intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiểu về chỉ trích - Phần 2: Phản hồi chỉ trích

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

60
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy để những lời chỉ trích vô lý rớt sang bên cạnh và chẳng cần phải quan tâm tới. Chỉ chú ý tới chỉ trích giúp bạn cải thiện hơn. Đừng bao giờ để cho chỉ trích làm thay đổi con người bạn. Hãy làm theo câu tục ngữ: chó cứ sủa và ta cứ đi. Nếu bạn phải dừng lại, là vì bạn muốn dừng, chứ đừng vì con chó sủa mà dừng. "Lời phê bình mà tôi nhập tâm là từ những tác giả mà tôi tôn trọng" Steve Earle Mục đích của phần một là để mô tả...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiểu về chỉ trích - Phần 2: Phản hồi chỉ trích

  1. Hiểu về chỉ trích - Phần 2: Phản hồi chỉ trích Hãy để những lời chỉ trích vô lý rớt sang bên cạnh và chẳng cần phải quan tâm tới. Chỉ chú ý tới chỉ trích giúp bạn cải thiện hơn. Đừng bao giờ để cho chỉ trích làm thay đổi con người bạn. Hãy làm theo câu tục ngữ: chó cứ sủa và ta cứ đi. Nếu bạn phải dừng lại, là vì bạn muốn dừng, chứ đừng vì con chó sủa mà dừng. "Lời phê bình mà tôi nhập tâm là từ những tác giả mà tôi tôn trọng" - Steve Earle Mục đích của phần một là để mô tả động lực của chỉ trích. Phần hai chúng ta sẽ cùng trao đổi cách phản hồi đối với chỉ trích.
  2. 1. Đừng chấp nhận lời chỉ trích một cách mù quáng Trước hết, đừng chấp nhận chỉ trích một cách mù quáng. Luôn tự hỏi vì sao ai đó lại chỉ trích các tác phẩm của bạn. Chỉ trích có rất nhiều thể loại và cũng có nhiều động cơ khác nhau. Một số động cơ tốt và bạn cần lưu tâm, số khác lại chẳng có lý do gì và bạn không cần phải để ý tới. Do đó cần tìm hiểu xem động cơ đằng sao việc ai đó chỉ trích bạn là gì. Ví dụ, một số hình của tôi bị chỉ trích là dùng Photoshop “mạnh tay”, có nghĩa là tôi đã chỉnh sửa hình ảnh nguyên thủy bằng cách thay đổi màu, tương phản, cắt cúp, kéo giãn hoặc thu lại tỷ lệ… Tuy nhiên tôi làm như vậy là có mục đích. Nó không hề là sai sót ngẫu nhiên. Cái điều mà người ta nói “hình Photoshop” đơn giản chỉ là phản ánh phong cách cá nhân của tôi, phương cách tôi tiếp cận tới nhiếp ảnh. Tôi không cho rằng hình ảnh mới ra từ máy ảnh là sản phẩm cuối cùng. Tôi chỉ coi đó là sản phẩm hoàn tất khi nó thể hiện được cái tôi đã nhìn và cảm thấy, chứ không chỉ là cái mà máy ảnh thu nhận được. Bởi vậy, để tác phẩm nói được cảm xúc của tôi, tôi phải chỉnh sửa hậu kỳ chứ không chấp nhận cái mà máy ảnh đưa cho tôi. Việc này hoàn toàn là dụng ý chứ không ngẫu hứng, và tôi không hề có ý định phải nghỉ chỉnh sửa. Hãy để những lời chỉ trích vô lý rớt sang bên cạnh và chẳng cần phải quan tâm tới. Chỉ chú ý tới chỉ trích giúp bạn cải thiện hơn. Đừng bao giờ để cho chỉ trích làm thay đổi con người bạn. Hãy làm theo câu tục ngữ: chó
  3. cứ sủa và ta cứ đi. Nếu bạn phải dừng lại, là vì bạn muốn dừng, chứ đừng vì con chó sủa mà dừng. 2. Đừng tranh cãi một cách không cần thiết Tôi đã từng tranh cãi với những người chỉ trích tôi, tới khi nhận ra rằng suy nghĩ của họ đã định hình và họ chẳng quan tâm lắm tới sự thật. Tranh luận của tôi chẳng có tác dụng lắm và dần dà tôi thấy chán vì tốn thời gian. Giờ đây, tôi sẽ phản hồi lại chỉ trích chỉ khi tôi thấy có gì mới hoặc thú vị rong đó. Còn không thì tôi cứ kệ nó. Tôi nghe đủ chỉ trích rồi và những chỉ trích mới không cản đường tôi nữa, vậy là tiết kiệm được khối thời gian. Kinh nghiệm bản thân cuối cùng cũng có giá trị đó chứ. Tôi đồng thời cũng không phản hồi những chỉ trích mang tính sỉ nhục xúc phạm, cho dù nó có thú vị hay không. Tôi sẽ đối xử với nó như cách mà tôi điều đình bán các tác phẩm của mình. Tôi cũng thương lượng giá, nếu việc ra giá không quá xúc phạm. Nếu ai đó trả giá $200 cho một tác phẩm định giá $2000, chẳng có lý do gì mà mặc cả với họ. Với chỉ trích cũng vậy, nếu nó mang tính xúc phạm. Tôi cho nó vào sọt rác. Tôi rất thoải mái với chỉ trích, nhưng chỉ khi nào nó mang tính tôn trọng. Cho dù ai đó có ghét cay ghét đắng tác phẩm của tôi thì cũng không đáng phải thô lỗ với họ. Thô lỗ là lựa chọn cá nhân, không mang tính thiết yếu. Có một thứ tôi để ý tới, đó là câu hỏi. Hầu hết những người phê bình thích
  4. nghe chính họ chứ không quan tâm lắm tới ý kiến của tôi. Tuy nhiên thi thoảng cũng có vài câu hỏi bay tới. Nếu có thì tôi sẽ phản hồi. Cá nhân tôi cho rằng, câu hỏi xứng đáng được trả lời, trừ phi nó lỗ mãng, mà nếu vậy thì cứ để gió cuốn đi, giống như tắt máy tính, thế là xong. Mùa thu, phía Đông Sierra Nevada, California
  5. 3. Đừng cố bảo vệ Phản ứng lại chỉ là dấu hiệu của sự yếu thế. Hầu hết mọi người đều cho rằng, nếu ai đó ra sức bảo vệ vị thế hoặc đức tin của mình thì người đó có vấn đề. Hoặc người đó không đủ mạnh để tự đứng độc lập, hoặc người đó muốn giấu một cái gì đó, cũng có khi là có một động cơ gì đó mà chưa để lộ ra. Cần có một vị thế rõ ràng, vậy là vậy. Tuy có một số thứ cần phải giải thích, nhưng giải thích nên dưới dạng hướng dẫn chứ không phải là cố bảo vệ cho một lựa chọn nhất định nào đó. Điều này đặc biệt quan trọng khi bán hàng bởi khi tranh luận để bảo vệ một sản phẩm nào đó, khách hàng thường cảm giác chắc sản phẩm có vấn đề gì đó. Nên hướng dẫn khách hàng / khán giả hơn là hành động bảo vệ. Hướng dẫn có nghĩa là giải thích cho họ hiểu tại sao mình lại làm theo cách như vậy, cho họ biết kỹ thuật đã áp dụng và triết lý đằng sau cách tiếp cận của bạn. Hướng dẫn là sự thực. Sự thực có thể được kiểm tra và chứng minh một cách khoa học, nó không thay đổi từ người này sang người khác. Cố gắng bảo vệ chỉ là tự bảo bọc và tăm tối mà thôi. Tự bảo vệ là cách dùng ý kiến để bao che cho sự thật. Mà ý kiến thì chẳng thể kiểm chứng được. Nó cũng chẳng thể được chứng minh bằng khoa học và nó thay đổi từ người này sang người khác.
  6. 4. Đừng có tự phê bình Đừng có trở thành nhà phê bình của chính tác phẩm của mình. Sự đánh giá cá nhân của bạn dựa trên những nhận định khác với người xem hình của bạn. Thường thì để tạo ra một tác phẩm sẽ tốn khá nhiều thời gian, tiền bạc và nỗ lực, ngoài ra còn có rất nhiều tình cảm và kỷ niệm trong đó. Rõ ràng rằng chúng ta sẽ có sự thiên vị và tự đánh giá cao những tác phẩm của mình bởi quá nhiều công sức ở trong đó. Ở một góc độ khác, chúng ta đôi khi cũng cảm thấy là cho dù cố gắng bao nhiêu thì kết quả cũng cứ chưa được như ý muốn. Trong trường hợp này chúng ta chưa đánh giá cao tác phẩm của mình không phải bởi tại bản thân nó chưa đạt, mà là bởi vì chúng ta gặp sự khác biệt giữa kỳ vọng ban đầu và thực tế thu nhận được. Lần này ta lại thiên lệch, nhưng theo chiều hướng tiêu cực. Đừng có làm vậy. Hãy để thiên hạ quyết định việc có yêu thích tác phẩm của bạn hay không. Nếu bạn có bán tác phẩm của mình thì hãy để người ta “bầu chọn bằng tiền”. Cách này rất hiệu quả, chính xác và dễ đo đạc. Hãy giữ một tâm khí cởi mở khi đánh giá các tác phẩm của mình, bằng cách lắng nghe những người xem hình, bạn sẽ học được nhiều điều có giá trị hơn là chỉ nghe mỗi quan điểm của mình. Những người không can dự vào việc sáng tạo ra các tác phẩm sẽ chẳng thể biết điều chúng ta biết và chẳng trải nghiệm những gì chúng ta đã đi qua. Nhưng rốt cuộc, điều đó đâu quan trọng. Điều quan trọng là tác phẩm của bạn được giới thiệu và nó
  7. truyền tải được quan điểm mà bạn muốn chia sẻ tới công chúng. 5. Đừng hi vọng tất cả mọi người sẽ hài lòng Có rất nhiều lý do tại sao người ta không thích tác phẩm của bạn. Trước tiên là một số người xem ảnh chẳng cảm thấy có mối liên kết tới tác phẩm của bạn. Cái người ta muốn, cái chúng ta muốn, chỉ là khẩu vị của từng cá nhân. Bởi không phải ai cũng có cùng khẩu vị, nên bạn sẽ thấy có người thích mà cũng có người chán. Điều này chẳng có liên quan gì tới cá nhân bạn. Nếu bạn bán các tác phẩm của mình thì bạn cần hiểu rằng chỉ có một số nhỏ người xem là định mua chúng. Tôi bán các tác phẩm của mình ở Grand Canyon trong 5 năm. Trong khoảng thời gian đó, tôi ước tính có khoảng năm triệu người đã xem. Không phải tất cả bọn họ thích tác phẩm của tôi, và trong số những người thích, chỉ có vài phần trăm nhỏ là mua mà thôi. Tôi chẳng cảm thấy bị xúc phạm. Thật đơn giản, đó là bản chất của nghệ thuật. Sẽ chỉ có 1 số nhỏ cá nhân thích phong cách của chúng ta và một số còn nhỏ hơn nữa, bỏ tiền ra mua. Điều thứ nhì, một số người xem cứ kiếm tìm sự hoàn thiện trong nghệ thuật. Kì vọng này cũng thấy khá thường xuyên. Không may thay sự hoàn thiện chẳng có trên đời và cũng chẳng hiện hữu trong nghệ thuật. Cho dù cẩn thận tới đâu, một sự thiếu hụt nào đó luôn luôn len vào lúc này lúc khác. Điều này cũng là bình thường trong đời, hay trong nghệ thuật mà
  8. chẳng thể nào tránh khỏi. Những ai kỳ vọng sự hoàn mỹ đơn giản chỉ là phi thực tế. Điều thứ ba, cũng sẽ có một số người chẳng bao giờ là thỏa mãn. Tôi có một khách hàng cứ phàn nàn về vân gỗ ở cái khung ảnh không giống nhau ở bốn góc. Đầu tiên tôi không hiểu và phải hỏi lại. Ông ta chỉ vào cái vân gỗ ở khung ảnh và nói rằng các vân này đều khác nhau ở 4 góc. Tôi phải giải thích rằng gỗ này là từ cái cây chứ không phải là sản phẩm chế tác. Cây nó tự mọc và vì vậy mỗi cây mỗi khác, thậm chí mỗi phần của một cái cây cũng khác nhau. Sự biến thiên này đem lại hấp dẫn bởi sẽ không có cái khung nào giống khung nào. Vậy nhưng cho dù tôi giải thích thế nào thì anh ta vẫn muốn cái khung có bốn góc giống nhau. Cuối cùng tôi phải nói với anh ta rằng tôi không thể nào đáp ứng nổi nhu cầu của anh ta. Người này đơn giản là không thể chiều nổi. Tôi chẳng liên quan gì tới vụ này, tôi chẳng thể khống chế được cái cây nó mọc như thế nào. Mà vấn đề ở chỗ khách hàng kỳ vọng một cách không thỏa đáng. Người này cần hiểu thêm về các loại cây. 6. Bạn không cần phải thô lỗ Người ta chỉ trích tác phẩm của bạn theo kiểu xỉ nhục và hiếu chiến, không có nghĩa là bạn phải có thái độ y trang như vậy trong phản hồi của mình. Và rõ ràng là không nên vậy. Bạn nên phản hồi theo cách tôn trọng bản thân và những người khác. Cách mà người ta nhắm tới bạn là cách của họ, và chúng ta chẳng thể thay đổi được. Nhưng cách bạn nhắm tới mọi người
  9. thì bạn lại khống chế được, nên trân trọng và lịch sự một cách tối đa. Điều này có nghĩa là bạn cần học cách đối phó với những tình huống, với những con người rất nhạy cảm, thậm chí là dễ bùng nổ, một cách lịch sự và khôn khéo. Kỹ năng này là cần thiết khi bạn trở thành người của công chúng bởi những người khác sẽ dõi theo hành vi của bạn (bạn trở thành người của công chúng khi bạn triển lãm hoặc bán các tác phẩm của mình). Chắc hẳn bạn sẽ muốn người ta ngưỡng mộ chứ không phải bị coi thường. Nói cách khác, chẳng có vấn đề gì khi bị chỉ trích bởi ai đó không thích tác phẩm của bạn; nhưng sẽ là vấn đề nếu bạn phải hồi nhận xét của người khác một cách thô lỗ! 7. Kiếm tìm những người thích tác phẩm của bạn Rất nhiều nghệ sĩ cho rằng việc xác định đâu là những người ưa thích tác phẩm của mình là không làm nổi. Điều này không chính xác. Nghệ sĩ tìm khán giả cho mình bằng sự lựa chọn chủ đề, phong cách cá nhân, hình thức và địa điểm thể hiện …. Có thể nói rằng, rất ít người thích cả hai nhiếp ảnh gia Ansel Adams và Robert Mapplethorpe bởi hai nghệ sĩ này nhắm vào hai nhóm khán giả khác nhau. Chỉ có một số nhỏ là thích cả hai, phần lớn sẽ ưa chuộng hoặc là người này, hoặc là người kia. Điều này cũng giống như các phong trào nghệ thuật, chỉ có ít người thích
  10. cả hai trường phái Lập thể và Ấn tượng, hoặc Nghệ thuật trang trí với trường phái Siêu thực (Art Deco và Surrealism). Nghệ thuật xét cho cùng là khẩu vị cá nhân, mà sự ưa thích trong nghệ thuật thì thường khá phân cực. Bởi vậy, trước hết là phải xác định ai là khán giả của bạn, sau đó là phải tập trung nỗ lực để phục vụ cho nhóm cộng đồng ưa thích các tác phẩm của bạn, chứ không phải là nhóm không thích. Bởi cho dù bạn làm cái gì, chủ đề của bạn là ai, phong cách thế nào, thì cũng sẽ có người thích, có người không. Hãy bỏ qua và tiếp tục đi tới. Hãy nghe những người nói có, bỏ qua những người nói không. 8. Đừng bỏ qua những lời nhận xét khen ngợi Người ta thường nhớ những nhận xét tiêu cực hơn là những lời khen ngợi. Trong một thời gian dài tôi đã mắc lỗi này, chỉ tập trung vào những lời chỉ trích mà xem nhẹ những tiếng khen. Và tôi đã nhận ra rằng, nếu làm vậy, tôi đã không đánh giá đúng tầm quan trọng của những nhận xét khen ngợi. Tôi đã không tự thưởng cho bản thân với những gì tôi làm được, mà thay vào đó tôi lại cứ tự đánh đập mình vì chẳng thể làm vừa lòng tất cả mọi người. Có rất nhiều điều có thể học được từ những lời nhận xét khen ngợi. Có thể là biết phần nào bạn làm tốt và ai cảm thấy hài lòng với tác phẩm của bạn. Đồng thời, bạn cũng nên tự chúc mừng bản thân và đánh giá những gì
  11. mình thành công. Đương nhiên ta cũng học được khối thứ từ những nhận xét phê bình. Những gì mình làm chưa được và cần phải cải thiện. Vậy nhưng không phải cứ chăm chăm vào việc cải thiện mọi thứ mới là tốt. Cần có lúc cải thiện điều này điều nọ, và cũng cần có lúc tưởng thưởng cho những gì đã làm tốt. Học cách cân bằng 2 điều này là điều nên làm. 9. Vươn tới Chúng ta thường rất nhạy cảm khi lần đầu tiên bị chỉ trích, lần đầu tiên chúng ta nghe hoặc đọc chúng. Dần dần, chúng ta sẽ giảm bớt sự nhạy cảm với chỉ trích. Chúng ta sẽ còn tức giận với những lời chỉ trích phi lý, trong một thời gian dài. Tuy nhiên những gì mà cũng ta từng cảm thấy bị sỉ nhục, giờ sẽ không còn nữa. Cảm giác của chúng ta đã thay đổi. Chúng ta có thể đã “vượt qua nó” hoặc sẽ cho rằng nó chẳng quan trọng lắm như hồi trước mình tưởng. Như câu thành ngữ “sự thật mất lòng”. Đôi khi những lời chỉ trích là đúng, mà chúng ta hoặc lờ đi hoặc xem nhẹ. Khi chúng ta đối mặt với sự thật, và chấp nhận nó là đúng, thì sự chỉ trích liên quan đến vụ đó trở nên mờ nhạt dần. Qua thời gian, nó trở nên không có ý nghĩa nữa. Nó trở thành những gì mình đã trải qua trong quá khứ, đánh dấu một giai đoạn mà tới giờ chúng ta đã đổi khác. Chúng ta vẫn bước tới và những chỉ trích nhận được trong quá khứ đã không còn nhiều ý nghĩa như xưa.
  12. Nhìn lại những chỉ trích cảm giác “cay đắng” ngày xưa mà giờ không còn nữa kể cũng thú vị. Chúng ta sẽ cảm giác như là chúng ta đã trưởng thành hơn, như đã vượt qua một trở ngại lớn mà những tưởng không thể vượt qua. 10. Kết luận Không ai là hoàn hảo. Chúng ta làm tốt một số việc và một số việc khác thì lại không rành. Điều này có nghĩa là tất cả chúng ta, thi thoảng sẽ bị chỉ trích. Hầu hết chúng ta sẽ bị chỉ trích một cách kín đáo, hoặc ở nhà, hoặc ở công sở, chứ ít khi lại bị chỉ trích một cách công khai. Tuy nhiên, khi bạn đã mang các tác phẩm ra công chúng, ở trên website, tạp chí hoặc sách báo, gallery, thì bạn đã mở cửa cho sự chỉ trích. Bất cứ ai cũng có thể cho vài lời cay đắng và việc này chắc chắn xảy ra. Biết cách phản hồi lại chỉ trích cũng là quan trọng, nhưng vẫn chưa đủ. Cho dù bạn có khéo léo thế nào thì đôi khi vẫn cảm thấy nản và ức chế. Phần ba sẽ tập trung vào giải quyết nản trí và ức chế. Chúng ta sẽ tìm cách để giữ nhiệt huyết mà không quan tâm tới bất kỳ chỉ trích nào.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2