 6 miệng đều ở trạng thái ổn định, chiếm 96,6%; 66/88 có các lỗ sâu ổn định chiếm 45,5%; 60/64 trẻ có số răng răng sâu của trẻ có> 6 răng sâu trong miệng ở trạng thái sâu ≤ 6 có các lỗ sâu ổn định chiếm 94%; P < 0,001, OR = 18,3; 95% CI: 3,848 – 87,038. Bảng 7. Kết quả kiểm soát sâu răng sau 3 tháng theo tình trạng hoạt động của tổn thương ban đầu Sau 3 tháng Tình trạng hoạt Ổn định Tiến triển Tổng động của lỗ sâu n % n % n % Ổn định 203 96,2 8 3,8 211 100 Khởi Tiến triển 90 80,4 22 19,6 112 100 điểm Tổng 293 90,7 30 9,3 323 100 Kết quả cho thấy 90/112 Răng sâu từ tình trạng tiến triển ban đầu chuyển sang tình trạng ổn định, chiếm 80,4%; 203/211 Răng sâu ổn định ban đầu vẫn giữ nguyên trạng thái ổn định, chiếm 96,2%; Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P < 0,001, OR = 6,203; 95% CI: 2,661 -14,460. 4. BÀN LUẬN Nguyên nhân do răng hàm dưới nằm thấp sát lưỡi, trong lúc bôi lưỡi động đậy nhiều gây xô lệch bong cách ly, * Tác dụng không mong muốn của SDF 38% lưỡi ướt chạm vào lỗ sâu vừa bôi SDF nên thấy đắng. Trong số 75 trẻ tham gia nghiên cứu, có 5 cháu (7%) Những ca này các cháu súc miệng cho hết đắng xong thấy có vị đắng trong miệng lúc bôi nhưng không khó chúng tôi đều cho lau khô cách ly răng cẩn thận và bôi chịu nhiều, ngồi dậy súc miệng ngay. Cả 5 trường hợp lại lần nữa ngay. Các cháu đều hợp tác tốt. Tỷ lệ trẻ này đều xảy ra khi bôi SDF 38% vào răng hàm dưới. thấy vị khó chịu trong nghiên cứu của Rutchada Kitti- prawong là 5% [8]. 139
  5. N.T.T. Ha / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 7 (2023) 135-141 Không có cháu nào bị đau lợi hay sưng lợi. Trong ng- cửa phía trước. Do đó việc giữ gìn vệ sinh răng hàm hiên cứu của Rutchada Kittiprawong 15% cha mẹ báo gặp nhiều khó khăn hơn răng cửa, nguy cơ thất bại sẽ trẻ có đau và 9% trẻ có sưng lợi, tuy nhiên không có cao hơn. phản hồi chính xác xem đau và sưng lợi có do nguyên nhân từ răng và tổ chức quanh răng hay không [8]. * Kết quả kiểm soát sâu răng theo kích thước lỗ sâu Vết kích ứng màu trắng có 1 ca (1%) tại lợi hàm trên Trong 59 răng sâu kích thước trung bình có 57 răng ở mặt má giữa 2 răng có lỗ sâu mặt bên giáp nhau, tự hết tình trạng ổn định chiếm tỷ lệ 96,6%, 2 răng tiến triển sau 3 ngày, không đau, không sưng. Nguyên nhân do thuộc về trẻ không chịu đánh răng. Trong 264 răng sâu thao tác chạm đầu tăm bong vào thành khay nhựa cho kích thước lớn có 236 răng tình trạng ổn định chiếm chảy bớt dung dịch SDF 38% dư trước khi áp vào lỗ 89,4%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với P sâu chưa được thực hiện thích đáng, SDF dư tràn xuống > 0,05. lợi nhiều gây kích ứng. Tỷ lệ trẻ có kích ứng lợi trong Nghiên cứu của M.H.T. Fung cho thấy nhóm các lỗ sâu nghiên cứu của Rutchada Kittiprawong79 là 10%, tỷ lệ kích thước lớn (rộng hơn 1/2 chiều gần xa và hơn 1/3 này cao có thể do thao tác kỹ thuật của nghiên cứu viên chiều trong ngoài) trên mặt nhai vùng răng hàm bị phủ chưa thực sự hoàn hảo, lượng dung dịch SDF 38% đưa kín bởi mảng bám quan sát được bằng mắt thường có tỷ vào miệng dư nhiều nên chảy tràn ra lợi gây kích ứng. lệ thất bại cao hơn hẳn các răng còn lại với P < 0,001 [9]. Không có ca nào thấy khó chịu vì mùi kim loại trong Nhưng trong mẫu nghiên cứu này của chúng tôi không miệng. có các răng vỡ lớn rắt đọng nhiều thức ăn như vậy, các răng vỡ lớn nguy cơ hỏng tủy không được lựa chọn. Có 1 trẻ thấy buồn nôn chiếm 1% trong lúc bôi SDF 38%. Cháu là trẻ dễ bị ọe khan, nôn khi ở nhà. Tư thế * Kết quả kiểm soát sâu răng theo số lần chải răng nằm ngửa, há miệng, có bong sát lưỡi làm cháu khó trong ngày. chịu. Tỷ lệ trẻ bị nôn trong nghiên cứu của Rutchada Nghiên cứu cho thấy 267/291 răng sâu của trẻ chải răng Kittiprawong là 2% [8]. 2 lần/ ngày ở tìnhtrạng ổn định (91,8%); 26/32 răng sâu * Kết quả chung sau 3 tháng của trẻ chải răng dưới 2 lần/ngày ở tìnhtrạng ổn định (81,2%). Sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê (p> Nghiên cứu được tiến hành trên 323 răng của 75 trẻ. 0,05). Sau 3 tháng, 65 trẻ có 100% các răng đều được kiểm soát trong trạng thái ổn định chiếm tỷ lệ 87%. Chỉ có 10 Nguyên nhân của tình trạng này là do với nhóm trẻ đánh trẻ có răng sâu ở tình trạng tiến triển chiếm tỷ lệ 13%. răng 2 lần/ ngày, buổi sáng các con đều đánh răng khi 293 răng sâu giữ trong tình trạng ổn định chiếm 90,7%, vừa ngủ dậy, chưa ăn sáng. Hàm răng lại bám thức ăn 30 răng sâu tiến triển chiếm 9,3%. Như vậy tỷ lệ thành bẩn ngay lập tức sau bữa sáng. Như vậy lần đánh răng công của SDF 38% sau 3 tháng là 90,7%. Kết quả này sáng này không có hiệu quả gì nhiều hơn so với nhóm của chúng tôi tương tự với kết quả của Zhi năm 2012 trẻ chỉ đánh răng 1 lần mỗi ngày sau bữa tối. Lỗi đánh nghiên cứu trên 239 trẻ mầm non với tỷ lệ thành công răng trước bữa sáng này là thói quen của nhiều người là 91% [7]. lớn, không chỉ riêng trẻ em. Hay nói cách khác, trẻ em chỉ là học hỏi, làm theo hành động của người lớn trong * Kết quả kiểm soát sâu răng theo vị trí lỗ sâu. gia đình. Trong 195 răng sâu vùng cửa có 3 răng sâu tiến triển * Kết quả kiểm soát sâu răng theo số răng sâu trong chiếm tỷ lệ 3,1% và 189 răng ổn định chiếm tỷ lệ 96,9%. miệng Trong 128 răng sâu vùng răng hàm có 24 răng có lỗ sâu tiến triến chiếm tỷ lệ 18,8% và 104 răng ổn định chiếm 5/11 trẻ có số răng sâu trong miệng > 6 có các lỗ sâu ổn tỷ lệ 81,2%.Tỷ lệ thành công của vùng răng cửa cao hơn định chiếm 45,5%. 60/64 trẻ có số răng sâu ≤ 6 có các hẳn vùng răng hàm. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê lỗ sâu ổn định chiếm 94%. P< 0,001; OR = 18,3; 95% với P < 0,01. OR = 7,269;95% CI: 2,879-18,351 CI: 3,848 – 87,038. Khi số răng sâu trong miệng từ 7 răng trở lên, số trẻ hoàn toàn không có răng sâu nào tiến Nghiên cứu của M.H.T. Fung trên 222 trẻ mầm non tại triển chỉ đạt còn gần 1/2. Tỷ lệ này tương đương với kết Hong kong năm 2009-2010 cho thấy tỷ lệ thành công quả nghiên cứu của tác giả Peter Milgrom năm 2018 tại tại thời điểm 24 tháng là 86,58% cho vùng răng cửa bang Oregon, Mỹ. Trong nghiên cứu của Peter, chỉ có cao hơn tỷ lệ thành công 61,68% của vùng răng hàm. 51,7% số trẻ trong nghiên cứu có 100% các răng sâu Tại thời điểm 30 tháng tỷ lệ thành công là 85,9% vùng được kiểm soát trong trạng thái ổn định [10]. răng cửa cao hơn tỷ lệ 60,65% của vùng răng hàm [9]. 227/235 răng sâu của trẻ có ≤ 6 răng sâu trong miệng Răng hàm nằm sâu trong miệng sát thành họng, có hình đều ở trạng thái ổn định, chiếm 96,6%. 66/88 răng sâu thể giải phẫu nhiều múi rãnh, dễ rắt đọng thức ăn, khó của trẻ có > 6 răng sâu trong miệng ở trạng thái ổn định chải răng sạch, khó quan sát kiểm tra hơn các răng vùng chiếm tỷ lệ 75%. Còn lại 22 răng sâu tiến triển chiếm 140
  6. N.T.T. Ha / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 7 (2023) 135-141 25%. Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với p< TÀI LIỆU THAM KHẢO 0,001. OR = 9,458; 95% CI: 4,025 – 22,226. Như vậy [1] World Health Organization, “Oral health,” 2023. khi trẻ có trên 6 răng sâu trong miệng thì nguy cơ có 1 https://www.who.int/news-room/fact-sheets/de- /4 số răng sâu không kiểm soát được, sẽ tiến triển nặng tail/oral-health (accessed Jul. 09, 2023). lên dù đã được xử lý bằng SDF 38%. [2] B. A. Dye, G. Thornton-Evans, X. Li, and T. J. Điều này cho thấy ngay khi hội đủ các điều kiện cho Iafolla, “Dental caries and sealant prevalence in phép ví dụ như trẻ hợp tác tốt hơn ... cha mẹ nên đưa children and adolescents in the United States, con đi hàn răng. SDF 38% là biện pháp điều trị thay thế 2011-2012,” NCHS Data Brief, no. 191, pp. 1–8, tạm thời đơn giản, dễ dàng, phạm vi áp dụng rộng rãi, Mar. 2015. có tác dụng ức chế sâu răng khá tốt nhưng không phải [3] Trương Mạnh Dũng, Vũ Mạnh Tuấn, “Thực là lựa chọn Tốt tuyệt đối. Quan điểm điều trị hợp lý nhất trạng bệnh răng miệng và một số yếu tố liên là dùng rộng rãi SDF 38% để ức chế lỗ sâu trong giai quan ở trẻ 4-8 tuổi tại 5 tỉnh thành của Việt Nam đoạn chờ đợi hội đủ điều kiện cho phép tiến hành điều năm 2010,” Tạp chí Y học Thực hành, vol. 97 trị toàn diện cho trẻ như hàn răng, làm chụp tiền chế... (12), pp. 56–59, 2011. [4] Nguyễn Thị Thu Hà, Trần Thị Mỹ Hạnh, “Ng- * Kết quả kiểm soát sâu răng sau 3 tháng theo tình hiên cứu thực trạng sâu răng trên trẻ 4-6 tuổi trạng hoạt động của tổn thương ban đầu. tại trường mầm non Đức giang, Long biên, Hà Nội,” Tạp chí Y học Thực hành, vol. 1141 (7), 90/112 Răng sâu từ tình trạng tiến triển ban đầu chuyển 2020. sang tình trạng ổn định, chiếm 80,4%. 203/211 Răng [5] A. Rosenblatt, T. C. M. Stamford, and R. sâu ổn định ban đầu vẫn giữ nguyên trạng thái ổn định, Niederman, “Silver diamine fluoride: a car- chiếm 96,2%. Từ 112 răng sâu tiến triển trong số 323 ies ‘silver-fluoride bullet,’” J. Dent. Res., răng tại thời điểm khởi đầu nghiên cứu giảm xuống còn vol. 88, no. 2, pp. 116–125, Feb. 2009, doi: 30 răng sau 3 tháng sử dụng SDF 38%. Sự khác biệt này 10.1177/0022034508329406. là có ý nghĩa thống kê với p< 0,001. OR = 6,203; 95% [6] R. J. Wilding and C. S. Solomon, “Arrested CI: 2,661 -14,460. caries: a review of the repair potential of the Như vậy, với các lỗ sâu tiến triển, 3 tháng sau bôi SDF pulp-dentine,” J. Dent. Assoc. South Afr. Tydskr. 38%, có tới 19,6% thất bại. Điều này cho thấy các nha Van Tandheelkd. Ver. Van Suid-Afr., vol. 51, no. sĩ cần lưu ý khi sử dụng SDF 38% cho các tổn thương 12, pp. 828–833, Dec. 1996. đang trong trạng thái tiến triển cần tuân thủ nghiêm [7] Q. H. Zhi, E. C. M. Lo, and H. C. Lin, “Ran- theo khuyến cáo của Mỹ: Kiểm tra và bôi lại SDF 38% domized clinical trial on effectiveness of silver nếu cần thiết ngay sau bôi lần 1 từ 1-2 tuần; tiếp theo diamine fluoride and glass ionomer in arresting kiểm tra và bôi lại SDF 38% sau 3 tháng; sau đó nhắc dentine caries in preschool children,” J. Dent., lại định kì 6 tháng/ lần cho đến khi thay răng hoặc răng vol. 40, no. 11, pp. 962–967, Nov. 2012, doi: được tram kín. 10.1016/j.jdent.2012.08.002. [8] R. Kittiprawong, K. Kitsahawong, W. Pitiphat, A. Dasanayake, and P. Pungchanchaikul, “Par- ent-Child Satisfaction and Safety of Silver Di- 5. KẾT LUẬN amine Fluoride and Fluoride Varnish Treat- ment,” Jan. 2018. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng không đối chứng đánh [9] M. H. T. Fung, D. Duangthip, M. C. M. Wong, giá kết quả theo mô hình "trước- sau", trên 75 trẻ em E. C. M. Lo, and C. H. Chu, “Randomized có ít nhất một tổn thương sâu răng sữa tiến triển nhằm Clinical Trial of 12% and 38% Silver Di- đánh giá hiệu quả kiểm soát sâu răng sữa của Silver amine Fluoride Treatment,” J. Dent. Res., diamine fluoride 38% tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang vol. 97, no. 2, pp. 171–178, Feb. 2018, doi: năm 2021. 10.1177/0022034517728496. Kết quả sau 3 tháng, 65 trẻ (87%) có các răng đều được [10] P. Milgrom et al., “Topical silver diamine fluoride kiểm soát ổn định, 10 trẻ (13%) có răng sâu ở tình trạng for dental caries arrest in preschool children: A tiến triển; 293 răng sâu (90,7%) có tình trạng ổn định, randomized controlled trial and microbiological 30 răng sâu (9,3%) tiến triển. Tỷ lệ thành công của sil- analysis of caries associated microbes and resis- ver diamine flouride 38% sau 3 tháng là 90,7%. tance gene expression,” J. Dent., vol. 68, pp. 72– 78, Jan. 2018, doi: 10.1016/j.jdent.2017.08.015. 141
  7. Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 7 (2023) 142-146 INSTITUTE OF COMMUNITY HEALTH PRACTICAL SKILLS OF ECG RECORDING PROCEDURE AND KNOWLEDGE OF RECOGNIZING SOME ABNORMAL ECG WAVES OF NURSES AT DUC GIANG GENERAL HOSPITAL IN 2022 Duong Thi Ha Anh*, Vu Thi Duyen, Ngo Thi Lan Trang, Bui Thi Hong My, Nguyen Thu Trang Duc Giang General Hospital - 54 Truong Lam, Duc Giang, Long Bien, Hanoi, Vietnam Received: 04/07/2023 Revised: 03/08/2023; Accepted: 28/08/2023 ABSTRACT Ojective: Describe the skills of practicing the ECG recording process and the knowledge to recognizing some abnormal electrocardiogram waves of nurses at Duc Giang General Hospital in 2022. Subjects and methods: Cross-sectional description, over 38 nurses in 2 departments of Emergency and Functional Exploration who take responsibility for directly recording electrocardiograms for patients, conducted from April to October 2022 at Duc Giang General Hospital. Results: The percentage of nurses who properly practice the electrocardiogram procedure is 84.2% (in which, the Emergency Department is 82.1% and the Functional Exploration Department is 90.0%); 39.5% of nurses have a total score of knowledge of recognizing some abnormal ECG waves 7.5 points (In which, the Emergency Department is 42.9% and the Functional Investigation Department is 30.0%). The rate of correctly recognizing signs of ST-segment elevation myocardial infarction on the electrocardiogram was 73.7% (In which, the Emergency Department was 82.1% and the Department of Functional Exploration was 50.0%) with p < 0.05. Conclusion: The skill of practicing the ECG recording procedure and the knowledge of recognizing some abnormal ECG waves of the nurses at Duc Giang General Hospital are at an average level. The hospital should organize training sessions to improve the knowledge of electrocardiograms for other departments in the hospital. Regularly supervise and check the practice of nursing electrocardiogram recording procedures; Thereby, contributing to improving the quality of examination and treatment for patients. Keywords: Electrocardiogram, knowledge, skills, nursing, Duc Giang General Hospital.   *Corressponding author Email address: duonghaanh1993@gmail.com Phone number: (+84) 962944678 https://doi.org/10.52163/yhc.v64i7 142
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2