intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hoạt động tự học của sinh viên ngành bác sĩ đa khoa trường Đại học Y dược Thái Nguyên

Chia sẻ: Y Y | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

40
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo đề xuất 4 biện pháp nâng cao hiệu quả tự học cho sinh viên ngành bác sĩ đa khoa bao gồm: Nâng cao nhận thức về sự cần thiết và vai trò của tự học cho sinh viên; đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy; hướng dẫn các kĩ năng tự học cho sinh viên; hướng dẫn sinh viên tổ chức các hoạt động tự học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hoạt động tự học của sinh viên ngành bác sĩ đa khoa trường Đại học Y dược Thái Nguyên

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0022 Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1, pp. 195-202 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN NGÀNH BÁC SĨ ĐA KHOA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN Vũ Thị Mai Hương Giang, Nguyễn Văn Sơn, Bùi Thị Quỳnh Nhung Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Tóm tắt. Xã hội luôn vận động và phát triển không ngừng đòi hỏi con người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Đối với sinh viên đào tạo theo học chế tín chỉ, việc tự học, tự tìm hiểu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp sinh viên lĩnh hội kiến thức môn học cũng như phát huy năng lực của bản thân trên cơ sở chính là sự hướng dẫn của giảng viên, và đặc biệt đối với sinh viên ngành bác sĩ đa khoa, việc cập nhật kiến thức, kĩ thuật mới trong y học là vô cùng cần thiết. Bài báo đề xuất 4 biện pháp nâng cao hiệu quả tự học cho sinh viên ngành bác sĩ đa khoa bao gồm: 1) Nâng cao nhận thức về sự cần thiết và vai trò của tự học cho sinh viên; 2) Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy; 3) Hướng dẫn các kĩ năng tự học cho sinh viên; 4) Hướng dẫn sinh viên tổ chức các hoạt động tự học. Từ khóa: Tự học, biện pháp, sinh viên, ngành bác sĩ đa khoa. 1. Mở đầu Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, lượng thông tin ngày càng gia tăng; theo tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực xã hội học, thì lượng thông tin tăng gấp đôi cứ sau khoảng 5-6 năm; vì vậy để nắm bắt tri thức, con người luôn luôn phải tự cập nhật, tìm tòi tri thức. Đối với lĩnh vực giáo dục, các trường đã thực hiện đào tạo theo tín chỉ, chương trình đào tạo tín chỉ được thiết kế theo hướng ngày càng tinh gọn; số tiết truyền đạt trực tiếp trên lớp giảm còn hai phần ba so với trước đây, trong khi yêu cầu đối với người học ngày càng cao. Do vậy, hơn lúc nào hết, tầm quan trọng của tự học ngày càng được tăng cao; dạy học trong nhà trường không phải là cung cấp một khối lượng tri thức hàn lâm kinh điển như trước đây mà dạy cho người học phương pháp tiếp cận thông tin, phương pháp tư duy để họ có thể tiếp tục học sau khi rời ghế nhà trường, do vậy dạy học đại học thực chất là dạy cách học, cách tự học để học tập suốt đời [4]. Isaac Asimov đã từng nói: “Chỉ có thể bằng con đường tự học sinh viên mới có thể học hỏi được điều gì đó. Nhiệm vụ duy nhất của Nhà trường là tạo thuận lợi cho quá trình tự học. Nếu như không làm được điều này, Nhà trường sẽ đánh mất ý nghĩa tồn tại của mình” [2]. Quá trình dạy học của giảng viên thành công có quan hệ biện chứng với quá trình tự học của sinh viên. Vì vậy, thước đo hiệu quả của phương pháp dạy học là kết quả của tự học. Tuy nhiên, để sinh viên trở thành những người học có khả năng tự học, chủ động sáng tạo không phải là một điều dễ dàng do sinh viên mới làm quen với cách học mới nên tính thụ động còn cao, phương pháp tự học, tự nghiên cứu còn chưa tốt do đó họ rất lúng túng trong việc tự học ở nhà. Mặt khác, giảng Ngày nhận bài: 15/10/2016. Ngày nhận đăng: 15/1/2017. Liên hệ: Vũ Thị Mai Hương Giang, e-mail: drnhungdls@gmail.com 195
  2. Vũ Thị Mai Hương Giang, Nguyễn Văn Sơn, Bùi Thị Quỳnh Nhung viên cũng gặp phải nhiều khó khăn khi yêu cầu sinh viên tự học ở nhà và quản lí cũng như đánh giá khả năng tự học của sinh viên. Sinh viên ngành bác sĩ đa khoa có thời gian học tập tại trường 6 năm, bên cạnh việc học tập lí thuyết, sinh viên còn đi thực tập, đi trực tại bệnh viện; ngoài việc tích lũy kiến thực từ bài giảng của giảng viên, sinh viên còn học tập qua quan sát, qua thực hành các kĩ năng nghề nghiệp vì vậy việc tự học đối với sinh viên càng trở nên quan trọng và cần thiết. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái niệm về tự học Theo tác giả Trần Thị Minh Hằng, “thái độ tự học là một thuộc tính của tự ý thức, là yếu tố bên trong quy định xu hướng tự giác, tích cực, độc lập, được biểu hiện ra bên ngoài bằng những xúc cảm, những hành vi trong tự học” [5]. Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn nghiên cứu sâu về vấn đề tự học cho rằng: học cốt lõi là tự học mà ở đó chủ thể tự thể hiện và biến đổi mình. Theo ông: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (so sánh, quan sát, phân tích, tổng hợp,...) và có khi cả cơ bắp (khi phải dùng công cụ) cùng các phẩm chất của mình, cả động cơ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan (như trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó,....) để chiếm lĩnh 1 lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình” [7]. Đối với người học, hoạt động tự học bao gồm nhiều hành động kế tiếp nhau như quan sát, ghi chép, đọc, hệ thống hoá, giải bài tập. . . Để có thể tự học, người học phải nắm được những tri thức về hành động, phải vận dụng những tri thức đó để tiến hành các hành động nhằm thu được những kết quả hành động phù hợp với mục đích. Nói một cách khác, người học phải có những kĩ năng tự học phù hợp với môn học. Kĩ năng tự học là khả năng thực hiện có kết quả một hay một nhóm hành động tự học bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép [1]. 2.2. Ý nghĩa của hoạt động tự học ở trường đại học Hoạt động tự học là hoạt động chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình dạy học cũng như đào tạo của nhà trường sư phạm. Tự học, tự đào tạo là nhân tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả học tập của người học. Quá trình dạy học bao gồm hai mặt quan hệ hữu cơ đó là: hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học của người học. Người dạy đóng vai trò tổ chức, lãnh đạo điều khiển và định hướng hoạt động học cho người học. Người học vừa là đối tượng tác động của dạy học vừa là chủ thể của quá trình đó. Trong khi các dạng hoạt động khác của con người hướng vào việc làm thay đổi đối tượng, khách thể của hoạt động thì hoạt động học tập rèn luyện làm cho chính chủ thể hoạt động thay đổi. Bằng hoạt động học tập mỗi sinh viên tự hình thành và phát triển nhân cách của mình, không ai có thể làm thay mặc dù trong dạy học và giáo dục luôn có sự định hướng của giáo viên. Tác động của người dạy - giảng viên chỉ có thể được phát huy thông qua hoạt động tích cực, tự lực, chủ động sáng tạo của người học - tự học. Như vậy trong quá trình dạy học và đào tạo, tự học có vai trò rất quan trọng, được biểu hiện ở chỗ [5], [7]: - Tự học là hoạt động giúp sinh viên lĩnh hội vững chắc hệ thống những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. - Tự học là hoạt động giúp sinh viên rèn luyện để phát triển năng lực nhận thức, hình thành và phát triển các phẩm chất trí tuệ. - Tự học không chỉ giúp cho sinh viên tích lũy được vốn tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, mà trong quá trình độc lập giải quyết các nhiệm vụ học tập, các thao tác trí tuệ của sinh viên cũng trở nên 196
  3. Hoạt động tự học của sinh viên ngành Bác sĩ đa khoa trường Đại học Y dược Thái Nguyên thành thạo, vững chắc. Sinh viên không ngừng phát huy tính tích cực nhận thức, tự mình rèn luyện các thao tác trí tuệ, dần dần hình thành các phẩm chất hoạt động trí tuệ cần thiết như: tính định hướng, tính bề rộng, tính chiều sâu, tính linh hoạt, tính mềm dẻo, tính phê phán, tính khái quát. . . Không những vậy, tự học còn giúp cho sinh viên hình thành niềm tin khoa học, rèn luyện ý chí phấn đấu, tính kiên trì, óc phê phán, bồi dưỡng hứng thú khoa học, lòng say mê nghiên cứu tìm tòi, khám phá khoa học và những phẩm chất nhân cách khác. Tự học là con đường tự khẳng định, là con đường sống, con đường thành đạt của những ai muốn vươn lên tầm cao trí tuệ của nhân loại trong thời đại thông tin như hiện nay. Tự học, tự rèn luyện là con đường quan trọng nhất để sinh viên sư phạm ngày nay - giáo viên sau này, không ngừng nâng cao trình độ của mình. Như vậy, trong quá trình dạy học ở đại học, tự học chiếm một vị trí quan trọng và có vai trò to lớn. Nếu nhà trường và thầy cô giáo bồi dưỡng cho sinh viên ý chí và năng lực tự học cần thiết thì sẽ khơi dậy tiềm năng to lớn vốn có của họ, tạo nên động lực nội sinh vốn có của quá trình học tập, vượt lên những kích thích bên ngoài như biện pháp thi đua, khen thưởng, trách phạt. Khả năng tự học chính là “nội lực”, là nhân tố giữ vai trò quyết định chất lượng đào tạo. Thầy cô giáo là lực lượng có vai trò quan trọng trong việc định hướng, động viên, cổ vũ cho sinh viên tự học đúng hướng. 2.3. Các kĩ năng tự học Kĩ năng xây dựng kế hoạch tự học: Kế hoạch tự học phải đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và tính khả thi. Xây dựng được bản kế hoạch tự học hợp lí là kĩ năng quan trọng đầu tiên đối với mỗi sinh viên. Bao gồm việc lên danh mục các nội dung cần tự học, khối lượng và yêu cầu cần đạt được, các hoạt động cần phải tiến hành, sản phẩm cụ thể cần phải được tạo ra, thời gian dành cho mỗi nội dung và hoạt động. Đồng thời kế hoạch cũng cần có các phương án phụ, dự kiến khắc phục các trở ngại đột xuất về thời gian, yêu cầu chung,... Kĩ năng lựa chọn tài liệu: Các tài liệu này có thể ở dạng viết, nghe - nhìn, hoặc trực tiếp khai thác từ internet. Lựa chọn cho đúng, chọn đủ, chọn hợp lí, chọn cái thực sự cần thiết, chọn tài liệu liên quan trực tiếp, gián tiếp, bổ sung, phục vụ,... Để tự học có hiệu quả, sinh viên cần phải rèn luyện cho mình kĩ năng lựa chọn các tài liệu thích hợp. Kĩ năng lựa chọn tài liệu còn được thể hiện trong việc trực tiếp dự giờ, tham gia hội thảo và hội nghị khoa học, seminar, thực tế, quan sát kết quả thí nghiệm. . . Kĩ năng lựa chọn hình thức tự học: Tự học về cơ bản là tự bản thân mình tiến hành hoạt động độc lập để chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng. Tuy nhiên, việc tự học không phải bao giờ cũng được thực hiện một cách dễ dàng, thuận lợi. Những khó khăn như một vấn đề học tập nan giải, một nội dung học tập thiếu tài liệu, một hướng suy nghĩ bị bế tắc... Do vậy, việc lựa chọn, hoặc phối hợp các hình thức tự học cá nhân, đôi bạn học tập, nhóm, học với tài liệu, học với chương trình ở tivi, máy tính,... một cách phù hợp đóng vai trò hết sức quan trọng. Kĩ năng xử lí thông tin: Kĩ năng xử lí thông tin có thể được chia thành 2 kĩ năng nhỏ kế tiếp nhau: hệ thống hóa và phân tích, tổng hợp, khái quát hóa. Để tri thức tự học có được một cách bền vững và có thể vận dụng được trong thực tiễn, người học cần phải xếp chúng vào hệ thống nhất định. Công việc này bao gồm nhiều thao tác, như: tóm tắt, phân loại, xác lập các mối liên hệ, biểu diễn bằng sơ đồ lô-gic, bằng bảng hệ thống kiến thức,... Do vậy, kĩ năng hệ thống hóa tri thức có vị trí quan trọng trong lưu giữ thông tin. Quá trình tự học không phải chỉ thu nhận tri thức, mà cần biến nó thành tri thức của bản thân. Quá trình này được thực hiện bởi các thao tác tri thức như phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa. Như vậy, kĩ năng xử lí thông tin trong tự học liên quan mật thiết với các thao tác tư duy. Do đó việc bồi dưỡng kĩ năng xử lí thông tin không tách rời với việc bồi dưỡng kĩ năng sử dụng các thao tác tư duy, đó là cơ sở của bồi dưỡng các năng lực tự học. 197
  4. Vũ Thị Mai Hương Giang, Nguyễn Văn Sơn, Bùi Thị Quỳnh Nhung Kĩ năng vận dụng tri thức vào thực tiễn: Tri thức có được, nếu không sử dụng thì cũng bị quên dần. Do vậy, việc vận dụng tri thức vào thực tiễn vừa là mục đích của việc học, vừa là quá trình bổ sung, mở rộng, đào sâu, làm giàu tri thức cá nhân. Vận dụng tri thức vào thực tiễn bao gồm cả việc vận dụng kiến thức đã có để giải quyết các vấn đề học tập và việc vận dụng kiến thức vào dạy học các bài hóa học phổ thông. Các nhiệm vụ này có thể xếp vào các hoạt động như: làm bài tập vận dụng, bài thực hành, thí nghiệm, thực nghiệm, viết báo cáo trình bày, thiết kế bài dạy,... Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn là một yêu cầu quan trọng của phương pháp giáo dục phổ thông được qui định trong Luật Giáo dục. Do đó các kĩ năng tự học của sinh viên càng thể hiện sự liên hệ mật thiết và ảnh hưởng của phương pháp tự học với phương pháp dạy học của giảng viên trong bài giảng trên lớp của mình. Kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá: Tự kiểm tra, đánh giá là một kĩ năng quan trọng trong tự học. Nhờ đó mà người học mới biết được trình độ tự học của mình đạt được mức độ nào và điều chỉnh phương pháp tự học thích hợp, hiệu quả hơn. Việc kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên trong quá trình tự học, dưới nhiều hình thức như: tự trắc nghiệm bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan; trắc nghiệm tự luận, hoặc tự kiểm tra qua việc vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề học tập đặt ra,... Vì vậy, trong quá trình dạy học giảng viên ngoài việc kiểm tra sinh viên, đồng thời quan tâm chú ý tổ chức cho sinh viên việc tự kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của mình [5], [8]. 2.4. Thực trạng hoạt động tự học của sinh viên Để có thể đưa ra các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tự học cho sinh viên ngành bác sĩ đa khoa, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng tự học của sinh viên ngành bác sĩ đa khoa. Qua tiến hành khảo sát 667 sinh viên ngành bác sĩ đa khoa trường đại học Y Dược Thái nguyên, chúng tôi thấy tính tự học của sinh viên chưa cao, cụ thể: Sinh viên chưa chủ động tự học mà trông chờ vào tài liệu, nội dung câu hỏi, bài tập, chủ yếu học để thi chưa thực sự học để chiếm lĩnh tri thức (37,9%); về chuẩn bị bài trước khi đến lớp: có 12,3% sinh viên không chuẩn bị bài trước khi đến lớp, 58,5% sinh viên chỉ đọc qua tài liệu trước khi đến lớp; về cách học trên lớp chủ yếu sinh viên đọc qua và ghi chép ý chính (39,1%), nguồn tư liệu sử dụng cho tự học chủ yếu là giáo trình chính (52,9%); đa số sinh viên sử dụng thời gian tự học để đọc lại bài trên lớp và truy cập internet, rất ít sinh viên chủ động làm bài tập do giảng viên yêu cầu (12,1%). Đánh giá về khả năng tự học của bản thân, đa số sinh viên chưa biết cách tự học (49%), khó khăn chủ yếu trong học tập là do kiến thức rộng, khó bao quát (47,8%) và thiếu hướng dẫn học tập (22,3%). Phần lớn sinh viên cho rằng để nâng cao hiệu quả hoạt động tự học giảng viên cần trao đổi kĩ năng tự học cho sinh viên (38,1%), về tổ chức dạy học, giảng viên cần tổ chức thảo luận, hướng dẫn thảo luận cho sinh viên (35,4%). Đánh giá chung về hoạt động tự học của sinh viên trong toàn trường, đa số sinh viên cho rằng chưa hiệu quả và đề xuất Nhà trường cần tổ chức các buổi thảo luận, hướng dẫn về kĩ năng tự học cho sinh viên, cần quy định thời gian dành cho việc tự học cũng như nội dung sinh viên cần tự học trong đề cương môn học và hướng dẫn sinh viên tự học trong các bài giảng của các học phần, cần lồng ghép tuyên truyền kĩ năng tự học trong các câu lạc bộ sở thích, có các hình thức khuyến khích, kiểm tra việc tự học của sinh viên. 2.5. Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tự học cho sinh viên ngành bác sĩ đa khoa 2.5.1. Nâng cao nhận thức về sự cần thiết và vai trò của việc tự học cho sinh viên Nhận thức đúng đắn sẽ có tác dụng định hướng hành động cho sinh viên. Giáo dục cho sinh viên ngành bác sĩ đa khoa nhận thức đúng đắn, đầy đủ về sự cần thiết và lợi ích của hoạt động tự học; sinh viên ngành bác sĩ đa khoa, ngoài học tập lí thuyết, còn phải thực hành các kĩ năng tiền 198
  5. Hoạt động tự học của sinh viên ngành Bác sĩ đa khoa trường Đại học Y dược Thái Nguyên lâm sàng tại phòng thực hành, thực hành tại bệnh viện, tại các cơ sở y tế, bên cạnh đó sinh viên phải tham gia trực tại các bệnh viện thực hành, chính vì vậy các kĩ năng nghề nghiệp như kĩ năng phân tích kết quả xét nghiệm, kĩ năng nhận định về bệnh lí, kĩ năng chẩn đoán bệnh, kĩ năng chăm sóc bệnh nhân, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giao tiếp cộng tác . . . là vô cùng cần thiết. Các kĩ năng này sinh viên chỉ có thể thực hiện tốt thông qua việc tự học khi thực hành tại phòng thực hành, khi thực hành và trực tại bệnh viện, khi khi thực tập cộng đồng . . . . khi hiểu rõ sự cần thiết và lợi ích của hoạt động tự học với việc hoàn thành các nhiệm vụ học tập sẽ giúp cho sinh viên thật sự tự giác, tích cực nghiên cứu tài liệu, tự học có hiệu quả, giúp sinh viên rèn luyện ý chí, phấn đấu vươn lên để nâng cao kết quả học tập của mình. Để làm tốt việc này, nhà trường cần tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, thảo luận về kĩ năng học tập, kĩ năng tự học hiệu quả. Thông qua tổ chức Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, câu lạc bộ sở thích, câu lạc bộ học thuật tiến hành tuyên truyền về vai trò của việc tự học và các kĩ năng tự học hiệu quả. Cố vấn học tập cần lồng ghép tuyên truyền về hoạt động tự học, nhân rộng điển hình tiên tiến trong hoạt động tự học thông qua các buổi sinh hoạt lớp để nâng cao nhận thức về hoạt động tự học trong sinh viên. 2.5.2. Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy Nội dung bài giảng phải bám sát mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo; Cần cải tiến nội dung bài giảng, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng kích thích sinh viên tự học; nội dung bài giảng không chỉ chứa đựng những kiến thức cơ bản, trọng tâm phù hợp với chương trình đào tạo mà còn phải được phát triển nâng cao. Mỗi bài giảng phải là một “hệ thống mở” về cả nội dung và phương pháp có thể kích thích sinh viên hứng thú, tích cực tìm tòi, bổ sung nâng cao kiến thức. Giờ lên lớp giảng viên cần lựa chọn kiến thức trọng tâm, cơ bản, phương pháp giảng dạy là hướng dẫn sinh viên cách học, hỗ trợ sinh viên, không phải là truyền đạt kiến thức một chiều để tạo ra nhu cầu, kích thích hứng thú học tập cho sinh viên. Giảng viên cần giao bài tập, hướng dẫn nội dung, phương pháp sinh viên tự học, tự tìm kiếm nguồn thông tin áp dụng làm bài tập để sinh viên chủ động chiếm lĩnh kiến thức, kích thích sự nỗ lực lĩnh hội kiến thức của sinh viên, Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng “lấy sinh viên làm trung tâm”. Nhà trường cần áp dụng các phương pháp giảng dạy đảo chiều, phương pháp thảo luận nhóm, giao bài tập, thảo luận chuyên đề, nghiên cứu ca bệnh . . . để phát triển tính tích cực, chủ động học tập của sinh viên. 2.5.3. Hướng dẫn các kĩ năng tự học cho sinh viên Phương pháp học tập khoa học chính là cầu nối dẫn đến sự thành công. Cần hình thành cho sinh viên kĩ năng tự học. Kĩ năng lập kế hoạch học tập: Cần có kế hoạch và thời gian học hợp lí: Trong quá trình tự học, sinh sẽ gặp nhiều khó khăn giữa khối lượng kiến thức phải lĩnh hội với các khả năng chủ quan (ý thức, năng lực tự học, điều kiện sức khoẻ. . . ) và các điều kiện khách quan (tài liệu, thời gian, tổ chức tự học, . . . ) . . . Vì vậy, cần có kế hoạch học và thời gian tự học hợp lí, khoa học và phù hợp với điều kiện học tập của chính mình. Để giải quyết được các khó khăn trên, đảm bảo tự học có hiệu quả, sinh viên phải biết xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch sử dụng thời gian biểu tự học khoa học và phù hợp với mình. Kế hoạch và thời gian biểu cần linh hoạt và có tính thực tế, ngoài kế hoạch chung có kế hoạch riêng với mỗi sinh viên về tìm kiếm tài liệu ở thư viện, Internet, làm thí nghiệm, thực hành. Kế hoạch và thời gian biểu tự học sau khi thiết kế xong, sinh viên cần thực hiện nghiêm túc. Học cách thức làm việc độc lập: Biết cách làm việc độc lập, cố gắng vượt khó; biết tập trung tư tưởng cao khi học tập, loại trừ các tác động, không để ảnh hưởng bên ngoài làm phân tán đặc biệt khi làm bài tập, thí nghiệm, thực hành tiền lâm sàng và lâm sàng; biết cách đọc và tự nghiên cứu tài liệu giáo trình: sinh viên cần có ý thức hình thành phương pháp khoa học khi đọc và nghiên 199
  6. Vũ Thị Mai Hương Giang, Nguyễn Văn Sơn, Bùi Thị Quỳnh Nhung cứu giáo trình, đọc ghi chép, đối chiếu, vận dụng giải bài tập thì hiệu quả đọc sách nhất định sẽ tăng lên. Việc đọc sách giúp cho sinh viên hoàn thiện, khắc sâu và mở rộng tri thức. Mặt khác trong chính quá trình đọc sách, sinh viên rèn luyện cách học, cách đọc, tài liệu khoa học, phân biệt được cái đúng, cái sai và tỏ thái độ phê phán của bản thân. Kĩ năng ghi chép cẩn thận: Ghi chép đầy đủ, ngắn gọn các thông tin theo ý hiểu của bạn sau khi nghe được từ thầy cô, đọc được từ sách. Đừng cố ghi chép đủ từng từ mà thầy cô giảng. Khi thực hành, cần ghi chép lại những ý kiến phản hồi từ thầy cô và bạn bè để làm cơ sở hoàn thiện các kĩ năng của bản thân. Ghi chép, tích lũy tài liệu là điều kiện giúp cho sinh viên rèn luyện trí nhớ và sử dụng một cách lâu dài cho hoạt động nghề nghiệp sau này. Tài liệu học tập của sinh viên được tìm ở nhiều nguồn: trong các thư viện, ở các hiệu sách, trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Internet. . . giảng viên hướng dẫn sinh viên tìm kiếm, khai thác, đọc giáo trình, tài liệu, hình thành tri thức là rất cần thiết. Sinh viên cần biết vận dụng các kĩ năng tư duy, phát huy nỗ lực trong nhận thức, đọc tài liệu tóm tắt ý cơ bản, tìm ra các mối liên hệ kiến thức để liên kết với bài dạy, ghi nhớ, khắc sâu kiến thức. Đa dạng hóa cách học: Hãy đa dạng hóa cách học để luôn “giữ lửa” cho tinh thần tự học của mình. Tùy thuộc vào từng nội dung bài học và từng thời điểm học khác nhau mà sinh viên sử dụng các cách học khác nhau. Kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá. Tự kiểm tra đánh giá là kĩ năng cần thiết, giúp sinh viên khẳng định kết quả học tập, tạo niềm tinvào bản thân, phát hiện kịp thời các sai lầm trong quá trình tự học, từ đó có biện pháp khắc phục, điều chỉnh kịp thời quá trình học tập của bản thân. Tham gia “Cộng đồng học tập”: “Cộng đồng học tập” trên mạng internet, là nơi các thành viên có thể chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức. Sinh viên sẽ tìm được sự khích lệ, lời khuyên và động cơ học tập từ bạn bè, thầy cô và những người khác. Tại đây, sinh viên cũng có thể tự đánh giá kiến thức và mức độ tiến bộ của bản thân so với mục tiêu đặt ra. Ngoài ra, sinh viên còn có thể giúp đỡ người khác học, đó cũng là một cách học rất tốt cho bản thân. Để hướng dẫn kĩ năng tự học hiệu quả, có thể thông qua việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt chuyên đề, các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt câu lạc bộ, lồng ghép vào các hoạt động của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên. Bên cạnh đó, tự học cần được đưa vào trong đề cương chi tiết học phần, các bộ môn cần quy định rõ thời gian, nội dung sinh viên cần phải tự học, đồng thời hướng dẫn sinh viên cách tự học trong thông qua giờ giảng trên lớp; cần có biện pháp kiểm tra, giám sát và có chế độ khuyến khích sinh viên tự học. 2.5.4. Hướng dẫn sinh viên tổ chức hoạt động tự học Tổ chức tạo thành từng nhóm tự học. Với nhóm tự học, sinh viên sẽ tự tin hơn, mạnh dạn trao đổi, đề xuất, đưa ra chính kiến của mình, đồng thời hỗ trợ nhau khi làm thí nghiệm, cùng nhau truy bài, cùng đánh giá nhau về thực hành lâm sàng, từ đó chia sẻ cho nhau ở bạn học trong nhóm, trong lớp. Khi xây dựng nhóm tự học, cần giao nhiệm vụ cho mỗi sinh viên tự học, tự tìm kiếm thông tin, trả lời, tự chuẩn bị một vấn đề trước có thể là câu hỏi, ví dụ minh họa, hoặc tóm tắt nội dung cơ bản của bài học, sau đó gặp nhau cùng trao đổi, tranh luận và đi đến thống nhất nội dung tự học. Trong nhóm tự học tập các thành viên ngoài việc đọc, nghiên cứu giáo trình môn học theo yêu cầu để trao đổi nhóm thì đồng thời cần phải giao nhiệm vụ sưu tầm tư liệu, các phần mềm hỗ trợ thí nghiệm ảo, các trò chơi hóa học, các bài tập thực tiễn,. . . hay các tài liệu liên quan với nội dung học để trao đổi mở rộng, chia sẽ cùng các thành viên nhóm để cập nhật, bổ sung thêm thông tin mới cho nội dung học tập của mình. Để có được sản phẩm học tập chung của nhóm thì cần có sự phân công nội dung công việc cho từng thành viên, nhóm nhỏ chuẩn bị nội dung học tập theo yêu cầu như trình bày tóm tắt nội dung bài viết, số trang qui định, các minh họa bằng số liệu, hình ảnh, thí nghiệm minh họa, mô phỏng để mô tả. Sau khi đã sắp xếp hoàn tất cơ bản sản phẩm học 200
  7. Hoạt động tự học của sinh viên ngành Bác sĩ đa khoa trường Đại học Y dược Thái Nguyên tập, cả nhóm tiếp tục trao đổi thống nhất nội dung, trình bày báo cáo dạng văn bản, trình chiếu Powerpoint. Ngoài ra để chủ động trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các thành viên cần thảo luận xác định kiến thức trọng tâm, ví dụ minh họa, bài tập vận dụng, mối liên hệ với kiến thức đã có và nêu ra được những vấn đề, câu hỏi để các nhóm khác trong lớp cùng trao đổi, thảo luận. Thời gian tự học nhóm: Được tiến hành ngoài giờ lên lớp tùy vào thời gian phù hợp với các thành viên trong nhóm. Địa điểm tổ chức tự học nhóm ở trên phòng học, giảng đường, kí túc xá, bệnh viện, nhà riêng của một bạn trong nhóm,. . . Yêu cầu: Căn cứ vào thời khóa biểu của tuần mà nhóm xây dựng kế hoạch học tập, từ 2 - 4 buổi/ tuần. Cuối tuần, nhóm trưởng báo cáo tình hình sinh hoạt của nhóm cho cố vấn học tập, giảng viên phục trách học phần. Nhà trường cần đầu tư cơ sở vật chất cho việc tự học như: Thư viện là nơi cung cấp sách báo, tài liệu tham khảo để sinh viên tự tìm kiếm tri thức. Thư viện cũng là một địa điểm rất tốt để sinh viên tự học, tự nghiên cứu. Để tổ chức cho sinh viên tự học ở thư viện cần: Đầu tư sách, tàiliệu tham khảo phù hợp với nội dung chương trình dạy học ở trường đại học. Tổ chức hoạt động thư viện hợp lí: mở cửa thư viện cả vào buổi tối. Thực hiện số hóa tài liệu để tiện cho việc tra cứu. Đảm bảo môi trường sạch sẽ, thoáng mát, sắp xếp chỗ ngồi hợp lí trong thư viện, chú trọng dịch vụ in ấn, internet, dịch vụ giải khát. . . Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin để đảm bảo đường truyền internet, bổ sung máy tính, phòng tự học để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tự học của sinh viên. 3. Kết luận Hoạt động tự học của sinh viên nói chung, sinh viên ngành bác sĩ đa khoa Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên nói riêng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình dạy học. Chất lượng đào tạo của nhà trường được thể hiện ở sản phẩm đào tạo là sinh viên, vì vậy hoạt động học tập của sinh viên cần được quan tâm đúng mức, có biện pháp thiết thực để giúp sinh viên học tập tốt, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và vị thế của nhà trường. Tuy nhiên, hoạt động tự học của sinh viên còn nhiều hạn chế, sinh viên chưa chủ động trong học tập tập, còn quen với việc tiếp thu kiến thức có sẵn từ thầy, sự nhận thức về tự học của sinh viên chưa sâu sắc, nên chưa có phương pháp tự học và kĩ năng tự học hiệu quả. Bên cạnh đó, một số giảng viên chưa thực sự quan tâm bồi dưỡng, hướng dẫn, tổ chức, rèn luyện kĩ năng tự học cho sinh viên; phương pháp dạy chủ yếu là thuyết giảng chưa tạo nhiều cơ hội cho sinh viên tự tìm tòi và khám phá. Xuất phát từ nghiên cứu cơ sở lí luận về hoạt động tự học của sinh viên ngành bác sĩ đa khoa, đề tài đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên; Nhà trường cần nâng cao nhận thức cho sinh viên về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động tự học, từ nhận thức đúng đắn sẽ giúp sinh viên hình thành ý thức tự giác, tích cực, độc lập sáng tạo, thói quen tự học, tự nghiên cứu; thực hiện bồi dưỡng năng lực tự học cho sinh viên, bồi dưỡng cho sinh viên phương pháp tự học đúng đắn và khoa học; hướng dẫn sinh viên tổ chức các hoạt động học tự học. Giảng viên đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc định hướng và kích thích ý thức tự học cho sinh viên; giảng viên phải đổi mới phương thức tổ chức dạy học và đòi hỏi cao hơn tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của sinh viên trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập của mình, từ đó giúp sinh viên có năng lực tự học và học tập suốt đời - một trong những năng lực quan trọng của người bác sĩ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Khánh Bằng, 2001. Học cách tự học trong thời đại ngày nay. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [2] Chernilevski D, 2002. Công nghệ giảng dạy ở bậc đại học. Nxb UNITY. [3] Vũ Quốc Chung, Lê Hải Yến, 2004. Để tự học có hiệu quả. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 201
  8. Vũ Thị Mai Hương Giang, Nguyễn Văn Sơn, Bùi Thị Quỳnh Nhung [4] Trần Thị Minh Hằng, 2011. Tự học và yếu tố tâm lí cơ bản trong tự học của sinh viên Sư phạm. Nxb Giáo dục Việt Nam. [5] Võ Thị Lan, 2007. Một số biện pháp phát huy hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên mầm non Trường Đại học Đồng Tháp. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [6] Nguyễn Cảnh Toàn, 2001. Tuyển tác phẩm tập 1: Tự giáo dục, tự học, tự nghiên cứu. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây. [7] Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên), Nguyễn Kì, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo, 2004. Học và dạy cách học. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [8] Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên), Nguyễn Kì, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường, 2001. Quá trình dạy - tự học. Nxb Giáo dục, Hà Nội. ABSTRACT Self-studying of medical students at Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy Vu Thi Mai Huong Giang, Nguyen Van Son, Bui Thi Quynh Nhung Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy Society is moving and developing that requires everyone to move on to keep up with the development of the society. For students following credit system training, self-studying and self-learning play an important role in acquiring subject knowledge as well as developing one’s capabilities, mostly under the guidance of lecturers. Especially for the medical students, the updated knowledge, new techniques in medicine are essential. The article proposes four measures to improve the efficiency of studying for students of general practitioners including: 1) Improving awareness about the need and role of student self-study; 2) Reforming the content and methods of teaching; 3) Introducing study skills for students; 4) Guiding students how to organize self-studying activities. Keywords: Self-studying, measures, students, general practitioners. 202
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2