intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hoạt động TTSP ở trường CĐSP Nghệ An theo hướng vận dụng quy chế 36 của bộ giáo dục và đào tạo

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Hoạt động TTSP ở trường CĐSP Nghệ An theo hướng vận dụng quy chế 36 của bộ giáo dục và đào tạo trình bày việc vận dung quy chế TTSP mới, trường CĐSP Nghệ An đã làm được một số việc đáng kể; Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng TTSP.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hoạt động TTSP ở trường CĐSP Nghệ An theo hướng vận dụng quy chế 36 của bộ giáo dục và đào tạo

  1. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm HOẠT ĐỘNG TTSP Ở TRƯỜNG CĐSP NGHỆ AN THEO HƯỚNG VẬN DỤNG QUY CHẾ 36 CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Lê Nguyên Hùng Trường CĐSP Nghệ An Thực tập sư phạm (TTSP) là một trong những hoạt động cơ bản trong quá trình đào tạo của các trường sư phạm (SP), có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành phẩm chất và năng lực của người giáo viên tương lai; đặc biệt đối với các cấp học mầm non (MN), tiểu học (TH) và trung học cơ sở (THCS) lại càng có ý nghĩa quan trọng. Nhận thức rõ điều đó. Trường cao đẳng sư phạm (CĐSP) Nghệ An luôn quan tâm chú ý đến công tác TTSP cho học sinh (HS), sinh viên (SV). Từ năm 2003 theo quy chế mới của Bộ GD & ĐT về công tác TTSP; cùng với việc đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp (PP) dạy học , nhà trường đã triển khai nhỉều giải pháp nhằm không ngừng năng cao hiệu quả của hoạt động này. Trong quá trình thực hiện chức năng đào tạo và bồi dưỡng giáo viên (GV) và cán bộ quản lý cho các cấp học MN, TH và THCS cho tỉnh nhà. Trường CĐSP Nghệ An đẫ đạt được nhiều thành tích đáng kể, trong đó không thể không nói đến các loại hình hoạt động TTSP cho HS, SV. 1. Vận dung quy chế TTSP mới, trường CĐSP Nghệ An đã làm được một số việc đáng kể. - Trong những năm học vừa qua, nhà trường đã bám sát mục tiêu đào tạo mà Bộ GD &ĐT đã ban hành, thực hiện tốt các quy chế chuyên môn, trong đó có quy chế thực hành (TH), thực tập sư phạm áp dụng cho các trường đại học, cao đẳng đào tạo giáo viên phổ thông, mầm non trình độ cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo quyết định số 36/ 2003/QĐ - BGD&ĐT ngày 01 tháng 8 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT. Căn cứ vào mục đích, nội dung, phương thức tổ chức, cách đánh giá và các điều kiện đảm bảo đối với hoạt động TTSP. Trường CĐSP Nghệ An đã soạn thảo thành các văn bản hướng dẫn cụ thể cho các ngành, các ban đào tạo (văn bản nội bộ); nội dung văn bản chỉ rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, cách đánh giá, nhiệm vụ của các thành viên trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ của ban chỉ đạo thực tập cơ sở; nội dung hoạt động cụ thể cho các tuần… Căn cứ vào văn bản này trước mỗi đợt TTSP, đã được ban chỉ đạo (BCĐ) TTSP cấp trường triển khai, hướng dẫn đến tận các BCĐTT cấp cơ sở, giáo viên hướng dẫn (GVHD) và đến tận các HS, SV. Nhờ vậy mà các tổ chức, thành viên có liên quan đến công tác TTSP từng đợt nắm chắc được những yêu cầu, nội dung, công việc cần phải làm; trên cơ sở đó mà chủ động tiến hành các công việc cụ thể của mình. Nhờ hoạt động này mà hoạt động TTSP của trường trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực, chất lượng TTSP ngày càng được năng cao; nề nếp, quy trình TTSP cũng ngày càng ổn định. 75
  2. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm - Trước khi HS, SV đi TTSP trường CĐSP Nghệ An đã xây dựng được phong trào thi đua rèn luyện nghiệp vụ sư phạm (RLNVSP) với phương châm “Rèn đức, luyện tài vì ngày mai lập nghiệp”; coi dây là một hoạt động không thể thiếu được trứơc khi đi TTSP nhằm mục đích rèn luyện năng lực sư phạm (tay nghề) cho những giáo sinh tương lai. đó là hệ thống các kiến thức về khoa học giáo dục; những kỹ năng, kỷ xảo nghề nghiệp… Cũng như hoạt động TTSP, hoạt động này cũng được cụ thể hoá thành các học trình với những nội dung cụ thể cho các học kỳ và được quán triệt trong tất cả các môn học, các thành viên có liên quan và trong tất cả các hoạt động của nhà trường. Nhà trường đã trang bị cho HS, SV những hiểu biết quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn đối với giáo dục, dạy học. Ngay từ năm thứ nhất HS, SV đẫ được học các học phần cơ bản về tâm lý học và giáo dục học đồng thời trong giai đoạn này nhà trường cũng cho HS, SV xuống các trường phổ thông để thâm nhập thực tế, tiếp xúc tìm hiểu, nắm bắt các đặc điểm tâm lý của HS, các tổ chức chính quyền, đoàn thể trong nhà trường, tìm hiểu những công việc của người giáo viên. Những năm tiếp theo HS, SV được học về các hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, công tác đội, giao tiếp sư phạm, phương pháp giảng dạy bộ môn và cũng được nhà trường cho xuống các trường mầm non, phổ thông để thực hành sư phạm. Nhờ vậy mà HS, SV nắm được một cách cơ bản cơ sở lý luận và thực tiễn của nghề nghiệp, giúp HS, SV sớm nhận biết được chân dung của người thầy, cô giáo; một mẫu người mà cả cuộc đời họ sẽ phấn đấu và noi theo. Thấy được vị trí, vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của người giáo viên MN, TH, THCS, xác định được những công việc mà mình phải làm trong hoạt động nghề nghiệp sau này, để không ngừng học tập, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách người giáo viên trong tương lai. Kế hoạch TH, TTSP hàng năm được triển khai thực hiện một cách nghiêm túc theo đúng quy chế của Bộ GD&ĐT. Trong trường nhiều cán bộ, giảng viên đã có nhiều đóng góp tích cực vào sự nghiệp đào tạo GV nói chung và rèn luyện tay nghề cho HS, SV nói chung, có tâm huyết với việc dạy chữ - dạy nghề - dạy người mà Đảng và nhà nước đã giao cho; họ không quản ngại khó khăn, không ngừng học tập để ngày càng nâng cao trình độ về mọi mặt nhằm góp chút công sức nhỏ bé của mình vì chất lượng đào tạo. Từ khi Bộ GD & ĐT phát động phong trào thi đua RLNVSP trong các trường sư phạm và mở hội thi “ nghiệp vụ sư phạm giỏi” mang tính quốc gia và khu vực; nhà trường cũng đã có ý thức xây dựng kế hoạch và thường xuyên phát động phong trào thi đua RLNVSP rộng khắp trong toàn trường; tạo mọi điều kiện về vật chất cũng như tinh thần để tổ chức ,bồi dưỡng cho những HS, SV tiêu biểu đại diện cho trường đi dự thi ở các hội thi NVSP giỏi toàn quốc cũng như khu vực; đội tuyển của nhà trường đã đạt được những thành tích đáng kể, giành được nhiều giải cao trong hội thi. Ngay trong trường CĐSP Nghệ An, hội thi NVSP giỏi hành năm vẫn được thường xuyên tổ chức ở cả ba cấp (lớp, khoa, trường) với các nội dung phong phú và đa dạng như thi tiết dạy, viết bảng, ứng xử tình huống sư phạm, hùng biện, làm đồ dùng dạy học, văn nghệ, thể dục, thể thao, công tác 76
  3. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm đoàn, đội… thu hút được nhiều HS, SV rèn luyện và tham gia, đã thực sự phát huy tác dụng trong việc rèn luyện tay nghề cho HS, SV; nhiều kỷ năng , kỷ xảo nghề nghiệp đã được tập luyện một cách bài bản, công phu, góp phần tích cực vào việc năng cao chất lượng đào tạo cho nhà trường. - Nhà trường đã xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp, gắn bó thường xuyên với nhiều cơ sở giáo dục từ MN đến các trường THCS của các phòng GD&ĐT các huyện như Nghi Lộc, Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương và Thành phố Vinh là những địa bàn thường xuyên gắn bó với trường CĐSP Nghệ An trong công tác TH và TTSP. Công tác TH, TTSP được luân phiên hàng năm trong các địa bàn này; do thường xuyên được hướng dẫn HS, SV thực hành , TTSP, được bổ sung kiến thức và kỷ năng thường xuyên qua từng năm mà tạo nên đội ngũ các nhà quản lý và hướng dẫn TH và TTSP gần như “chuyên nghiệp”. Đây cũng là một trong nhiều yếu tố góp phần nâng cao chất lượng TTSP. Với tinh thần trách nhiệm cao, nhiều cán bộ quản lý, chuyên viên của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT huyện và GV các trường MN, PT đã có nhiều đóng góp đáng kể với trường CĐSP Nghệ An trong công tác đào tạo . Trường CĐSP Nghệ An hết sức quan tâm đến việc xây dựng tốt đẹp mối quan hệ liên kết “sư phạm - phổ thông” này, coi đây là điều kiện quan trọng và có ý nghĩa thiết thực đối với công tác dạy nghề và rèn nghề cho HS, SV. Nhờ vậy mà công tác RLNVSP của HS, SV trường CĐSP Nghệ An gặp nhiều thuận lợi và đạt được những thành tích đáng kể. 2. Một số tồn tại. Bên cạnh những việc làm đã đạt được trong công tác TTSP của trường CĐSP Nghệ An từ ngày thực hiện quy chế 36; chúng tôi coi đây là những thành tích cần được phát huy. Tuy vậy trong công tác này vẫn còn những mặt hạn chế, những mặt chưa làm được cần phải sớm khắc phục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động TTSP đó là: - Việc vận dụng quy chế 36 vào công tác TH, TTSP còn đang lúng túng trong việc xác định mục tiêu cụ thể cho từng hệ. Nhiều nội dung TTSP chưa thể cụ thể hoá được; có nội dung phù hợp cho hệ này lại chưa đáp ứng được với hệ đào tạo khác. Vì thế, việc khái quát nội dung TTSP chung cho các hệ trong văn bản hướng dẫn là rất khó khăn; đòi hỏi trong quá trình vận dụng văn bản phải rất linh hoạt và sáng tạo. Điều này đẫn đến việc thực hiện nội dung, đánh giá kết quả ở các cơ sở không thống nhất. - Công tác tổ chức thực hiện còn mang nặng tính hình thức; việc phân công nhân lực cho công tác này thường coi trọng việc điều hoà lao động hơn là yêu cầu cho chất lượng. Không ít cán bộ, giảng viên còn thờ ơ, đứng ngoài cuộc cho rằng công tác TTSP là trách nhiệm của các giảng viên thuộc tổ Tâm lý - Giáo dục và phương pháp giảng dạy. Họ chưa nhận thức được đầy đủ việc dạy nghề là công việc của các thành viên trong trường, trong đó có mình. Bởi vì “bộ đồ nghề” của GV là rất phong phú và đa dạng, nó không chỉ là những kiến thức và kỷ năng, kỷ xảo, thói quen khi lên lớp mà còn là những cử chỉ, hành vi, cách nói năng, giao tiếp, phong cách đi đứng, ăn mặc… trong cuộc sống hàng ngày của mỗi GV. Lối 77
  4. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm suy nghĩ chỉ chú trọng đến việc dạy chữ chưa chú trọng đến việc dạy nghề còn tồn tại trong một số GV. Cũng còn không ít một số GV chưa tích cực đổi mới nội dung, PP giảng dạy, chưa thường xuyên quán triệt nguyên lý GD “học đi đôi vời hành, nhà trường gắn liền với xã hội” Công tác rèn nghề của SV còn mang tính “thời vụ” tập trung chủ yếu vào 2 đợt TTSP trong khoá đào tạo, chứ chưa được thực hiện thường xuyên liên tục, do đó cũng làm hạn chế đến chất lượng đào tạo. Một bộ phận SV còn có tâm lý ỷ lại, chỉ chăm vào học lý thuyết chứ chưa chú ý đến việc RLNVSP. Mặt khác do ảnh hưởng của cơ chế thị trường, của sự dễ dãi, buông lỏng trong việc đánh giá kết quả TTSP của GVHD ở trường MN, PT đã làm cho SV, ngay cả những SV có năng lực cũng bị giảm sút ý chí rèn luyện, không phát huy được khả năng của mình. - Phương pháp đánh giá kết quả TTSP còn nặng về cảm tính, nhiều nội dung GVHD đánh giá chủ yếu dựa vào sự nhiệt tình, chăm chỉ của SV mà chưa quan tâm chú ý đến kiến thức, kỷ năng trong công việc; còn mang nặng về quan điểm động viên, thiên về định tính, nhẹ về định lượng; chưa phản ánh đúng thực chất năng lực sư phạm của mỗi SV, có khi còn mang tính cào bằng. Vì thế chưa kích thích được sự nỗ lực, cố gắng rèn luyện của SV. Điều này thể hiện qua kết quả đánh giá TTSP hàng năm là rất cao, chưa sát với thực tế. - Cuối cùng phải nói đến là kinh phí dành cho hoạt động TTSP còn quá khiêm tốn, không phù hợp với tình hình hiện nay, cũng gây nhiều khó khăn trong hoạt động. Trong hợp đồng kinh tế giữa trường CĐSP Nghệ An với các đối tác chúng tôi còn phải sử dụng đến các lý luận như: trách nhiệm vì thế hệ trẻ, vì ngành, vì sự nghiệp đào tạo xem như đã xa rời thực tế. 3. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng TTSP - Nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ, giảng viên trong toàn trường về công tác TTSP, làm sao cho mỗi thành viên trong nhà trường coi đây là trách nhiệm của mình trong công tác đào tạo. Cán bộ, GV trong các đơn vị phải là đội ngũ đi đầu trong các phong trào thi đua RLNVSP; trước hết mỗi thầy, cô giáo phải là tấm gương sáng cho SV noi theo; phải thường xuyên cải tiến nội dung, phương pháp và hình thức dạy học trên cơ sở đó mà hình thành ở SV những kiến thức và kỷ năng về NVSP - Cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa giữa các đơn vị phòng, ban, khoa, tổ Tâm lý - Giáo dục, Đoàn thanh niên công sản Hồ Chí Minh để thường xuyên phát động nhiều phong trào RLNVSP trong SV một cách đa dạng và phong phú; có nhiều biện pháp để cuốn hút SV thi đua rèn luyện. Bên cạnh đó cần xác định cụ thể các tiêu chuẩn và chỉ tiêu đánh giá cho các đợt TH và TTSP một cách khoa học và sát thực tế hơn. Nhà trường cần tham mưu và đề xuất cho các cấp có thẩm quyền để có đầu tư kinh phí phù hợp và thoả đáng hơn cho hoạt động TTSP. Mỗi tổ chức trong nhà trường đều có thế mạnh, tính đặc thù riêng nên phải phát huy thế mạnh đó vào quá trình đào tạo góp phần hoàn thiện nhân cách người GV tương lai. - Mỗi SV cần phải nhận thức sâu sắc vai trò, vị trí, ý nghĩa của hoạt động RLNVSP nói chung và TTSP nói riêng, để ngày càng có ý thức và thường xuyên trau đồi và rèn luyện. Xác định rõ mục tiêu, kế hoạch RLNVSP cho mình trong 78
  5. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm từng học kỳ, từng năm học, từng đợt TTSP và phải hình dung được những kiến thức và những kỷ năng cơ bản, cần thiết phải rèn luyện để trở thành người GV. Trên cơ sở đó mà tự giác xây dựng kế hoạch và tự rèn luyện cụ thể cho bản thân. Để trường CĐSP Nghệ An thực sự là một trường dạy nghề sư phạm, đòi hỏi phải có sự phấn đấu kiên trì, bền bỉ với nhiều giải pháp đồng bộ, nắm bắt được xu thế đổi mới trong giáo dục và đào tạo hiện nay; dẫu biết rằng đây là một việc làm không đơn giản, thậm chí sẽ không ít khó khăn phức tạp nhưng chúng ta quyết tâm thì sẽ làm được. Đẩy mạnh công tác TTSP, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển đất nước trong thời đại mới. Đổi mới giáo dục và đào tạo nhìn từ góc độ TTSP thực sự là một đòi hỏi bức bách đặt ra đối với các trường sư phạm trong giai đoạn hiện nay. Vinh, tháng 4 năm 2008 79
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2