intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Học cách nghĩ như là nhân viên của khách hàng

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

69
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hàng ngày, Agency (từ gọi chung dành cho các công ty chuyên cung cấp các dịch vụ truyền thông, quảng cáo) phải làm việc với rất nhiều Client (khách hàng: các doanh nghiệp, các nhãn hàng cần làm quảng cáo) khác nhau. Bên cạnh năng lực, Agency chỉ ký được hợp đồng khi đưa ra những dịch vụ phù hợp. Và để đưa ra những dịch vụ phù hợp cho Clients đòi hỏi Agency phải thực sự hiểu rõ Client đó như thế nào và điều họ muốn là cái gì. Không ai thực sự hiểu rõ Client bằng nhân viên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Học cách nghĩ như là nhân viên của khách hàng

  1. Học cách nghĩ như là nhân viên của khách hàng Hàng ngày, Agency (từ gọi chung dành cho các công ty chuyên cung cấp các dịch vụ truyền thông, quảng cáo) phải làm việc với rất nhiều Client (khách hàng: các doanh nghiệp, các nhãn hàng cần làm quảng cáo) khác nhau. Bên cạnh năng lực, Agency chỉ ký được hợp đồng khi đưa ra những dịch vụ phù hợp. Và để đưa ra những dịch vụ phù hợp cho Clients đòi hỏi Agency phải thực sự hiểu rõ Client đó như thế nào và điều họ muốn là cái gì. Không ai thực sự hiểu rõ Client bằng nhân viên của họ vì mỗi Client có những đặc tính khác nhau không chỉ vì sản phẩm mà còn do đặc điểm văn hoá, phong cách làm việc của từng DN. Xin chia sẻ một số suy nghĩ với cái nhìn dưới góc độ của 1 Client về Agency, để các Agency có thể tham khảo khi làm việc với khách hàng. Gđ 1: Hãy im lặng và lắng nghe yêu cầu của khách hàng thật kỹ, chỉ lên tiếng hỏi khi chưa rõ mà thôi, tuyệt đối đừng đưa ra bất cứ hình thức dịch vụ nào ngay lúc Client đang nói về họ Nếu là lần đầu tiên, tiếp xúc với DN, các bạn nên dành thời gian không những tìm hiểu về đặc điểm DN mà nên tìm hiểu thêm về lãnh đạo của DN, thông qua các bài phỏng vấn, phần nào giúp bạn cảm nhận được phong cách làm việc, để có những ứng xử phù hợp. Gđ 2: Hãy xác định được người có quyết định cao nhất đối với project mà bạn đang theo đuổi và những người trực tiếp tham gia làm project- là người
  2. hiểu được project đó như thế nào và đến đâu? Có thể, sếp có thể quyết định cao nhất có thể hiểu rõ mục tiêu, sứ mạng của project chứ tình hình thật sự thì chưa chắc ngài leader của project nắm sát bằng nhân viên thực hiện. Các agency thường chỉ “bám” sếp, đôi khi đó cũng là 1 thiếu sót. Gđ 3: Dựa vào những yêu cầu của khách hàng,các agency tiến hành trình bày ý tưởng, đừng nên quá sa đà vào những ý tưởng do mình tự vẽ ra sẵn trong đầu. Hãy chọn ra những ý tưởng phù hợp, Có thể ý tưởng của bạn độc đáo, hay, hoành tráng nhưng nếu nó không phù hợp với đặc điểm của DN, thì bạn cũng sẽ thất bại, vì vậy, bạn nên để ý đến biểu hiện khách hàng và nhanh chóng dẹp bỏ những ý tưởng mà khách hàng cho là không phù hợp, và tập trung phát triển những ý tưởng mà khách hàng có hứng thú, đừng quá cố chấp với ý tưởng của mình. Một số agency thường cho bộ phận planner hoặc creative đi cùng với account để gặp khách hàng, các bạn planner hoặc creative này có sẵn 1 số "bài" khi đi gặp khách hàng nên thao thao bất tuyệt nói các ideas của mình mà quên khuấy đến nhu cầu của khách hàng, đôi khi fail project cũng chỉ vì lý do này. Gđ 4: Giai đoạn này quan trọng, nhân viên quản lý khách hàng phải nhanh nhạy để khách hàng chốt các hạng mục nhanh chóng, để kịp deadline. Nhiều khách hàng cứ ỡm ờ, thay đổi liên tục..nhưng khi project không thực hiện đúng tiến độ, trách nhiệm thuộc về bạn. Gđ 5: Khi kết thúc project dù thành công hay thất bại, bạn nên mời bữa cơm thân mật để duy trì mối quan hệ. Có thể bạn làm chưa tốt nhưng có thể vì sự thấu hiểu và phù hợp DN vẫn sẽ
  3. chọn bạn trong những dự án tiếp theo, hãy suy nghĩ như chính bạn là nhân viên của DN, chứ đừng làm đơn giản chỉ là đối tác của DN.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2