intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiệu quả truyền tải chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng thương mại ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

13
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Hiệu quả truyền tải chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng thương mại ở Việt Nam tập trung nghiên cứu về hiệu quả truyền tải chính sách tiền tệ qua một kênh tài trợ thay thế cho tín dụng ngân hàng, đó là kênh tín dụng thương mại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiệu quả truyền tải chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng thương mại ở Việt Nam

  1. Hiệu quả truyền tải chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng thương mại ở Việt Nam Lê Hà Trang, Đoàn Ngọc Thắng, Vũ Thùy Linh, Mạnh Ngọc Yến Học viện Ngân hàng Ngày nhận: 06/02/2023 Ngày nhận bản sửa: 03/03/2023 Ngày duyệt đăng: 21/03/2023 Tóm tắt: Các nghiên cứu hiện có tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào các kênh truyền tải truyền thống của chính sách tiền tệ. Bài báo này tập trung nghiên cứu về hiệu quả truyền tải chính sách tiền tệ qua một kênh tài trợ thay thế cho tín dụng ngân hàng, đó là kênh tín dụng thương mại. Hồi quy dữ liệu mảng được tiến hành với bộ số liệu từ 501 doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn quý 2- 2010 đến quý 2- 2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết doanh nghiệp tại Việt Nam không có khả năng sử dụng tín dụng thương mại như một nguồn tài trợ thay thế cho tín dụng ngân hàng trong điều kiện thắt chặt tiền tệ, từ đó giúp duy trì thậm chí gia tăng hiệu quả truyền tải của chính sách tiền tệ. Tác động truyền tải của chính sách tiền tệ thông qua kênh tín dụng thương mại thể hiện hiệu quả nhất đối với các doanh nghiệp có xếp hạng tín dụng thấp và bị suy yếu một phần đối với các doanh nghiệp lớn, có khả năng sử dụng tín The effectiveness of monetary policy transmission through trade credit channel in Vietnam Abstract: Existing research in Vietnam mainly focuses on the traditional transmission channels of monetary policy. This article investigates the effectiveness of monetary policy transmission through an alternative funding channel for bank credit, which is the trade credit channel. Panel data regression was conducted with datasets from 501 Vietnamese enterprises in the period of the second quarter of 2010 to the second quarter of 2020. The results show that most enterprises in Vietnam do not have the ability to use trade credit as an alternative fund for bank credit in the context of monetary tightening, thereby helping to maintain or even increase the transmission efficiency of monetary policy. The transmission of monetary policy through the trade credit channel is most effective for enterprises with low credit ratings and is partly weakened for large enterprises, which can use trade credit as complementary short-term financing in the situation of credit supply shortage. Keywords: Bank credit, Monetary policy, Trade credit, Transmission, Vietnam. Doi: 10.59276/TCKHDT.2023.04.2488 Le, Ha Trang1; Doan, Ngoc Thang2; Vu, Thuy Linh3; Manh, Ngoc Yen4 Email: tranglh@hvnh.edu.vn1; ngocthangdoan@gmail.com2; linhvt@hvnh.edu.vn3; yenmn@hvnh.edu.vn4 Organization of all: Banking Academy of Vietnam © Học viện Ngân hàng Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng ISSN 1859 - 011X 39 Số 251- Tháng 4. 2023
  2. Hiệu quả truyền tải chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng thương mại ở Việt Nam dụng thương mại như các khoản tài trợ ngắn hạn bổ sung khi nguồn cung tín dụng bị thiếu hụt. Từ khóa: Chính sách tiền tệ, Tín dụng ngân hàng, Tín dụng thương mại, Truyền tải, Việt Nam 1. Giới thiệu (1988) thấy rằng các cú sốc chính sách sẽ tác động tới danh mục đầu tư của ngân Tác động của thị trường tín dụng không hàng một cách có hệ thống và đây là điều hoàn hảo lên các kênh truyền tải của chính mà lý thuyết của kênh tiền tệ không thể giải sách tiền tệ (CSTT) tới nền kinh tế vẫn thích. Tuy nhiên, rất khó để tách biệt khi đang là vấn đề gây tranh cãi. Nhiều nhà nào các DN bị tác động bởi sự trì trệ trong kinh tế học tin rằng chỉ “kênh tiền tệ” là hoạt động kinh doanh và sự suy giảm nhu quan trọng trong khi hệ thống tài chính cầu tín dụng tương ứng, hoặc là bởi sự cắt chưa phát triển (Mishkin, 2007). Trong khi giảm nguồn cung cho vay được phỏng đoán đó, những người ủng hộ “kênh tín dụng” theo lý thuyết của kênh tín dụng ngân hàng tin rằng tín dụng cũng đóng vai trò quan (TDNH). Kashyap và cộng sự (1993) giải trọng trong việc lan truyền các cú sốc tiền quyết khéo léo vấn đề nhận dạng này bằng tệ, hay sự điều chỉnh CSTT, tới nền kinh việc chỉ ra rằng các DN phát hành nhiều tế (Bernanke & Gertler, 1995; Ogawa & thương phiếu hơn trong giai đoạn thắt chặt cộng sự, 2013; Anderson & Cesa-Bianchi, tiền tệ. Điều này gợi ý rằng DN có thể sử 2020). Kênh tín dụng hoạt động khi tài dụng nhiều các hình thức tín dụng thay thế trợ của doanh nghiệp (DN) lệ thuộc vào do sự cắt giảm nguồn cung TDNH, và một chi phí chênh lệch giữa nguồn tài trợ bên trong số đó là sử dụng tín dụng thương mại ngoài và nguồn tài trợ bên trong. Theo lý (TDTM). TDTM được định nghĩa là khoản thuyết của kênh này, chi phí vốn cao hơn vay người bán hàng cung cấp cho khách trong giai đoạn suy thoái làm trầm trọng hàng tương ứng với doanh số bán hàng. hoá vấn đề thông tin bất đối xứng, và do đó Theo Chen và cộng sự (2019), các DN có làm tăng khoản phí tài trợ bên ngoài và làm thể tiếp cận TDTM nhưng chi phí vay vốn khuếch đại tác động của chính sách về lãi cao có thể làm các DN do dự khi chuyển suất lên DN. Các DN gặp khó khăn trong từ vay ngân hàng qua loại hình tài trợ này. việc tiếp cận thị trường tín dụng sẽ có xu Ngoài ra, TDTM thông thường chỉ được hướng chịu ảnh hưởng của vấn đề thông coi là hình thức tài trợ ngắn hạn và mức tin bất đối xứng nhiều hơn. Hiện tượng này độ sử dụng chúng còn phụ thuộc nhiều vào được Bernanke và Gertler (1995) đặt tên là quy mô và các đặc tính khác nhau của DN. lý thuyết gia tốc tài chính. Vì vậy, chúng ta cần những bằng chứng Tuy nhiên, truyền tải CSTT thông qua thực nghiệm để tìm hiểu thêm về cơ chế kênh tín dụng trong thực tế như thế nào truyền tải CSTT thông qua kênh TDTM. vẫn chưa nhận được sự đồng thuận cao. Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng các Romer và Romer (1993) lập luận rằng DN Việt Nam để kiểm định giả thuyết của các khoản vay không thực sự quan trọng kênh TDTM vì hai lý do. Thứ nhất, DN vì CSTT thắt chặt trước hết ảnh hưởng tới nhỏ đóng vai trò quan trọng trong truyền lãi suất tiền gửi mà không phải là lãi suất tải CSTT qua kênh tín dụng. Trong khi đó, cho vay. Ngược lại, Bernanke và Blinder theo Sách trắng DN Việt Nam năm 2022, 40 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 251 - Tháng 4. 2023
  3. LÊ HÀ TRANG - ĐOÀN NGỌC THẮNG - VŨ THÙY LINH - MẠNH NGỌC YẾN tính tới cuối năm 2020, DN có quy mô đối với từng nhóm DN khác nhau. siêu nhỏ và nhỏ có chiếm tỷ lệ cao nhất lên tới 69,9% số DN cả nước, DN quy mô 2. Tổng quan nghiên cứu nhỏ chiếm 23,9%, DN quy mô vừa chiếm 3,5%, và DN quy mô lớn chỉ chiếm 2,6%. Tìm hiểu về các kênh truyền tải của CSTT Hơn nữa, từ số liệu khảo sát DN của Ngân là một chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm hàng Thế giới tại Việt Nam năm 2015 từ hơn 20 năm nay, điển hình với các nghiên (Enterprise Survey, 2015) cho thấy, trong cứu của Taylor (1995) và Mishkin (1996). tổng số 928 DN có khoảng một nửa số DN Trong đó kênh tín dụng trong các nghiên sử dụng TDTM và khoảng 35% báo cáo cứu về truyền tải CSTT tập trung chủ yếu rằng họ gặp khó khăn trong việc tiếp cận vào hai kênh là kênh bảng cân đối kế toán nguồn vốn, trong đó, có 41,5% trong tổng và kênh TDNH. Kênh thứ hai, kênh TDNH số 166 DN nhỏ và 41,2% trong tổng số 391 thường được coi là vô cùng quan trọng vì DN vừa. Thứ hai, thị trường tài chính ở các DN, đặc biệt là các DN nhỏ, bị hạn chế Việt Nam kém phát triển. Việt Nam là một về khả năng tiếp cận tín dụng bên ngoài, và nền kinh tế dựa chủ yếu vào hệ thống ngân do đó, việc thiếu nguồn tài chính bên ngoài hàng mặc dù có sự phát triển nhanh của sẵn có và chịu sự phụ thuộc vào các khoản hai sàn giao dịch chứng khoán cho phép vay ngân hàng. Nhiều nghiên cứu chứng các DN tiếp cận với nguồn vốn bên ngoài. thực rằng các giai đoạn thắt chặt tiền tệ sẽ Trong suốt thời kỳ khủng hoảng, các DN ảnh hưởng chủ yếu đến các DN nhỏ, non Việt Nam cung cấp một bối cảnh hợp lý trẻ, yếu kém về tài chính và thanh khoản, do để kiểm tra khả năng truyền tải chính sách khả năng tiếp cận các khoản vay ngân hàng thông qua TDTM. bị hạn chế, từ đó gây ra sự suy giảm tương Trong bài viết này, dựa theo phương pháp ứng trong tổng đầu tư nền kinh tế (Bernanke của Özlü và Yalçın (2012) và Altunok và và Blinder, 1988; Gertler và Gilchrist, 1994; cộng sự (2020) chúng tôi sẽ kiểm định Oliner và Rudebush, 1996). Tuy nhiên, các hiệu quả truyền tải CSTT thông qua kênh DN có thể tiếp cận nguồn tài chính bên TDTM với bộ số liệu của các DN Việt ngoài để lấp đầy khoảng trống tài chính, Nam trong giai đoạn 2010- 2020. Bên cạnh giảm thiểu tác động của CSTT thắt chặt đối việc nghiên cứu trên toàn bộ mẫu DN, với hoạt động kinh tế của họ. TDTM được nhóm tác giả còn tiếp tục nghiên cứu tìm coi là một hình thức thay thế cho TDNH, có hiểu về sự khác biệt trong cơ chế truyền vai trò quan trọng hơn ở các nước đang phát tải chính sách tới các nhóm DN với mức triển với hệ thống tài chính kém phát triển độ tiếp cận thị trường vốn từ thấp đến cao. (Frank và Maksimovic, 1998), qua đó kênh Các nghiên cứu về cơ chế truyền tải CSTT TDTM có thể giảm thiểu tác động truyền tại Việt Nam đã được tiến hành tương đối tải CSTT của kênh TDNH truyền thống. nhiều những vẫn chủ yếu tập trung vào các Meltzer (1960) là người đầu tiên đề xuất kênh truyền thống như lãi suất, giá tài sản rằng kênh TDTM có thể hoạt động ngược và TDNH. Vì vậy, nhóm tác giả hy vọng lại với kênh TDNH. cung cấp thêm một góc nhìn mới về vai Đối với các nghiên cứu lý thuyết, Duca trò của kênh TDTM trong việc truyền tải (1986) và Jaffe và Stiglitz (1990) cho rằng CSTT tới DN và nền kinh tế Việt Nam, đặc TDTM có thể được sử dụng để giảm bớt rào biệt nghiên cứu quan tâm tới những thay cản tín dụng. Theo Biais và Gollier (1997), đổi trong khả năng truyền tải chính sách việc cung cấp TDTM của người bán cung Số 251 - Tháng 4. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 41
  4. Hiệu quả truyền tải chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng thương mại ở Việt Nam cấp một tín hiệu có giá trị cho các ngân khoản gia hạn tín dụng và việc mở rộng hàng rằng người mua xứng đáng được nhận TDTM này dường như có lợi cho những tín dụng. Do đó, các ngân hàng có thể cung DN gặp khó khăn trong tiếp cận TDNH. cấp cho người mua nhiều tín dụng hơn mức Brechling và Lipsey (1963) phát hiện ra mà lẽ ra ngân hàng phải cung cấp. Wilner rằng tín dụng thương mại có xu hướng tăng (2000) đề xuất rằng mối quan hệ dài hạn trong thời kỳ thắt chặt tiền tệ. Petersen và giữa nhà cung cấp và người mua khiến các Rajan (1997) tìm thấy bằng chứng rằng các chủ nợ thương mại phụ thuộc đưa ra nhiều DN Mỹ sử dụng TDTM tương đối nhiều nhượng bộ hơn trong đàm phán lại nợ so hơn khi tín dụng từ các tổ chức tài chính với các chủ nợ không phụ thuộc. Khi lãi không sẵn có. TDTM theo trật tự phân hạng suất cho vay tăng, các chủ nợ thương mại thấp hơn so với vay từ các tổ chức tài chính phụ thuộc sẽ hạn chế các điều khoản tín thân thiết. Điều này ngụ ý rằng các DN dựa dụng (tức là lãi suất TDTM tăng), nhưng vào TDTM là những DN bị giới hạn tín sự thay đổi của lãi suất TDTM nhỏ hơn sự dụng bởi các tổ chức cho vay của họ. Các thay đổi của lãi suất thị trường tín dụng, DN đáng tin cậy hơn với khả năng tiếp cận ngụ ý rằng các chủ nợ thương mại giảm với các tổ chức tín dụng nhiều hơn sẽ cung bớt ảnh hưởng của biến động lãi suất ngân cấp nhiều nguồn tài chính hơn. Tương tự, hàng. Như vậy, trong thời kỳ CSTT thắt Calomiris và cộng sự (1995) nhận thấy rằng chặt, TDTM sẽ trở nên rẻ hơn tương đối các DN Mỹ phát hành thương phiếu cung so với TDNH, thúc đẩy các công ty chuyển cấp nhiều TDTM hơn. Vì vậy, các DN có sang TDTM khi giá đi vay ngân hàng thực khả năng tiếp cận nguồn tài chính ngắn hạn tế vượt quá chi phí TDTM thực tế (bao sẽ cung cấp nhiều tín dụng ngắn hạn hơn. gồm cả chi phí tiềm ẩn). Tương tự, nhiều bằng chứng thực nghiệm Mateut (2005) đưa ra một mô hình nghiên tại Mỹ, Anh, thổ Nhĩ Kỳ, Cộng hòa Séc... cứu trong đó các DN có thể tiếp cận với ba cũng chỉ ra xu hướng mở rộng tỷ lệ TDTM nguồn tài chính bên ngoài: thị trường vốn, so với TDNH khi CSTT thắt chặt (Özlü và ngân hàng và TDTM. Nghiên cứu phát Yalçın, 2012; Fidrmuc và cộng sự, 2010; hiện ra rằng sự gia tăng lãi suất thị trường Mateut, 2005; Choi và Kim, 2003). tạo ra ảnh hưởng về chất lượng đối với tất Sử dụng dữ liệu khảo sát về các DN sản cả các thị trường tín dụng. Sau khi thắt chặt xuất nhỏ của Mỹ, Alphonse và cộng sự tiền tệ, hoạt động cho vay trên thị trường (2006) kết luận rằng TDTM vừa thay thế giảm xuống; cho vay ngân hàng cũng có vừa bổ sung cho TDNH. Cụ thể, các DN thể giảm, trong khi TDTM tăng như một không được tiếp cận với nguồn tài chính kênh thay thế đối với nhóm DN mất khả ngân hàng phải sử dụng TDTM để thay thế. năng tiếp cận với TDNH. Do đó, TDTM Đồng thời, càng nhiều DN sử dụng TDTM, có thể xoa dịu tác động của chính sách thắt họ càng mắc nợ ngân hàng nhiều hơn. Điều chặt tiền tệ. này như là sự xác nhận cho lý thuyết báo Đối với các nghiên cứu thực nghiệm, nhiều hiệu về TDTM do Biais và Gollier (1997) bằng chứng của việc TDTM được sử dụng đề xuất. Do thường xuyên sử dụng TDTM, rộng rãi hơn trong thời kỳ thắt chặt tiền tệ các DN bị giới hạn tín dụng tiết lộ một số cũng được tìm thấy. Ngay từ năm 1960, thông tin cá nhân cho các ngân hàng, sau Meltzer đã quan sát thấy rằng khi CSTT bị đó các ngân hàng này sẵn sàng cấp thêm thắt chặt, các DN có số dư tiền mặt tương vốn cho các DN bị giới hạn tín dụng. Tuy đối lớn đã tăng thời gian trung bình của nhiên, các tác giả thừa nhận đã chỉ tập 42 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 251 - Tháng 4. 2023
  5. LÊ HÀ TRANG - ĐOÀN NGỌC THẮNG - VŨ THÙY LINH - MẠNH NGỌC YẾN trung vào vai trò báo hiệu mà bỏ qua các hàng của họ. Mặt khác, các DN gặp khó khía cạnh quan trọng khác của TDTM. khăn về kinh tế lại hành xử khác đi, giảm Mức độ truyền tải CSTT qua kênh TDTM việc sử dụng TDTM và cung cấp nhiều có thể thay đổi bởi các đặc tính của DN. TDTM hơn cho khách hàng của họ, trong Mateut (2005) cung cấp bằng chứng thực nỗ lực giành thị phần và cải thiện tình hình nghiệm cho thấy giai đoạn thắt chặt tiền kinh tế của họ. tệ có tác động mạnh nhất tới các DN nhỏ, Altunok và cộng sự (2020) điều tra kênh và giảm dần khi quy mô và khả năng tiếp TDTM của Hoa Kỳ do Meltzer (1960) đề cận TDNH của các DN tăng lên. Điều này xuất. Họ ước tính các mô hình cung và cầu phù hợp với lý thuyết gia tốc tài chính và TDTM dạng rút gọn trên dữ liệu cấp DN được ủng hộ bởi các nghiên cứu của Özlü hàng quý cho hầu hết các DN đại chúng từ và Yalçın (2012) và Fidrmuc và cộng sự năm 1988 đến năm 2007. Họ sử dụng một (2010). Nilsen (2002) chỉ ra rằng các DN phương pháp mới để phân biệt các DN dựa nhỏ được cho là bị hạn chế tín dụng nhận trên khả năng tiếp cận vốn bằng cách sử được lượng TDTM lớn hơn trong thời kỳ dụng các chỉ số của Whited và Wu (2006) thắt chặt tiền tệ, ngụ ý rằng nhu cầu tín và Altman (1968). CSTT thắt chặt tạo ra sự dụng của họ vẫn ổn định. Các DN này mở rộng các khoản phải thu nhiều hơn các không còn được cung cấp lượng TDNH khoản phải trả, tức gia tăng TDTM ròng. như mong muốn trong thời kỳ thắt chặt tiền Ngoài ra, việc mở rộng các khoản phải thu tệ và do đó buộc phải chuyển sang TDTM và phải trả cũng thay đổi theo khả năng tiếp như một giải pháp thay thế. Tuy nhiên, cận vốn của DN. Các DN có khả năng tiếp ngay cả các DN lớn không có xếp hạng tín cận thị trường tài chính tốt có thể không dụng trên thị trường vốn dường như cũng cần dựa vào TDTM ngay cả khi nguồn khó tiếp cận các khoản vay ngân hàng và cung tín dụng bị hạn chế. phải tăng cường sử dụng TDTM khi các Như vậy, cơ chế truyền tải CSTT thông điều kiện tiền tệ thắt chặt. Nói cách khác, qua kênh TDTM đã được đề cập đến trong chỉ những DN lớn có xếp hạng tín dụng một số nghiên cứu quốc tế nhưng chủ yếu được công nhận mới có thể tránh sử dụng tập trung vào các quốc gia phương Tây TDTM. Hàm ý là bản thân quy mô không như Mỹ và Châu Âu. Tại Việt Nam, cơ chế phải là một chỉ số hoàn hảo về chất lượng truyền tải CSTT mới chỉ được quan tâm tín dụng. thông qua các kênh truyền thống, chưa có Preve (2003) sử dụng dữ liệu mảng lớn những bằng chứng thực nghiệm liên quan các DN sản xuất nhỏ của Mỹ để nghiên đến các kênh truyền tải phụ như TDTM. cứu mối quan hệ giữa khó khăn tài chính Dựa trên những phân tích, hiệu quả truyền và TDTM. Ông tách các DN kiệt quệ tài tải CSTT qua kênh TDTM được hiểu là chính khỏi các DN kiệt quệ kinh tế và phát khả năng ngăn chặn DN sử dụng TDTM hiện ra rằng các DN kiệt quệ tài chính nhận nhằm tiếp cận nguồn vốn trong giai đoạn được nhiều TDTM hơn từ các nhà cung cấp thực thi CSTT thắt chặt. Nói cách khác, của họ, xác nhận các dự đoán của Frank CSTT là không hiệu quả nếu khi NHTW và Maksimovic (1998). Hơn nữa, Preve thực hiện CSTT thắt chặt, các DN có mức (2003) nhận thấy rằng việc sử dụng TDTM xếp hạng tín dụng cao vay vốn từ các ngân tăng lên trong khoảng thời gian khi các DN hàng nhiều hơn và sau đó cho các DN có gặp khó khăn về tài chính. Đồng thời, các mức xếp hạng tín dụng thấp vay lại thông DN này mở rộng TDTM ít hơn cho khách qua TDTM. Ngược lại, truyền tải CSTT Số 251 - Tháng 4. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 43
  6. Hiệu quả truyền tải chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng thương mại ở Việt Nam qua kênh TDTM là hiệu quả khi CSTT thắt sản. NTCAssets phản ánh tín dụng thương chặt gây ra tác động thu hẹp tỷ lệ sử dụng mại ròng, tức chênh lệch giữa ARAssets và TDTM đối với cả người bán (các khoản APAssets. phải thu) và người mua (các khoản phải Biến giải thích chính: Chính sách tiền tệ trả). Cụ thể, DN có mức xếp hạng tín dụng thắt chặt: Tightening thấp hoặc có rào cản tài chính cao cung cấp Xác định lập trường CSTT của Ngân hàng nhiều hơn khoản phải thu và nhận ít hơn Nhà nước (NHNN) là một thách thức khoản phải trả; DN có mức xếp hạng tín khi NHNN sử dụng đa công cụ. Anwar dụng cao hoặc có rào cản tài chính thấp và Nguyen (2018) cho rằng lập trường cung cấp ít hơn khoản phải thu và nhận CSTT của NHNN dựa trên thay đổi cung nhiều hơn khoản phải trả. tiền mở rộng M2. Nhóm tác giả lọc dữ liệu về cung tiền M2 bằng cách sử dụng 3. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu phương pháp Hodrick-Prescott và giữ các thành phần theo chu kỳ. Tất cả tỷ lệ tăng Cơ chế truyền tải của CSTT thông qua kênh trưởng được tính bằng tỷ lệ phần trăm TDTM được thể hiện ở tác động của biện thay đổi trong suốt mười hai tháng qua trừ pháp thắt chặt tiền tệ tới tỷ lệ các khoản khi có quy định khác. Độ lệch chuẩn của phải thu (TDTM đối với người bán), phải chuỗi được sử dụng làm ngưỡng để phân trả (TDTM đối với người mua) và chênh loại các dao động. Chúng tôi đánh dấu sự lệch giữa phải thu và phải trả (TDTM ròng) thay đổi thắt chặt (nới lỏng) đối với bất kỳ của DN. Cơ chế truyền tải được coi là có thành phần chu kỳ nào giảm (tăng) nhiều hiệu quả khi tạo ra tác động thu hẹp tỷ lệ hơn một độ lệch chuẩn (Bernanke, 1990; sử dụng TDTM của DN, và ngược lại. Dựa He & Pauwels, 2008; Xiong, 2012). Phần trên các nghiên cứu của Özlü và Yalçın còn lại được coi là không thay đổi. Biến (2012) và Altunok và cộng sự (2020), mô Tightening là biến giả, nhận giá trị bằng 1 hình nghiên cứu được chỉ định cho khoản nếu trong quý NHNN thực hiện CSTT thắt phải thu và cho khoản phải trả lần lượt là: chặt, bằng 0 cho các trường hợp còn lại. ARAssetsit = α + βTighteningt-1 + Biến kiểm soát: Xi,t-1 bao gồm các biến cụ θAPAssetsi,t-1 + δXi,t-1 + μi + εit (1) thể sau: APAssetsit = α + γTighteningt-1 + lnA là logarit tự nhiên của tổng tài sản của φARAssetsi,t-1 + δXi,t-1 + μi + εit (2) DN, đặc trưng cho quy mô tài sản và danh APAssetsit = α + γTighteningt-1 + tiếng của DN. SalesA là tỷ lệ doanh thu trên θAPAssetsi,t-1 + φARAssetsi,t-1 + δXi,t-1 + μi tài sản của một DN, thể hiện khối lượng + εit (3) bán hàng của DN. CASHEQA là tỷ lệ giữa trong đó i và t lần lượt là chỉ số đại diện cho tiền và các khoản tương đương trên tài sản, doanh nghiệp và quý. đại diện cho nguồn tài trợ cho TDTM. Biến Biến phụ thuộc: ARAssets, APAssets, RSI được đo bằng tỷ số chi phí nghiên cứu NTCAssets và phát triển (R&D) so với tài sản được Biến phụ thuộc phản ánh TDTM, bao gồm dùng để phản ánh khoản đầu tư quan hệ của khoản phải thu và khoản phải trả. Biến số doanh nghiệp (các công ty tiến hành nghiên phản ánh khoản phải thu, ARAssets, là tỷ cứu mang lại bằng sáng chế có nhiều khả số giữa giá trị khoản phải thu và tài sản. năng tạo ra RSI và do đó, đầu ra của nó có Biến số phản ánh khoản phải trả, APAssets, nhiều khả năng là đầu vào duy nhất/chuyên là tỷ số giữa giá trị khoản phải trả và tài biệt cho công ty ở hạ nguồn trong chuỗi 44 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 251 - Tháng 4. 2023
  7. LÊ HÀ TRANG - ĐOÀN NGỌC THẮNG - VŨ THÙY LINH - MẠNH NGỌC YẾN Bảng 1. Thống kê mô tả các biến Số quan sát Trung vị Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất ARAssets 10.262 21.08 16.46 0.00 267.41 APAssets 10.262 12.00 12.34 0.00 270.77 NTCAssets 10.262 9.09 15.66 -138.34 255.84 lnA 10.262 6.20 1.36 2.53 11.00 ROA 10.262 0.01 0.06 -4.67 0.50 SalesA 10.262 0.24 0.23 0.00 2.40 CASHEQA 10.262 0.03 0.06 0.00 0.68 Tightening 10.262 0.11 0.32 0.00 1.00 RSI 10.262 0.05 0.07 -0.01 0.55 Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả cung ứng của nó. Các công ty tạo RSI và thị trường tài chính cao (tốt); ZSCORE sản xuất các sản phẩm độc đáo cũng có nhận giá trị cao có nghĩa là khả năng tiếp nhiều khả năng quảng cáo hơn các công ty cận thị trường vốn thấp (rất kém). Chúng sản xuất hàng hóa). ROA là tỷ số lợi nhuận tôi sắp xếp các DN trong mẫu của mình ròng trên tài sản. theo chỉ số ZSCORE để phân chia thành 4 Để nghiên cứu về thực trạng hiệu quả CSTT nhóm (tứ phân vị), chia thành 4 nhóm quan qua kênh TDTM, dựa theo các nghiên cứu sát bằng nhau (mỗi nhóm chiếm 25% DN của Özlü và Yalçın (2012) và Altunok và trong mẫu), nhằm xác định khả năng tiếp cộng sự (2020), chúng tôi thu thập số liệu cận thị trường vốn hoặc liệu DN có gặp của các DN Việt Nam đã niêm yết trên sàn rào cản tài chính không. Cụ thể, các DN có chứng khoán từ cơ sở dữ liệu FiinPro. Số khả năng tiếp cận thị trường vốn cao nhất liệu được thu thập theo quý, bắt đầu từ quý (tốt nhất) sẽ nằm trong tứ phân vị 1 (nhóm 2 năm 2010 đến quý 2 năm 2020, dựa trên DN có chỉ số ZSCORE thấp nhất), và giảm tính sẵn có của số liệu. Chúng tôi sử dụng dần theo tứ phân vị 2 và 3. Tứ phân vị 4 số liệu của các DN công nghiệp nhằm phù là nhóm DN có rủi ro phá sản cao (chỉ số hợp với các lý thuyết kinh tế về TDTM. ZSCORE cao nhất), hay khả năng tiếp cận Sau khi làm sạch số liệu bằng phần mềm thị trường vốn thấp nhất (kém nhất). Kỳ Stata 16, chúng tôi có 501 DN với 10.262 vọng kết quả về hiệu quả truyền tải CSTT quan sát. Bảng 1 mô tả thống kê các biến. qua kênh TDTM được mô tả ở Bảng 2. Quy trình phân tích được tiến hành như Theo tổng quan nghiên cứu, chúng tôi chỉ sau: Đầu tiên, sử dụng phần mềm Stata 16, đưa ra kỳ vọng về tác động của CSTT đối nhóm tác giả hồi quy cho toàn bộ mẫu, sau với khả năng sử dụng TDTM của tứ phân đó sẽ hồi quy các mô hình theo từng tứ phân vị 1 và 4, tức nhóm DN có khả năng tiếp vị dựa vào rào cản tài chính. Chúng tôi tạo cận thị trường vốn cao nhất và thấp nhất. ra bộ chỉ số ZSCORE phản ánh khả năng Kết quả ước lượng cho tứ phân vị 2 và 3 phá sản trong thời gian ngắn của một DN không thể hiện ý nghĩa rõ ràng. (Altman, 1968; và MacKie-Mason, 1990). ZSCORE nhận giá trị thấp có nghĩa là khả 4. Kết quả và thảo luận năng phá sản thấp, ngụ ý khả năng tiếp cận Số 251 - Tháng 4. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 45
  8. Hiệu quả truyền tải chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng thương mại ở Việt Nam Bảng 2. Kỳ vọng về dấu Tứ phân vị Tiêu chí Giải thích mô hình (1) Giải thích mô hình (2) Toàn bộ β,γ0 CSTT thắt chặt làm cho DN có khả năng CSTT thắt chặt làm cho DN có khả năng vị 4 γ
  9. LÊ HÀ TRANG - ĐOÀN NGỌC THẮNG - VŨ THÙY LINH - MẠNH NGỌC YẾN   (1) (2) (3) 8.56*** 3.96*** -1.06 L.SalesA (doanh thu/tài sản) (0.861) (0.743) (0.672) L.CASHEQA (Tiền và các -13.36*** 1.53 -2.40* khoản tương đương/tài sản) (1.701) (1.454) (1.308) L.Tightening (giai đoạn -2.12*** -2.39*** 0.12 CSTT thắt chặt) (0.716) (0.609) (0.548) 35.52*** 13.13*** 4.16*** Constant (Hệ số chặn) (1.933) (1.675) (1.508) Số quan sát 8,451 8,451 8,451 R bình phương 0.193 0.151 0.527 Số Ticker N 473 473 473 Firm FE YES YES YES Quarter FE YES YES YES Ghi chú: Độ lệch chuẩn trong ngoặc đơn, *** p
  10. Hiệu quả truyền tải chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng thương mại ở Việt Nam   ARAssets (Phải thu/tài sản) Biến số Tứ phân vị 1 Tứ phân vị 2 Tứ phân vị 3 Tứ phân vị 4 4.12*** 9.33*** 7.62*** 4.33** L.SalesA (doanh thu/tài sản) (1.453) (2.209) (2.035) (2.065) L.CASHEQA (Tiền và các -9.69*** -22.12*** -17.30*** -5.04 khoản tương đương/tài sản) (2.430) (3.738) (3.747) (9.188) L.Tightening (giai đoạn CSTT -1.94 -0.37 -7.44*** -0.32 thắt chặt) (1.490) (1.482) (1.288) (1.176) 45.14*** 11.96** 52.44*** 27.60*** Constant (Hệ số chặn) (4.402) (4.673) (4.505) (4.096) Số quan sát 2,124 2,143 2,194 1,990 R bình phương 0.071 0.163 0.152 0.428 Số Ticker N 216 290 284 244 Firm FE YES YES YES YES Quarter FE YES YES YES YES Ghi chú: Độ lệch chuẩn trong ngoặc đơn, *** p
  11. LÊ HÀ TRANG - ĐOÀN NGỌC THẮNG - VŨ THÙY LINH - MẠNH NGỌC YẾN Bảng 5. Kết quả hồi quy mô hình (2) theo tín dụng người mua: Tứ phân vị theo rào cản tài chính   APAssets (Phải trả/tài sản) Biến số Tứ phân vị 1 Tứ phân vị 2 Tứ phân vị 3 Tứ phân vị 4 L.ARAssets (Phải thu/tài 0.03* 0.15*** 0.13*** 0.70*** sản) (0.014) (0.015) (0.014) (0.028) -0.71 -1.81 -36.52*** -51.43*** L.RSI (Chi phí R&D/ tài sản) (2.856) (5.146) (6.578) (15.370) 2.49*** 2.31*** 0.85** -7.95*** L.lnA (Tổng tài sản) (0.424) (0.431) (0.385) (0.802) L.ROA (Lợi nhuận ròng/tài -17.18*** -37.57*** -20.70** -2.99 sản) (6.142) (8.404) (8.717) (4.244) 6.61*** 16.38*** 7.45*** -15.97*** L.SalesA (doanh thu/tài sản) (0.887) (1.333) (1.237) (2.967) L.CASHEQA (Tiền và các -0.40 0.02 -12.16*** 19.34 khoản tương đương/tài sản) (1.511) (2.359) (2.290) (13.027) L.Tightening (giai đoạn CSTT 3.34*** -0.70 -1.48* -7.10*** thắt chặt) (0.919) (0.925) (0.790) (1.659) -8.33*** -10.60*** 5.73** 61.94*** Constant (Hệ số chặn) (2.759) (2.893) (2.855) (5.727) Số quan sát 2,124 2,143 2,194 1,990 R bình phương 0.073 0.206 0.149 0.407 Số Ticker N 216 290 284 244 Firm FE YES YES YES YES Quarter FE YES YES YES YES Ghi chú: Độ lệch chuẩn trong ngoặc đơn, *** p
  12. Hiệu quả truyền tải chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng thương mại ở Việt Nam chứng thực nghiệm hữu ích về một kênh hết sức hạn chế, tác động truyền tải CSTT truyền tải ít được quan tâm của CSTT, kênh thông qua kênh tín dụng có thể mạnh hơn TDTM. Trái với nhiều kết quả thu được đối dự kiến do có thể dẫn tới cả sự sụt giảm với các DN tại các quốc gia phương Tây, trong TDNH và TDTM, khiến nhiều DN hầu hết DN tại Việt Nam không có khả lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính, hậu năng sử dụng TDTM như một nguồn tài quả là tổng đầu tư bị suy giảm quá mức, trợ thay thế cho TDNH, nguồn cung vốn bị và có thể kéo theo suy thoái kinh tế trong hạn chế trong điều kiện thắt chặt tiền tệ, từ dài hạn. Vì vậy khi điều hành CSTT cần đó giúp duy trì thậm chí gia tăng hiệu quả quan tâm tới việc ước lượng lượng cung tín của CSTT. Tác động truyền tải của CSTT dụng, bao gồm cả TDNH truyền thống và thông qua kênh TDTM thể hiện hiệu quả các nguồn tín dụng khác như TDTM, bị thu nhất đối với các DN nhỏ, có xếp hạng tín hẹp trong giai đoạn thắt chặt tiền tệ, từ đó dụng thấp. Ngược lại, đối với một bộ phận NHNN có thể xây dựng kế hoạch sử dụng các DN lớn, có khả năng tiếp cận vốn tốt các công cụ điều hành với liều lượng hợp (hoặc cao), hiệu quả truyền tải của CSTT lý, phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô đã bị suy yếu một phần do các DN này có thể đặt ra ban đầu. sử dụng TDTM như các khoản tài trợ ngắn Do hạn chế về số liệu nên bài viết này chưa hạn thay thế cho TDNH. đánh giá được hiệu quả truyền tải CSTT Những phát hiện trong nghiên cứu có thể qua kênh TDTM trong giai đoạn khủng giúp các nhà hoạch định chính sách có cái hoảng tài chính ở Việt Nam cũng như kênh nhìn tổng quát và toàn diện hơn về các kênh TDTM qua các DN không niêm yết. Đây truyền tải của CSTT, từ đó có những cân cũng là những hướng nghiên cứu hứa hẹn nhắc phù hợp để đưa ra quyết định và thực trong tương lai để cung cấp cái nhìn toàn thi CSTT theo những mục tiêu đã đề ra. diện và đa chiều hơn về vai trò của kênh Cụ thể, với thực tiễn rằng một tỷ lệ lớn các TDTM trong khả năng truyền tải CSTT tại DN Việt Nam hiện nay có quy mô vừa và Việt Nam. ■ nhỏ, với khả năng tiếp cận thị trường vốn Tài liệu tham khảo Altman, E. I. (1968), ‘Financial ratios, discriminant analysis and the prediction of corporate bankruptcy’, Journal of Finance, 23, 589–609. Alphonse, P., Ducret, J., & Séverin, E. (2006), ‘When trade credit facilitates access to bank finance: evidence from US small business data’, MFS (Istanbul) meetings Paper, 1-34. Altunok, F., Mitchell, K., & Pearce, D. K. (2020), ‘The trade credit channel and monetary policy transmission: Empirical evidence from US panel data’, The Quarterly Review of Economics and Finance, 78, 226-250. Anderson, G., & Cesa-Bianchi, A. (2020), ‘Crossing the credit channel: credit spreads and firm heterogeneity’, CEPR Discussion Paper, DP14426. Anwar, S., & Nguyen, L. P. (2018), ‘Channels of monetary policy transmission in Vietnam’, Journal of Policy Modeling, 40(4), 709-729. Bernanke, B. S. (1990), ‘The federal funds rate and the channels of monetary transmission’, NBER working paper, 3487. Bernanke, B. S., & Blinder, A. (1988), ‘Credit, money and aggregate demand’, American Economic Review, 78, 435–439. Bernanke, B. S., & Gertler, M. (1995), ‘Inside the black box: The credit channel of monetary policy transmission’, Journal of Economic Perspectives, 9, 27–48. Biais, B., & Gollier, C. (1997), ‘Trade credit and credit rationing’, Review of Financial Studies, 10, 903–937. Bộ Kế hoạch & Đầu tư (2022), Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2022, NXB Thống kê. Brechling, F., & Lipsey, R. (1963), ‘Trade credit and monetary policy’, Economic Journal, 73, 618–641. Calomiris, C. W., Himmelberg, C. P., & Wachtel, P. (1995), ‘Commercial paper, corporate finance, and the business cycle: a microeconomic perspective’, Carnegie-Rochester Conference Series on Public Policy, North-Holland, 42, 50 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 251 - Tháng 4. 2023
  13. LÊ HÀ TRANG - ĐOÀN NGỌC THẮNG - VŨ THÙY LINH - MẠNH NGỌC YẾN 203-250. Chen, S., Ma, H., & Wu, Q. (2019), ‘Bank credit and trade credit: Evidence from natural experiments’, Journal of Banking & Finance, 108, 105616. Choi, W. G., & Kim, Y. (2005), ‘Trade credit and the effect of macro-financial shocks: Evidence from U.S. panel data’, Journal of Financial and Quantitative Analysis, 40, 897–925. Duca, J. V. (1986), Trade credit and credit rationing: a theoretical model (No. 94), Board of Governors of the Federal Reserve System (US). Enterprise Survey (2015), truy cập tại https://microdata.worldbank.org/index.php/catalog/2664/get-microdata Fidrmuc, J.; Horváth, J. & Horváthová,E. (2010), ‘Corporate Interest Rates and the Financial Accelerator in the Czech Republic’, Emerging Markets Finance & Trade, 46(4), 41–54. Frank, M., & Maksimovic, V. (1998), Trade credit, collateral, and adverse selection, Unpublished manuscript, University of Maryland. FiinPro truy cập ngày 20/02/2022 từ http://fiinpro.com/ Jaffee, D., & Stiglitz, J. (1990), Credit rationing, Handbook of monetary economics, 2, 837-888. Gertler, M., & Gilchrist, S. (1994), ‘Monetary Policy, Business Cycles, and the Behavior of Small Manufacturing Firms’, Quarterly Journal of Economics, 109(2), 309–340. He, D., & Pauwels, L. L. (2008), ‘What prompts the People’s Bank of China to change its monetary policy stance? Evidence from a discrete choice model’, China & World Economy, 16(6), 1-21. Kashyap, A., Stein, J. Wilcox, D.W. (1993), ‘Monetary Policy and Credit Conditions: Evidence from the Composition of External Finance’, The American Economic Review, 83(1) 78-98. MacKie-Mason, J. K. (1990), ‘Do firms care who provides their financing?’, Asymmetric information, corporate finance, and investment, University of Chicago Press, 63-104. Mateut, S. (2005), ‘Trade credit and monetary policy transmission’, Journal of Economic Surveys, 19(4), 655-670. Meltzer, A. H. (1960), ‘Mercantile credit, monetary policy, and size of firms’, Review of Economics and Statistics, 42, 429–437 Mishkin, F. S. (1996), ‘The channels of monetary transmission: Lessons for monetary policy’, NBER working paper 5464, National Bureau of Economic Research, Inc. Mishkin, F. S. (2007), ‘Monetary policy strategy’, Mit press. Nilsen, J. H. (2002), ‘Trade credit and the bank lending channel’, Journal of Money, Credit and Banking, 34, 226–253. Ogawa, K., Sterken, E., & Tokutsu, I. (2013), ‘The trade credit channel revisited: evidence from micro data of Japanese small firms’, Small Business Economics, 40, 101-118. Oliner, S. D., & Rudebusch, G. D. (1996), ‘Monetary policy and credit conditions: Evidence from the composition of external finance’, American Economic Review, 86, 300–309. Özlü, P., & Yalçın, C. (2012), ‘The trade credit channel of monetary policy transmission: Evidence from nonfinancial manufacturing firms in Turkey’, Emerging Markets Finance and Trade, 48(4), 102-117 Petersen, M. A., & Rajan, R. G. (1997), ‘Trade credit: Theories and evidence’, Review of Financial Studies, 10, 661–691. Romer, C. D., & Romer, D. H. (1993), ‘Credit channel or credit actions? An interpretation of the postwar transmission mechanism’, NBER working paper 4485 Preve, L. (2003), Financial distress and trade credit: an empirical analysis, Mimeograph, University of Texas at Austin Taylor, J. B. (1995), ‘The monetary transmission mechanism: an empirical framework’, Journal of Economic perspectives, 9(4), 11-26. Whited, T. M., & Wu, G. (2006), ‘Financial constraint risk’, Review of Financial Studies, 19, 531–559. Wilner, B. S. (2000), ‘The exploitation of relationships in financial distress: The case of trade credit’, Journal of Finance, 55, 153–178. Xiong, W. (2012), ‘Measuring the monetary policy stance of the People’s bank of China: An ordered probit analysis’, China Economic Review, 23(3), 512-533. Số 251 - Tháng 4. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 51
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2