intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hỏi Đáp Bệnh Tiểu Đường

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

127
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'hỏi đáp bệnh tiểu đường', y tế - sức khoẻ, y học thường thức phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hỏi Đáp Bệnh Tiểu Đường

  1. Hỏi Đáp Bệnh Tiểu Đường (Phần 1) Hỏi: -Tiểu đường theo em hiểu, tức là đi tiểu ra đường, tức là trong nước tiểu có đường, vậy mà sao em lại thấy bác sĩ thử máu má em để chẩn đoán bệnh tiểu đường mà không chỉ thử nước tiểu? (Tí khờ) -Tôi nghe nói ăn đường nhiều có thể bị tiểu đường, vậy mà sao tôi ăn uống rất cẩn thận lại vẫn bị tiểu đường? (bà Hiền) -Em bị tiểu đường lúc có thai, sinh con xong thì hết bị tiểu đường, nhưng nghe nói sau này sẽ dễ bị tiểu đường hơn, có đúng không? (Dung) -Tôi nghe nói một số thuốc có thể gây ra tiểu đường, có đúng không? Xin cho biết các nguyên nhân gây ra tiểu đường? Bệnh tiểu đường có di truyền hay không? (Richard, An, Hung) -Ở Việt Nam tôi ít thấy người bị tiểu đường mà ở bên Mỹ này lại thấy bạn bè bị bệnh này quá nhiều, tại sao vậy? Làm sao để biết là mình có bị tiểu đường hay không? (bác Cầm)
  2. -Tại sao cùng là bị tiểu đường mà lại có người có thể uống thuốc, có người lại phải chích thuốc? Tôi sợ chích thuốc quá, có thể uống thuốc thay thế thuốc chích được không? (Nam, Thanh) -Nghe nói bị tiểu đường thì thế nào cũng bị suy thận và dễ bị mù, có phải vì uống thuốc mà gây ra chuyện này hay không? Ngoài suy thận, mù mắt tiểu đường còn có các biến chứng nào khác hay không? Làm sao để tránh các biến chứng này? (Tuyen, Bắc) -Tôi nghe một số người quảng cáo thuốc chữa khỏi hẳn bệnh tiểu đường, mà theo tôi biết hình như bệnh này chưa có thuốc chữa khỏi hẳn, xin cho biết giùm sự thật như thế nào? (Van, Như, Lai) Tiểu đường là gì? Tiểu đường, khác với tiểu (ngoài) đường, tiếng Anh gọi là Diabetes Mellitus, là một hội chứng (tức là sự tụ hội của nhiều triệu chứng) do rối loạn về chuyển hóa và sự gia tăng mức đường trong máu một cách không thích hợp. Khi mức đường trong máu tăng quá mức bình thường, nó sẽ không thể được sử dụng để cung cấp năng lượng cho cơ thể làm việc, mà có thể bị thải một cách phung phí ra nước tiểu. Vì việc đi tiểu ra (chất) đường chỉ là hậu quả của việc gia tăng quá đáng của mức đường trong máu, nên
  3. việc chẩn đoán tiểu đường được thực hiện bằng cách thử mức đường trong máu, chứ không phải bằng cách tìm đường trong nước tiểu. Trong cơ thể có một chất nội tiết (hormone) chịu trách nhiệm chính về việc chuyển hóa đường, gọi là chất insulin. Insulin do một cơ quan nằm trong bụng gọi là tụy tạng hoặc là lá mía (pancreas) tiết ra. Khi đường trong máu tăng cao, ví dụ như sau khi ta uống nước đường, mới ăn xong..., insulin sẽ được tiết ra nhằm kiềm chế sự gia tăng này bằng cách đem đường cất vào các nhà kho, hoặc đem vào các xưởng chế biến nó thành chất đạm hay chất béo dự trữ trong cơ thể; nó cũng góp phần đem đường vào các bộ máy làm việc của cơ thể (như tế bào cơ bắp, tế bào não...) để chất đường được chuyển hóa thành năng lượng giúp cho tế bào có thể làm việc. Một chất nội tiết khác cũng tham gia vào việc chuyển hóa đường gọi là chất glucagon, cũng được tiết bởi tụy tạng, có tác dụng ngược lại với insulin. Khi mức đường trong máu xuống quá thấp, nó có thể đ ược tiết ra để nâng mức đường trong máu lên. Cũng còn nhiều chất khác ảnh hưởng đến việc chuyển hóa chất đường trong cơ thể. Tuy nhiên, insulin là chất chính yếu làm nhiệm vụ này, glucagon góp phần nhỏ hơn, còn các chất kia chỉ ảnh hưởng một phần.
  4. Khi cơ thể bị thiếu insulin một cách tuyệt đối hay tương đối, hoặc khi mà chất glucagon bị tiết nhiều quá, đó là lúc mà mức đường trong máu tăng cao quá mức, làm cho ta bị tiểu đường. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác nữa. Tuy nhiên, tiểu đường thường gặp nhất là do sự rối loạn của insulin. Tại sao bị bệnh tiểu đường? Khi insulin bị thiếu một cách tuyệt đối, tức là khi các tế bào của tụy tạng tiết ra insulin (được gọi là tế bào bêta) bị phá hủy, không thể tiết ra được insulin đủ theo nhu cầu của cơ thể, ta sẽ bị tiểu đường loại 1 (type 1 diabetes). Vì vậy mà những người bị tiểu đường loại 1 cần phải chích insulin. Sự phá hủy của các tế bào bêta tiết ra insulin, trong 90% các trường hợp, bị gây ra bởi một quá trình được gọi là tự miễn (autoimmune). Tự miễn là một quá trình mà trong đó các tế bào miễn dịch (quân lính) của cơ thể cứ tưởng một phần nào đó của cơ thể (trong trường hợp này là các tế bào bêta tiết ra insulin) là kẻ thù, và quân ta cứ thế mà xúm vào đánh quân mình. Khi các tế bào bêta bị thiệt hại đến một mức nào đó, nó sẽ không còn đủ sức để cung cấp lượng insulin cần thiết cho cơ thể, và thế là ta bắt đầu bị tiểu đường loại 1.
  5. Loại tiểu đường thường gặp nhất lại là bệnh tiểu đường loại 2 (type 2 diabetes). Trong trường hợp này, các tế bào bêta vẫn mạnh khỏe và tiết ra đầy đủ insulin. Tuy nhiên, khi đến các tế bào để lên chương trình cho các tế bào tiếp nhận đường vào để biến thành năng lượng hoạt động, những tên gác cửa (receptor) của tế bào lại trở chứng không cho insulin vào làm việc (tiếng Mỹ gọi là “insulin resistance”), và do đó, tế bào không thể dùng chất đường, và mức đường lại trong máu lại bị tăng cao. Chất đường lang thang ngoài máu vô tích sự rồi quậy phá lung tung gây ra đủ biến chứng. Ngoài hai nguyên nhân chính (bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tiểu loại 1) kể trên, đường trong máu cũng có thể tăng cao trong một số các trường hợp khác. Trong các trường hợp này, nếu nguyên nhân được giải quyết, mức đường trong máu sẽ có thể trở lại bình thường. Một số trong các nguyên nhân này là: -Một số u bướu tiết ra các chất nội tiết có tác dụng làm tăng lượng đường trong máu. -Một số thuốc có thể làm tăng đường trong máu. Ví dụ: Các chất có chất glucocorticoids (thường dùng trị viêm khớp và các loại viêm khác, có người còn lạm dụng để trị cảm), các chất thuốc kích thích thần kinh giao cảm...
  6. -Một số bệnh của gan. -Các rối loạn của các mô mỡ. -Một số bệnh của tụy tạng. -Một số rối loạn của bắp thịt (myotonic dystrophy). Bệnh Tiểu Đường (Phần 2) Thursday, September 03, 2009 Hỏi: -Em bị tiểu đường lúc có thai, sinh con xong thì hết bị tiểu đường, nhưng nghe nói sau này sẽ dễ bị tiểu đường hơn, có đúng không? (Dung) -Ở Việt Nam tôi ít thấy người bị tiểu đường mà ở bên Mỹ này lại thấy bạn bè bị bệnh này quá nhiều, tại sao vậy? Làm sao để biết là mình có bị tiểu đường hay sắp bị tiểu đường hay không? (bác Cầm) -Ba em và ông nội em đều bị tiểu đường, ông nội em đã chết vì tiểu đường nặng quá làm hư thận và phải cưa chân rồi bị nhiễm trùng. Em nghe nói tiểu đường có thể di truyền và đang sợ bị giống như ba và ông nội. Có cách nào để ngừa bệnh tiểu đường hay không? (Thanh)
  7. -Có phải ăn nhiều đường sẽ làm dễ bị tiểu đường hay không, có những yếu tố nào khác khiến dễ bị tiểu đường hay không? Và nếu tránh những yếu tố này có thể giúp không bị tiểu đường hay không? (Hạnh, Nguyên Nhung) Đáp: Tiểu đường lúc có thai Khoảng 2 phần trăm các bà bầu bị tiểu đường trong lúc có thai, tiếng Anh gọi là “gestational diabetes”. Loại tiểu đường này, một cách rất tóm tắt, là hậu quả của việc kết hợp các tác động của các các chất kích thích (hormone) từ nhau thai và việc gia tăng ăn uống khi có thai. Ở những phụ nữ này, tỉ lệ sẽ bị tiểu đường trong lúc có thai lần sau là khoảng từ một đến hai phần ba (tùy theo các nghiên cứu khác nhau). Theo một số nghiên cứu, nếu mức đường trở về bình thường sau khi sanh trong vòng 4 đến 16 tuần, tỉ lệ bị tiểu đường loại 2 ở các phụ nữ này là khoảng 12%; nếu mức đường vẫn không trở về bình thường (nhưng vẫn chưa cao đến tiêu chuẩn của bệnh tiểu đường) sau khi sanh trong vòng 4 đến 16 tuần, tỉ lệ bị tiểu đường loại 2 ở các phụ nữ này là khoảng 84%. Con cái của các bà bầu bị tiểu đường trong lúc có thai cũng sẽ có nguy cơ cao hơn bị tiểu đường khi lớn lên.
  8. Bên cạnh việc bị tiểu đường khi có thai, một số yếu tố khác cũng góp phần báo trước nguy cơ sẽ bị tiểu đường sau này: Các yếu tố báo trước việc gia tăng nguy cơ bị tiểu đường loại 2: - Bị “tiền tiểu đường”: ở những người này, mức đường chưa tới tiêu chuẩn bị tiểu đường, nhưng lại cao hơn bình thường. Ngoài việc dễ bị tiểu đường loại 2 hơn, họ cũng có nguy cơ cao bị các biến chứng tim mạch như các cơn kích tim (heart attack), đột quị (stroke). Xin nhắc lại, mức đường trong huyết tương (plasma) lúc nhịn đói trên 12-14 tiếng đồng hồ, được coi là bình thường nếu dưới 99 mg/dL; gọi là tiền tiểu đường khi từ 100 đến 125, “đụng” vào mức 126 mg/dL trở lên thì được chẩn đoán là tiểu đường. - Quá cân, mập phì: Giảm cân ở những người này sẽ giúp giảm nguy cơ tiểu đường loại 2. Trong số này, những người bị mập bụng và phần trên cơ thể sẽ có nguy cơ bị tiểu đường loại 2 cao hơn so với những người mập mông và phần dưới cơ thể. Tỉ lệ vòng eo/vòng hông (waist-to-hip ratio) trên 0.95 ở các ông quá cân và trên 0.85 ở các bà quá cân, là một yếu tố cho biết họ sẽ có nguy cơ bị tiểu đường loại 2 cao hơn. Những người nhẹ cân lúc sanh nhưng trở nên quá cân lúc lớn lên cũng sẽ có nguy cơ tiểu đường loại 2 cao hơn.
  9. - Một bất thường ở buồng trứng gọi là hội chứng đa nang buồng trứng (polycystic ovary syndrome-buồng trứng có nhiều nang) cũng là yếu tố báo trước phụ nữ đó có nguy cơ cao bị tiểu đường loại 2. Một số đặc điểm của hội chứng này là kinh nguyệt không điều hòa, nhiều trứng cá và lông mặt. Các yếu tố báo trước việc gia tăng nguy cơ bị tiểu đường loại 1: Yếu tố quan trọng nhất là yếu tố di truyền, cộng với một số tác động của môi trường. Tìm một số kháng thể trong máu có thể giúp tiên đoán sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 1. Các loại kháng thể (antibodies) được áp dụng trong thực tế nhiều nhất nhằm mục đích này là islet-cell antibodies, insulin autoantibodies, and antibodies to glutamic acid decarboxylase, đây là các loại kháng thể mà “phe mình” (cơ thể) sản xuất ra để chống lại các thành phần “phe ta” (cũng của cơ thể mà bị coi là “quân địch”) góp phần vào việc sản xuất ra insulin (chất chính tham gia vào việc điều hòa lượng đường trong cơ thể - như đã trình bày). Có cách nào để phòng bệnh tiểu đường hay không? Một số nghiên cứu đã được và rất nhiều đang được thực hiện để tìm hiểu điều này. Trong đó, việc phòng ngừa hoặc làm chậm lại thời gian bị
  10. tiểu đường loại 2 (là loại chiếm khoảng 90% các trường hợp bênh tiểu đường) đã cho thấy nhiều kết quả, còn các nghiên cứu trong việc phòng ngừa tiểu đường loại 1 (chiếm khoảng 10% các trường hợp bênh tiểu đường) vẫn chưa có kết quả và tiến bộ rõ rệt. Các phương cách để phòng bệnh tiều đường loại 2: Ba phương cách chính là thể dục, giảm cân, và dùng thuốc. Thể dục đều đặn đã được chứng minh trong rất nhiều nghiên cứu là yếu tố giúp giảm nguy cơ bị tiểu đường loại 2. Ða số các nghiên cứu được thực hiện ở những người bị “tiền tiểu đường” (có mức đường cao hơn bình thường nhưng chưa tới “tiêu chuẩn” tiểu đường). Nếu thay đổi để thể dục hàng ngày và ăn uống lành mạnh trở thành lối sống của mình, tỉ lệ bị tiểu đường ở những người này có thể giảm xuống chỉ bằng khoảng một phần ba so với những người không thực hiện điều này. Giảm cân, và duy trì được việc này, ở những người quá cân, đã được chứng minh rất rõ là có thể giúp giảm mức đường ở những người bị tiền tiểu đường hoặc tiểu đường, và làm chậm lại sự tiến triển đến bệnh tiểu đường loại 2.
  11. Nhiều loại thuốc, hầu hết được dùng trong việc điều trị tiểu đường loại 2 hoặc cao huyết áp, đã được dùng trong nhiều nghiên cứu để phòng ngừa và làm chậm lại sự phát triển của bệnh này ở những người bị tiền tiểu đường. Trong số đó, thuốc metformin hình như đã được nghiên cứu nhiều nhất trong mục đích này. Nó đã được chứng tỏ có hiệu quả, nhất là khi kết hợp với thể dục và giảm cân. Một số nhóm thuốc khác cũng đã được chứng minh trong một số nghiên cứu là có hiệu quả trong mục đích này là: với các thuốc rosiglitazone và - Nhóm thiazolidinediones, pioglitazone, với cơ chế làm tăng sự nhạy cảm của các bắp thịt với insulin, giúp kích thích tăng tiết insulin, và giúp giảm mức đường ở những người bị tiền tiểu đường xuống mức bình thường, đã được chứng tỏ là có thể làm ngưng hoặc chậm lại sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2. - Nhóm Angiotensin-Converting Enzyme (ACE) inhibitors: Ðây là các thuốc thường được dùng trong việc trị bệnh cao huyết áp. Trong một nghiên cứu lớn ở những người bị bệnh tim mạch, thuốc này đã cho thấy
  12. cũng góp phần làm chậm lại hoặc phòng ngừa sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2. - Nhóm Alpha-glucosidase inhibitors, cũng là một nhóm thuốc trị tiểu đường loại 2 bằng cách thay đổi việc hấp thu thức ăn ở ruột. Trong một nghiên cứu, nhóm này cũng đã được chứng tỏ là có thể phòng ngừa và làm giảm sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2. Các thuốc kể trên đều cần toa và sự theo dõi của của bác sĩ trong lúc sử dụng. Các phương cách để phòng bệnh tiểu đường loại 1: vẫn chưa có Cho tới nay, nhiều loại thuốc, ví dụ như azathioprine, cyclosporine, nicotinamide, and insulin, đã được thí nghiệm trong nhiều nghiên cứu nhằm mục đích này. Tuy nhiên, kết quả rất khiêm tốn và thường chỉ tạm thời. (còn tiếp) Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng
  13. Hỏi Đáp Bệnh Tiểu Đường (Phần 3) Hỏi: -Làm sao để biết là mình có bị tiểu đường hay sắp bị tiểu đường hay không? (bác Cầm) -Tôi dùng máy đo đường ở đầu ngón tay của mẹ tôi, đo đường lúc sáng chưa ăn thấy kết quả là 107. Như vậy có phải là tiểu đường hay không? Tôi thấy bác sĩ viết trong kỳ vừa rồi trên báo Người Việt (cuối tháng Tám năm 2009) rằng tiểu đường có hai loại 1 và 2, cách chữa hơi khác nhau. Làm sao để biết mình bị loại 1 hay 2 để biết cách chữa? (Mai) -Người nhà chúng tôi bị tiểu đường, mỗi lần thử máu, thường thấy bác sĩ khoanh tròn kết quả glucose và HbA1C. Xin cho biết ý nghĩa 2 xét nghiệm về đường này khác nhau như thế nào? Ðể chẩn đoán tiều đường thì dùng glucose hay HbA1C? (Thái, Uy) -Triệu chứng của bệnh tiểu đường là gì? Tôi không thấy có triệu chứng gì lạ cả, vậy mà khi bác sĩ thử máu lại nói là bị tiểu đường. Thử đi thử lại mấy lần rồi nói đúng là tôi bị tiểu đường và viết toa thuốc tiểu đường.
  14. Không có triệu chứng thì có thể chỉ dùng xét nghiệm để chẩn đoán bệnh hay không, và có cần uống thuốc không? Vì vừa mất công uống thuốc, thử máu hàng ngày rất phiền phức, và tôi cũng sợ nếu không có gì mà uống thuốc thì có nóng gan hại thận hay không? Làm sao để biết mình có bị tiểu đường hay không? Đáp: Một số người bị bệnh tiểu đường có thể có các triệu chứng do mức đường cao trong máu gây ra. Các triệu chứng này thường là khát nước quá độ, uống nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều mà lại sụt cân (vì bao nhiêu năng lượng bị tiểu ra ngoài hết), mờ mắt. Tuy nhiên rất nhiều người dù bị tiểu đường nhưng hầu như không có triệu chứng gì đặc hiệu cả. Khi đến bác sĩ, chẩn đoán bệnh tiểu đường, cũng như đa số nhiều bệnh khác, được thành lập dựa vào thăm, khám, và các xét nghiệm. Trong phần thăm (hỏi bệnh) khám, bác sĩ sẽ hỏi xem ta có các triệu chứng gây ra do mức đường trong máu cao gây ra (như đã kể trên) hay không. Vì di truyền cũng là một yếu tố quan trọng, bác sĩ cũng sẽ hỏi xem trong gia đình có ai bị tiểu đường hoặc các bệnh khác cũng thường liên quan đến tiểu đường, như là cao huyết áp, cao mỡ trong máu, mập phì. Bác sĩ
  15. cũng sẽ kiểm tra xem đã có biến chứng gì của bệnh tiểu đường hay chưa. Trong giai đoạn ban đầu của bệnh tiểu đường, khám bệnh thường không cho thấy dấu hiệu thể lý của bệnh. Các xét nghiệm, tương đối đơn giản và không mắc tiền, thường là yếu tố chính yếu trong việc xác định chẩn đoán. Một số xét nghiệm khác có thể giúp phân loại bệnh (loại 1 hay loại 2, hay lai cả hai) và độ trầm trọng của bệnh. Thử mức đường trong máu lúc nhịn đói từ 8 đến 12 tiếng đồng hồ là xét nghiệm chính xác nhất để chẩn đoán bệnh. Mức đường trong máu dưới 100 mg/dL được coi là bình thường. Mức đường trong máu ở khoảng từ 100 đến 125 được coi là tiền tiều đường. Mức đường trong máu từ 126 mg/dL trở lên, gợi ý rằng bệnh nhân đã bị tiểu đường. Chẩn đoán sẽ được khẳng định bằng hai lần thử máu lúc nhịn đói từ 8 đến 12 tiếng đều có mức đ ường cao từ 126mg/dL trở lên. Thử mức đường trong máu một cách ngẫu nhiên bất cứ lúc nào trong ngày, không cần để ý xem đã ăn lần chót lúc nào cũng có thể giúp xác định bệnh. Nếu cách thử này cho thấy mức đường trong máu từ 200 mg/dL trở lên cộng với các triệu chứng của bệnh, đó cũng là một gợi ý rằng bệnh nhân đã bị tiểu đường.
  16. Trước đây, xác định chẩn đoán bệnh tiểu đường thường được xác định bằng xét nghiệm cho uống nước đường. Trong xét nghiệm này, bệnh nhân được cho uống nước đường, sau đó mức đường trong máu được đo mỗi tiếng đồng hồ trong khoảng thời gian vài tiếng. Mức đường trong máu từ 200 mg/dL trở lên 2 giờ sau khi uống nước đường gợi ý rằng bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Hiện nay, xét nghiệm này ít khi được thực hiện, trừ trường hợp cần chẩn đoán bệnh tiểu đường do thai nghén. Ðể xác định bệnh tiểu đường loại 1, bác sĩ có thể thử máu để tìm các kháng thể chống lại các thành phần sản xuất ra insulin của tụy tạng, các kháng thể này được gọi là “islet-cell antibodies” (kháng thể chống lại các cụm tế bào sản sinh ra insulin). Các xét nghiệm máu cũng có thể giúp phát hiện ra các kháng thể chống lại glutamic acid decarboxylase, chống lại chính insulin hoặc các thụ thể (receptors) tiếp nhận insulin vào các loại tế bào. Những người bị tiểu đường cũng thường nghe nói đến xét nghiệm thử mức hemoglobin A1c (HbA1c) trong máu. Xét nghiệm này có thể cho biết phần nào mức đường trong máu trong khoảng từ 8 đến 12 tuần trước đó. Bình thường, mức HbA1c dưới 6%. Xét nghiệm này hiện đang được dùng trong việc theo dõi những người đã bị tiểu đường.
  17. Hồi Tháng Sáu, năm 2009, một Hội Ðồng Chuyên Gia Quốc Tế (International Expert Committee) đã đưa ra một khuyến cáo rằng nên dùng mức HbA1C từ 6.5% (đo hai lần khác nhau) trở lên như là cách chẩn đoán tiểu đường, vì độ tin cậy cũng cao, sự liên hệ chặt chẽ hơn với biến chứng ở võng mạc mắt (retinopathy) và lại tiện lợi cho bệnh nhân vì khỏi phải nhịn đói trước lúc thử máu. Khuyến cáo này đang được một ủy ban của Hiệp Hội Tiểu Ðường Hoa Kỳ (American Diabetes Association) xem xét để áp dụng. Tuy nhiên, cho đến nay, khi bài này được viết (ngày 9 Tháng Chín, năm 2009), tiêu chuẩn chính thức để chẩn đoán tiểu đường ở Hoa Kỳ vẫn là dùng mức đường trong huyết tương như trình bày trên đây. Tóm lại, cách đơn giản, rẻ tiền và chính xác nhất để chẩn đoán tiểu đường là thử mức đường trong máu (một cách chính xác là trong huyết tương-plasma) lúc đã nhịn đói từ 8 đến 12 tiếng đồng hồ. Nếu từ 126 mg/dL trở lên trong hai lần đo, đó là yếu tố xác định ta đã bị bệnh tiểu đường. Trong giai đoạn sớm, ta thường không có triệu chứng. Tuy nhiên, nếu không chữa trị, các biến chứng của tiểu đường như suy thận, tổn thương thần kinh, hư mắt... sẽ đến nhanh, do đó, một khi đã được chẩn đoán, cần điều trị ngay để cố kiềm chế mức đường máu ở mức bình thường hầu làm chậm lại hoặc tránh các biến chứng nguy hiểm.
  18. Tưởng cần nhấn mạnh một lần nữa: Nếu đã được khẳng định bằng xét nghiệm như kể trên là đã bị tiểu đường, thì dù chưa thấy triệu chứng gì cả, cũng rất cần chữa trị. Vì nếu không, chính bệnh tiểu đường là nguyên nhân thường gặp nhất làm suy thận, và cũng là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng khác về thần kinh, mạch máu, có thể làm mù mắt, mất cảm giác, tê chân, tê tay, đẫn đến bị cưa chân, góp phần làm tăng nguy cơ bị nghẹt mạch máu tim gây ra trụy tim, nghẹt mạch máu não gây đột quị, bán thân bất toại, vân vân. Những người bị tiểu đường bị các biến chứng thường đều là do bệnh tiểu đường gây ra chứ không phải vì thuốc. Tùy theo việc chữa trị có hiệu quả hay không, (trong đó việc uống thuốc đều đặn, để giữ mức đường trong mức cần thiết, là điều rất quan trọng), mà (một hay một số trong các) biến chứng sẽ xảy ra sớm hay trễ hay không xảy ra. Thân mến Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng
  19. Hỏi Đáp Bệnh Tiểu Đường (Phần 4) Hỏi: Có phải bị tiểu đường là phải uống thuốc suốt đời hay không? Và nghe nói là cũng phải tự thử máu hàng ngày, đâm kim vào đầu ngón tay hàng ngày, phải kiêng khem, tập thể dục suốt đời? Có cách nào để chữa dứt hẵng hay giúp cho người bệnh chịu đựng dễ dàng hơn không? (bà Thao) Tôi vừa mới bị tiểu đường. Nghe nói nếu ăn uống đúng cách và tập thể dục siêng năng thì có thể khỏi uống thuốc. Có đúng như vậy không? Cần ăn uống như thế nào và tập thể dục như thế nào? Mỗi ngày tập bao nhiêu lâu? (Hùng, Nam, bà Phấn) Tôi nghe nói bệnh tiểu đường là bệnh kinh niên phải chữa suốt đời. Nhưng thỉnh thoảng cũng nghe quảng cáo là uống thuốc này thuốc kia có thể chữa dứt bệnh tiều đường trong một thời gian ngắn hay dài. Chuyện này có đúng hay không? Tại sao các bác sĩ và hội tiểu đường không dùng các thuốc này để giúp cho nhân loại? (Tiến)
  20. Tôi bị tiểu đường, nghe nói cần tập thể dục, nhưng đôi khi trong lúc đang tập thể dục, tôi bị choáng váng muốn té. Như vậy có nguy hiểm không? Và tôi có nên tập thể dục nữa hay không? Làm sau để tránh việc bị choáng váng lúc tập thể dục? (Anh) Đáp: Làm sao để sống vui với bệnh tiểu đường “Mấy điều tâm niệm” của người bệnh tiểu đường Tiểu đường là một bệnh kinh niên, tức là cho đến nay, chưa có thuốc nào (được nghiên cứu và kiểm chứng một cách khoa học) giúp chữa dứt được bệnh này; người bệnh phải học cách “sống chung hòa bình” (và vui vẻ) với nó. “Sống chung hòa bình” không có nghĩa là bỏ mặc nó, “quên nó đi”, mà là biết nó đòi hỏi ta phải làm những gì, nắm vững những gì cần làm, hiểu tại sao ta phải làm những chuyện đó, để thấy sự cần thiết của những chuyện đó đối với sức khỏe của mình, và do đó có một động cơ nội tại để làm các việc đó một cách tự giác hàng ngày, biến chúng thành những thói quen lành mạnh. Ngày xưa, bên Tàu có một ông (tên là Vương Dương Minh) đề ra thuyết “tri hành hợp nhất”: khi biết thực sự, khi thấu hiểu, hành động của
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2