intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hồi ký - Vết son thời gian: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 hồi ký "Vết son thời gian" là một số hồi ký, chuyện kể của các anh chị em nguyên là tù binh ở trại giam tù binh Pleiku. Dưới những góc độ khác nhau, từng tác giả đã khai thác một vấn đề, một khía cạnh trong thời gian bị địch giam giữ ở trại giam tù binh Pỉeiku, nhưng tất thảy đều toát lên phong trào và tinh thần đấu tranh không mệt mỏi với một niềm tin tất thắng dưới sự lãnh đạo của cơ sở Đảng trong trại giam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hồi ký - Vết son thời gian: Phần 2

  1. NHỮNG NGÀY cuối CÙNG Ở TRẠI GIAM TÙ BINH PLEIKU Các đồng chí tù binh rời khỏi trại giam tù binh Pleiku vào những năm 1967 đến 1969 đều nghĩ rằng đến năm 1970 thì trại giam này không còn gì để nói, vì ở đó không còn tù binh nữa, rằng ở đây chỉ còn lại thưòng dân và bọn tay sai chiêu hồi, trậ t tự mà thôi. Sự thực không phải như vậy. Sau sự kiện tù binh để tang cho Bác Hồ, đến giữa năm 1972, lác đác vẫn có một sô' tù binh bị bắt đưa vào trại. Nhưng đáng cho ta quan tâm n hất và kẻ địch củng đặc biệt lưu ý nhẫt là có một đoàn tù binh 60 ngxrời, cùng một lúc bị đưa vào trại giam tù binh Pleiku. Họ không phải là những chiến sĩ mới bị bắt trong chiến đấu ở các chiến trường, mà từ ở đảo Phú Quôc địch đã đưa ngxrợc về Pleiku. Vì sao lại có việc này? Đồng chi Mai Thiên Tri tức là đại úy Lê - tên của bọn địch gọi đồng chí tù binh này, đã nói lại cho tôi biêt: Vào giai đoạn cuối của “trại tù binh cộng sản” Phú Quôc, năm 1971; địa ngục trần gian - khu biệt giam B2 - bị địch dõ’ bỏ vì dư luận quốc tê lên án Mỹ đã đày ải vô nhân đạo đôi vói tù binh ở Phú Quôc. Nhiều lân nghe có phái đoàn quốc tế ra đảo, bọn chúa đảo cai ngục bèn đem tù binh bị hành hạ man rợ ở khu này và các khu ểiarn lchác đi giâu ở bìa rừng, sau đó mói đem. vê nhot lại 109
  2. chỗ cũ. Kéo đi, đẩy lại nhiều lần thấy không ổn lắm, chúng bèn lập một nhà bạt, vây rào xung quanh ở giữa khu B2 (khu này là một phân khu đôi) dể nhốt biệt giam những người mà chúng cho là ngriy hiểm. Một sô' khác gồm các đồng chí tù binh đào hầm vượt ngục bị lộ, các đồng chí mà chúng cho là “có sạn trong đầu” ở các khu giam Phú Quốc không còn chỗ để nhốt, nên chúng phải “gửi” về trại giam tù binh Pleiku. Trong số này có đồng chí Mai Thiên Tri. Đồng chí Thiên Tri đả bị địch ở Phú Quôc nhốt biệt giam và tra khảo nhiều lần. Để khủng bô" tinh thần của đồng chí và đe dọa tù binh, bọn quân cảnh đã dùng sơn đen viết lên trên tảng đá lớn m ang hình ngôi mộ 5 từ lớn “Đại úy Lê ch i m ộ”. Ngày nay, ai ra thăm Phú Quốc, đến đồi mộ tù binh sẽ thấy tảng đá này. Sáu mươi đồng chí tù binh cùng đến vói đồng chí Thiên Tri đều bị giam vào hai phòng biệt lập, không cho ra ngoài vào những tháng đầu năm. Ớ hai cửa ra vào hai đầu phòng giam, luôn có bọn trậ t tự thay nhau canh gác. Ban đêm ai ra khỏi phòng, các pháo đài của địch phát hiện được sẽ xả súng bắn ngay. Tuy bị giam cầm cố, nhưng trong hai phòng giam anh em vẫn xây dựng đưọ’ tổ chức Đảng và c Đoàn để bảo vệ nội bộ và thông n hất đấu tran h đôi vói địch. Đên tháng 9 năm 1971, bọn giám thị bắt đầu cho tù binh ở hai phòng biệt giam đi làm tạp dịch. Lcri dụnế thời cơ này, bốn đồng chi Hán, Côi, Tiết, Tựa đã cướp súng đánh lại địch, chạy lên núi. Hai đồng chí Nguyẻ1 1 Ba Tiêt và Tựa đá thoát được. Đổng chí Côi bị thưong 110
  3. bị bắt lại. Còn đồng chí Hán đã hy sinh, vĩnh viền nằm lại trên m ảnh đâ't cao nguyên này. Tim được về căn cứ đồng chí Tựa đã được gia nhập vào đặc công tỉnh Gia Lai, chiến đâu gan dạ và lập công nhiều trận, cho đến ngày giải phóng. Lúc này quân ta đang đánh vào Kon Tum. Bọn địch thấy Pleiku bị đe dọa. Tháng 5 năm 1972, chúng lại chuyển hêt 56 đồng chí còn lại ra đảo Phú Quốc rồi giam vào trại A3 cho đến ngày trao trả tù binh tháng 2 năm 1973. ĐẤu v ế t của t h ờ i g ia n Đến năm 1972, khi Hiệp định Paris sắp ký kết chúng trả tự do cho nhân dân và thả bọn trật tự, chiêu hồi về các địa phương. Hiện nay các tên ác ôn ngày ấy như Phạm Bá Tố, Phạm Tui, Trương Hon, Tâm, Lê, Choi V.V.... chắc đang sống bình yên tại Bình Định. Trong khi ấy gần 250 đảng viên, 400 đoàn viên trong Đảng bộ trại tù binh Pleiku, một sô đã hy sinh tại đảo Phú Quôc và các trại giam khác, một sô"vưọt ngục, một sô từ trần vì bệnh hoạn thưong tích sau năm 1975, còn lại không biết kây giò' các đồng chí ấy ỏ’đâu, ngoài một sô ít anh chị em tôi đã may m ắn được gặp lại ở Bình Đĩnh, Khánh ^òa, Phú Yên, và Hà Nội... Thòi gian đã qua đi - dấu vết xưa cũng bị xóa hêt 111
  4. chẳng còn - Ngày nay hỏi lại người ở Pleiku, trừ các anh, chị tù binh xưa như Khắc Thành, Kim Phụng, Thế Thông, chị Năm, anh Kỳ... ra, không ai còn biết đến trại giam này - Một noi mà cách đây 32 năm Mỹ Ngụy đã giam cầm trên 4.000 tù binh bị bắt ờ các tỉnh miền Trung từ 1966 đến 1972. Có người còn lầm lẫn trại giam này với nhà lao tù chính trị của tỉnh Gia Lai. Cũng có người bảo: làm gi có trại giam tù binh, chỉ có trại giam lao - công đào binh của địch mà thôi! Tôi đã hai lần được về thị xã Pleiku vào năm 1995 và 1997. Cả hai lần tôi đều tìm đến thăm lại trại xưa. Không phải như về thăm lại quê hương mà mỗi lần như th ế tôi lại được nghiền ngẫm ý nghĩa của hai chữ T ự DO đang thâm sâu vào gan ruột của minh; mỗi lần như thế, tình cảm đồng chí, đồng đội trong cùng một cảnh ngộ gian truân lại càng sâu sắc khôn cùng, khiến cho các vạch chắn cuối đòi dường như được đẩy lùi ra xa hơn! Có điều, cảnh vật mới bây giờ bao trùm lên nền đất cũ, xóa sạch những gì còn lưu lại trong ký ức dĩ vảng của tôi. Toàn bộ khu trại giam ngày trước rộng chừng 7 ha vói khoảnế 40 phòng giam bằng khung sắt, m ái tôn nay đã ầưỢc thay thê bằng các ngôi nhà lón của Công ty Dầu thực vật và cơ sở hướng nghiệp của Sở LĐTBXH tỉnh Gia Lai! Ngay xưa noi đây là một ngọn đồi trọc, đất đỏ khô cãfl 112
  5. thi nay...màu xanh của cây cà phê, cây mía và sắn bao trùm tấ t cả. Nơi đây chỉ còn lại một cái giếng tưới rau, • một hồ xây hình hoa thị và một chân cột của một chòi canh đã đổ nát từ lâu. Theo lẽ tự nhiên thi cái mới bao giờ cũng phủ định cái cú với nội dung và hình thức tốt đẹp hơn. Đó là quy luật phát triển của loài người - Nhưng không phải cái gì củng phủ định, nhất là các giá trị về tinh thần. Nếu giá trị về truyền thông, về bản sắc văn hóa dân tộc không được tôn vinh, ngược lại bị lãng quên hoặc phủ định thì Viêt Nam đâu có còn là Việt Nam ngày nay nữa! Đáah mất nó là tự đánh m ất mình, chúng ta sẽ trở thành một cái bóng' vô hồn, không tên tuổi, không còn gi để mà nói nữa! Đây chính là năng lưọiig và cũng là mục đích mà tôi niuôn gỏi gắm qua những trang hồi ký lan man này. Phan R a n g , tháng 9 năm 1998 HẢI LIÊN 113
  6. 9 p / JLưalang GIỮA ĐÉM ĐEN Hồi kỷ củ a các a n h chị n g u y ê n là tù binh ở trạ i g ia m tù b in h P le ik u 1966 - 1967 114
  7. BƯỚC NGOẶT CỦA NHỮNG NGƯỜI NGHỆ s ĩ Đoàn Văn công nhân dân giải phóng miền Trung Trung bộ được Ban-Tuyên huấn khu V điều về phục vụ nhân dân vùng giải phóng tỉnh Bình Định vào cuối tháng 8 năm 1966 - Đoàn gồm 2 bộ phận: Tuồng và kịch dân ca vói sô lượng nghệ sĩ - diễn viên tên tuổi tròn 20 người. Sau nhiều buổi biểu diền ồ các xã giải phóng thuộc 2 huyện Phù Cát và Phù Mỹ, đoàn tiếp tục đi biểu diền Hoài Ân - Hoài Nhơn. Chiều 12 tháng 9 năm 1966, đồng- chí giao liên tên là Giang đưa chúng tôi vào một thôn nhỏ lúc tròi vừa xẩm tối. Hòn bồ - căn cứ của địch trên một ngọn núi mồ côi cách chỗ ỏ’ của chúng tôi chừng 100 mét, đèn đã bật sáng:. Pháo địch liên tục nã vào các vùng giải phóng suốt đêm. Noi chúng tổi ồ rất an toàn vì tiếp cận sát đồn địch. Khoảng 4 giờ sáng ngày 13-9-1966, chúng tôi lại lên đưò*ng, mặc dầu đoàn bị thiêu 2 người: Một đi lạc, một trở lại đi tìm. Chúng' tôi đi khoảng 200 mét thì đên một khu rừng non, câv mọc ngang thắt lưng. Đây là Gò Loi thuộc xã Ân Tưòìig huvện Hoài Ân - Bình Định - Gò Loi, cái tên mà chúng tôi mói nghe lần đầu ngày ây, có biêt nó lại theo mãi chúng tôi suốt cuộc đòi trong ‘'ĐẶC ỒIỂM l ị c h S ử ’ của từng số phận. Tròi vẫn chưa sáng.
  8. Từ phía Đông - Nam, một bầy trực thăng, đèn lập lòe lao thẳng về phía chúng tôi. Đến Gò Loi, tấ t cả đều hạ xuống thấp, quạt cây rừng ngã rạp xuốhg đất. T ất cả chúng tôi đều ngồi xuống, ẩn vào các bụi cây rậm. Bầy trực thăng quần đảo trên Gò Loi nhiều vòng. Nghĩ bụng, chúng đã nhìn thấy chúng tôi nên cả đoàn rút lui lại vườn dừa cạnh xóm nhỏ. Hàng trăm chiếc trực thăng vói cả 4 chiếc “Cán gáo” xả đạn bắn như mưa xuống vườn dừa. May sao trong vườn dừa lại có một giao thông hào, sâu lút đầu ngiròi, chúng tôi lăn cả xuống đó. Đạn găm chi chít trên miệng hầm. Rôc két xói tung đất bụi. Chúng kéo dài đọt oanh tạc đến hơn 2 tiếng đồng hồ. Mây chiêc “Cán gáo” đứng một chỗ, như xoay quanh trục nhìn xuống qua các khe hở của lá dừa. Đến khoảng 8 giờ sáng, lũ trực thăng đã bay đi xa, trên đồi cao, trong xóm nhỏ, ngoài Gò Loi, nghe rõ tiêng bọn Mỹ lao xao. Chúng tôi lần theo giao thông hào đi tìm cậu Giang giao liên, nhưng cậu ta đã cao chạy xa bay một mình! Biết là chúng đã đổ quân, đồng chí Hải Liên trèo lên giao thông hào để tìm một noi trú ẩn an toàn hơn, vì lần theo giao thông hào này bọn địch n h â t định sẽ tóm gọn chúng tôi. Nhìn lại, tôi chỉ thấy tốp của chúnể tôi còn 4 người. Năm phút sau đồng chí H ải Liên quay lại vào bảo chúng tôi theo anh. Dưói chân núi gần đấy ^ một cái hang sâu, cây lá phủ um tùm che kín miệng haflế> không đê ý, chắc chắn khó ai biết đó là một noi lánh nỢn 116
  9. rất kín đáo. Năm người chúng tôi gồm: Nguyền Kim Anh- tức Kim Hùng, Phạm Liêu Châu - tức Hải Liên, Hồ Thủy - tức Nguyễn Cung Nghinh, Nguyễn Hồng Châu - tức Phạm Thị Hữu ích và Nguyễn Lưu - tức là Lưu Hạnh rất yên tâm vì noi ẩn thân này. Định bụng, chờ trời tối chúng tôi sẽ tìm đường về căn cứ. Ngồi trong hang, tôi vẫn nghe rõ tiếng xi - xồ của lính Mỹ đang bủa vây chung quanh. Trải qua một trận oanh tạc khốc liệt của trực thăng, lại biết mình đang ở giữa vòng- vây của địch, đầu óc mọi ng-ưòi đều căng thẳng cao độ như một dây đàn sắp đứt. Không hiểu sao, trong tình huống ngặt nghèo như vậy mà tôi và các đồng- chí khác đều buồn ngủ như đã không được ngủ suốt cả tuần rồi. Tôi thiếp đi lúc nào chắng biết, một bàn tay đập vào vai tôi, tôi bừng tỉnh và lại nhận ra mình đang ở trong một tình thế hiểm nghèo. Anh Lưu H ạnh ngồi cạnh tôi vừa ngáy mấy cái lại bị Kim Hùng lắc cho tỉnh giấc. Hai giờ đã trôi qua, tôi bỗng nghe có tiếng ngưòi loa bằng tay gọi chúng tôi: “Anh em còn trôn ỏ’ đâu ra đi, kẻo nó bắn tôi chêt! Anh em...”. Khoảng mưòi phút sau, nhìn lên cửa hang, tôi thây lá cây lay động. Một họng súng gạt, đùa giây leo và lá cây Sang một bên, làm cho cửa hang' trở nên trồng hoác. Nhìn ^n, chúng tôi thấy hai tên Mỹ đen chĩa súng xuông miệng hang, hét lớn: Vi xi!. Chúng* ra hiệu bảo chúng tôi lên khỏi hang. Ròi khỏi hang, lên m ặt đất, tôi thấy các đông chí khác đang bị chúng bắt nằm úp sấp xuông đât. Trong 117
  10. lúc ấy chỉ có một ngmri duy nhất là VST đang ngồi giữa một tên Mỹ trắng và một tên thông ngôn ngưòi Việt Tên thông ngôn gọi lớn: “Ai tên là Hải Liên đâu?. Đứỉ nào là Hải Liên?”. Biết là có ngoíời đã báo tên th ậ t củỉ Phạm Liêu Châu là Hải Liên, đồng 'chí Liên đáp: “C( tôi”. Tên thông dịch viên bảo đồng chí Hải Liên lại gầr nó, hỏi: “Súng của mày đâu?”. Yên lặng một giây, ăồnị chí Hải Liên trả lòi: “Tôi không có súng!”. Nó nhìn VS'] quát: “Sao?”. Lúc này chúng tôi đều rõ VST đã khai vớ chúng nó rằng, đồng chí Hải Liên là người có m ang mộl khẩu súng Carbin. VST, với đôi m ắt đau khổ, nhìn Phạn' Liêu Châu khẽ nói: “Hải Liên, chớ khẩu súng của cậi đâu rồi!”. Tất cả chúng tôi đều nhìn về đồng chí Liêi Châu hồi hộp, lo âu. Đồng chí Châu - tức Hải Liên nhan} trí cãi lại VST: - Hôm nay tôi đâu có m ang súng! Anh nhớ lầm rối khẩu súng Carbin này là của chung dùng để tự vệ, mỗi người được phân công một bữa. Hôm nay tôi đâu có mang! Tẽn thông địch viên tá t vào m ặt Liêu Châu niâ}’ cái bắt lý: - Mày không mang thì ai mang? - Hôm nay các anh bị bệnh còn nằm lại ờ núi mang- - To mẹ mày, nói láo! Hắn đạp vào ng^ực đồng chí Liel1 Châu một cái ngửa xuống đất, rồi túm áo, kéo tói gi3° 118
  11. thông- hào, đạp đồng chí xuống, hai chân Ĩ1 Óđứng chàng hảng trên hầm, chỉa súng xuống chửi bới: - Súng của mày đâu? Nếu không nạp cho tau,. tau sẽ bắn chết mẹ mày! Đồng chí Liêu Châu ở dưới giao thông hào, đứng dậy ngước nhin đồng đội, rồi vẫn trả lời: Hôm nay anh ta không mang súng. Nó đạp anh ta xuống, bắt đào bới bằng tay, tìm súng ở dưới hầm. Thấy chẳng có gì, nó lại nắm cổ áo đồng chí lôi lên, còng tay lại. Một tên Mỹ đen lây một chiếc trống chiến ra đánh lùng tùng. Trên m ặt đất, ảnh của anh chị em và giấy tờ vung vãi do chúng lục soát ở những chiếc ba lô còn bỏ lại dưói hầm. Khoảng 11 giờ, chúng bắt tấ t cả chúng tôi ra ngồi tại Gò Loi. Một lúc sau, một chiếc “sâu cà” hai chong chóng hạ xuống gần đó. Chúng bắt chúng tôi bước vào bụng của chiếc trực thăng, giải về căn cứ của chúng. Đó là căn cứ của sư đoàn không vận số 1 của Mỹ ở An Khê. ơ đây chúng nhcít tấ t cả chúng tôi vào hai chiếc nhà nhỏ, mái tôn có vây rào kẽm gai chung quanh. Chính lúc này chúng tôi trao đổi bàn bạc với nhau về lời khai đôi vói chúng nó. Cứ nói, chúng tôi là diễn viên của đoàn hát bội mói ở Bắc vào, không biêt ai, không biêt đâu là đâu cả. Ai nói khác, khai báo cho địch sau này sẽ mang tội vói Đảng vói nhân dân. Bọn phòng nhì Quân đoàn II có hai tên đên tận đây để thẩm vân. Tât cả đều nói giông nhau như đã thông n h ất lời khai. Khi chúng hỏi đên Hải Anh, tôi sợ Hải Anh lúng túng, sơ hở trong lời khai nên đả 119
  12. đưa m ắt ra hiệu cho cô ấy. Bọn Mỹ thấy được liền còng tay tôi nhôi riêng vào một thùng sắt để ở ngoài nắng và bỏ đói không cho uống nước. Lúc này suốt cả ngày lẫn đêm không bao giờ trên bầu trời vắng- bóng trực thăng và các loại máy bay khác. Trực thăng HU1A từng tốp hạ xuống, tốp khác lại bay đi. Xe tăng và pháo của chúng được móc dưới những chiếc “Sâu cà” và “Cá lẹp bự” chuyển về phía tây Bình Định. Chúng đang mở các cuộc càn quét lớn vào các vùng giải phóng. Sông tại sân bay An Khê chỉ có hai ngày nhưng- chúng tôi thấy rõ thêm về tiềm lực quân sự của bọn Mỹ là vô cùng to lớn. Tuy đã bị chúng bắt về đây, lại tận mắt thây được các phương tiện chiến tra n h hiện đại của địch, vậy mà không hiểu sao, đa sô' chúng tôi vẫn không giao động, m ất lòng tin vào thắng lợi của chúng ta. Đó là một sự thực, kể cả sau này nghe tin Bác Hồ đã mât, tù binh vẫn cứ đứng vững trên vị trí chiến đấu ỏ ' một “trận địa mới” mà không lúc nào bị m ất phưong hướng. Bây giờ hồi tưởng lại, tôi cũng không giải thích nổi vi sao lúc ây nó lại như thế! Vì sao mà hai vợ chồnế Hữu Ich lại cả gan để lại hai đứa con còn bé bỏng ở miền Băc mà đi vào Nam và để rồi đều ở trong tù ngục? Hôm sau có 3 người bị sốt rét, bọn chúng đưa về QU 1 Nhơn là Lưu Hạnh, Trương Văn Trí và Võ Sĩ Thừa; còn lại, chúng giải về Pleiku bặng máy bay vận tải cỡ lớn. 120
  13. Để cho ra dáng một người tủ, bọn Mỹ bắt chúng tôi đeo biển sô" tù để chụp ảnh lấy liền, kịp đưa vào hồ sơ cá nhân. Chúng lại đưa tay “ân cần” bảo từng người vào ghế để cạo trọc đầu, kể cả phụ nữ. Nguyền Hồng Châu phản kháng quyêt liệt, Hải Anh cũng phản đối. Bọn nam chúng tôi lên tiếng ủng- hộ hai cô. Tù binh trong trại cũng kéo ra gần cổng trại nhìn về phía chúng tôi. Thấy thế, chúng dừng tay, không dám húi trọc đầu của hai cô nửa. Từ đó về sau, các chị vào nhập trại, chúng không còn bắt phải cạo trọc đầu nửa. Đây là lần đồì đầu mở màn giữa Hồng Châu, Hải Anh vói kẻ địch, cũng là một bài học vỡ lòng cho tấ t cả chúng tôi trưó’ khi trỏ’ thành một tù binh c thực thụ trong suôt bảy năm ròng... Vậy là từ đây, tôi và đồng đội của tôi - Những nghệ sĩ cách m ạng - đã rẽ vào một khúc quẹo mói, với sô phận khác nhau, trong một nghịch cảnh giông nhau! Ngày qua, bước chân dong ruổi khắp mọi miền; áo quần là lượt, son phấn điểm tô, hương thom ngào ngạt; áo, mão, cân đai, lóng lánh kim tuvến, kim sa châp chói dưóì ánh đèn. Còn bây giờ... nhìn đồng' đội mà tự soi mình, thây ai cting bị cạo trọc đầu, áo quần tù đồng phục một màu ttâu, lòng tôi tức tưỏi, rưng rưng bỏi một nỗi buồn đau tê tái chưa gặp phải bao giờ! “Thế là hêt!” Ba tiêng ây cứ nối đuôi, cứ mãi ngân nga trong tôi như một hôi chuông buồn tuyệt vọng! Mọi ước mo’, hy vọng, dự đinh, hoài bão dưòng như đổ vỡ hêt, tiêu tan hêt... 121
  14. Nhưng cái “Thế thòi phải th ể ' ấy, nó bắt mọi tù nhân phải chấp nhận, dù đó là một nghịch cảnh - Rồi dần dà tôi cũng quen đi vói môi trường mói và những quy luật khắc nghiệt ở chôn ngục tù: gồng người lên để mà chịu đựng, rướn ngiròi lên, để khỏi bị xéo dày và thận trọng tìm những đồng chí mói, bạn tâm giao mói để tựa vào nhau mà đứng vững trên một trận đồ lồi lõm, chông chênh khó chịu này. Khi trạng thái thần kính đã cân bằng, ổn định, chúng tôi lạíp h át hiện ra rằng: Trong tù chẳng ai có súng mà chiến đấu vói kẻ thù, vũ khí duy n h ât còn lại của tù binh là tư tưởng, tình cảm, ý chí và lý tưởng. Riêng chúng tôi vẫn còn vũ khí để mà tự bảo vệ và chiến đấu trong “chiến trưcmg mói”! Đó là bản thân của người nghệ sĩ vói nghệ thuật biểu diễn. Tuy đây là một đặc điểm trong những bài học về nghệ th u ật diễn viên, nhưng chính lúc này chúng tôi mói cảm nhận được rõ ràng và sâu sắc nhất. Một cái Têt đầu tiên đã sắp đến với chúng tôi ở chôn ngục tù. Tết năm 1967. Đe giúp vui cho anh chị em tù binh vừa là động viẻ1 1 nhau giử tròn phẩm cách của các chiến sĩ chẳng may I'0 1 vao tay giặc, được sự lãnh đạo của câp ủy Đảng trong tù» chúng tôi chọn vở của tác giả Nguyễn Kim H ùng - 122
  15. nghệ sĩ củng bị địch bắt cùng với tôi - là ‘T rần Bình Trọng” để diễn vào đêm giao thừa. Buổi biểu diễn của chúng tôi gây đưọ’ một ấn tượng tốt đẹp, làm phấn chấn đối với tù c binh. Ngưọ’ lại đả làm cho bọn địch đến xem bị thua c đau một trận, mang thương tích mà miệng phải cưòi khen ngợi, lầm lủi ra về! Từ cuộc biểu diễn này, cứ theo đó, từng tốp nghệ sĩ của chúng tôi lại tiếp tục chiến đâu trên cương vị và đặc điểm của người diễn viên suôt những năm dài trong máu lửa, ngục tù ỏ’trại giam Phú Quôc. Lại một cuộc đâu tranh trực diện nữa của tù binh Pleiku mà tôi còn nhớ là khi hai nữ diễn viên của chúng tôi còn ở trại giam nầy, trước khi bị đưa ra trại giam Non Nước, Đà Nẵng. Đây là một cuộc đấu trành chông đánh đập và hành hạ tù binh. Nghĩ rằng là diễn viên, nghệ sĩ thi chỉ biết biểu diễn, và sáng tác mà thôi, nhưng không, diễn viên củng là một tù binh khi phải đấu tranh trực diện vói kẻ thù, họ củng dám xông' lên phía trước. Đó là trưòìig họp của cô Nguyễn Hồng Châu - tức NSUT Iiữu Ich bây giò’ - ngiĩòi đã dẫn đầu đoàn tù binh đâu tranh chông đánh đập tù binh hồi tháng' 1 năm 1967. Cuộc đâu tranh này đã giành được thắng lọi, buộc tên chỉ huy trường quân cảnh là trung úy Cao phải vào trại giam đê hứa hẹn thi hành kỷ luật tên quân cảnh đã đánh tủ 123
  16. binh vừa qua. Tuy cuộc đấu tran h không lớn, không đo máu nhưng nó là một “ngòi nổ” đầu tiên trong phong trào đấu tranh của trại giam tù binh Pleiku vào những ngày đầu của năm 1967. Đâu tranh là một sự sàng lọc. Nó như “lửa thử vàng, gian nan thử sức” vậy. Vàng th ật hay vàng giả đều lộ ra trong lửa công minh. Cho nên văn công chúng tôi cúng vậy, trong 12 ngưòi củng có hai người: Một cầu an rẽ lối, một phản nghịch đáng nguyền rủa. Đó là điều tấ t yếu của sự sàng lọc. Đ.V.N từ khi bị địch bắt đã “một mình một bóng” không dám dến gần ai vì sợ liên lụy. Vào trại giam chỉ một tuần sau đã theo xe của bọn Quân đoàn II đi “vẽ vời” cho chúng. Được một cái là Đ.V.N không hề ra m ặt hại ai, nhưng lại như một người câm, sông tách biệt đồng đội, chỉ giao tiếp vói bọn cai tụ. Nhờ vậy, nhân chuyến máy bay giải hai đồng chí Hồng Châu và Hải Anh ra trại giam Non Nưó’ - Đà Nằng, bọn địch đã cho c anh ta đi theo để ra ngoài gặp ngxròi anh em làm to trong ngụy quân ngày ấy, để rồi sau này đưọ’ aan cư” ở tại Nha c Trang cho đên ngày giải phóng. Còn lại Nguyễn Thành Châu thì ra m ặt phản bội, theo bọn “đại diện” “trậ t tự’ quay lại hãm hại tù binh. Hòa bình rồi, tuy tòa án chẳng xử ai ngày qua nhưng cái án chung thân do họ tự xử thì vẫn theo họ suốt đời' Hơn thế nửa, như tên Nguyễn Thành Châu thì dù hắn 124
  17. đã chêt rôi, nhưng ô danh của hắn vần mãi mãi bị ngirời đòi réo gọi! Khoảng giữa tháng 4 năm 1967, trong trại giam, bọn địch chưa lập ra “đội trậ t tự ’, việc liên hệ qua lại giữa các phòng giam, trừ phòng phụ nữ, còn được dễ dàng. Thỉnh thoảng lại có một phái đoàn hồng thập tự quôc tế, hoặc dân sự nước ngoài đến thăm trại giam. Một hôm, được biêt trước có phái đoàn quốc tế, sắp vào trại, như đã có chỉ đạo của cấp ủy Đảng, cậu Tuân - Một sinh viên thông thạo tiếng Pháp đả tự nguyện tiếp xúc với phái đoàn ấy để tcí cáo các hành vi tội ác của địch đôi vói tù binh vừa qua. Tù binh rất khâm phục Tuân. Ngược lại bọn cai tù rấ t “gai m ắt” đôi vói tù binh này. Hôm sau Tuân bị gọi đi phòng' nhì Quân đoàn II, bị đánh một trận về cái tội nói tiếng Pháp, nói tiếng Anh không được phép. Lúc trở về trại, Tuân vẫn cứ vui vẻ, lạc quan, cười nói, mặc dù m ặt mày, tay chân anh bầm tím cả. sỏ’dĩ tù binh ngàv ấy rấ t yêu mên Tuân là vì cậu ta là một sinh viên rấ t trẻ đang du học ỏ’Pháp lại xin về nước đẽ tham ểìa hoạt động trong' Mặt trận dân tộc giải phóng miên Nam. Quê anh ở Sài Gòn, trước lúc bị địch băt, anh là ểiáo viên dạv văn hóa ở vùng giải phóng' tỉnh Bình Đinh. Vóc ngnòi bé nhỏ, da trắng như trứng luộc bóc vỏ, m ắt luôn đeo một chiếc kính cận đến bảy, tám độ. Hề bị roi kính là anh như người quáng gà, yhông thể nào bước di bước. Đọt giải tù binh ra đảo Phủ Quôc vào khoang' 125
  18. tháng 6 năm 1967, tôi cùng đi vói Tuấn, anh Võ Cường và hai đồng nghiệp của tôi là anh Phạm Hữu Thành và Đoàn Phận. Trong những ngày bị giam cầm ở đảo tù Phú Quôc, Tuấn luôn bị bón giám thị kêu ra đánh đập tàn nhẫn. Một hôm vì quá u ấ t ức, anh đả đánh lại bọn chúng và tháo chạy lên rừng. Nhưng bị rơi m ất chiếc kính, anh không thấy đường để chạy tiếp, nên đã hy sinh vì mấy băng đạn AR15 của quân cảnh n^ụy xé n át ngực anh. Tuy đã bị tách đội ngũ, nhưng ra đảo tôi vẫn tự tạc ra đàn nhị, đàn tranh để biểu diễn trong tù, và tình cảm vẫn luôn nhớ về trại giam tù binh Pleiku - Noi mồ tôi đặt những bước chân đầu tiên vào những- ngày đen tôi nhất của số phận - Noi mà một sô' đồng chí, đồng đôi thương yêu nhất của tôi như Kim Hùng, Hải Liên vân còn ở đấy. Trải qua gần bảy năm bị đàv đọa trong' một nhà tù khủng khiêp do các tội ác vô cùng m an rợ, tàn bạo của kẻ thủ gây nên, giờ đây lvhi kể lại sự tình của những nểày bị giam giữ ở Trại giam tù binh Pleiku, một cảm xúc lâng lâng lại đên vói tôi như ngày nào mới được tra° trả, trở về đòi. Đó là âm vang của hạnh phúc, là niềitt VUI t ự hào, vì mình vần giữ được là mình. Đó là nguôA VUI tự hào vì đa sô nghệ,sĩ của chúng tôi đã đi một, vê ti ong thăng lợi. Hồi vào tù có ba đồng chí là quần chúnể' 126
  19. N G U Y Ề N CƯNG N G H IN H N gh ệ s ĩ ưu tú Ngirrri đứng giữa (N h a T ran g - K hánh Hòa) Lúc ra tủ cả ba đều trở thành đảng viên Đảng Cộng' sản Việt Nam: Phạm Hữu Thành, Phạm Thị Hữu ích, Lâm Thị Hổng- An. Hồi vào tù là những đảng viên bình thường, ở trong tù lại trở thành những đồng' chí trong các câp ủy Đảng; Đó cũng chính là niềm vui của đoạn đòi còn lại của tôi và đồng đội trong ngành của chúng tôi hôm nay. •NGUYỄN CƯNG NGHINH (Tức Hồ T hủy, tên trong tù) .127
  20. NHỮNG ĐIÊU GHI NHỚ Ở TRẠI GIAM TÙ BINH PLEIKƯ Năm 1964, sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm khoa Hóa tại Hà Nội, tôi xung phong đi vào chiến đấu ở chiến trường miền Nam, được phân công về tỉnh Bình Định, được cử làm ủ y viên M ặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam của tỉnh và làm công tác giáo dục thuộc Ban Tuyên huấn tỉnh. Lúc bây giờ phong trào đang mở ra, chúng tôi mở trưòng đào tạo giảo viên để triển khai công tác giáo dục trong các vùng giải phóng. Sang năm 1966, 1967 Mỹ đổ quân ồ ạt vào miền Nam gây chiến tranh cục bộ, Sư đoàn Không vận sô" 1 Mỹ đổ vào Bình Định - Quảng Ngãi, đánh phá rấ t ác liệt. Để tránh bớt tổn thât, chúng tôi không mỏ’ các trường tập trung một chỗ, mà phân tán các lóp nhiều noi xa nhau. Ngày 19 tháng 5 năm 1967 tôi đang cùng hai đồng chí khác mỏ’ một lớp đào tạo giáo sinh tại vùng núi Tai Mèo giáp ranh hai huyện An Lão và Ba Tơ, thì bọn Sư đoàn Không vận sô 1 Mỹ băn pháo, ném bom ồ ạ t và đổ quân đúng vào chỏ chúng tôi. Tôi bị trúng đạn pháo bị thưcmg nặng, không chạy được, phải trôn trong một hang đá. Hai ngày sau, ngay 21 tháng 5 năm 1967, chúng sục vào hang bắt đưọc toi, cùng một sô giáo sinh khác. Sa vào tay địch, xác định sẵn sàng hy sinh tôi chửi bói, hô khẩu hiệu, đánh 128
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2