intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam - Cuộc đời, sự nghiệp và đạo đức: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:165

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam - Cuộc đời, sự nghiệp và đạo đức" trình bày các nội dung: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức công vụ, thi đua ái quốc một phương pháp khơi dậy tiềm năng của quần chúng tham gia phong trào cách mạng của Hồ Chí Minh, kết hợp chặt chẽ phong trào thi đua với tinh thần yêu nước - Một chủ trương đúng đắn sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng nhân dân trong cách mạng giải phóng dân tộc... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam - Cuộc đời, sự nghiệp và đạo đức: Phần 2

  1. Tư TƯỞNG HÒ CHÍ MINH VÈ ĐẠO ĐỨC CỒNG vụ PG S.T S. B ùi D inh P h ong 1. Ý nghĩa của việc rèn luyện đạo đức công vụ Đạo đức, hiểu một cách cụ thể là những nguyên tắc, chuẩn mực nhu những thang giá trị được xã hội thừa nhận. Dạo đức có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi của mỗi người, phù hợp với lợi ích cùa xã hội, của đất nước. Đạo đức vừa mang tính “bồn phận” được hiểu là “văn hóa bổn phận”, diễn ra một cách tự giác cùa mỗi cá nhân, đồng thời cũng chịu sự chế định cùa dư luận xã hội. Thực hành đạo đức qua nhiều mối quan hệ: Từng người thì lấy mình làm đổi tượng như thực hiện các hành vi cần, kiệm, liêm, chính. Trong mối quan hệ với đất nước và nhân dân là trung với nước, hiếu với dân. Quan hệ giữa con người với con người, đó là yêu thưcmg con người, sổng có tình có nghĩa. Với nhân loại, đó là tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung. Đạo đức công vụ không nằm ngoài các lóp quan hệ đó, tức là đạo đức công dân, đạo đức của con người Việt Nam trong thời đại mới. Đồng thời còn phải thực hành đạo đức của người cán bộ, công chức trong việc thực thi nhiệm vụ của Chính phủ. Trong khi thực hành đạo đức công vụ, tùy theo tính chất nghề nghiệp, vị trí công tác, chức vụ được giao, v.v mà ycu cầu, đòi 131
  2. hỏi cũng khác nhau. Người đứng đầu, cán bộ chủ chốt phải có những plìâni chất đạo đức riêng, ví như tính tiên phong, gương mẫu. Là cán bộ, công chức thì ai cũng phải gương mẫu nhưng sự gương mẫu của người đứng đầu khác nhiều so với sự gương mẫu cùa công chức binh thường. Bởi vì, như ông cha ta đã tổng kết: “nhà dột từ nóc dột xuống”; “thượng bất chính, hạ tac loạn”. Đạo đức của người cán bộ lãnh đạo, quàn lý khác đạo đức của người cán bộ không giữ chức vụ. Đạo đức của cấp tướng khác đạo đức cùa chiến sĩ binh nhất, binh nhi. v.v. Đó chính là chiều sâu tư duy Hồ Chí Minh khi bàn về con người, bàn về đạo đức của các hạng người khác nhau. Không thể lẫn lộn đạo đức của người này với người khác, vị trí này với vị trí khác, chức vụ này với chức vụ khác..., nhưng cũng không ncn tách bạch một cách siêu hình đạo đức cùa từng loại người. Bởi vì, tất cả có chung cái nền đạo đức công dân. Đạo đức công dân quan trọng nhất là cẩn, kiệm, liêm, chính, thiếu một trong bốn đức đó là không thành người, cũng giống như trời thiếu một mùa, đất thiếu một phương. Đạo đức công vụ gắn chặt với đạo đức công dân. Tuy chiếm một tỷ lệ nhỏ so với số dân, và nhân dân là người làm nên lịch sử nhưng cán bộ lại là gốc của mọi công việc. Mọi việc thành bại liên quan đốn cán bộ tốt hay kém. Vì vậy, đạo đức công vụ giữ một vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với đất nước. Một người dân thiếu tu dưỡng đao đức rất càn được nhắc nhở, phc bình, uốn nắn, nhung sự tác hại đối với cách mạng chỉ trong một phạm vi hẹp. Còn cán bộ, công chức, nếu suy thoái đạo đức thì không chỉ ảnh hường ¿en uy tín của Chính phù, sự thành bại cùa công tác cách mạng, mà còn liên quan đốn sự mất còn của chế độ. Có một thực te dẫn đến việc rèn luyện đạo đức công vụ có ý nghĩa quan trọng, đó là tiền, 132
  3. cùa, vật tư đều thuộc nhà nước. Lãng phí, tham ô, tham nhũng tập trung lớn nhất ở khu vực này. Chín mươi phần trăm nông dân, nhưng ít khi, thậm chí không bao giờ ta nghe nói đốn người nông dân lãng phí. Tóm lại, tu dưỡng đạo đức công vụ của cán bộ, công chức có một ý nghĩa lớn lao và tầm quan trọng đặc biệt. Lòng tin của nhân dân đối với Chính phù nhiều hay ít là ở đây. Nó cũng liên quan đốn vị thế cao hay thấp của đất nước so với quốc tế. Dất nước thịnh hay suy là từ đây. Chế độ này còn hay mất cũng từ đây. 2. Nội dun« đạo đức công vụ theo tư tuỏng Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh là một lãnh tụ đặc biệt quan tâm tới đạo đức nói chung, đạo đức công vụ nói riêng. Một ngày sau Tuyên ngân độc lập, Người đã nói đen nhiệm vụ cấp bách là giáo dục lại nhân dân chúng ta, làm cho dân tộc chúng ta trở ncn một dân tộc dũng cảm, ycu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập. Người đã đề nghị mở một chiến dịch giáo dục lại nhân dân bàng cách thực hiện cần, kiệm, liêm, chính. Và nửa tháng sau đó, trong Thư gửi các đỏng chí tình nhci (17-9-1945), Người đã nói đốn một trong những khuyết điểm to nhất là hù hóa. Trong thư Người viết: “Cán bộ ta nhiều người “cúc cung tận tụy”, hết sức trung thành với nhiệm vụ, với Chính phủ, với quốc dân. Nhưng cũng có người hủ hóa, lên mặt làm quan cách mạng, hoặc là độc hành độc đoán, hoặc là dĩ công dinh tư (lay cùa chung làm của ricng). Thậm chí dùng pháp công để báo thù tư, làm cho dân oán đến Chính phủ và Doàn thể” 1. Tiếp đó, ngày 19-9-1945, Người viết bài Chính phủ là công bộc cùa dein với tinh thần: “Các công 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB. Chính trị Quốc gia, H. 1995, tập 4, tr.21. 133
  4. việc của Chính phù làm phải nhằm vào một mục đích duy nhất là mưu tự do hạnh phúc cho mọi người. Cho ncn Chínli phủ nhân dân bao giờ cũng phải đật quyền lợi dân lên trên hết thày. Việc gì có lợi cho dân thì phải làm. Việc gì có hại cho dân thi phài tránh” . Một câu hỏi lớn đặt ra ngay từ nhũng ngày đau, tháng đầu sau ngày độc lập là “Sao cho được lòng dem?”. Và câu trà lời của IIỒ Chí Minh là “trước hết phải ycu dân, phải đặt quyền lợi của dân trên hết thảy, phài có một tinh thần chí công vô tư”. Nhận thức được giá trị thành quà cách mạng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, của Chính phủ mới, một Chính phù chỉ có một nhiệm vụ là gánh việc chung cho dân, chứ không phải đè đầu dân như trong thòi kỳ dưới quyền thống trị của thực dân, Hồ Chí Minh đã sớm suy nghĩ về quy chế công chức và dạo đức công vụ. Ngày 20-5-1950, Người đã ký sắc lệnh 76/SL ban hành Quy chế công chức Việt Nam. Trong Lời nói đẩu của Quy chế Công chức viết: “Công chức Việt Nam là những công dân Việt Nam giữ một nhiệm vụ trong bộ máy nhà nước của chính quyền nhân dân... Công chức Việt Nam phải đem tất cà sức lực và tâm trí, theo đúng đường lối của Chính phủ và nhàm lợi ích của nhân dàn mà làm việc”. Điều 2 cùa Quy chế Công chức quy định: “Công chức Việt Nam phải phục vụ nhân dân, trung thành với Chính phù, tôn trọng kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm và tránh làm những việc có hại đến thanh danh công chức hay đốn sự hoạt động cùa bộ máy nhà nước. Công chức Việt Nam phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Muốn hiểu đạo đức công vụ trước hết phải nhận thức sâu sắc mục tiêu cách mạng theo tư tường Hồ Chí Minh. Theo 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 4, tr.22. 134
  5. Người, “nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Đạo đức công vụ không phải vì đạo đức theo kiểu tư duy nho giáo, dẫn đốn “đức trị” và sự tôn sùng cá nhân, ngược lại đạo đức thống nhất với chính trị, phục vụ nhiệm vụ chính trị. Tu dưỡng và ròn luyện đạo đức công vụ phải hướng tới vì cuộc sống tốt đẹp của nhân dân. Vì vậy, trong quá trình thực hiện những chuẩn mực đạo đức chung như trung với nước, hiếu với dân, cán bộ công chức phủi đặt lên hàng đầu ỷ thức và tinh thần trách nhiệm hết lòng, hết sức phụng sự Tố quốc, phục vụ nhân dãn. Điều này thuộc phạm trù “văn hóa bôn phận”, tức là quyết tâm và tinh thần phục vụ nhân dân phải thấm sâu vào hành vi hang ngày cùa công chức và phải thực hành suốt đời. Cơ sở khoa học, chiều sâu triết lý của phẩm chất đạo đức này xuất phát từ bản chất cùa chế độ mới - chính thể Dân chù Cộng hòa, tức là quyền lực tối cao thuộc về nhân dân và dân là chủ, dân làm chù. Hồ Chí Minh nhấn mạnh ràng “ nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vi dân. Bao nhiêu quyền hạn đều cùa dân. Chính quyồn từ xà đến Chính phù trung ương đều do dân cừ ra”. Cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, lương ta hưởng đều từ mo hôi, nước mắt cùa dân. Mặt khác, “cán bộ là cái dây chuyền cùa bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách cùa Chính phủ, cùa đoàn the thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được” 1. Tóm lại, “vấn đồ cán bộ quyết định mọi việc” . Trong vấn đề cán bộ thì đạo đức là gốc. Mọi việc thành hay là bại, chù chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng, hay là 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 5, tr.54. 135
  6. không. Theo I IỒ Chí Minh, “ncười cách mạng phải có đạo đức cách mạng, không có đạo đức thì dù tài giỏi may cũng không lãnh đạo dược nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dàn tộc. giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, tự mình đà hù hóa, xấu xa, thì còn làm nôi việc gì?” Theo Hồ Chí Minh, nâng cao ý thức trách nhiệm trước hết là phải nhận thức về tính chất, ý nghĩa, tầm quan trọng của công việc minh làm, mà ý nghĩa lớn lao nhất là phải xác định cái gì lợi cho dân là chân lý, phục vụ nhân dân là chân lý, từ dó phải tận tâm, tận lực làm tròn phần việc được giao. Neu kết quà không tốt thì phải chịu trách nhiệm, đặc biệt là người đứng đầu. Thứ hai, phải có sự ràng buộc giữa lời nói và hành vi của mình, bào đàm nói đi đôi với làm, nói thì phải làm và làm cho tốt. Nốu nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít, nói một đường làm một nèo thì người cán bộ công chức phái chịu hậu quả, chịu sự phán xét của nhân dân. Thử ba, pliài nam vững đường lối, chù trương, chính sách của Đảng, pháp luật cùa Nhà nước. Nghĩa là người cán bộ phải nghicn cứu, hicu thau, tham nhuần tất cà các mật chính trị, kinh tố. văn hóa đổ giải thích, tuyên truyền, cổ dộng quần chúng thực hành. Bàn thân cán bộ, công chức cũng phải thi đua thực hiện chính sách của nhà nước. Thử lư, mọi suy nghĩ và hành động cùa công chức phải đi đúng đường lối quần chúng. Đi đúng đường lối quần chúng là một nét đặc sắc trong tư duy Hồ Chí Minh về đạo đức công vụ. Có thể coi đó là minh triết Hồ Chí Minh về dạo đức công vụ. Bởi vì thông thường chúng ta chỉ nói dốn đường lối cùa Đàng. Hồ Chí Minh cũng nói đốn đường lối của Đàng nhưng lại nhấn mạnh “theo đúng đường lối nhân dân” với sáu điều: 136
  7. “Dặt lợi ích cùa nhân dân lên trcn hết; Liên hệ chặt chõ với nhân dân; Việc gì cũng bàn với nliân dân, giải thích cho nhân dân hiểu rỏ; Cỏ khuyết diổni thì thật thà tự phê bình trước nhân dàn, và hoan nghênh nhân dân phê bình minh; sẵn sàng học hỏi nhân (lãn; Tự minh làm gương mau cần, kiệm, licm, chính, đổ nhân dân noi theo” Tliử năm, phụ trách trước nhân dân. Chúng ta thường đặt việc phụ trách trước Dàng và Chính phu lên trôn hết, thậm chí là duy nhất. Với triết lý về dân “trong bầu trời không gì quý bang nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bang lực lượng đoàn kết cùa nhân dân” và quan điểm dân là gốc, bao nhiêu quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân, Ilồ Chí Minh có một cách tiếp cận độc đáo về trách nhiệm công chức đoi với dân. Người viết; “Có người nói rang: mọi việc họ đều phụ trách trước Dàng, trước Chính phù. Thế là đúng, nhưng chi đúng một nứa. Họ phụ trách trước Dáng và Chính phù, đồng thời họ phai plụi trách trước nhân dân nhiều hơn phụ trách trước Dáng và Chính plìú, vi Đàng và Chính phù vì dân mà làm các việc, và cũng phụ trách trước nhân dân. Vì vậy, nếu cán bộ không phụ trách trước nhân dân, tức là không phụ 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập. Sđd, tập 6, tr.293. 137
  8. trách trước Dàng và Chính pluì, tức là đưa nhân dân đối lập với Dàng và Chính phù” 1. Như vậy, đạo đức công vụ, trách nhiệm công chức không phải thụ động, ngoan ngoãn, một chiều phụ trách trước Đàng và Chính pliủ. Bởi vỉ không phải cái gì Dàng và Chính phủ cũng đều đúng. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Ncu trong những chính sách, những chỉ thị, những khẩu hiệu cùa cấp trên, có gì khuyết điểm, cán bộ phải có tinh thần phụ trách trước nhân dân mà đề nghị những chỗ ncn sửa đổi. Không làm như vậy, tức là cán bộ không phụ trách trước nhân dân, mà cũng không phụ trách trước Dàng và Chính phủ”2. Giải thích rõ điều này, Hồ Chí Minh viết: “Nghị quyết gì mà dân chủng cho là không hợp thì đổ họ đề nghị sửa chữa. Dựa vào ý kiến cùa dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta”3. Thứ sáu, một biểu hiện cụ thổ cùa quan điểm “theo đúng đường lối nhân dân” là thực hành tiết kiệm, chống tham ô, tham nhũng, lãng phí, quan licu. Tiết kiệm không đơn thuần chi là tiền bạc, vật chất, thời gian. Dối với công chức, một khía cạnh rất quan trọng là sắp xếp, bố trí, phân phổi công việc, kể cà phân phối cán bộ. Bởi vì, nói đen tiết kiệm là nói đốn năng suất, hiệu quà, là gan liền với chống lãng phí. Trong công tác cán bộ mà không bố trí đúng người, dúng việc theo kiểu “thợ mộc làm thợ rèn, thợ rèn làm thợ mộc” khiến cho cà hai người đều lúng túng, không hoàn thành nhiệm vụ. Người tài không được sử 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập , Sđd, tập 5, tr.294. 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập , Sđd, tập 5, tr.294. 3 Hồ Chí Minh: Toàn tập , Sđd, tập 5, tr.297. 138
  9. dụng đúng chỗ là lãng phí chất xám, đây là làng phí lớn nhất xét dưới góc độ phát triền bền vừng. Cán bộ công chức phải luôn luôn thực hành chữ licm, chống tham ô, tham nhũng đê làm kiểu mẫu cho dân. Một tư duy mang sắc thái Hồ Chí Minh, đó là nhân dân, dù muốn tham nhũng cũng không thể, mà chi có thể tham ô. Còn cán bộ - có quyồn - mới có điều kiện tham nhũng (Hồ Chí Minh gọi là nhũng lạm). Cán bộ có chức vụ cao càng có diều kiện tham nhũng lớn. Người viết: “Trước nhất là cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhò, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn cùa đút, có dịp “dĩ công vi tư” 1. Licm và kiệm đi đôi với nhau. Vì xa xỉ mà sinh ra tham lam. Chiều sâu tư duy Hồ Chí Minh về chữ “bất licm” của cán bộ công chức hết sức sâu sắc. Dó không chỉ là tham tiền, cùa cải, vật chất. Những thứ đó chỉ là ngọn. Cái gốc rễ chính là “tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên... Dìm người giỏi để giữ địa vị và danh tiếng cùa mình... Gặp việc phải, mà sợ khó nhọc nguy hiểm, không dám làm”2. Từ cái tham gốc rễ đó dẫn đốn “cậy quyền thế mà đục khoét dân, ăn của đút”. Thực hành đạo đức công vụ đặc biệt phải tay sạch bệnh quan licu. Nguycn nhân của bệnh quan licu là do “xa nhân dân: do đó không hiểu tâm lý, nguyện vọng của nhân dân. Khinh nhân dân: cho là “dân ngu khu đen”, bảo sao làm vậy, không hiểu duợc chính trị, lý luận cao xa như mình. Sợ nhân dân: khi 1 Hồ Chi Minh: Toàn tập, Sđd, tập 5, tr.641. 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 5, tr.640-641. 139
  10. có sai lầm, khuyết điểm thi sợ nhân dân phc bình, sợ mất thổ diện, sợ phải sửa chữa. Không tin cậy nhân dân: họ quên ràng, không có lực lượng nhân dân, thỉ việc nhỏ mấy, dễ mấy, làm cũng không xong, có lực lượng nhân dân, thì việc khó mấy, to may, làm cũng được. Không hiểu biết nhân dân: họ quên rằng nhân dân cần trông thấy lợi ích thiết thực (lợi ích gần và lợi ích xa, lợi ích riêng và lợi ích chung, lợi ích bộ phận và lợi ích toàn cục). Đối với nhân dân, không thổ lý luận suông, chính trị suông. Không yêu thương nhân dân: do đó họ chi biết đòi hòi nhân dân, không thiết thực giúp đỡ nhân dân” 1 . Biêu hiện cùa bệnh quan liêu, đối với nhân dàn thì chi biết dùng mệnh lệnh, ép dân chúng làm. Đổi với việc, chỉ biết tổ chức hội nghị, viết nghị quyct, ra chi thị. Đối với mình thì nói một dường làm một nẻo, chi biết lo cho minh, không quan tâm đôn nhân dân, không lo phụng sự nhân dân, mà còn muốn nhân dân phụng sự mình, trước mặt quần chúng thì lên mật “quan cách mạng”. Diều đáng lưu ý là bệnh quan licu “ấp ú, dung túng, che chở cho tham ô, lãng phí. Bệnh quan liêu gieo hạt, vun trồng cho tham ô, lãng phí nảy nở”. Vì vậy, muốn trừ sạch tham ô, lãng phí, trước mắt phải tẩy sạch bệnh quan licu. Bệnh quan licu, mệnh lệnh trái hẳn với tinh thần trách nhiệm, trái hẳn với đạo đức công vụ. Tóm lại, nâng cao ỷ thức trách nhiệm, tận tâm, tận lực phục vụ nhún dân, ỉàm đay tớ cho dân là nội dung quan trọng nhát cùa đạo đức công vụ. Điều này đúng với mọi giai đoạn lịch sử. Dạo đức công vụ gan liền với những vấn đề kinh tế, 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 6, tr.292-293. 140
  11. chính trị, văn hóa, thể hiện triết lý nhân sinh vì hạnh phúc cùa nhân dân và sự phồn vinh của đât nước. Trong thời kỳ đôi mới, đạo đức công vụ được phàn ánh rõ nct trong những quy định pháp luật. Điồu 8 Hiến pháp quy định: “Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, vicn chức phái tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chõ với nhân dân, lang nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kicn quyết đau tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền. Tinh than dó cùa Hiến pháp trờ lại đích thực với tir tường I lo Chí Minh về đạo đức công vụ. 141
  12. "THI Đ Ụ A Á I QUÓC" MỘT PHƯƠNG PHÁP KHƠI DẬY TIÈM NĂNG CUA QUÀN CHÚNG THAM g ia ’ PHONG TRÀO CÁCH MẠNG CỦA HỒ CHÍ MINH P G S .T S . T r ầ n M in h T r ư ở n g Biến tiềm năng sáng tạo và tinh thần yêu nước cùa nhân dân thành động lực cách mạng thông qua phong trào “thi đua ái quốc", là tư tường chù đạo trong phưomg pháp vận động quân chúng được Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện xuycn suốt trong tiến trình cách mạng, đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiên chống Pháp và chổng Mỹ. Xuất phát từ quan điểm cùa chủ nghĩa Mác-Lcnin, tinh thần (ỷ thức) cỏ thể trờ ihcinh lực lượng vật chất khi thâm nhập vào quần chúng, I lồ Chí Minh chủ trương phát động phong trào “thi đua ái quốc" một cách sâu rộng, licn tục, trong tất cả các ngành, các giới. Đồng thời qua đó mà tăng cường đoàn kết dân tộc và động viên hốt thày quần chúng tham gia cách mạng. Trong “ Lời kêu gọi thi đua ái quốc" ra ngày 11-6-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chi rõ: “ Mục đích thi đua ái quốc là: Diệt giặc đỏi, diệt giặc dối, diệt giặc ngoại xúm. Cách làm là: dựa vào: Lực lượng cùa dân, tinh thần của dân, đê gây: Hạnh phúc cho dân. 142
  13. Vì vậy bổn phận của người dân Việt Nam, bắt kỳ sĩ, nông, công, thương, binh; bất kỳ làm việc gì, đều cần phcìi thi đua nhau : Lciììi cho mau; Làm clin tốt; Làm cho nhiều”' . Hường ứng Lời kêu gọi cùa Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả nước dấy lên phong trào thi đua sôi nổi và mạnh mẽ. Ngoài chiến trường các chiến sĩ thi đua giết giặc lập công, ở hậu phương nhân dân tăng gia sàn xuất, ùng hộ kháng chiến. Khấu hiệu: “Người người thi đua; Nhà nhà thi đua; Ngành ngành thi đua; Ta nhất định thang, địch nhất định thua!", đã thực sự trở thành khẩu hiệu hành động cùa đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện đira cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp đen thang lợi hoàn toàn. Theo Hồ Chí Minh, muốn phát động phong trào thi đua có hiệu quà, đạt mục đích, công tác lãnh đạo, chi đạo, tuycn truyền, theo dõi... phải sâu sát, thường xuycn và kịp thời. Trong công tác lãnh đạo, khi phát động phong trào thi đua, phải có mục tiêu cụ thể với từng đối tượng, từng ngành, từng giới. Thi đua ngắn ngày hay dài ngày, từng đợt hay nhiều đợt... đều phải có tổng kết đánh giá kết quà cùa từng đợt thi đua. Người nói: “ Lãnh đạo phải cụ thể, phải kịp thời, phải thiết thực, phải có trọng điểm và nám điển hình"2. Có như vậy thì việc phát động thi đua mới có ý nghĩa, mới tim ra được những cá nhân tích cực, sáng tạo, những tập thổ biết đoàn kết khắc phục khó khăn để trở thành điển hình tiên tiến, đong thời cũng chỉ ra được những cá nhân thiếu tích cực, yếu kém, những tập thổ bị chia rẽ, làm ăn không có hiệu quà, từ đó có biện pháp mà khắc phục. 1 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, NXB Chính trị Quốc gia, H. 1995, tr.444. : Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, NXB Chính trị Quốc gia, H. 1996, tr.92. 143
  14. Troníi sàn xuât cũng như chiên đâu, dã phát dộng thi dua thì phải lổ chức tổng kết thi đua và có khen thường thi dua, dù ràng hình thức khen thưởng chỉ là động viên tinh thân. Còn nhớ, trong lần đốn dự Dại hội tổng kết thi đua cùa ngành Giao thông vận tải (24-3-1966), sau khi nói chuyện với Dại hội, Người thay mặt Dàng và Nhà nước tuyên dương cán bộ, chiến sĩ, công nhân ngành giao thông vận tài, Người nói: “ Bác nghèo không có gì thường, Bác di bát tav một cái... !" . Chỉ bang một hành động rất bình dị. chân tình, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh dã tò rõ sự quan tâm cùa Đàng, Nhà nước, thái độ trân trọng cùa nhân dân trước những thành tích phấn đấu hy sinh dược ghi nhận trong phong trào thi đua, điều đó là hết sức cần thiết và có ý nghĩa động viên thiết thực. Với thái độ trân trọng, ghi nhận tinh thần phấn đấu và công lao của những anh hùng, chiến sĩ thi đua đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, nhưng Chù tịch Hồ Chí Minh cũng thường xuyên nhắc nhở những người đã có thành tích: “Tuyệt đôi chớ tự kiêu tự mãn, chớ xa dời quần chúng. Phải luôn luôn nhớ răng: thành tích là thành tích tập thổ, anh hùng là anh hùng tập thể, chứ không phải thành tích và anh hùng cá nhân. Đó là vinh dự chung cùa dân tộc, chứ không phải là vinh dự ricng của cá nhân."2. Phát động phong trào “thi dua ái quốc" trong cả nước, coi đó là một phương pháp vận động cácli mạng, nham luiy động sự hăng hái đóng góp công sưc, cùa cài cùa tất cà các tầng lớp nhân dân cho công cuộc kháng chiến, kiến quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên theo dõi, động viên phong trào. Trong: “Thư gửi nông dân thi đua canh tác" (02-1951) Người viết: 1 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8. Sđd, tr.320. 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 6, NXB Chính trị Quốc gia, H. 2000, tr.476. 144
  15. “Thực túc thì binh cường. Chiến sĩ ở trước mặt trận thi đua giết giặc lập công, thì đồng bào ờ địa phương phải thi đua tăng gia sản xuất. Ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí. Nhà nông là chiến sĩ, hậu phương thi đua với tiền phương"'. Người đồng thời nhắc nhở: “ Khi thi đua thì đồng bào nhà nông phải giúp đỡ nhau bàng mọi cách để cùng nhau tiến bộ"2. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Thi đua" không phải là “ganh đua" thuần túy, bất chấp mọi mánh khóe để đạt được tháng lại, mà “Thi đua" phải là hình thức tổ chức để thu hút, lôi kco quần chúng tham gia và cùng nhau tiến bộ. Bởi vậy đổi với từng đối tượng, phài biết tổ chức nội dung thi đua sao cho phù hợp, không câu nộ phô trương hỉnh thức. Ví như đối với thiếu niên nhi đồng, Chù tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Các cháu phải thi đưa tùy theo sức khỏe của các cháu làm dược việc gì có ích cho kháng chiến thì thi đua làm việc ấy"3. Coi trọng phương pháp vận động quan chúng thông qua các phong trào thi đua yêu nước, cho ncn Hồ Chí Minh kịch liệt phê phán tư tường khoa trương “phát" mà không “động", hoặc lối làm ăn kiểu “đánh trổng bò dùi"; “đầu voi đuôi chuột". Người yêu cầu lãnh đạo các cấp các ngành khi phát động thi đua thì phải tổ chức tuycn truyền theo dõi, kiểm tra đôn đốc và tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm, khen thưởng các cá nhân tập thể đạt được nhiều thành tích, phê bình những người chưa hăng hái, hoặc coi thi đua chỉ là hình thức. 1 Hồ Chí M inh, Toàn tập, tập 6, NXB Chính trị Quốc gia, H. 2000, tr. 178. 2 Hồ Chí M inh, Toàn tập, tập 6, NXB Chính trị Quốc gia, H. 1995, tr. 178. 3 Thư gửi các cháu nhi đồng, Báo Nhân dân, số 25 ngày 13-9-1951. 145
  16. Chính nhờ sự quán triệt kịp thời thường xuycn về động cơ phấn đấu và mục đích thi đua yêu nước cùa Chủ tịch Hồ Chí Minh mà phong trào thi đua giữa các ngành, các giới được duy tri liên tục, đúng mục đích, được sự hưởng ứng tích cực cùa quần chứng và đem lại hiệu quà rất thiết thực. Nhìn lại thời kỳ những năm đầu thập kỷ sáu mươi của thế kỷ XX, khi Ban Bí thư Trung ương Đàng ra Nghị quyết về việc đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước (26-01-1961), hàng loạt cuộc phát động hưởng ứng thi đua cùa các ngành, các giới đã nổ ra. Mở đàu là phong trào thi đua trong nông nghiệp với lá cờ đầu là Họp tác xã Đại Phong (Quàng Bình), trong công nghiệp có điển hình là nhà máy cơ khí Duyên Hải (Hải Phòng). Thi đua với nông dân và công nhân, hàng triệu thầy cô giáo và học sinh hăng hái hưởng ứng cuộc vận động “Hai tốt" trong nhà trường, (dạy tốt, học tốt) theo tấm gương điổn hình của trường phổ thông cấp II Bắc Lý (Lý Nhân, Hà Nam). Cùng với phong trào thi đua “Ba nhất" trong quân đội (được hình thành từ tháng 8-1960), đến lúc này tất cả các ngành đều xây dựng được những điển hỉnh, lấy đó làm mục tiêu phấn đấu. "Gió Đại Phong, Sóng Duyên Hải, Cờ Ba Nhát, Trong Bắc Lý" một thời đã thực sự lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân hăng hái tham gia lao động, học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong dịp đầu năm mới 1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư động viên đồng bào cả nước: "Chúc miền Bắc thi đua phấn khởi Bốn mùa hoa Duycn Hải, Đại Phong...” . Trong phong trào thi đua vì sự nghiệp xây dựng và bào vệ Tổ quốc, đã có rất nhiều sáng kiến cài tiến kỹ thuật, nhiều tấm 146
  17. gương lao động, chiến dấu quèn mình... tạo ra nguồn động lực vật chất quan trọng nhờ đó đưa miền Bẩc vượt qua trở ngại khó khăn, hoàn thành kế hoạch 5 nám lần thứ nhất. Khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh xâm lược trên cả hai miền Nam - Bấc, một lần nữa Hồ Chí Minh ra lời kcu gọi nhân dân cà nước hăng hái tham gia phong trào thi đưa yêu nước, dồn tất cả sức người, sức cùa cho cuộc chiến đau bào vệ nền độc lập tự do. Chù tịch Hồ Chí Minh khàng định: “ Lúc này, chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ thiêng licng nhất cùa mọi người Việt Nam yêu nước"1. Người kêu gọi quân và dân miền Bắc: “ llãy đay mạnh phong trào thi đua “mỗi người làm việc bàng hai", kicn quyết vượt mọi khó khăn, ra sức xây dụng và bào vệ miền Bắc xã hội chù nghĩa, hết lòng ủng hộ cuộc đấu tranh yêu nước cùa đồng bào miền Nam"2. Hường ứng lời kêu gọi chống Mỹ, cứu nước thicng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả nước lại day lên phong trào thi đua: “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược", vừa chiến đấu, xây dựng và bào vệ miền Bắc, đồng thời kiên quyết chiến đấu giải phóng miền Nam. Thể hiện tập trung nhất tinh thần thi đua yêu nước là các phong trào san sàng" trong thanh nicn và “iBa đàm đang" trong giới phụ nữ. Từ tháng 02-1965 đến tháng 5-1965, chi qua ba tháng phát động, đã có 2,5 triệu nam nữ thanh niên miền Bắc hăng hái ghi tên tình nguyện “sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm 1 Hồ Chí Minh: Toàn lập, tập II, NXB. Chính trị Quốc gia, H. 2000, tr.439. 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 11, NXB. Chính trị Quốc gia, H. 2000, tr.439. 147
  18. bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần đến". Dồng chí Trường Chinh dã đánh giá: “phong trào “Ba sẵn sàng" thực sự là một phong trào cách mạng rộng lớn cùa quần chúng thanh nicn, là chiến trường lập công cùa tuổi trẻ, là trường học bồi dưỡng một thế hộ thanh nicn anh hùng cùa dân tộc anh hùng"1. Song song với phong trào “Ba sẵn sàng", phong trào “Ba đàm đang" là một cuộc vận động lớn trong giới phụ nữ Việt Nam. Từ tháng 3 đốn tháng 5-1965 đã có 1,7 triệu chị cm ghi tcn phấn đấu đạt danh hiệu “Phụ nữ ba đàm đang", giỏi việc nước đàm việc nhà. Dánh giá về phong trào này, đồng chí Lc Duẩn đã nhận định: “Với phong trào “ Ba đàm đang" một phong trào cách mạng sôi nổi, đáp úng kịp thời những ycu cầu cấp bách cùa kháng chiến, chị em phụ nữ đã gánh vác một nhiệm vụ vô cùng trọng đại là xây dựng và củng cố hậu phương lớn xã hội chù nghĩa, thường xuyên tạo cho tiền tuyến một sức mạnh vật chất là một nguồn động viên tinh thần vô giá"2. Như vậy, bằng phương pháp vận động quần chúng tham gia các phong trào “Thi đua ái quốc", Chù tịch Hồ Chí Minh đã khơi dậy sức mạnh tiềm tàng trong mỗi con người Việt Nam, từ trỏ đến già, từ miền xuôi đến miền ngược, ra sức đóng góp công sức cùa mình cho đất nước. ' Bài phát biểu cùa đồng chí Trường Chinh tại Đại hội "Ba săn sàng" toàn miền Băc (5-1973), Báo Tiền phong, ngày 11-5-1973. 2 Lời phát biểu cùa đồng chí Lê Duẩn tại Đại hội Phụ nữ Việt Nam lần thứ IV (ngày 7-3-1974) 148
  19. Ọua thực tế lịch sử. rõ ràng các phong trào thi đua đã mang lại hiệu quà thiết thực và vô cùng to lớn. Có the nói rang, chính nhờ những phong trào thi đua ái quốc mà cả dân tộc ta đoàn kết thành một khối, biến trí tuệ, tinh thần của cải của đông đào nhân dân thành sức mạnh, thành lực lượng vật chất để chiến thắng kc thù, đi đen thang lợi cuối cùng trong hai cuộc kháng chiến than kỳ. Tuy nhicn, theo Hồ Chí Minh: “Đe đàm bào phong trào thi đua thang lợi vẻ vang, cần có hai điều: Một là, cán bộ và công nhân phải thấm nhuần đạo đức cách mạng, ý thức trách nhiệm và tinh than làm chủ tập the; hai !à kế hoạch 10 phần thì biện pháp 20 phần và quyết tâm 30 phần"1. Tức là muốn thi đua có kết quà, thì ngoài công tác tuyên truyền cho mọi người hường ứng, cán bộ còn phải đi sâu đi sát phong trào, kịp thời có biện pháp tháo gỡ khó khăn và đặc biệt là phái quyết tâm thực hiện mục ticu đổ giành thang lại. Chỉ có như vậy, thi đua mới trờ thành phong trào cùa quan chúng và mới thực sự có ý nghĩa thiết thực. Trong những năm gần đây, ờ nhiều cơ quan, địa phương mặc dù phát động nhiều phong trào thi đua, nhưng không thấm nhuần tư tường Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, ncn chỉ mang tính hình thức, thiếu hiệu quà đích thực. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, dù điều kiện khách quan có sự thay đổi, nhưng có thể khẳng định ràng, ý nghĩa cao cả và tính thời sự của tinh thần thi đua yêu nước theo tư tưởng 1 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập I I, NXB Chính trị Quốc gia, H. 1996, tr.388. 149
  20. n ồ Chí Minh vẫn giữ nguyên giá trị. Hơn lúc nào hết. chúng ta phải trở lại với tư tưởng thi đua đích thực cùa Hồ Chí Minh đổ động viên nhân dân, đoàn kết dân tộc, biến tiềm năng trí tuệ, tinh thần, sức lực cùa các tầng lớp nhân dân thành sức mạnh xây dựng đất nước. Chúng ta phải nhìn nhận, nghicn cứu, học tập và vận dụng đúng đan, sáng tạo phương pháp thi đua mà Hồ Chí Minh đã chi dẫn, chắc ràng sẽ loại trừ được căn bệnh khoa trương hình thức, trả lại ý nghĩa hiệu quả đích thực cùa một phương pháp vận động cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng thực hiện đem lại thang lợi to lớn cho cách mạng Việt Nam. 150
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2