intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hoàng Thái Cực

Chia sẻ: Le The Bang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:35

251
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hoàng Thái Cực (phiên âm Mãn Châu: Hong Taiji, chữ Hán: 皇太極), còn được phiên âm là Hồng Thái Cực, hoặc được chép là Hoàng Đài Cát (皇台吉), sinh ngày 28 tháng 11 năm 1592, mất ngày 21 tháng 9 năm 1643, người bộ tộc Mãn Châu Ái Tân Giác La (Chữ Hán: 愛新覺羅, phiên âm Mãn Châu: Aisin-Giorun[1] ), là vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc[2] (cai trị từ năm 1627 đến năm 1643, được 16 năm[3] , một số ý kiến cho rằng ông mất vào năm 1644, cai trị được 17 năm[4] ). Sự...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hoàng Thái Cực

  1. Hoàng Thái Cực 1 Hoàng Thái Cực Hoàng Thái Cực 皇太極 Hoàng đế Trung Hoa (chi tiết...) Hoàng đế nhà Thanh Trị vì 1627 – 21 tháng 9 năm 1643 Tiền nhiệm Nỗ Nhĩ Cáp Xích Kế nhiệm Thuận Trị hoàng đế Hoàng hậu Hiếu Đoan Văn hoàng hậu Hiếu Trang Văn hoàng hậu Hậu duệ Túc Thân vương Hào Cách (Hooge) Lạc Cách (Loge) Lạc Bác Hội (Gebohui) Diệp Bố Thư (Yebušu) Thạc Tái (Sose) Cao Tái (Gaose) Thường Thư (Changshu) Phúc Lâm, Thuận Trị hoàng đế (Fulin) Thao Tái (Taose) Bác Mục Quả Nhĩ (Bombogor). Cùng nhiều con gái khác. Tên thật Ái Tân Giác La Hoàng Thái Cực 愛新覺羅皇太極 tiếng Mãn: Hung Taiji hala-i Aisin-Gioro Thụy hiệu Ứng thiên Hưng quốc Hoằng đức Chương vũ Khoan ôn Nhân thánh Duệ hiếu Kính mẫn Chiêu định Long đạo Hiển công Văn Hoàng đế (năm 1643) Miếu hiệu Thanh Thái Tông Thân phụ Nỗ Nhĩ Cáp Xích
  2. Hoàng Thái Cực 2 Thân mẫu Hiếu Từ Cao hoàng hậu Sinh 28 tháng 11, 1592 Mất 21 tháng 9, 1643 (50 tuổi) An táng Chiêu lăng Hoàng Thái Cực (phiên âm Mãn Châu: Hong Taiji, chữ Hán: 皇太極), còn được phiên âm là Hồng Thái Cực, hoặc được chép là Hoàng Đài Cát (皇台吉), sinh ngày 28 tháng 11 năm 1592, mất ngày 21 tháng 9 năm 1643, người bộ tộc Mãn Châu Ái Tân Giác La (Chữ Hán: 愛新覺羅, phiên âm Mãn Châu: Aisin-Giorun[1] ), là vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc[2] (cai trị từ năm 1627 đến năm 1643, được 16 năm[3] , một số ý kiến cho rằng ông mất vào năm 1644, cai trị được 17 năm[4] ). Sự sai biệt này xảy ra do cách tính quy đổi giữa năm Dương lịch và năm Âm lịch. Hầu hết trong các sách sử Trung Quốc đều thống nhất chép tên ông là Hoàng Thái Cực, hoặc các biến âm tương tự. Tuy nhiên, theo W. Scott Morton và C.M. Lewis, tên Mãn Châu của ông là A Bát Hải[5] (còn được gọi bằng các tên khác như A Ba Hải, A Bá Hải, hay A Ba Hợi) (tiếng Mãn Châu: Abahai[5] hoặc Abahay[4] ). Rất nhiều tài liệu phương Tây đều ghi lại điều sai lầm này[6] do sự nhầm lẫn giữa Hoàng Thái Cực với một mẹ kế của ông ta, được sách Trung Quốc ghi lại tên là "A Ba Hợi". Năm 1627, Hoàng Thái Cực kế vị ngôi Đại Hãn của cha[4] [7] , mà với sự thông minh, cơ trí của mình, ông đã vượt qua những người anh em của mình và cũng là những ứng viên cho ngôi Đại Hãn để lên ngôi tối cao. Bằng sự quyết đoán, khôn khéo, ông đã từng bước tăng cường và củng cố vị trí quyền lực độc tôn trong bối cảnh phức tạp lúc bấy giờ. Khi ở ngôi Hãn, Hoàng Thái Cực đã củng cố đế quốc do vua cha Nỗ Nhĩ Cáp Xích thành lập. Ông đặt nền tảng cho cuộc chinh phạt nhà Minh ở Trung Hoa, dù ông chết trước khi điều đó hoàn tất. Ông chết vào năm 1643 nhưng không chứng tỏ sự suy yếu tham vọng của người Mãn Châu.[5] Sau khi lên nối ngôi, Hoàng Thái Cực đã thay đổi nhiều chính sách quan trọng, góp phần hóa giải được mối mâu thuẫn giữa hai dân tộc Mãn và Hán, khiến thần dân của Hán tộc trong khu vực cai trị của họ dần dần thay đổi thái độ thù địch để phục tùng triều đình một cách tự nguyện. Cũng qua những chính sách cởi mở đó đã giúp cho ông nhận được sự góp sức của nhiều nhân tài có xuất thân khác nhau. Chính Hoàng Thái Cực đã đổi tên của tộc người của mình từ Nữ Chân (Yurchen) thành Mãn Châu (Manchuria) năm 1635, đồng thời đổi tên hiệu từ nhà Hậu Kim thành nhà Thanh vào năm 1636, sau khi xưng Hoàng Đế.[4] [7] [8] [9] [10] Ông không ngừng mở rộng lãnh thổ vào lục địa Đông Á và các vùng xung quanh, lập nên Đại Thanh Quốc (chữ Hán: 大清國; bính âm: dàqīngguó). Dưới sự thống lĩnh của ông ta, nhà Hậu Kim và là Nhà Thanh sau đó đã chinh phục Triều Tiên, tiếp đến, trong một loạt những chiến dịch quân sự, ông đã khuất phục được vùng Nội Mông trước khi tiếp tục chiếm quyền kiểm soát vùng Hắc Long Giang (sông Amur) miền Đông Bắc của nhà Minh. Hoàng Thái Cực đã hợp nhất lãnh thổ Mãn Châu dưới quyền cai trị của ông[5] và đến năm 1644, triều đại nhà Minh kết thúc và chuyển sang nhà Thanh (Qing) sau khi người Mãn Châu chiếm được Bắc Kinh và chinh phục phần còn lại của Trung Quốc trong vòng 40 năm và thống trị nước này đến năm 1911.[11] Hoàng Thái Cực tiếp tục tiến hành công cuộc trị vì dựa trên các nền móng của chế độ được người cha để lại, tiếp tục phát triển và hoàn thiện chế độ Bát Kỳ bằng cách mở rộng các kỳ cho người Mông Cổ tham gia, sáp nhập các kỳ của người Hán đầu tiên vào quân đội của mình. Hoàng Thái Cực cũng chấp nhận việc áp dụng nhiều cơ cấu chính trị kiểu nhà Minh vào đất nước mình, trọng dụng nhiều nhân tài xuất thân là người Hán hay quan lại cũ của Nhà Minh nhưng luôn giữ ưu thế của người Mãn Châu trong các cơ cấu đó (thông qua một hệ thống định mức phân bổ hợp lý). Đây là cuộc cải cách mạnh mẽ, tạo tiền đề cho sự lớn mạnh của Nhà Thanh sau này. Triều Thanh cai trị Trung Quốc hơn hai thế kỷ rưỡi nhưng về cơ bản là triều đại ngoại tộc của một đế quốc mà xét về cơ cấu chủ yếu vẫn là nhà nước Trung Quốc truyền thống[12] .
  3. Hoàng Thái Cực 3 Thời niên thiếu Hoàng Thái Cực là con trai của Nỗ Nhĩ Cáp Xích và người vợ thứ tên là Mạnh Cổ (âm Mãn: Monggo). Bà là con gái út của bối lặc Dương Cát Nỗ (âm Mãn: Yangginu) của bộ tộc Mãn Yehe Nara, được gả cho Nỗ Nhĩ Cáp Xích tháng 10 năm 1588 khi mới 13 tuổi và sinh ra Hoàng Thái Cực 4 năm sau đó. Lúc bà nhập cung, chế độ hậu phi của Hậu Kim chưa được áp dụng, nên chỉ dùng chung danh xưng Phúc tấn (âm Mãn: fujin)[13] . Bấy giờ, chính thất của Nỗ Nhĩ Cáp Xích là Gundai (phiên âm Hán Việt: Cổn Đại), bộ tộc Fuca, được gọi là Đại phúc tấn, còn bà chỉ có danh hiệu Trắc phúc tấn[14] . Sau khi Gundai chết, Mạnh Cổ khi này không còn được Nỗ Nhĩ Cáp Xích sủng ái nên Abahai, thuộc bộ tộc Ula Nara, được phong ngôi Đại phúc tấn. Năm 1603, Nỗ Nhĩ Cáp Xích tiêu diệt bộ tộc Yehe Nara, Mạnh Cổ đau buồn mà chết khi mới 28 tuổi. Mãi khi Hoàng Thái Tên Hoàng Cực lên ngôi, mới truy tôn hiệu của bà là "Hiếu Từ Chiêu Hiến Kính Thuận Nhân Huy Ý Đức Hiển Thái Cực viết Khánh Thừa Thiên Phụ Thánh Cao Hoàng hậu", hay gọi ngắn là "Hiếu Từ Cao Hoàng hậu". bằng chữ Mãn Mẹ mất sớm khi mới 10 tuổi, từ lúc niên thiếu, Hoàng Thái Cực đã được theo cha và các anh tham dự nhiều cuộc chinh phục các bộ tộc khu vực đông bắc Trung Quốc và được đánh giá là một chiến binh hăng hái, can đảm. Không những thế, ông còn tỏ ra là người có kiến thức, giải quyết mọi việc được giao rất nhanh chóng và đúng đắn. Vì vậy, tuy chỉ là người con trai thứ tám[2] [3] của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, nhưng ông được vua cha tin cậy giao cho vị trí Tứ Bối lặc, chỉ huy một kỳ trong Bát kỳ Nữ Chân[9] . Những cuộc hôn nhân chính trị Khi đến tuổi trưởng thành, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã sắp đặt cho con trai mình một cuộc hôn nhân chính trị với con gái của một thủ lĩnh của bộ tộc Mông Cổ Borjigin. Với cuộc hôn nhân này, bộ tộc Aisin Gioro của ông sẽ liên kết với bộ tộc hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn, có quyền kế thừa danh nghĩa và uy tín của vị Đại Hãn vĩ đại này. Điều này quả thật chứng minh tầm nhìn xa của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, khi Lingdan Khan, vị đại hãn cuối cùng của người Mông Cổ, chết vào năm 1634, con trai ông Ejei đã đầu hàng người Mãn Châu và trao lại ấn ngọc truyền quốc của Hoàng đế Đại Nguyên cho Hoàng Thái Cực.[15] Ngoài người vợ chính thất, có tên là Jerjer (phiên âm Hán Việt là Triết Triết), về sau ông còn cưới thêm 4 người vợ nữa cũng thuộc bộ tộc Mông Cổ Borjigin, trong đó nổi tiếng nhất là Bumbutai (phiên âm Hán Việt là Bố Mộc Bố Thái), Hán danh là Đại Ngọc Nhi (大玉儿), người về sau sinh hạ được hoàng tử Phúc Lâm, sau này trở thành Thuận Trị đế, và có vai trò quan trọng trong việc giữ lại ngôi vị cho Phúc Lâm trong cuộc tranh chấp ngôi vị Đại hãn sau khi Hoàng Thái Cực chết. Tranh giành quyền lực Tương truyền, lúc sinh thời, Nỗ Nhĩ Cáp Xích từng có 16 vị phúc tấn (vợ). "Thanh sử cảo" chỉ chép tên 14 bà. Trong đó, có một vị phúc tấn là Hahana Jacing (phiên âm Hán Việt: Cáp Cáp Nạp Trát Thanh), bộ tộc Tunggiya (Đồng Giai thị), sinh hạ hai người con trai lớn: Con cả là Cuyen (Chử Anh, hoặc Trử Anh[16] ), con trai thứ hai là Daišan (Đại Thiện). Tuy nhiên, bà chỉ là một Trắc phúc tấn (vợ thứ). Vị Đại phúc tấn đầu tiên là Gundai, bộ tộc Fuca (Phúc Sát thị), sinh hạ hai người con trai: thứ năm là Manggūltai (Mãng Cổ Nhĩ Thái) và thứ 10 là Degelei (Đức Cách Loại). Sau khi bà Gundai qua đời, Nỗ Nhĩ Cáp Xích phong Abahai (A Ba Hợi), bộ tộc Ula Nara, làm Đại phúc tấn. Bà sinh hạ ba người con trai: thứ 12 là Ajige (A Tế Cách), thứ 14 là Dorgon (Đa Nhĩ Cổn) và thứ 15 là Dodo (Đa Đồ). Bên cạnh đó, các phúc tấn khác cũng sinh cho ông chín người con trai (AKa) khác, trong đó có Hoàng Thái Cực. Để có thể quản lý về mặt quân sự và dân sự các bộ tộc Nữ Chân một cách có hiệu quả, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã tổ chức các bộ tộc mà ông chinh phục được thành 8 nhóm bộ tộc gọi là Bát kỳ. Các nhóm Chính Hoàng kỳ, Tương Hoàng
  4. Hoàng Thái Cực 4 Kỳ và Chính Bạch kỳ thường được gọi là "Thượng Tam Kỳ" (上三旗) và do ông trực tiếp giữ ngôi Kỳ chủ. Năm kỳ còn lại là Chính Hồng kỳ, Tương Bạch kỳ, Tương Hồng kỳ, Chính Lam kỳ và Tương Lam kỳ được giao cho những vị Bối lặc (Beile)[17] thân tín của ông làm Kỳ chủ. Hầu hết các người con trai của Nỗ Nhĩ Cáp Xích đều được phong là Bối lặc, nhưng chỉ có bốn người phong là Hòa thạc Bối lặc (Hošoi Beile), nắm trọng quyền, được giao quyền quản lý các Kỳ, cùng phụ tá cho Nỗ Nhĩ Cáp Xích tạo thành một hội đồng quản lý quốc gia (Hòa Thạc Bội Cần) cũng tương tự như bộ tư lệnh quân đội là Chử Anh, Đại Thiện, Mãng Cổ Nhĩ Thái và Hoàng Thái Cực. Ngoài ra, Nỗ Nhĩ Cáp Xích còn có một người cháu trai mà ông yêu quý và đặt cách xếp vào hàng Hòa thạc Bối lặc là A Mẫn.[9] Đại Bối lặc Chử Anh vừa là con trai trưởng, từng theo cha lập nhiều võ công hiển hách cho nhà Hậu Kim, theo lý là người kế vị thích hợp nhất. Tuy nhiên, do tính tình kiêu ngạo, coi khinh người khác cho nên Chử Anh không được lòng mọi người trong bộ lạc, gây là sự bất mãn lớn. Ngay từ lúc vua cha còn tại vị, Chử Anh đã bị bốn vị Bối lặc trụ cột là Đại Thiện, A Mẫn, Mãng Cổ Nhĩ Thái và Hoàng Thái Cực và năm vị đại thần là Phí Anh Đông, Ngạch Diệc Đồ, Hà Hòa Lý, An Phí Dương Cổ và Hô Nhĩ Hán tập trung công kích[18] . Do đó, Chử Anh dần không còn được sự tín nhiệm của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, nảy sinh ra bất mãn, nhiều lần tỏ ý oán trách vua cha cùng với nhũng kẻ đã dèm pha mình. Cuối cùng, ông ta bị tố cáo, tống giam và chết trong ngục vào năm 1618.[19] Sau khi Chử Anh chết, Đại Thiện trở thành Đại bối lặc. A Mẫn tiếp nhận ngôi vị Nhị bối lặNhưng được mấy năm, Đại Thiện lại tước mất vị trí này vì bị dèm pha là có gian tình với một vị Đại phúc tấn Phú Sát thị, người vợ thứ hai của Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Qua vụ này, Phú Sát thị cũng bị phế truất và sau đó lại bị chính con trai của mình là tam Bối Lặc Mãng Cổ Nhĩ Thái giết chết. Sau thất bại tại chiến dịch đánh thành Ninh Viễn, Nỗ Nhĩ Cáp Xích “ôm hận” chết. Cái chết của ông đã ngay lập tức gây ra tình trạng căng thẳng và hỗn loạn trong tầng lớp thống trị Hậu Kim. Lúc còn sống, Nỗ Nhĩ Cáp Xích không xác định rõ ai trong số những người con trai của mình sẽ thừa kế ngôi vị Hãn. Điều này đã gây ra sự tranh chấp giữa các vị Bối lặc nắm trọng binh tranh giành ngôi Hãn một cách quyết liệt. Sau khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích chết, theo thỏa hiệp giữa Hoàng Thái Cực và các Bối lặc thì bố trí của các kỳ chủ trong Bát kỳ như sau: Đại Thiện nắm Chính Hồng kỳ và Tương Hồng kỳ, A Mẫn nắm Chính Bạch kỳ, Mãng Cổ Nhĩ Thái nắm Chính Lam kỳ, Đa Nhĩ Cổn nắm Chính Hoàng kỳ, Đa Đồ được giao Tương Hoàng Kỳ, A Tế Cách nắm giữ Chính Bạch Kỳ và Tương Bạch kỳ.[20] [21] Chử Anh đã chết, Đại Thiện gây chuyện tai tiếng nên mất uy tín, Mãng Cổ Nhĩ Thái vì giết mẹ đẻ nên bị chỉ trích, A Mẫn chỉ là người cháu, không phải trực hệ vì vậy người đủ tư cách chỉ có thể là tứ Bối lặc Hoàng Thái Cực. Tuy vậy, trong lúc này ông chưa thể gạt bỏ ngay đại Bối lặc Đại Thiện. Ngoài ra còn có một đối thủ đáng gờm là người anh em Đa Nhĩ Cổn con trai của bà Đại Phúc tấn A Ba Hợi, người được Nỗ Nhĩ Cáp Xích sũng ái trong những năm cuối đời. Ai có thể lên ngôi Đại Hãn đầy quyền lực, các lực lượng, phe phái đều vận động tích cực trong cuộc chạy đua quyết liệt này. Trong cuộc tranh cử quyết liệt này, Hoàng Thái Cực đã có đối sách của ông ta. Ông ta tìm đến hai người con của Đại Thiện vốn có quan hệ mật thiết với ông ta là Nhạc Thác và Sa Ha Liên (sau này là hai người có công rất lớn trong việc đưa ông lên ngôi). Đó là những nhân vật quan trọng về quân sự và chính trị của nước Hậu Kim. Sau khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích chêt, họ thấy rõ tình thế của nước Hậu Kim, bên ngoài thì có Minh triều đang rình rập, bên trong thì các vị đại bối lặc không ngừng đấu đá tranh giành ngôi vị, các đại thần thì có toan tính riêng. Có thể nói cả trong và ngoài đều rất khó khăn, lãnh địa đang rơi vào tình trạng hiểm nghèo, Đại Thiện khó bề mà giải quyết nỗi. Trái lại Hoàng Thái Cực là con người đầy chiến công, xử lý công việc đối ngoại rất sáng suốt, quyết đoán, được mọi người tin tưởng. Hoàng Thái Cực đã tranh thủ được hai người này thông qua đó, tác động tới Đại Thiện, dẫn đến một sự thỏa hiệp. Hai anh em này bàn với Đại Thiện, cân nhắc, tính toán nhiều lần cuối cùng Đại Thiện lựa chọn ủng hộ Hoàng Thái Cực lên ngôi là hợp lý nhất, có thể "nhất cử lưỡng tiện": Sau khi lên ngôi tân Hãn, Hoàng Thái Cực sẽ ưu đãi họ, mặt khác có thể kiềm chế anh em nhà Đa Nhĩ Cổn, bảo vệ thực lực lưỡng kỳ của họ (Đại Thiện đang nắm giữ Chính Hồng kỳ và Tương Hồng kỳ trong tám lá cờ của Hậu Kim). Hai anh em này thông báo quyết định này cho Hoàng Thái Cực, ông ta mừng rỡ lập thỏa hiệp sau khi lên ngôi sẽ “kính trọng các anh, yêu mến con cháu mình và làm lễ kết nghĩa với ba Đại bối lặc đồng thời đề nghị mời cả ba vị Đại bối lặc cùng dự bàn việc quốc chính”.[20]
  5. Hoàng Thái Cực 5 Lên ngôi Đại Hãn Vào tháng 9 năm 1627 (năm Thiên Mệnh thứ sáu) hồi 6 giời sáng (giờ Mão), Bối lặc Đại Thiện tuyên bố trước đại điện: Bối lặc Hoàng Thái Cực là người tài đức đứng đầu, rất được long nhân tâm, mọi người đều đồng lòng cùng nhau tôn Người lên ngôi Đại Hãn. Lời tuyên bố kết thúc, Hoàng Thái Cực lên ngôi Hãn[4] [7] [20] , trở thành vị Đại Hãn thế hệ thứ hai của nước Hậu Kim (và là Hoàng đế đầu tiên của Nhà Thanh sau này). Như vậy, Hoàng Thái Cực đã lên kế vị sự nghiệp của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, lãnh đạo quân Kim chống lại nhà Minh. Hoàng Thái Cực thề sẽ trả thù cho Nỗ Nhĩ Cáp Xích[16] . Ông đổi niên hiệu của Nhà Hậu Kim từ Thiên Mệnh (天命, Tiānmìng) thành Thiên Thông (天聰, Tiāncōng). Tháng 9 năm đó, sau khi lên ngôi vua, Hoàng Thái Cực thực hiện thõa hiệp với Đại Thiện. Trước tiên ông thề ước với tất cả các vị Bối lặc, sau đó ba vị Đại Bối lặc dẫn đầu là Đại Thiện cùng tuyên thệ với các vị Hoàng đế Hoàng Thái Cực Bối lặc. Bằng cách liên hiệp với tập đoàn Đại Thiện, Hoàng Thái Cực đã giành được ngôi vị Đại Hãn, đổi lại tập đoàn Đại Thiện thông qua sự liên hiệp này cũng đã tiến thêm một bước mở rộng phạm vi lợi ích của mình. Cũng cố ngôi vị Hoàng Thái Cực lên ngôi Hãn không phải do di chúc của người tiền nhiệm, cũng không phải tuổi tác cao hay chiến công lớn gì cả, mà đó là do sự ủng hộ của mấy người anh em và mấy người cháu của mình do Đại Thiện đứng đầu. Vì vậy đổi lại khi lên ngôi, ông không nhưng bảo lưu chế độ do Nỗ Nhĩ Cáp Xích xác lập. Trong đó tám vị Đại Bối lặc cùng trị quốc chính, còn phải dùng lễ hết sức ưu ái đối với ba đại Bối lặc là ba người anh em là Đại Thiện, A Mẫn và Mãng Cổ Nhĩ Thái. Mỗi khi lên triều, khánh lễ hay tiếp kiến quần thần, ông phải để ba Đại Bối lặc cùng ngồi vì trí ngang hàng với mình, cùng ngồi mặt hướng Nam, nhận lễ của các bồi thần, nghiễm nhiên như là tứ Hãn, đồng thời ông cũng miễn lễ quân thần cho họ, coi như anh em tương kiến. Tuy vậy, một nước không thể có nhiều vua, ngôi cao không thể cùng chung hưởng, thêm vào đó, yêu cầu tập trung quyền lực lúc bấy giờ không thể cho phép tình trạng này kéo dài. Chính vì thế khi lên ngôi Hãn, Hoàng Thái Cực từ sớm đã vạch ra kế hoạch loại trừ dần các chướng ngại này. Trước đó, Hoàng Thái Cực đã cùng với tập đoàn Đại Thiện đã có thõa thuận ngầm với nhau, cùng liên hiệp đối phó với kẻ thù chính trị chung là Đại phúc tấn A Ba Hợi, mẹ của anh em Đa Nhĩ Cỗn. A Ba Hợi được Nỗ Nhĩ Cáp Xích sũng ái nên thế lực của bà khá mạnh. Ba anh em Đa Nhĩ Cỗn, A Tế Cách và Đa Đồ tuy chưa lập công lớn nhưng vẫn được ân sủng đăc biệt. Họ được nhận lá cờ vàng chính, lá cờ vàng viền và 15 Ngưu lộc, đồng thời còn được hứa sẽ ban thêm cho một lá cờ nữa. Thực lực của anh em Đa Nhĩ Cỗn đã vượt hẵn trên các bối lặc trong đó bao gồm Hoàng Thái Cực. Họ song song cùng tiến ngang hàng với Đại Bối lặc Đại Thiện khiến ông ta hết sức bất mãn. Điều khiến Hoàng Thái Cực và Đại Thiện lo lắng là A Ba Hợi là người đàn bà có rất nhiều cơ mưu, ôm ấp dã tâm lớn, biết được nhiều chuyện cơ mật của Nỗ Nhĩ Cáp Xích và của cả nước Hậu Kim. Nếu để lực lượng của bà ta phát triển lớn mạnh, sẽ gây nguy hại đến lợi ích của liên minh này. Chính vì vậy, Hoàng Thái Cực và Đại Thiện đã cùng nhau phối hợp loại trừ. Hoàng Thái Cực đến chổ ở của A Ba Hợi ra lệnh bà ta phải tự vẫn theo di ý của tiên vương[] và tuẫn táng cùng Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Vì hoàn toàn bị bất ngờ và không kịp chuẩn bị, A Ba Hợi đành phải chịu chết. Đối thủ đầu tiên của Hoàng Thái Cực đã bị loại trừ. Với các đối thủ còn lại, Hoàng Thái Cực một mặt vẫn tỏ lòng tôn kính, cảm kích đối với các huynh trưởng, thực hiện các chính sách vỗ về họ. Mặt khác, vì ba Đại Bối lặc vẫn đang nắm trong tay thực lực hùng hậu: Đại Thiện đang nắm Chính Hồng kỳ, A Mẫn đang nắm Chính Bạch kỳ, Mãng Cổ Nhĩ Thái nắm Chính Lam kỳ. Họ đang khống chế một
  6. Hoàng Thái Cực 6 nữa thế lực trong Bát kỳ. Hoàng Thái Cực tuy là Đại hãn nhưng thực tế cũng giống như một Kỳ chủ nắm một lá cờ mà thôi. Không những thế, cả ba vị Đại Bối lặc và các vị Kỳ chủ khác (anh em nhà Đa Nhĩ Cỗn) còn cùng nghị bàn quốc chính (chế độ bát nghị), khiến Hoàng Thái Cực bị chế ngự trong mọi việc, mọi nơi, không thể tự chuyên quyền ngay được. Đứng trước tình thế đó, ông phải nhẫn nhịn và chờ cơ hội. Tuy nhiên, một sự kiện xảy ra khiến Hoàng Thái Cực nhận thấy không thể duy trì cục diện như hiện tại mà phải có những bước đi táo bạo để loại trừ đối thủ của mình càng nhanh càng tốt. Năm 1629, năm thứ ba sau khi Hoàng Thái Cực lên ngôi, ông dẫn quân đi chinh phạt Minh triều. Nhưng khi đi được nữa đường, Đại Thiện và Mãng Cổ Nhĩ Thái đột nhiên yêu cầu ông lui binh vì lý do là “Đi đánh trận, đường xa vất vã là điều cấm kỵ của nhà binh”. Sự tùy tiện này đã khiến cho kế hoạch đánh triều Minh có nguy cơ bị đỗ vỡ, sự dày công chuẩn bị trước đó xem như uổng phí và bỏ lỡ thời cơ Nam tiến. Ông đã phải một lần nữa tìm đến bàn bạc với Nhạc Thác và Sa Ha Liên (là hai người con của Đại Thiện có quan hệ mật thiết và từng giúp ông lên ngôi trước đó) để trao đổi, phân tích, thông qua đó dùng đòn "khích tướng" tác động đến Đại Thiện và Mãng Cổ Nhĩ Thái khiến họ đổi chủ ý đồng ý để ông hạ lệnh tiếp tục tiến quân. Chiến dịch này cũng đã đạt được một số mục đích nhưng rõ ràng không làm ông cảm thấy an tâm chút nào.[20] Có thể thấy, trước thực lực khá mạnh, đủ sức tác động và bẻ lái chính sách và tình thế cả ba vị Đại bối lặc, nước Hậu Kim nếu muốn phát triển và tiến lên, cần phải tước bỏ quyền lực của họ. Để tăng cường quyền lực của người đứng đầu, cần phải thực hiện cục diện chỉ một tiếng nói quyết định, chấm dứt chế độ Bát kỳ nghị sự mà thực hiện chế độ mệnh lệnh, phục tùng tuyệt đối. Để thực hiện khát vọng này, Hoàng Thái Cực đã vận dụng trí tuệ và mưu lược của mình, nắm vững thời cơ, quyết đoán trong hành sự, thực hiện sách lược không xuất kích cùng lúc, toàn diện mà có phân biệt chủ yếu, thứ yếu, lợi dụng thời cơ, đánh bại từng đối thủ một, theo “kiểu vặt lá, tỉa cành”, “rút củi dưới nồi”. Trước đó, ông đã liên kết với tập đoàn Đại Thiện cùng nhau loại trừ đối thủ chính là A Ba Hợi. Nay ông chọn mục tiêu đánh đòn phủ đầu vào Kỳ chủ Chính Bạch kỳ A Tế Cách. Vì Hoàng Thái Cực đã bức tử mẹ mình, A Tế Cách cùng Đa Nhĩ Cổn và Đa Đồ tức giận nhưng không dám lên tiếng vì yếu thế, đành tìm cơ hội trả thù. Khi Đa Đồ trưởng thành, A Tế Cách liền đề nghị A Bố Thái (là cậu của ông ta) gả con gái cho Đa Đồ, làm em dâu của mình. A Bố Thái trước đây từng đảm nhiệm vị trí thủ lĩnh quân sự tối cao Bát kỳ là quan Tổng binh kiêm Đốc đường đệ nhất, có quyền thế rất lớn. Hiện tại tuy ông ta bị giáng chức nhưng ảnh hưởng trong quân đội vẫn rất lớn, lại bất mãn với Hoàng Thái Cực. Nếu như hai anh em A Tế Cách nắm trong tay thực lực hai lá cờ Chính Bạch kỳ và Tương Bạch kỳ, lại có sự hậu thuẫn và chi viện của A Bố Thái lão luyện thì có thể tạo nên sự hiểm nguy khó lường và khó phòng ngừa. Hoàng Thái Cực ra sức phản đối việc thông gia đó, nhân cơ hội này, lấy lý do là A Tế Cách không hề bàn bạc và xin ý kiến chỉ đạo của Đại Hãn và các vị Bối Lặc, tự ý hành sự và gán tội vượt quyền, khi quân và giáng xuống làm thứ dân, để Đa Nhĩ Cỗn thay A Tế Cách làm Kỳ chủ Chính Bạch kỳ. Sau đó, Hoàng Thái Cực tìm mọi cách để lôi kéo, ban tặng và phong nhiều danh hiệu cao quý cho hai anh em Đa Nhĩ Cỗn và Đa Đồ. Từ đó, hai anh em họ trở thành trung thần của ông. Hai lá cơ trắng thực tế đã nằm gọn trong tay Hoàng Thái Cực. Đối thủ thứ hai đã bị loại trừ, thế lực của tập đoàn A Ba Hợi cơ bản bị xóa sổ.[20] Tiếp đến, ông thực hiện việc cải cách về chế độ quan chức, qua đó phân tán quyền lực của các Bối lặc Bát kỳ. Trước tiên, mở rộng quyền lực của đại thần Tổng quản các lá cờ, quy định khi nghị bàn chính sự quốc gia hay việc cơ mật, đại thần Tổng quản sẽ cùng tham dự nghị bàn với các Chư vương, Bối lặc. Đó là cách thức phân chia quyền lực trong tay các Chư vương, Bối lặc vào tay đại thần Tổng quản kỳ vụ, từ đó phá vỡ cục diện các Chư vương, Bối lặc lũng đoạn quyền lực, thao túng chi phối tình thế (vì mở rộng chủ thể được nghị sự sẽ làm cho ý kiến của các Bối lặc từ đa số sẽ trở thành thiểu số, mặt khác, những vị đại thần tổng quản này theo luật định là dưới quyền của Đại Hãn chứ không phải các vị Bối lặc). Như vậy, đã làm suy yếu một bước nữa quyền lực của các vị chư vương Bối lặc, khiến họ ở trong thế cùng giám sát, khống chế lẫn nhau. Nhằm hạn chế thêm một bước nữa quyền hạn của tham Đai bối lặc, vào tháng 2 năm 1629 (năm Thiên Thông thứ ba), Hoàng Thái Cực lấy lý do quan tâm đến tình hình công việc “vất vã quá mức” của họ. Ông đã bải bỏ đại quyền của họ, luân lưu chấp chính mỗi tháng một lần và dùng cách nói văn hoa mỹ miều để trấn an rằng: “Trước đây do
  7. Hoàng Thái Cực 7 phải trực chấp chính hàng tháng, tất cả mọi việc đều phải phiền lụy đến các vị huynh trưởng xử lý, thật vất vã và không tiện. Kể từ nay về sau có thể ra lệnh cho các tiểu bối lặc con cháu thay thế”. Đối với cung cách đó, danh nghĩa là lòng tốt quan tâm nhưng thực chất là tước quyền. Đại Thiện và các Bối lặc khác không tìm được cớ gì để không tuân theo, phải cúi đầu tuân mệnh. Còn tầng lớp tiểu Bối lặc thay thế luân lưu trực chấp chính đều là con cháu của Hoàng Thái Cực, đương nhiên phải phục tùng lệnh vua ban.[20] Tuy nhiên, tất cả những cách làm đó chưa đủ triệt để để xóa bỏ ảnh hưởng và địa vị đặc biệt của ba Đại Bối lặc ở tập đoàn thống trị thượng tầng. Vì vậy, Hoàng Thái Cực tích cực xuất kích, tìm lại được thời cơ tốt để hành sự. Sau khi mới lên ngôi, Hoàng Thái Cực đã vấp phải sự khiêu khích của Đại Bối lặc thứ hai là A Mẫn. Ông này yêu cầu tự mình đi làm phiên ngoại, tư lập thành một vương quốc độc lập. Yêu cầu này đã bị Hoàng Thái Cực cự tuyệt, đồng thời gây ra cho ông sự bất mãn. Vào năm 1630 (năm Thiên Thông thứ bốn), Hoàng Thái Cực cử A Mẫn mang quân đi phòng giữ bốn thành mới chiếm được là Thủy Bình, Loan Châu, Thiên An, Tôn Hóa. Quân Minh phản công lớn, bao vây và đến công chiến Loan Châu. A Mẫn kinh hoàng, hoảng hốt, không tổ chức bất cứ cuộc chống cự nào, chỉ ra lệnh rút quân. Trước khi tháo chạy, ông ta lại ra lệnh cho binh sĩ giết quân trung thành và cướp sạch tài sản của nhân dân. Loan Châu rơi vào tay quân Minh, ba thành khác cũng nhanh chóng thất thủ. Bao nhiêu công sức, tiền bạc của Hoàng Thái Cực vất vã bỏ ra đầu tư cho bốn ngôi thành đều bị mất toàn bộ, tổn thất hết sức nặng nề. Hành động của A Mẫn khiến cho Hoàng Thái Cực tức giận vô cùng. Nhưng hậu quả còn nghiêm trọng hơn nữa, sau khi các tướng sĩ giữ thành của triều Minh và quân dân bị sát hại, họ lấy đó để làm điều răn đe và đề phòng. Về sau, họ kiên trì không đầu hàng, càng tăng thêm khó khăn cho quân đội Hậu Kim trong việc công thành. Để lấy lại thanh danh, Hoàng Thái Cực lập tức triệu tập Chư vương, Bối lặc cùng các đại thần tuyên bố “16 tội lớn” của A Mẫn trong đó tội thứ 11, khép ông ta có mưu đồ áp đảo tranh giành ngôi Hãn. Thái độ của Hoàng Thái Cực rất quyết liệt, Chư vương, Bối lặc và các đại thần cùng nhau phụ họa cho tội trạng của A Mẫn và cho rằng ông ta đáng chết. Lúc đó, Hoàng Thái Cực lại tỏ lòng độ lượng, “dung tha tội chết” cho A Mẫn, chỉ xóa bỏ vị trí Đại Bối lặc, xóa bảo danh hiệu kỳ chủ, xử tù chung thân. Toàn bộ tài sản, dân nô của ông ta và ngôi kỳ chủ đều do người em là Tế Nhĩ Ha Lang kế thừa. Một người không có quyền thế và kinh nghiệm chính trị như Tế Nhĩ Ha Lang thì lực lượng Tương Lam kỳ do ông ta chỉ huy nhanh chóng trở thành lực lượng trung thành của Hoàng Thái Cực. Đối thủ chính trị trực tiếp thứ ba của ông đã bị loại trừ. Một năm sau (1631) Đại bối lặc Mãng Cổ Nhĩ Thái cũng vì cuộc tranh chấp với Hoàng Thái Cực xảy ra trong chiến dịch Đại Lãng Hà nên đã bị giáng chức. Trước chiến dịch, Hoàng Thái Cực rời doanh trước đi quan sát địch tình ở nội thành. Mãng Cổ Nhĩ Thái có nhiệm vụ đi tháp tùng đã yêu cầu ông bổ sung thêm tướng sĩ cho kỳ của mình nhưng đã bị từ chối. Mãng Cỗ Nhĩ Thái bất mãn không kiềm chế được mình đã cự cãi với Đại Hãn và ẩu đả (một hành động bộc trực đặc trưng của các dân tộc du mục) với Đức Cách Loại, người em cùng mẹ với mình đã lên tiếng chỉ trích thái độ phạm thượng của ông ta. Hoàng Thái Cực nhân cơ hội đó trở về doanh trướng triệu tập các Bối lặc, tố cáo tội lỗi của Mãng Cổ Nhĩ Thái. Sau chiến dịch Đại Lãng Hà kết thúc, các Bối lặc đề nghị xử tội Mãng Cỗ Nhĩ Thái, cách chức Đại Bối lặc, tước năm Ngưu lộc, phạt tiền một vạn lượng bạc. Hoàng Thái Cực mau mắn tán đồng đề nghị đó, do vậy đã trừ bỏ được thế lực này. Đối thủ chính trị trực tiếp thứ tư của Hoàng Thái Cực đã bị ông loại trừ, Hai trên ba vị Đại bối lặc ngồi ngang hang với Đại Hãn đã bị lật đổ, chỉ còn một mình Đại Thiện. Vào cuối năm 1631, Hoàng Thái Cực đã tiến thêm một bước táo bạo nữa khi ra lệnh tổ chức hội nghị chư Vương, Bối Lặc họp bàn để định việc sắp xếp thứ tự khi chầu triều, nhân đó, tham chính Lý Bá Long nêu ra vấn đề có nên có việc ngồi ngang hang với Đại Hãn hay không, thực chất là để thăm dò phản ứng của Đại Thiện. Đại Thiện không còn sự lựa chọn phải chấp nhận phương án chỉ để một mình Đại Hãn ngồi mặt về hướng Nam, ông ta cùng Mãng Nhĩ Cổ Thái phải chấp nhận ngồi hai bên. Về căn bản, Đại Thiện đã ý thức được tình thế bấy giờ. Ba vị Đại Bối lặc cùng ngồi ngang hang với Đại Hãn nay chĩ còn lại một mình ông. Ông ta đã mất đi những liên kết quan trọng, nếu ông ta cứ kiên trì đòi ngồi ngang hang với Hoàng Thái Cực, cùng chung xử lý chính sự, e rằng sẽ không khả quan, cho nên ông ta buộc phải thay đổi sách lược tỏ ra cung kính cực đoan với Hoàng Thái Cực. Đại Thiện vừa tuyên bố ý kiến của mình, các Đại thần, Bối Lặc biểu thị tán thành ngay. Hoàng Thái Cực nhân đó “chuẩn y” lời thỉnh tấu của các vị Bối lặc và Đại thần, chính thức bãi bỏ chế độ Ba vị Đại bối lặc cùng ngồi ngang hang nghị bàn việc triều chính.
  8. Hoàng Thái Cực 8 Quyết định đổi thành cơ chế “Một mình ngồi hướng Nam ”. Tuy vậy về thực lực, Đại Thiện và vây cánh của ông ta vẫn nắm trong tay lực lượng khá hùng mạnh, Hoàng Thái Cực ngoài mặt vẫn phải tỏ ra tôn trọng ông ta, nhưng ông đã quyết định đánh gãy cây cổ thụ Đại Thiện, tăng cường và cũng cố quyền lực của mình, triệt để thanh trừ tai họa về sau. Vào năm 1635 (năm Thiên Thông thứ 9), thời cơ đó đã đến. Tháng 9 năm 1635 Hoàng Thái Cực dẫn các Bối Lạc đi đón mừng Đa Đồ khải hoàn trở về sau khi chinh phạt Sát Ha Nhĩ (ở Nội Mông). Trên đừong về kinh Đại Thiện đã tự tiện dẫn người ngựa của Bản Kỳ tách ra khỏi đội ngũ đi đón mừng, một mình đi săn. Việc này, công chúa Ha Dạt oán giận. Hoàng Thái Cực cũng bực tức bỏ về trước. Nhưng khi đi qua danh trướng, Đại Thiện lại được một số chư vương, bối lặc mời vào chơi và trước khi lên đường, Đại Thiện lại tặng tiền và biếu ngựa (đây là một hành động khiêu khích công khai đối với Hoàng Thái Cực). Được tin này Hoàng Thái Cực nổi giận bừng bừng, sai người đi chất vấn cha con Đại Thiện. Còn bản thân trở về kinh thành đóng kính cửa cung không tiếp các vị Bối Lạc đại thần. Mấy ngày sau Hoàng Thái Cực triệu kiến các Bối Lạc đại thần. Trước mặt họ ông khiển trách Đại Thiện bất tuân thượng lệnh, khiêu khích chia rẽ, không tôn trọng Đại hãn, ngầm liên kết làm phản. Sau đó ông tiếp tục kể tội các Bối Lạc Nhạc Thác, Hào Cách và đe dọa từ chức. Thực tế lúc này Hoàng Thái Cực đã khống chế được tình thế, nói những lời này chỉ mang tính thăm dò nên không ai dám trái chỉ. Sau khi nghe xong, những người đó lại thỉnh cầu Hoàng Thái Cực lâm triều trị chính đồng thời cùng dâng biểu tạ tội, đề nghị họp Kỳ chủ Bát kỳ và quan lại sáu bộ để định tội Đại Thiện. Sau khi làm xong hết các chủ định của mình, Hoàng Thái Cực mới thượng triều nghe chính sự. Còn các vị Bối lặc cũng trình lên bản định tội Đại Thiện: Cắt bỏ danh hiệu Đại Bối lặc, đọat lại lộc hưởng 10 Ngưu lộc, tước bỏ thuộc hạ, ngựa, bạc tiền, mỗi thứ bao nhiêu đều kê ra, đề nghị xử phạt người con trai của ông là Sa Ha Liên. Lúc này, Hoàng Thái Cực lại cố ý tỏ ra khoan hồng, không cách chức của Bối lặc đại thiện, xá miễn việc thu lại lộc hưởng 10 Ngưu lộc (lộc hưởng 10 trâu bò) và thuộc hạ, Sa Ha Liên cũng được giảm nhẹ hình phạt. Qua trận đã kích này, quyền thế của Đại Thiện, vị Đại bối lặc cuối cùng đã triệt để bị trọng thương, không còn cách gì có thể lật lại được. Sau đó, Hoàng Thái Cực lại thừa cơ công kích Kỳ chủ Chính Lam kỳ Đức Cách Loại. Nhân lúc ông ta bị ốm,có người tố cáo ông ta mưu phản, Hoàng Thái Cực bèn đem cả gia thuộc của ông ta ra trị trọng tội, bãi bỏ tôn thất và thu Cờ xanh chính về tay mình. Đến lúc này, Hoàng Thái Cực đã nắm trong tay Chính Hoàng kỳ, Tương Hoàng kỳ và Chính Lam kỳ, Hai lá cờ trắng của anh em Đa Nhĩ Cổn, và Tương Lam Kỳ của Tế Nhĩ Ha Lang rất trung thành đi theo ông. Kỳ chủ Chính Hồng kỳ cũng nhanh chóng chịu sự sai khiến của Ông. Như vậy, ông đã chiếm địa vị tuyệt đối ưu thế trong Bát kỳ[22] . Cục diện Bát Đại Bối lặc cùng nghị bàn việc quốc chính đã kết thúc, cục diện Tam đại Bối Lặc cùng ngồi hướng Nam, ngang hàng với Đại Hãn cũng đã bị xóa bỏ. Tất cả mọi mệnh lệnh đều được ban ra từ một người là Đại Hãn. Hoàng Thái Cực đã trở thành vị quân chủ chuyên chế duy nhất làm chúa tể vận mệnh nước hậu kim. Dưới quyền thống soái của ông, Hậu Kim đẩy nhanh cuộc chinh phạt triều Minh, thống nhất toàn quốc, lịch sử bước vào một thời đại mới. Các cuộc cải cách Sau khi Nổ Nhĩ Cáp Xích chết, Hoàng Thái Cực lên nối ngôi Đại Hãn vào năm thứ 11 niên hiệu Thiên Mệnh (天命, Tiānmìng) (năm 1627), đổi niên hiệu là Thiên Thông (天聰, Tiāncōng). Sau khi Hoàng Thái Cực lên ngôi, ông tiến hành những thay đổi lớn đối với một số chính sách trước đó. Đổi quốc hiệu Năm thứ 9 niên hiệu Thiên Thông (1635), Hoàng Thái Cực tuyên bố hủy bỏ xưng hiệu “Nữ Chân", đổi tên tộc người của mình từ Nữ Chân thành Mãn Châu, các vùng mà bộ tộc này trú ngụ cũng được gọi là Mãn Châu. Qua đây, ông chính thức đặt danh hiệu của bộ tộc là "Mãn Châu” và danh xưng này được dùng phổ biến sau này, thay thế hoàn toàn tên gọi Nữ Chân. Vào tháng năm năm 1636, Hoàng Thái Cực lại đổi tên nước từ “Đại Kim” thành "Đại Thanh"
  9. Hoàng Thái Cực 9 (sử sách còn gọi là người Mãn Thanh), chính thức thành lập triều đình nhà Thanh và lên ngôi Hoàng đế.[4] [7] [23] [] [9] [10] Việc đổi tên tộc người Nữ Chân thành Mãn Châu và đặc biệt là đổi tên nhà Hậu Kim (Sử Trung Quốc gọi là nhà Hậu Kim để phân biệt với nhà Kim (1115-1234), đã từng chiếm đóng phía bắc của Trung Quốc, sau đó bị quân Mông Cổ tiêu diệt vào năm 1234) thành nhà Thanh đã thể hiện tầm nhìn rộng và sâu sắc của Hoàng Thái Cực. Đây là một bước đi quan trọng để xóa đi sự phân biệt sắc tộc Mãn - Hán, đồng thời để tranh thủ, tập hợp lực lượng người Hán. Trước đó, Nhà Kim của người Nữ Chân do Hoàn Nhan A Cốt Đả (là Kim Thái tổ sau này) lãnh đạo đã tấn công nhà Bắc Tống và cai trị miền bắc Trung Quốc trong thế kỷ XII và XIII. Trong giai đoạn đó, người Kim đã để lại những ấn tượng không tốt trong tâm thức của các thế hệ người Hán về sự tàn ác, tham lam, và miệt thị dân tộc. Hoàng Thái Cực đã đổi Quốc hiệu nhằm tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Trung Quốc, xóa đi những thành kiến về dân tộc mình, biểu hiện mong muốn hòa giải dân tộc. Thanh cung mười ba Hoàng Triều có miêu tả[24] : Hoàng Thái Cực chọn ngày tốt, tế cáo trời đất, vâng chịu tôn hiệu "Khoan ôn nhân thánh Hoàng đế", đổi quốc hiệu ra Đại Thanh, cải nguyên Sùng Đức năm thứ nhất. Cái tên Thanh được lựa chọn bởi vì tên của nhà "Minh" (明) được cấu thành từ các ký hiệu của chữ "nhật" (日, mặt trời) và "nguyệt" (月, mặt trăng), đều liên quan tới hỏa mệnh, tức là lửa. Trong khi đó, chữ "Thanh" (清) được cấu thành từ chữ căn bản là "thuỷ" (水, nước) và từ chỉ "màu xanh" (青), cả hai đều là mệnh thuỷ, nghĩa đen là nước, nước và lửa vốn không dung với nhau, điều có nghĩa là nhà Thanh sẽ không đội trời chung với nhà Minh[25] , quyết tâm tiêu diệt nhà Minh. Mặt khác, trong Thuyết Ngũ hành thì mệnh Thủy là tương khắc với mệnh Hỏa, biểu hiện những tham vọng đối với vùng Mãn Châu. Chữ “Thanh” cũng có nghĩa là “trong sạch”.[26] Sau khi Hoàng Thái Cực đổi quốc hiệu là Đại Thanh và lên ngôi Hoàng đế xưng đế Hiệu là Thanh Thái Tông, ông vua đầu tiên của triều đại nhà Thanh, ông cũng đổi niên hiệu từ Thiên Thông thành Sùng Đức, và lập tức truy tôn Nỗ Nhĩ Cáp Xích là Thái Tổ Võ Hoàng Đế, sử sách gọi là Thanh Thái Tổ[27] Cũng trong năm này, ông định kinh đô của nhà Thanh tại Thịnh Kinh[28] (tiếng Hán: 盛京) xây dựng một cung điện quy mô và đổi tên Thịnh Kinh thành Thẩm Dương (tiếng Hán: 沈阳市, tiếng Mãn Châu: Mukden). Mọi hoạt động chính trị đều tập trung tại đây, các chủ trương, quyết sách cũng được ban bố từ nơi đây. (Hai hoàng đế sớm nhất nhà Thanh Hoàng Thái Cực và Phúc Lâm đều lên ngôi hoàng đế ở Cố cung Thẩm Dương. Sau đó, nhà Thanh bước vào Trung Nguyên lật đổ nhà Minh, trở thành chính quyền trung ương mới ở Trung Quốc, và dời đô đến Bắc Kinh, Hoàng đế nhà Thanh bắt đầu ở vào Cố cung Bắc Kinh. Thẩm Dương trở thành kinh đô thứ haị của triều đình nhà Thanh, Cố cung Thẩm Dương thì được gọi là “Cung điện kinh đô thứ hai”). Bãi bỏ phân biệt sắc tộc Sau khi Hoàng Thái Cực lên ngôi được 8 ngày, ông lập tức ra lệnh cho dân Hán được chia khu để ở riêng, và biên chế thành hộ dân thông thường, chọn quan viên người Hán thanh liêm đến để cai quản. Nhờ đó mà 40% những thanh niên người Hán khỏe mạnh đang là nô lệ ở các trang viên (một hình thức nông nô), được khôi phục lại địa vị của một người dân bình thường (Những người dân Hán này vốn là cư dân ở các vùng biên giới hoặc tù binh chiến tranh bị người Kim xem như chiến lợi phẩm, và sử dụng họ như những nô lệ[29] ). Đây có thể được coi là một cuộc cải cách về mặt xã hội cho dù quy mô còn nhỏ bé. Chẳng những thế, Hoàng Thái Cực lại đổi mới về quan niệm dùng người, gạt bỏ thiên kiến của người cha trước đây đối với những phần tử Hán tộc (Nỗ Nhĩ Cáp Xích rất căm giận người Hán vì triều Minh trước đó đã áp dụng các chính sách chia rẽ, gây mâu thuẩn giữa các bộ tộc ở vùng Mãn Châu, lại bày mưu giết cha của ông ta, điều này đã được thể hiện rõ trong "Thất hận thư" - Bảy điều hận lớn, với nội dung tố cáo chính sách chia rẽ dân tộc của nhà Minh). Ông nhiều lần tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm và trọng dụng những quan quan viên người Hán và người Mông Cổ cũng như chấp nhận những tiến cử của đại thần dành cho những đối tượng này, đặc biệt là ông luôn chú trọng việc chiêu dụ các đối thủ về phục vụ cho mình trong cuộc chiến tranh với nhà Minh mà điển hình là Hồng Thừa Trù, Khổng
  10. Hoàng Thái Cực 10 Hữu Đức và Cảnh Trọng Minh sau này. Ông dựa vào tài năng của họ mà mạnh dạn sử dụng, không quá bận tâm hay quá hoài nghi về nguồn gốc xuất thân, hay các vấn đề về lịch sử bản thân họ. Đây có thể coi là một tư tưởng cấp tiến và chính điều này khiến không ít những người trí thức Hán tộc và Mông Cổ nhiệt liệt ủng hộ, bằng lòng thực tâm dốc hết sức mình để báo đáp hoàng ân, trong đó điển hình là mưu sĩ Phạm Văn Trình. Bước cải cách đầu tiên này là cơ sỏ xã hội và để ông thực hiện các cuộc cải cách về chính trị và quân sự (cải cách bát kỳ) mà trọng tâm là mỡ rộng sự tham gia của người ngoại tộc vào những thiết chế quan trọng của Hậu Kim[30] [31] . Chính vì vậy, sau khi xưng đế, lập nước, cải cách các thiết chế, mở rộng quy mô của chính quyền, ông đã có sẵn một lực lượng nhân sự dồi dào để nắm giữ các chức vụ trong triều bên cạnh các Chư vương, Bối lặc có nguồn gốc Mãn Châu đang nắm các vị trí trọng yếu. Cải cách nội chính Cải cách nội chính là công việc ưu tiên hàng đầu của các bậc đế vương khi xây dựng bá nghiệp, nhận thức được ý nghĩa sâu sắc đó, Hoàng Thái Cực khi lên ngôi đã ra sức cải cách về mặt nội chính. Công cuộc cải cách của ông tập trung vào hai nội dung cơ bản. Thứ nhất, cũng cố chế độ tập quyền của nhà vua, thâu tóm quyền lực vào tay mình, bãi bõ hoặc vô hiệu hóa các thiết chế tàn dư trước đó trong thời kỳ bộ lạc xây dựng một thiết chế quân chủ chuyên chế phong kiến với sự tập quyền tuyệt đối của người đứng đầu. Thứ hai, xây dựng một chế độ quan lại quy cũ, dựa trên việc tham tham khảo cách thức tổ chức bộ máy nhà nước của Trung Quốc, xác lập một cơ chế tuyển chọn quan lại thông qua tiêu chí về học hành, tài năng của các quan, mỡ rộng sự tham gia của những trí thức người Hán trong đội ngũ quan lại này. Đây là sự bồi dưỡng, chuẩn bị cho một đội ngũ quan lại sẽ giúp ông và con cháu ông cai trị người Hán sau này. Để làm được điều đó, trước hết, ông thực hiện việc cải cách chế độ về quan chức, qua đó phân tán quyền lực của các Bối lặc Bát kỳ (quyền lực của họ có được từ những tập tục tàn dư của chế độ bộ lạc trước đó và gần nhất là sự thõa hiệp của ông trong cuộc tranh cử). Mỡ rộng quyền lực của đại thần tổng quản các Kỳ, quy định khi nghị bàn chính sự quốc gia hay việc cơ mật, đại thần tổng quản sẽ cùng tham dự nghị bàn với các Chư vương, Bối lặc. Đó là cách thức phân chia quyền lực trong tay các chư vương Bối lặc vào tay đại thần tổng quản kỳ vụ, từ đó phá vỡ cục diện các chư vương Bối lặc lũng đoạn quyền lực, thao túng chi phối tình thế. Tiếp đến, vào tháng 2 năm 1629, Hoàng Thái Cực bải bỏ quyền luân lưu trực chấp chính mỗi tháng một lần của các Đại bối lặc của họ, luân lưu chấp chính đồng thời giao cho thế hệ Bối lặc trẻ tuổi phục tùng ông thay thế. Bằng những bước đi mạnh mẽ đó, ông đã xóa bỏ cục diện Bát Đại Bối lặc cùng nghị bàn việc quốc chính và cục diện Tam đại Bối Lặc cùng ngồi hướng Nam, ngang hàng với Đại Hãn, chuyển từ chế độ nghị sự sang chế độ mệnh lệnh tối cao.[9] Hoàng Thái Cực còn thiết lập Lục bộ Trung Quốc tiêu chuẩn cho chính quyền ở Thẩm Dương[3] để thực hiện việc quản lý tốt hơn một quốc gia đang trên đà phát triển. Ông đã tham khảo cách thức tổ chức bộ máy nhà nước của người Trung Quốc qua các mưu sĩ của ông. Về mặt lý luận và lịch nhà nước có thể thấy, triều đại nhà Minh, xét về cơ cấu là một trong những nhà nước phong kiến có cơ cấu tổ chức hoàn thiện nhất so với các thời kỳ trước đây, thể hiện qua một hệ thống quan lại quy củ, chuyên nghiệp, một hệ thống quan chế chặt chẽ, từ đó đủ sức quản lý một quốc gia rộng lớn, đông dân, có nhiều vấn đề về văn hóa - lịch sử - xã hội. Đây cũng là một yêu cầu cấp thiết đối với chính quyền của Hoàng Thái Cực, bởi lẽ ông và các thế hệ sau không thể cai trị lâu dài đất nước Trung Hoa bằng kiểu tổ chức quản lý hết sức hoang dã, sơ khai kiểu thị tộc, bộ lạc được. Năm thứ ba niên hiệu Thiên Thông (1629), Hoàng Thái Cực cho thành lập Văn Quán, yêu cầu Văn Quán lấy những việc hay dở của các đế vương nhiều triều đại làm tấm gương soi, và ghi chép hết những điều hay dở hiện nay. Việc làm đó, khiến cho mọi người liên tưởng đến một nhà vua nổi tiếng là Đường Thái Tông, đã có lời răn dạy rất chí lý là "lấy đồng để soi gương thì có thể sửa nguy ngắn áo mão. Lấy chuyện cổ để soi gương thì có thể biết được việc hưng phế, lấy người để soi gương thì có thể biết được hay dở". Hoàng Thái Cực thiết lập Văn Quán cốt để biết sự hưng phế cũng như cái được cái mất trong đời. Sau khi Văn Quán được thành lập, thì một nhu cầu cấp bách là phải tìm được người đủ tài năng để làm việc ở đấy. Do vậy, tháng tám cùng năm, Hoàng Thái Cực lại ban bố một Chỉ dụ: "Tự cổ các quốc gia đều sử dụng song song
  11. Hoàng Thái Cực 11 cả văn lẫn võ. Dùng võ để dẹp yên những cuộc loạn lạc, dùng văn để xây dựng cuộc sống thái bình. Nay trẫm muốn chấn hưng văn trị, nên định mở kỳ thi để tuyển chọn những người có tài trong các sinh viên đưa ra sử dụng. Vậy, tất cả những gia đình người Mãn, người Hán, người Mông, từ Bối lặc trở xuống, nếu có nuôi sinh viên trong nhà, đều phải để họ đi ứng thí. Đến ngày một tháng chín này, ta sẽ ra lệnh cho các đại thần cùng làm giám khảo để tuyển chọn. Tất cả mọi nhà đều không được cãi lệnh. Người thi đỗ ta sẽ cho những tráng đinh khác đến thay thế”. Chiếu dụ này được triển khai thực thi. Mưu sĩ Phạm Văn Trình bấy giờ cũng thuộc vào thành phần “sinh viên” mà trong văn bản nhà vua nói tới. Vì những người này đều là nhưng người bị bắt sống, được xem như chiến lợi phẩm dùng tưởng thưởng cho những người có công, nên họ đã trở thành gia nô. Theo chỉ dụ trên, thì chủ nhà không được "cãi lệnh". Đồng thời, nếu người gia nô đó được đỗ trong kỳ thi và được rút đi làm việc, thì nhà vua sẽ thay vào một gia đinh khác cho gia chủ. Số sinh viên được ứng thí trong kỳ thi này có hơn ba trăm người, và thi đỗ gần hai trăm. Phạm Văn Trình là một trong những người thi đỗ. Ông dựa vào sự thông minh và tài trí của mình, từ thân phận một tên gia nô đã vươn lên chức vị hiển hách đứng đầu các quần thần. Sau khi Hoàng Thái Cực xưng đế (1636), đối với cơ cấu văn võ của triều đình đều bổ sung, mở rộng. ông đã mở rộng Văn Quán trước đây thành ra Nội Tam Viện: tức Nội Quốc Sử Viện, Nội Bí Thư Viện, Nội Hoằng Văn Viện. Mỗi Viện đặt một Đại Học Sĩ chủ trì. Trong ba viện này thì Nội Bí Thư Viện có vai trò thực tế rất quan trọng, vấn đề nhân sự của cơ quan này được đặc biệt chú trọng. Hoàng Thái Cực cử Phạm Văn Trình làm Đại Học Sĩ Nội Bí Thư Viện, tước quan được thăng làm Nhị đẳng "Giáp lạc chương kinh" (tiếng Hán gọi là Tham Lĩnh). Chức Đại Học Sĩ "Nội Bí Thư Viện" (Chức vụ này có thể tương đương với Quốc Vụ Khanh – Secretaty of State trong các nhà nước hiện đại sau này) tuy là một quan chức thấp hơn so với các vị trí chủ chốt khác, nhất là các vị trí nắm giữ binh quyền, nhưng người giữ chức tước này lại nắm hết bao nhiêu điều cơ mật quan trọng. Những sắc thư dự thảo cho hoàng đế, cũng như bao nhiêu sớ tâu của các nha môn gởi lên, đều phải qua tay quan chức này thẩm định. Nhất là các thư tín qua lại với các nước đều phải qua tay Đại Học Sĩ của Nội Bí Thư Viện thảo ra cả. Trên thực tế, Phạm Văn Trình đã đóng vai trò là người bí thư riêng của Hoàng Thái Cực. Tuy ông không phải là hàng đại thần có nhiệm vụ bàn bạc về việc triều chính, nhưng ông vẫn thường tham gia vào việc xây dựng những phương châm và chánh sách quan trọng đối nội cũng như đối ngoại của triều đình. Đồng thời, đối với việc sử dụng và bãi chức của các quan viên quan trọng trong triều đình, ông cũng có một tác dụng quyết định trong đó. Điều đó cho thấy Hoàng Thái Cực đã vượt qua ranh giới của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, dùng người không kể đến xuất xứ mà chú trọng vào tài năng, ông rất tin tưởng vào nhũng quan lại người Hán, trong đó có Phạm Văn Trình (có ý kiến cho rằng, Phạm Văn Trình đuợc bổ nhiệm chức vụ Quốc sư dưới thời của ông[5] ). Để đáp lại ơn tri ngộ của Hoàng Thái Cực đối với mình, Phạm Văn Trình luôn luôn dốc hết tâm sức của mình ra để giúp cho nhà vua tranh giành thiên hạ[30] . Đây là một điển hình cho người có nguồn gốc phía bắc Trung Quốc phục vụ cho người Mãn Châu.[5] Cải cách Bát kỳ Một trong những nội dung trọng tâm của công cuộc cải cách quân sự là cải cách chế độ Bát kỳ. Việc cải cách Bát kỳ lần này của Hoàng Thái Cực nhằm mục đích chính là tăng cường sức chiến đấu và khả năng cơ động của các đơn vị, đặc biệt là kỵ binh, tăng số lượng binh lính và tăng tính tổ chức, kỷ luật của người Mãn nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Sau khi Nổ Nhĩ Cáp Xích chết, Hoàng Thái Cực nguyên là một Kỳ Chủ lên nối ngôi vua. Trên cơ sở đó đã mỡ rộng chế độ Bát Kỳ nổi tiếng trong lịch sử, một chế độ kết hợp giữa binh và nông. Với sự lớn mạnh không ngừng của Hậu Kim, thể chế Bát kỳ đã trở nên chật hẹp, cơ cấu mỗi kỳ 7.500 quân (tổng cộng sáu vạn) không thể đáp ứng cho việc mỡ rộng quân đội. Cho dù với sáu vạn quân tinh nhuệ đến đâu thì người Kim cũng không thể dùng ngần ấy chiến sĩ để chinh phục thiên hạ nhất là nhà Minh với hàng trăm vạn quân. Vì vậy
  12. Hoàng Thái Cực 12 phải mở rộng cơ cấu để tăng biên chế, số lượng và chất lượng, khả năng tác chiến là một yêu cầu cấp bách. Đi đôi với việc địa bàn ngày càng mở rộng (mở rộng về phía Bắc Vạn lý trường thành trong những năm cuối triều nhà Minh), Hoàng Thái Cực dựa theo quy chế Bát Kỳ của người Mãn, tổ chức phát triển thêm các kỳ Mông Cổ ("Mông Cổ Bát Kỳ") và sau đó lại mở rộng thêm các kỳ Hán ("Hán quân Bát Kỳ”) trên cơ sở của “Mãn Châu Bát kỳ” và “Mông Cổ Bát kỳ”[30] . Hai loại Bát kỳ sau này về cơ cấu tổ chức không khác so với Bát kỳ người Mãn vì hình thành có sự kế thừa về tổ chức. Tuy vậy, nét khác biệt ở đây là một cơ cấu tổ chức truyền thống của người Mãn được áp dụng cho các chiến binh ngoại tộc trong hàng ngũ của mình. Việc mở rộng về cơ cấu bát kỳ khiến cho biên chế của Bát kỳ mở rộng đáng kể, kéo theo đó là số lượng binh lính thường trực tăng lên nhanh chóng. Ba loại kỳ này hợp nhất thành một thế lực mạnh mẽ lên đến 170.000 binh sĩ trong thời gian người Mãn Châu xâm chiếm Trung Quốc.[3] Đồng thời các Kỳ đội có quy mô khá nhỏ đó được tăng cường bởi Lục doanh quân (綠營兵 lục doanh binh) vốn có quân số lớn gấp ba lần các Kỳ. Lục doanh quân là các đội quân người Hán. Các đội quân này được điều khiển bởi một Ban chỉ huy gồm cả các Đô thống Lục doanh quân và Kỳ binh. Các Kỳ và Lục doanh là quân thường trực, được triều đình trả lương và phụ cấp. Ngoài ra, các quan lại địa phương từ mức tỉnh trở xuống tới mức xã vẫn giữ một lực lượng dân quân không chính quy làm các nhiệm vụ của cảnh sát và cứu nạn. Các đội dân quân đó thường nhận được một khoản lương nhỏ hàng năm lấy từ kho bạc địa phương cho hoạt động của mình. Họ ít khi được huấn luyện quân sự và nếu có được huấn luyện thì cũng không được coi là đội quân chiến đấu. Lục doanh quân có thể nói là một thiết chế tương tự với lực lượng quân sự ở địa phương, là lực lượng chiến đấu tại chỗ và là lực lượng dự bị động viên bên cạnh các đoàn quân Bát kỳ chính quy, thường trực. Chỉ huy của các đơn vị trong kỳ đương nhiên phải thuộc về các Bối lặc hoặc các tướng tá xuất thân từ dòng dõi quý tộc hoặc ít nhất phải là người Mãn Châu. Trong quá trình bổ nhiệm chỉ huy các đơn vị của Bát kỳ, cũng có ý kiến của các đại thần tiến cử Phạm Văn Trình (là một người Hán) đảm nhiệm chức vụ Kỳ Chủ, một chức vụ không phải tầm thường, Tuy nhiên, Hoàng Thái Cực không đồng ý và cho rằng “Cố Sơn Ngạch Chân" chẳng qua là một chức tước trong quân đội mà thôi. Cho nên nhà vua đã phủ quyết ý kiến của các đại thần, yêu cầu chọn lựa người khác. Tuy vậy, cũng giống như vua cha, Hoàng Thái Cực luôn ý thức rõ sự thuận lợi trong cách quản lý người Trung Quốc (điều mà hai ông này học được từ những tác phẩm văn học của Trung quốc như Tam Quốc diễn nghĩa hay Thủy hử), các đơn vị và thậm chí các vị tướng cũng được chọn phần lớn dân số ở miền Nam Mãn Châu.[3] Qua đợt cải cách này, quy mô tổ chức của quân đội Mãn Châu đã trở nên lớn mạnh về chất và lượng. Về biên chế và số lượng, ban đầu chỉ có Bát kỳ người Mãn đã phát triển thêm Bát kỳ Mông Cổ và Bát kỳ người Hán, ngoài ra có các lục doanh quân với quân số lớn gấp ba lần bát kỳ. Từ đó, với số lượng sáu vạn quân cố định ban đầu, quân đội nhà Thanh đã phát triển lên đến hàng chục vạn quân, đủ lực lượng để mở các cuộc đại viễn chinh sau này. Về chất lượng, qua đợt mở rộng này, chất lượng chiến đấu của Bát kỳ quân đã được tăng lên đáng kể do sự đa dạng trong thành phần cơ cấu, từ đó bổ sung cho nhau về kỹ thuật, sở trường tác chiến. Ngoài những chiến binh Mãn Châu dũng mãnh, Bát Kỳ còn được bổ sung thêm lực lượng kỵ binh thiện chiến của người Mông Cổ và được bổ sung thêm nguồn binh lực phong phú của người Hán vốn đông đảo, lại có sở trường về các kỹ thuật đánh bộ, công thành, chiếm đất, giữ dân và dụ hàng đồng loại của mình. Qua đợt cải cách này, Bát kỳ đã trở thành một trong những lực lượng quân sự hùng mạnh, tinh nhuệ và đông đảo bậc nhất thời bấy giờ, đó là tiền đề và điều kiện hàng đầu cho Hoàng Thái Cực có thể chủ động mở những chiến dịch quy mô để mở mang bờ cõi và xâm chiếm Trung Hoa.
  13. Hoàng Thái Cực 13 Mỡ mang bờ cõi Đánh Triều Tiên Xem bài chi tiết Triều Tiên Nhân Tổ, phần chiến tranh với Mãn Châu. Sau khi lên ngôi, Hoàng Thái Cực ngay lập tức phát động các cuộc chiến tranh để mở rộng lãnh thổ. Đối tượng đầu tiên mà ông nhắm đến là Triều Tiên. Việc chọn Triều Tiên là điểm mở màn cho kế hoạch bành trướng mỡ rộng bờ cõi hoàn toàn nằm trong sự tính toán của Hoàng Thái Cực. Theo tình thế bấy giờ, nước Kim nằm giữa ba nước lớn đó là phía Đông giáp Tiều Tiên, phái Tây giáp Mông Cổ và phía Nam giáp với Đại Minh. Trong ba nước trên thì Mông Cổ tuy qua thời kỳ hoàng kim và hiện đang suy yếu, nghèo nàn, lạc hậu nhưng thực lực quân sự là rất đáng gờm. Kỵ binh Mông Cổ dũng mãnh, thiện chiến, người dân thì vạm vỡ, ngoan cường, nếu chọn Mông Cổ là đối tượng cho cuộc viễn chinh đầu tiên thì hoàn toàn không có lợi cho Hậu Kim. Nếu có dốc sức “đánh lấy được” thì có thể Hậu Kim phải trả một giá khá đắt. Trong khi đó Đại Minh tuy đang trong giai đoạn suy yếu, nội loạn nhưng vẫn là một quốc gia có cương vực rộng lớn, dân số đông, nhiều nhân tài. Với thực lực hiện tại thì Hậu Kim chưa đủ khả năng để xâm chiếm ngay được. Chưa kể đó là sự hiện diện của vị tướng Viên Sùng Hoán tài trí song toàn. Ngoài ra, thì quân Kim cũng vừa thất bại trong trận chiến Ninh Viễn (dẫn đến cái chết của Nỗ Nhĩ Cáp Xích) với thiệt hại nặng nề, tinh thần chiến đấu của quân Kim suy giảm nghiêm trọng. Trước tình thế trên thì Triều Tiên nhanh chóng được Hoàng Thái Cực xác định là mục tiêu hàng đầu cho kế hoạch bành trướng lãnh thổ. Triều Tiên là một nước được Hoàng Thái Cực đánh giá là có binh lực yếu nhược, nhưng sản vật thiên nhiên ở đây rất phong phú, sẽ là nguồn hậu cần về kinh tế dồi dào cho quân Kim trong các đợt viễn chinh sau này. Mặt khác Triều Tiên cũng là đồng minh quan trọng của nhà Minh, nhất là trong cuộc chiến tranh với Nhật Bản, Triều Tiên có mối quan hệ mật thiết với Đại Minh (so với Mông Cổ vốn là kẻ thù của Minh triều) chính vì vậy sẽ rất nguy hiểm cho hậu phương của quân Kim nếu Trều Tiên lớn mạnh. Đối với Triều Tiên, trong nữa sau của triều đại nhà Lý (hay còn gọi là nhà Triều Tiên), chủ nghĩa bè phái phát triển, đất nước suy yếu.[32] Năm 1627 (năm Thiên Thông thứ nhất), sau khi kế thừa ngôi vị Đại hãn, Hoàng Thái Cực phát binh xâm nhập Triều Tiên trong một cuộc chiến tranh chớp nhoáng, quân đội Triều Tiên dưới triều nhà Lý kháng cự bạc nhược, không thể đẩy lùi đợt xâm nhập này của quân Hậu Kim. Vua Triều Tiên là Nhân Tổ phải nhanh chóng xin nghị hòa và phải đáp ứng các điều kiện do Hậu Kim đưa ra đặc biệt là các yêu sách về kinh tế để làm vừa lòng Hoàng Thái Cực. Đây là cuộc xâm lược Triều Tiên lần thứ nhất. Sau đó, vào năm 1636, Hoàng Thái cực lại một lần nữa xuất quân đánh chiếm Triều Tiên. Lần này, Triều Tiên hoàn toàn bị đánh bại và chinh phục bởi đội quân mạnh mẽ với 10 vạn người của Mãn Châu[30] dưới sự chỉ huy của Đa Nhĩ Cỗn và Đa Đồ[] (xem Cuộc xâm lược Triều Tiên lần thứ hai của Mãn Châu). Sau những cuộc xâm lược này, năm 1637, đồng minh truyền thống của nhà Minh đã hoàn toàn bị đánh bại và Triều Tiên dưới triều đại nhà Lý (Joseon) buộc phải chấm dứt công nhận nhà Minh mà phải công nhận tính pháp lý của Đế chế Thanh (lúc này Hoàng Thái Cực đã đổi quốc hiệu), phải công nhận nhà Thanh là triều đại tại Trung Quốc. Trên thực tế, Triều Tiên đã là chư hầu của nhà Thanh[32] và đây là nguồn hậu cần quan trọng trong các chiến dịch tiếp theo của Hoàng Thái Cực và những người kế vị sau này. Khuất phục Mông Cổ Vào thế kỷ XVII, người Mông Cổ rơi vào thời kỳ suy yếu và bị người Mãn Châu (Nữ Chân) nhiều lần tấn công. Dưới thời Hoàng Thái Cực trị vì, sau khi chiến thắng Triều Tiên (lần thứ nhất), Hoàng Thái Cực có điều kiện để khởi binh tấn công Đại Minh, nhưng bên cạnh đó ông đã không bỏ qua Mông Cổ. Mông Cổ lúc bấy giờ đang trên đà suy tàn, chiến tranh liên miên với Đại Minh làm đất nước nhanh chóng suy kiệt, thêm vào đó là sự xâm nhập, quấy nhiễu liên tục của người Mãn Châu khiến đất nước không ổn định, nhân dân nghèo khổ.
  14. Hoàng Thái Cực 14 Hoàng Thái Cực chú ý đến Mông Cổ vì muốn loại trừ người láng giềng không thân thiện ở sát sườn Hậu Kim. Mặt khác, người Mông Cổ vốn anh dũng, thiện chiến, có sở trường về kỵ binh, sẽ là nguồn quan trọng để bổ sung vào đội ngũ bát kỳ những chiến binh tài giỏi, đó sẽ là những đơn vị tiên phong của quân đội và là lực lượng xung phong trong các chiến dịch đánh nhà Minh sau này. Hoàng Thái Cực đã phát binh tấn công liên tục vào Mông Cổ cho đến khi khi Lingdan Khan, vị Đại Hãn cuối cùng của người Mông Cổ, chết trên đường tới Tây Tạng và năm 1634, con trai ông là Ejei Khan đã phải đầu hàng người Mãn Châu và trao lại ấn ngọc truyền quốc của Hoàng đế triều Nguyên cho Hoàng Thái Cực. Năm 1636, Mông Cổ trở thành một phần của đế chế Mãn Thanh. Cũng trong cuộc chiến tranh này, Hoàng Thái cực cũng nhân đó mà loại trừ đối thủ chính trị của ông là Đại Thiện. Vào Tháng 9 năm 1635 (năm Thiên Thông thứ 9), Hoàng Thái Cực dẫn các Bối Lạc đi đón mừng Đa Đồ khải hoàn trở về sau khi chinh phạt Sát Ha Nhĩ.[33] Lợi dụng việc trên đường về kinh Đại Thiện đã tự tiện dẫn người ngựa của Bản Kỳ tách ra khỏi đội ngũ đi đón mừng, một mình đi săn, Hoàng Thái Cực đã triệu tập hội nghị Bát kỳ để định tội ông ta cùng với bè đảng của ông tham gia vào sự kiện này.[9] Sau khi chiếm được Mông Cổ, lực lượng Bát kỳ của Mãn Châu ngày càng lớn mạnh một phần do được bổ sung những chiến binh Mông Cổ thiện chiến, kiêu dũng, đó là sự chuẩn bị quan trọng cho cuộc xâm lược Đại Minh sau đó. Chiến tranh với Đại Minh Hiệp nghị hòa bình Sau khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích chết tướng trấn thủ vùng Liêu Đông của Nhà Minh là Viên Sùng Hoán theo dõi sát sao tình hình quân Kim, và muốn tranh thủ giữ quan hệ hòa hoãn với nhà Kim để có thêm thời gian xây dựng, tu sửa các công sự phòng ngự nên ông ta đã đặc phái sứ giả tới viếng tang, nhằm thám thính động tĩnh của quân Hậu Kim, thăm dò thái độ của Hoàng Thái Cực. Hoàng Thái Cực tuy rất hận Viên Sùng Hoán nhưng vì mới bại trận, cần nghỉ ngơi và chỉnh đốn quân mã, đồng thời cũng qua đó tìm hiểu thái độ của nhà Minh nên ông không những tiếp đón sứ giả của Viên Sùng Hoán, mà còn phái sứ giả đến Ninh Viễn bày tỏ lòng biết ơn. Ngoài mặt hai bên đều tỏ ra hòa hoãn, nhưng thực tế lại đều khẩn trương chuẩn bị cho trận đấu tiếp theo[34] Nhân đó, Viên Sùng Hoán bèn phái sứ giả đến nghị hòa với nhà Kim. Việc nghị hòa thành công, cả hai bên nhất trí sẽ không dấy binh đao trong thời gian này. Đối với việc này, Hoàng Thái Cực nhận thấy có lợi nên đã chấp nhận, thời gian này rất qúy báu để ông có thể chính thức lên ngôi, cũng cố nội chính, chỉnh đốn binh mã, bồi dưỡng lực lượng và đánh Triều Tiên. Chính vì hiệp nghị hòa bình này, năm đầu tiên, sau khi Hoàng Thái Cực nối ngôi đã yên tâm dẫn quân Kim đi đánh Triều Tiên. Đối với Viên Sung Hoán, hiệp ước này cũng có lợi vì có thời gian để tăng cường, rèn luyện binh mã, tu sửa các thành trì, công sự và tích trữ lương thảo chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài.[35] Khi nghị hòa với Kim quốc, trong triều Minh nhiều quan lại bàn tán xôn xao về việc Viên Sùng Hoán lại quan hệ tốt với nhà Kim. Viên Sùng Hoán phải dâng sớ thuật lại mục đích của mình. Tờ sớ giải trình: “Ngoài quan ải đất hẹp người đông nên phải xây dựng sửa sang lại ba thành Cẩm Châu, Trung Tả và Đại Lãng để phòng tuyến kéo dài ngoài quan ải đến 400 dặm. Nếu như thành chưa được tu sửa xong mà quân nhà Kim đã đánh thì tất phải thua. Ta đã ở vào thế đánh thì thắng thủ thì bại. Vì thế nhân nhà Kim đánh nhau với Triều Tiên, chúng ta lấy kế hòa để tiến, hoãn binh củng cố thành trì. Khi nhà Kim đến thì chúng ta đã tu sửa tốt thành trì vùng biên để vững chắc thì nhà Kim không thể làm gì được”. Minh Hy Tông đồng ý với cách lý giải của Viên Sùng Hoán, việc xì xào của triều thần cũng tạm thời lắng xuống, nhưng những nghi ngờ trong lòng họ vẫn chưa dứt hẳn. Mấy năm sau, việc nghị hòa của Viên Sùng Hoán bị khoác lên tội danh tư thông với giặc và phải trả giá bằng mạng sống của mình.
  15. Hoàng Thái Cực 15 Tóm lại, bằng một hiệp nghị hòa bình giữa Hoàng Thái Cực và Viên Sùng Hoán, biên giới của hai nước đã tạm lắng chiến sự, nhân dân hai nước ở khu vực này được yên ổn, hòa bình trong một thời gian ngắn. Trong thời gian này, hai bên đều tích cực chuẩn bị cho chiến tranh. Hoàng Thái Cực đánh Triều Tiên để giải quyết vấn đề hậu cần, chuẩn bị lực lượng cho cuộc chiến dài hơi, lấy chiến tranh để nuôi chiến tranh. Trong khi đó Viên Sùng Hoán cũng có những bước chuẩn bị tích cực cho cuộc chiến, bằng việc ra sức tu sửa thành trì, mua sắm vũ khí, chỉnh đốn binh mã, vỗ về dân chúng. Công cuộc chuẩn bị của Viên Sùng Hoán Viên Sùng Hoán trước đó được Triều đình Nhà Minh bổ nhiệm làm Tổng đốc Liêu Đông (Cổ sử gọi chung là vùng Liêu Đông, gồm các tỉnh Liêu Ninh (Liaoning 辽宁), Cát Lâm (Jilin 吉林) và Hắc Long Giang (Heilongjiang 黑龙江) ngày nay) trấn thủ Sơn Hải quan để chống quân Mãn Châu. Ông từng nhiều lần đánh bại nhiều cuộc tấn công của quân Kim (đặc biệt là trong chiến dịch Ninh Viễn lần thứ nhất, đánh bại Nỗ Nhĩ Cáp Xích). Sơn Hải Quan (Sơn Hải Quan thuộc tỉnh Hà Bắc (Hebei 河北)) là một cửa ải nằm cạnh phía cực đông của Vạn Lý Trường Thành, kế bên ranh giới Liêu Ninh, cạnh bờ biển Ninh Viễn là Hưng Thành (Xingchen 兴城)[36] thuộc tỉnh Liêu Ninh ngày nay. Sơn Hải Quan có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ đề từ quan ngoại có thể tiến vào Trung thổ. Trong cuộc chiến với người Mãn Châu, Sơn Hải Quan là mặt trận chính của những cuộc đọ sức giữa hai bên. Tinh binh quân Kim vẫn chưa thể vượt qua Vạn Lý trường thành để vào quan nội được là vì sự vững vàng của Sơn Hải Quan. Tiền đồn của Sơn Hải Quan là hai cứ điểm quan trọng, thành Ninh Viễn và thành Cẩm Châu[37] . Sau khi khảo sát thực địa ở ngoài của quan Sơn Hải Quan, nghiên cứu kỹ hình thế trong và ngoài cửa ải, Viên Sùng Hoán đã quyết định phái binh trú đóng ở Ninh Viễn, xây dựng công sự phòng thủ để đương đầu với quân Hậu Kim[31] . Khi Viên Sùng Hoán đến Ninh Viễn (1623), ông quan sát địa thế, tình hình và đưa ra một sách lược quan trọng, đó là tăng cường phòng thủ cho Ninh Viễn, biến khu vực trước Sơn Hải quan thành “nội địa” qua đó dời chiến sự ra xa khỏi Sơn Hải Quan, giảm áp lực cho nơi đây. Ông lập tức bắt tay tu sửa lại thành Ninh Viễn. ông tích cực huy động dân binh tại chỗ, tranh thủ thời gian, đào hào đắp luỹ, xây tường thành. Viên Sùng Hoán định ra tiêu chuẩn về việc xây thành là tường thành cao 3 trượng 2 tấc, sống tường cao 6 tấc, đế tường rộng 3 trượng, mặt trên tường rộng 2 trượng 4 tấc.[31] Đến năm thứ hai, việc sửa sang thành luỹ đúng theo quy cách đã hoàn thành. Ngoài ra ông còn trang bị các loại hỏa khí, bố trí thêm nhiều khẩu đại pháo trên mặt thành. Đây là những khẩu đại pháo được Triều đình nhà Minh mua từ các thương gia phương Tây (như Bồ Đào Nha, Hà Lan…) gọi là Hồng Di đại pháo, có sức công phá mạnh, uy lực khủng khiếp, hoàn toàn có thể tiêu diệt các đội kỵ binh của quân du mục. Từ đó về sau, thành Ninh Viễn trở thành nơi trấn thủ quân sự quan trọng trong tuyến phòng thủ Liêu Đông của nhà Minh. Cũng từ đó thành Ninh Viễn người xe tấp nập đổ về, trở thành vùng đất đô hội của Liêu Đông. Ông còn cử các tướng chia quân đi trấn giữ các thành Cẩm Châu, Trung Sơn, Sa Sơn, Hữu Đồn và sông Lãng, phái các đội binh mã trú đóng ở những vùng phụ cận Ninh Viễn để tiếp ứng cho Ninh Viễn[38] , hình thành thế “ỷ dốc”, tương trợ lẫn nhau. Đồng thời xây thành đắp lũy, dựng nhà cho dân giữ kế lâu dài. Việc làm đó khiến tuyến phòng thủ tiền tiêu tiến xa thêm hơn 200 dặm, biến vùng đất phía trước thành Ninh Viễn trở thành “nội địa”, giảm áp lực đáng kể cho Sơn Hải Quan. Chủ trương này được cấp trên của ông ở triều đình là được Tôn Thừa Tông ủng hộ. Viên Sùng Hoán tranh thủ trong thời gian đình chiến (thời gian theo một hiệp nghị hòa bình bí mật giữ ông và Hoàng Thái Cực), động viên quân dân Liêu Đông xây dựng nên một tuyến phòng thủ bao quanh Sơn Hải quan gồm các thành Cẩm Châu (Miên Châu), Hữu Đồn, Ninh Viễn... vùng biên cương Đông Bắc của nhà Minh ngày càng được củng cố chắc chắn.[35] Có thể nhận thấy, sách lược phòng ngự của Viên Sùng Hoán là một sách lược phòng ngự tích cực, chủ động. Trước đó, các chỉ huy quân Minh tổ chức phòng ngự hết sức bị động, việc phòng ngự theo kiểu cố thủ, co cụm trong các công sự càng kiến cho quân Kim thoải mái chiếm giữ địa lợi, chủ động trong khai chiến và tiến thoái. Trái lại, Viên
  16. Hoàng Thái Cực 16 Sùng Hoán lại chủ động phòng ngự tích cực thông qua việc mở rộng hệ thống công sự, sử dụng các tiền đồn vệ tinh (Ninh Viễn, Cẩm Châu) làm giảm sức ép cho Sơn Hải Quan, dần dần biến mặt trận thành hậu phương, đẩy chiến trường chính ra xa khỏi các trọng điểm. Điều đó cho thấy tầm nhìn quân sự của ông, một đối thủ ngang tài, ngang sức với Hoàng Thái Cực. Chiến dịch Ninh Viễn lần hai Không lâu sau, Hoàng Thái Cực chinh phục được Triều Tiên ông ta tiếp tục cuộc Nam chinh đánh nhà Minh đang gián đoạn của mình.[35] [30] [31] Năm 1627, sau khi Hoàng Thái Cực lên ngôi và chinh phục Triều Tiên, ông đích thân dẫn quân đi chinh phạt Minh triều. Đợt tấn công lần này rất quy mô. Hoàng Thái Cực đích thân thống lĩnh đại quân, trong chiến dịch này còn có sự tham gia của hai Đại bối lặc là Đại Thiện và Mãng Cỗ Nhĩ Thái, trong hàng ngũ tướng tá có Nhạc Thác, Sa Ha Liên, Cao Hồng Trung, Bao Thừa Tiên…, ngoài ra, còn có mưu sĩ Phạm Văn Trình. Trước chiến dịch, về phía nội bộ quân Kim có một sự cố nhỏ, khi Đại quân quân đi được nữa đường, Bối lặc Đại Thiện và Bối lặc Mãng Cổ Nhĩ Thái đột nhiên dao động và yêu cầu Hoàng Thái Cực phát lệnh lui binh vì lý do là “Đi đánh trận, đường xa vất vã là điều cấm kỵ của nhà binh”. Sự tùy tiện này đã khiến cho kế hoạch của chiến dịch này có nguy cơ bị đỗ vỡ, sự dày công chuẩn bị trước đó có xem như uổng phí. Hoàng Thái Cực đã đã phải một lần nữa tìm đến bàn bạc với Nhạc Thác và Sa Ha Liên để trao đổi, động viên họ, thông qua đó tác động đến Đại Thiện và Mãng Cổ Nhĩ Thái khiến hai người đổi chủ ý đồng ý cùng tiếp tục tiến quân.[9] Sau khi thống nhất trong nội bộ, quân Kim tiếp tục tiến lên. Tháng 5 năm 1627 (thực tế thì phải trễ hơn tháng 5), Hoàng Thái Cực dẫn quân chia làm ba hướng tiến đánh các thành Ninh Viễn, Cẩm Châu[31] . Với lực lượng hùng hậu, quân Kim đã tấn công dữ dội các căn cứ đó. Tuy vậy, trong trận đánh này phía Viên Sùng Hoán đã chuẩn bị tốt trước đó nên đã phòng thủ một cách có hiệu quả, các thành trì vẫn vững vàng trước các đợt tấn công ào ạt của quân Kim. Thêm vào đó, hỏa lực của đại pháo Hồng Di như thường lệ vẫn phát huy được uy lực, gây tổn thất rất lớn cho quân Kim. Ngoài ra, sự phối hợp chiến đấu tốt của hai cụm cứ điểm là thành Ninh Viễn và thành Cẩm Châu càng gây khó khăn hơn cho quân Kim, Thậm chí có thời điểm các chỉ huy quân Minh còn dẫn quân trong đánh trả quyết liệt, gây thiệt hại cho quân Kim. Chiến dịch này kéo dài gần năm tháng (từ tháng 5 năm 1627 đến tháng 10 năm 1627), trước sức cố thủ ngoan cường của quân Minh, Hoàng Thái Cực buộc phải hạ lệnh tạm lui quân để quan sát tình thế. Trận này, quân Minh dưới sự chỉ huy của Viên Sùng Hoán lại một lần nữa đánh cho quân Hậu Kim đại bại, giành chiến thắng ở Ninh Viễn, Cẩm Châu, Sử sách Trung Quốc gọi đây là trận chiến Ninh Viễn lần hai hay chiến dịch Ninh – Cẩm. Sau đại thắng Ninh - Cẩm, tình thế ngoài quan ải đã tốt dần lên đối với quân Minh.[30] Trận chiến Ninh Viễn lần này còn là một cuộc đấu tài, đấu trí giữa Hoàng Thái Cực và Viên Sùng Hoán, mọi chiến lược và đối sách, âm mưu và thủ đoạn đều được sử dụng. Khi bắt đầu chiến tranh, Hoàng Thái Cực chia quân làm ba hướng, trước tiên bao vây thành Cẩm Châu, sau đó mới tiến đánh Ninh Viễn ông dự đoán viện quân từ thành Ninh Viễn sẽ đến tiếp cứu cho Cẩm Châu nên đã phái các đoàn kỵ binh chủ lưc lợi dụng địa hình gò đồi cao và làng bản để bí mật mai phục, đón lõng quân tiếp viện. Viên Sùng Hoán phán đoán được mục tiêu của Hoàng Thái Cực là Ninh Viễn nên kiên quyết ở lại giữ thành Ninh Viễn. Quyết định bỏ ngõ thành Cẩm Châu đã làm phá sản phương án “vây thành diệt viện của Hoàng Thái Cực. Tuy vậy, khi thành Cẩm Châu lâm vào tình thế nguy cấp, có thể bị công phá, Viên Sùng Hoán phải phái bộ tướng dẫn 4.000 kỵ binh đến tiếp cứu Cẩm Châu. Quả nhiên, khi quân cứu viện còn chưa xuất phát bao xa, Hoàng Thái Cực đã chia binh tấn công thành Ninh Viễn. Viên Sùng Hoán đích thân lên thành chỉ huy tướng sĩ phòng thủ, sử dụng Đại pháo tấn công quân Hậu Kim. Đội binh sĩ Hậu Kim tràn lên công thành bất chấp tên, đá và hỏa pháo của quân Minh. Quân Minh anh dũng chống cự, nhưng quân Hậu Kim hết lớp này đến lớp khác ào ạt tấn công. Vào thời điểm cấp bách, Viên Sùng Hóan hạ lệnh dùng đại pháo bắn vào quân Kim. Uy lực của Hồng Di đại pháo đã khiến cho quân Hậu Kim bị thiệt hại nặng, binh sĩ thương vong nặng nề, số còn lại buộc phải rút lui. Quân Minh tiếp viện ở ngoài thành phối hợp cùng quân trong thành công
  17. Hoàng Thái Cực 17 kích rượt đuổi quân Hậu Kim. Hoàng Thái Cực bại trận tại thành Ninh Viễn, hết sức tức giận, liền kéo quân đến Cẩm Châu để đánh trả thù. Quân Minh ở Cẩm Châu giữ thành nghiêm mật, tinh thần và sĩ khí được nâng cao sau khi hay tin chiến thắng tại thành Ninh Viễn, ngược lại quân Kim sĩ khí giảm sút, lại có phần sợ hãi bởi hỏa lực của đại pháo nên tấn công không mấy hiệu quả. Thêm vào đó, thời tiết trở nóng, sĩ khí sa sút Hoàng Thái Cực đành phải lui binh.[31] Tuy Viên Sùng Hóan một lần nữa đại thắng quân Hậu Kim, nhưng Ngụy Trung Hiền cùng bè đảng của mình vì ghen gét, ganh tỵ với ông và muốn đọat công lao về phần mình nên đã nói xấu ông với Hoàng Đế, trách ông cố ý khiêu khích dẫn đến chiến tranh và lúc chiến sự nguy cấp lại bỏ mặc, không đích thân dẫn quân tiếp ứng Cẩm Châu. Vì việc này, Viên Sùng Hoán phải từ chức. Vòng qua Liêu Đông uy hiếp Bắc Kinh Viên Sùng Hoán chỉnh đốn phòng ngự ở Liêu Đông làm cho Hoàng Thái Cực không thể thực hiện được kế hoạch nam chinh của mình một cách thuận lợi, nhiều lần đọ sức với Viên Sùng Hoán ở phòng tuyến Ninh Viễn, Cẩm Châu nhưng đều bị đánh bại phải rút trở về. Hoàng Thái Cực biết là nếu muốn vượt Sơn Hải Quan để đánh kinh đô nhà Minh thì khó lòng thắng được Viên Sùng Hoán vì Ninh Viễn và Cẩm Châu đươc phòng thủ cẩn mật, khó lòng công hạ nên quyết định đổi hướng tấn công. Lần này bộ chỉ huy quân Kim đã thay đổi chiến lược, họ đã thay đổi tuyến tiến quân, đó là đi vòng qua Liêu Đông để tấn công vào Bắc Kinh. Dọc theo dải biên giới phía Bắc, mạn Đông (và đặc biết là Liêu Đông – Biên giới giữa Đại Minh và Hậu Kim) được Viên Sùng Hoán trấn thủ nên vững chắc nhưng mạn Tây Bắc thì việc phòng thủ chưa được chú trọng đúng mức, binh sĩ đồn trú ở đây không nhiều và kém tinh nhuệ (một phần vì phải tập trung cho mạn đông bắc, một phần vì kẻ thù Mông Cổ đã suy yếu nên áp lực ở đây không đáng kể cho nên việc Hoàng đế Sùng Trinh nhà Minh phòng thủ trong giai đoạn này có phần sao nhãng). Tuy Viên Sùng Hoán đã có khuyến nghị cho Sùng Trinh tăng cường phòng thủ ở khu vực này nhưng việc tăng cường phòng thủ và công tác chuẩn bị cho chiến đấu được giải quyết quá chậm chạp khiến quân Thanh chớp lấy thời cơ tấn công Tây Bắc. Nhân cơ hội đó Hoàng Thái Cực chọn con đường này để đưa đại quân tiến thẳng tới Bắc Kinh. Sau khi chuẩn bị xong mọi măt, ngày 27 tháng 10 năm 1629, Hoàng Thái Cực đem 10 vạn tinh binh vây hãm Tuân Hóa (có lẽ là đòn nghi binh), Viên Sùng Hoán tức tốc đem quân Kinh Châu đến cứu viện, Hoàng Thái Cực liền đổi hướng tấn công Bắc Kinh.[16] [39] Tháng 10 năm Sùng Trinh thứ hai (1629). Hoàng Thái Cực dẫn đại quân Kim ngầm theo đường vòng, bọc qua phòng tuyến Liêu Đông, chia quân làm ba đường, đột phá trường thành vào ba cửa Đại An (Đại An khẩu), Long Cảnh (Long Tỉnh Quan) và Hồng Sơn, vòng đến Hà Bắc rồi thẳng tiến vào quan ải gần tới Kinh đô[39] [30] . "Hàng trăm ngàn quân" Kim đã đến bao vây Bắc Kinh. Trước đó, đại quân Kim được người Mông Cổ thuộc bộ lạc Ca Lạc Tẩm làm hướng đạo, từ địa điểm Hỷ Phong Khẩu vượt qua Trường Thành, tiến sâu vào nội địa của Đại Minh. Đồng thời, Hoàng Thái Cực còn phái một đội quân men theo Phan Gia Khẩu, Mã Lang Dụ, Tam Đồn Doanh, Mã Lang Quan, Đại An Khẩu tiến quân để tiếp ứng với quân chủ lực, tạo nên thế "Chính - Kỳ tương trợ" theo Binh pháp Tôn tử. Đại quân Kim đã liên tiếp hạ được năm thành của triều nhà Minh. Quân Minh ở đây tập trung quân lực để chống trả quyết liệt, họ đã xua quân tới bao vây Đại An Khẩu rất chặt chẽ. Quân Kim đã buộc phải dùng hỏa công để giải vây (lúc này quân Kim đã bắt đầu trang bị pháo trong quân đội dù chưa thể bằng quân đội của nhà
  18. Hoàng Thái Cực 18 Minh). Sau đó, Hoàng Thái Cực chỉ huy quân chủ lực tiến thắng đến Vĩnh Bình (nay nằm trong địa phận tỉnh Hà Bắc) ở phía tây và giao cho một chỉ huy giữ Tôn Hóa, là một vùng đất chiến lược. Quân Minh thừa sơ hở ập tới tấn công, áp sát chân thành với một khí thế ồ ạt. Quân Kim ở đây đã nỗ lực chống trả, dù số lượng ít hơn, bảo vệ được sự an toàn cho đại bản doanh, làm giảm khí thế tấn công của đối phương. Chỉ huy Hậu Kim là Phạm Văn Trình lập được nhiều chiến công liên tiếp, nên được phong làm "Thế chức du kích”.[30] Sau khi Hoàng Thái Cực đứng vững chân tại Tôn Hóa, bèn từ Kế Châu vượt Tam Hà, chiếm Thuận Nghĩa rồi đánh thẳng đến Thông Châu, lại vượt sông tiến lên uy hiếp Bắc Kinh. Viên Sùng Hoán trước đây từng kiến nghị với triều đình nên tăng cường binh lực tại Kế Môn, để phòng ngừa quân Hậu Kim có thể đi theo đường vòng mà tiến vào khu vực Bắc Kinh. Nhưng đáng tiếc là kiến nghị của ông không được triều đình chấp thuận, nên Hoàng Thái Cực đã có dịp lợi dụng khe hở đó. Hoàng Thái Cực xua quân tiến thẳng đến vùng Nam Hải Tử, cách cửa ải bảo vệ thành Bắc Kinh xa hai dặm thì hạ trại. Triều đình nhà Minh nghe tin hốt hoảng cả lên. Viên tổng binh của triều đình nhà Minh là Mãn Quế xua quân chống địch ở bên ngoài cửa Đức Thắng Môn và An Định Môn. Pháo binh trên thành của nhà Minh liền bắn yểm trợ, nhưng họ lại bắn nhầm vào cả quân đội của mình, khiến quân Minh bị tổn thất không ít, bản thân Mãn Quế cũng bị thương, đành phải dẫn tàn quân lui trở vào thành cố thủ chờ viện binh. Quân Kim đã gần tiến đến Bắc Kinh, cả Triều đình nhà Minh rúng động, nhân dân tại Bắc Kinh và các vùng phụ cận lo lắng về một đại họa mất nước. Các tướng tá, quân sĩ nhà Minh chỉ biết cố thủ nhìn quân Kim mặc sức tung hoành. Tình thế đã trở nên nghiêm trọng đối với đất nước Trung Quốc. Việc quân Hậu Kim đột ngột tấn công Bắc Kinh, gây chấn động toàn thành làm Sùng Trinh rối bời, không tìm ra phương án đối phó hữu hiệu. Kế sách vòng qua Liêu Đông uy hiếp Bắc Kinh của Hoàng Thái Cực đã tỏ ra rất hiệu quả, chứng tỏ ông đã vận dụng thuần thục Binh pháp do chính người Hán sáng tạo để đánh lại người Hán. “Dĩ vu vi trực” (lấy cong làm thẳng), đi sau mà đến trước, chuyển từ bị động thành chủ động, buộc quân Minh phải điều binh theo ý của mình thực hiện “dĩ dật đãi lao” (lấy nhàn chờ nhọc). Rõ ràng quân Minh có lợi thế về pháo binh và bộ binh, cũng như công sự nhưng quân Kim lại có sở trường về kỵ binh, cơ động nên có điều kiện để thực hiện kế sách này, quân đội nhà Minh với những sở trường nói trên không thể phát huy trong cuộc chạy đua với quân Kim. Đây cũng là điều nằm ngoài dự liệu của Viên Sùng Hoán, khi biết tin quân Kim vòng qua Liêu Đông, ông vội vàng xuất binh chặn đường tiến quân của Hậu Kim, nhưng đã không kịp, quân Hậu Kim tiến quá nhanh và đã tiến đến ngoại thành Bắc Kinh.[39] Vậy là năm 1629, Hoàng Thái Cực quân Thanh vượt qua Trường Thành, một lần nữa tấn công vào triều Minh, rất nhanh tiến sát Bắc Kinh. Thành Bắc Kinh trở nên hoảng loạn, Hoàng Đế Sùng Trinh vừa tổ chức quân đội tăng cường phòng thủ, vừa hạ lệnh cho quân từ các nơi hỏa tốc về kinh thành hỗ trợ.[40] Kịch chiến tại Bắc Kinh Hoàng Thái Cực nhân lúc triều đình nhà Minh sao nhãng phòng thủ ở mạn tây bắc đã triệt để tận dụng, Kỵ binh bát kỳ Mãn Châu anh dũng thiện chiến khiến tốc độ hành quân quá nhanh, bộ binh của Viên Sùng Hoán bất ngờ nên không thể đuổi kịp được. Thành Bắc Kinh trống trải bị quân Kim vây chặt, Sùng Trinh hoảng sợ tột độ vội điều động toàn bộ binh sĩ đang chuẩn bị tiến đánh Lý Tự Thành quay về Bắc Kinh. Thực ra, lần này Hoàng Thái Cực chỉ muốn dụ toàn bộ quân Minh về phía Bắc, âm thầm tạo điều kiện cho lực lượng Lý Tự Thành thừa cơ lớn mạnh ở phía Nam tạo nên hai gọng kìm khiến cho quân Minh hai phía đều thọ địch (Nghĩa quân Lý Tự Thành lúc này đang bị quân triều đình vây chặt tại Xa Sương Hạp[30] . Đang lúc Sùng Trinh sắp đánh tan nghĩa quân thì Hoàng Thái Cực đột nhiên đưa quân xuống tấn công kinh thành Sùng Trinh tạm hòa nghĩa quân, tập trung về phía Bắc nghênh chiến quân Thanh). Quân Minh từ những ngã đường khác liên tục kéo về Bắc Kinh, lao vào cuộc chiến.[31]
  19. Hoàng Thái Cực 19 Sùng Trinh đích thân chỉ huy quân ra ngoài thành chống cự nhưng quân Kim không tấn công mà chỉ vây ở ngoài bắn pháo. Việc quân Kim đột ngột xuất hiện ở Bắc Kinh khiến cả Triều đình và cả Trung thổ rung động, không khí lo lắng, hoảng loại bắt đầu phủ lên cả đất nước rộng lớn này. Tuy nhiên, nhà Minh vẫn còn viên tướng tài năng, một lòng báo quốc là Viên Sùng Hoán. Viên Sùng Hoán được tin cấp báo là Hoàng Thái Cực đi vòng phía Tây Bắc để vào phía trong quan ải, ông đã gấp rút dẫn binh mã từ thành Ninh Viễn, Cẩm Châu đưa quân vào quan ải, kéo trở về kinh sư để cứu viện. Ông đích thân dẫn 2.000 Thiết kỵ binh hành quân suốt đêm để trở về (có ý kiến cho rằng số quân này là năm vạn khi xuất phát, đến nơi còn 9.000 người[16] , đội quân của ông đi bất kể ngày đêm để bám cho kịp quân của Hoàng Thái Cực. Sau khi đến Kế Châu, ông ta đã đùng tốc độ hành binh hai ngày đêm vượt qua ba trăm dặm đường vượt lên trước quân Kim và đuổi đến ngoại ô thành Bắc Kinh, Trong vòng ba hôm, Viên Sùng Hoán đã tiến đến dưới chân thành. Quân Hoàng Thái Cực được tin Viên Sùng Hoán đã có mặt ở chiến trường gần Bắc Kinh, "ai nấy đều sợ hãi"[16] . Sùng Trinh thấy Viên Sùng Hoán dẫn quân tới liền hạ lệnh cho ông chỉ huy quân cứu viện ở các nơi đưa đến, cùng với các toán quân khác để giải toả áp lực của Mãn quân. Viện quân Viên Sùng Hoán tới nơi giao chiến với Hoàng Thái Cực và những cuộc giao tranh kịch liệt đã xảy ra. Tháng 11 năm 1629, hai bên kịch chiến trước thành Bắc Kinh ở bên ngoài cửa Quảng Cừ Môn. Viên Sùng Hoán khoác áo giáp sắt chỉ huy đôn đốc tướng sĩ đánh giặc. (Lúc đó quân Minh có 9.000 binh mã, quân Kim có khoảng 10 vạn nguời, tỷ lệ là một chọi mười[16] ). Quân Minh kịch chiến với quân Hậu Kim suốt sáu tiếng đồng hồ, khống chế được mọi hành động của đối phương, khiến nhuệ khí của quân Hậu Kim bị giảm sút. Hoàng Thái Cực đích thân ra trận tiền để quan sát doanh trại của Viên Sùng Hoán. Thấy trận thế của đối phương quá chặt chẽ, biết không thể chiến thắng được, ông theo kiến nghị của đội ngũ tham mưu và một số tướng lãnh khác xuống lệnh cho quân rút lui. Qua hơn nửa ngày kịch chiến, quân Minh đã đẩy lui sự tấn công của quân Hậu Kim, bảo vệ được kinh thành Bắc Kinh. Và trong vòng 20 ngày sau, quân Minh đã hoàn toàn đẩy lùi quân Kim. Viên Sùng Hoán thắng trận nhưng không đuổi theo Hoàng Thái Cực mà đóng quân ở lại để bảo vệ thành Bắc Kinh và lăng miếu của Hoàng triều.[16] Trong cuộc chiến này, ngoài vai trò to lớn của Viên Sùng Hoán, thì các lộ quân khác cũng nêu cao tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm, chiến đấu anh dũng cùng góp sức đánh đuổi quân Kim. Điển hình là cánh quân của lão nữ tướng Tần Nương Ngọc. Dù đã ngoài 50 tuổi nhưng khi nhận được lệnh triệu tập, bà lập tức cùng với cháu là Tần Dực Minh dẫn quân (gia binh) ngày đêm tiến về kinh thành. Lúc này chủ soái của quân Minh chết trận, quân Minh thoái thủ ở gần thành Bắc Kinh, không thể tiếp chiến được. Trong lúc khẩn cấp đó, Tần Nương Ngọc kịp thời dẫn quân đến, không cần nghỉ ngơi, lập tức xông lên giết địch ở quanh kinh thành. Quân Minh ở cách đó không xa, nhìn thấy quân sĩ của Tần Ngọc Nương anh dũng chiến đấu, liền cùng xông vào chiến đấu. Quân Kim "thất bại thảm hại, người lìa khỏi ngựa, tìm đường chạy thoát". Sau khi giải vây thành Bắc Kinh, Tần Ngọc Nương được hoàng đế Sùng Trinh triệu kiến, ban cho Ngự tửu và tặng một bài thơ khen rằng: Một tiếng hô vang trời đất Múa thương trên ngựa tựa rồng bay Xa trông khác nào nam tử hán Lại gần mới hay kẻ nữ nhi Thế gian bao đấng anh hào Xa trường vạn dặm nào ai ruổi rong.[41]
  20. Hoàng Thái Cực 20 Kế ly gián Chiến dịch tấn công Bắc Kinh của Hoàng Thái Cực một lần nữa không thành công. Nguyên nhân chính là vì sự tồn tại của Viên Sùng Hoán một viên tướng tài trí và giàu lòng ái quốc. Biết là Viên Sùng Hoán và đội quân của ông ta sẽ gây trở ngại rất nhiều cho đế nghiệp của mình, Hoàng Thái Cực đã tập trung đối phó với ông, dùng đòn phản gián để triệt hạ cá nhân viên đại tướng này. Qua mạng lưới tình báo, Hoàng Thái Cực đã nhanh chóng biết tin Triều đình nhà Minh mà đặc biệt là Sùng Trinh đang nghi ngờ Viên Sùng Hoán và cho rằng đây là cơ hội tốt nhất để dùng kế ly gián chia rẽ nội bộ. Trước hết, ông cho nguời phao tin có sự gặp gỡ riêng tư giữa ông và Hoàng Thái Cực, về mật ước nghị hòa tại biên giới ba năm về trước, về mật ước việc muốn bán rẻ Bắc Kinh cho nhà Hậu Kim cũng như việc Viên Sùng Hoán biết được những thông tin về cuộc hành quân của Hoàng Thái Cực. Thứ đến, ông sử dụng các tù binh mà ông bắt được, mượn tay họ để tung thông tin sai sự thật, vu khống Viên Sùng Hoán. Hoàng Thái Cực trong lần tiến binh vào quan ải này, trên đường rút lui đã bắt sống được một số binh sĩ nhà Minh và hai tên thái giám. Ông bí mật ra lệnh cho phó tướng Cao Hồng Trung và Bao Thừa Tiên cố ý ngồi thật gần hai tên thái giám đó, rồi giả vờ kề tai bàn tán, cố để cho sĩ quân nhà Minh bị bắt làm tù binh nghe thấy về một mật ước giữa Hoàng Thái Cực và Viên Sung Hoán. Họ thì thầm với nhau rằng “Đại Hãn đã cùng hẹn ước bí mật với Viên Đô soái rồi, xem ra Chu Do Hiệu (tức Sùng Trinh) chỉ có con đường cầu hòa với nhà Kim mà thôi”. Câu nói này cũng cố ý để cho hai tên thái giám nhà Minh bị bắt làm tù binh nghe thấy. Sau đó, họ lại cố ý tạo điều kiện cho một tên thái giám họ Dương có dịp trốn thoát. Tên thái giám này trốn thoát về Bắc Kinh tâu với vua Minh. đem “những điều cơ mật trọng đại”, do mình nghe được tâu lại cho hoàng đế Sùng Trinh. Lúc bấy giờ, trong triều đình có một số người chống lại Viên Sùng Hoán, từ lâu đã vu cáo ông là kẻ dẫn Hổ nhập quan, nhằm uy hiếp triều đình, buộc triều đình phải chấp thuận chủ trương nghị hòa với Hậu Kim của ông, và qua đó đôi bên sẽ ký hiệp ước bất bình đẳng trước sự uy hiếp của quân Hậu Kim. Hoàng đế Sùng Trinh là một ông vua chỉ thích làm theo ý mình, tính tình độc đoán lại đa nghi. Đối với Viên Sùng Hoán ông vốn đã có lòng nghi ngờ, Sùng Trinh cho rằng bản thân mình đánh bại được Hoàng Thái Cực nên tự mãn, lại nghi ngờ Viên Sùng Hoán không thực sự trung thành, cứu binh chậm trễ. Thêm vào đó, tin đồn lan rộng, bè đảng cũ của Ngụy Trung Hiền cùng vài quan lại ghen tị với Viên Sùng Hoán vu oan ông trước mặt Sùng Trinh rằng việc quân Hậu Kim vây thành Bắc Kinh lần này hoàn toàn là do Viên Sùng Hoán dẫn về. Khi quân Kim rút lui, ông lại không truy kích, giữa ông và Hoàng Thái Cực thông đồng âm mưu… nên khi nghe lời tâu của viên thái giám họ Dương tin là thật và lập tức triệu Viên Sùng Hoán vào triều đình vấn tội, trách cứ ông tại sao đưa viện binh về quá trễ, rồi hạ lệnh bắt ông vào ngục. Sau đó, Vương Vĩnh Quang cùng đồng đảng lại liên tiếp dâng tấu biểu vu cáo Viên Sùng Hoán cố tình giết Mao Văn Long (là viên tướng trấn giữ vùng biên giới gần với Triều Tiên) để lấy lòng nhà Kim, cấu kết và tư thông với giặc, đề nghị triều đình xử tội[39] [42] . Sùng Trinh nhân đó "dĩ chiến mưu hoà" đưa Viên Sùng Hoán ra lăng trì xử tử. Tháng 8 năm Sùng Chinh thứ 3 (1630), sau hơn nửa năm bị giam trong ngục Viên Sùng Hoán bị xét xử vào tội “dối vua phản quốc”, tội thông đồng với quân địch với lập luận là: quân địch tự ý thoái lui chứ không phải bị Viên Sùng Hóa đánh bại, Viên Sùng Hoán cũng không đuổi theo quân địch mà đóng quân ỏ lại kinh thành là có ý đồ. Tội danh này phải xử cực hình: Ngũ mã phân thây (5 ngựa xé xác) trước cổng kinh thành, vợ con thì bị bắt đi đày cách xa 3.000 dặm. Với quyết định này, triều đình nhà Minh đã tự phá hủy bức tường thành của mình dù đang bị Mãn quân gây áp lực phía bắc. Sùng Trinh cho tướng khác lên thay thế Viên Sùng Hoán. Đây chính là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời ông ta. Lập tức chiến cuộc thay đổi, người Nữ Chân chiếm được ưu thế ở mặt trận đông bắc. Và như vậy, kế phản gián của Hoàng Thái Cực đã thành công, ông đã loại bỏ được đối thủ quân sự nguy hiểm nhất trong đời cầm quân của mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2