intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hợp nhất mã số đăng ký kinh doanh và mã số thuế Sau khi bỏ quy định về mã

Chia sẻ: Nguyễn Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

788
lượt xem
45
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau khi bỏ quy định về mã số xuất nhập khẩu trong năm 2004, đến nay pháp luật Việt Nam lại tiếp tục cải tiến và hạn chế tối thiểu các thủ tục hành chính đó là hợp nhất mã số thuế và số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Như vậy, hiện nay doanh nghiệp chỉ còn duy nhất một mã số trong quá trình hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu và đăng ký thuế. Vào ngày 29/7/2008, liên Bộ Kế hoạch đầu tư, Công an và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hợp nhất mã số đăng ký kinh doanh và mã số thuế Sau khi bỏ quy định về mã

  1. Hợp nhất mã số đăng ký kinh doanh và mã số thuế Sau khi bỏ quy định về mã số xuất nhập khẩu trong năm 2004, đến nay pháp luật Việt Nam lại tiếp tục cải tiến và hạn chế tối thiểu các thủ tục hành chính đó là hợp nhất mã số thuế và số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Như vậy, hiện nay doanh nghiệp chỉ còn duy nhất một mã số trong quá trình hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu và đăng ký thuế. Vào ngày 29/7/2008, liên Bộ Kế hoạch đầu tư, Công an và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA (Thông tư 05/2008) quy định về chế độ phối hợp giải quyết đăng ký kinh doanh (ĐKKD), đăng ký thuế và đăng ký dấu. Đây được xem là bước tiến rõ nét nhất trong quá trình cải cách hành chính liên quan đến thủ tục đăng ký thành lập mới và điều chỉnh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam. Trước khi Thông tư 05/2008 ban hành, việc phối hợp giải quyết ba thủ tục trên cũng đã được quy định tại Thông tư liên tịch số 02/2007/TTLT-BKH- BTC-BCA (Thông tư 02/2007) ngày 27/2/2007. Song, trong phạm vi áp dụng lại cho phép tồn tại song song hai thủ tục giải quyết: (i) theo thủ tục phối hợp và (ii) theo thủ tục độc lập như các văn bản đang có hiệu lực (ĐKKD theo Thông tư 03/2006/TT-BKH; Đăng ký thuế theo Thông tư 85/2007/TT-BTC và đăng ký con dấu theo Thông tư 08/2003/TT-BCA). Chính yếu tố này đã dẫn đến cách vận dụng không thống nhất, đồng bộ tại các Cơ quan ĐKKD trên phạm vi toàn quốc và hậu quả là không đạt được mục đích như tham vọng trước khi Thông tư 02/2007 được ban hành.
  2. Điểm nổi bật và được đánh giá cao nhất tại Thông tư 05/2008 là (i) Thống nhất Mã số ĐKKD và Mã số thuế của Doanh nghiệp; (ii) Thời gian giải quyết chỉ còn 05 ngày, giảm đến 1/3 so với Thông tư 02/2007 và ½ theo quy định của Luật doanh nghiệp. Cụ thể: Khi thành lập doanh nghiệp mới, GCN ĐKKD cũng đồng thời là GCN Mã số thuế và có tên gọi là “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế" hay "Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và đăng ký thuế" đối với chi nhánh/Văn phòng đại diện; Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ hoàn tất hồ sơ và chuyển cho Cục thuế. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục thuế phải thông báo kết quả mã số doanh nghiệp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư để ghi vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế của doanh nghiệp để cấp cho doanh nghiệp. Trong bất cứ trường hợp nào, kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, thời gian tối đa hoàn tất thủ tục này không quá 05 ngày làm việc. So với Thông tư 02/2007, Thông tư 05/2008 không quy định rõ giới hạn thời hạn Cơ quan Công an có nghĩa vụ cấp dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu mà lại lấy mốc thời gian “Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ khi nhận được con dấu do cơ sở khắc dấu chuyển đến”. Đây là điểm đáng tiếc nhất trong Thông tư này. Mặc dù thời hạn cấp giấy chứng nhận đã được rút ngắn tuyệt đối, song thời gian được tính từ lúc “nhận được hồ sơ hợp lệ”. Đây có thể là điểm mà nhà
  3. đầu tư cần lưu ý nếu không hồ sơ sẽ bị từ chối tiếp nhận và cũng là căn cứ hợp pháp để Cơ quan đăng ký kinh doanh giảm tải áp lực của mình. Bên cạnh đó, Thông tư 05/2008 cũng chính thức quy định nhà đầu tư phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính minh bạch và trung thực của Hồ sơ, Cơ quan ĐKKD chỉ có nghĩa vụ kiểm tra tính hợp lệ về “hình thức” và đầy đủ về “số lượng”. Như vậy, sau khi giấy chứng nhận mã số xuất nhập khẩu được “khai tử” từ năm 2004 thì Giấy chứng nhận mã số thuế cũng được nối bước theo sau. Đến thời điểm này có thể khẳng định rằng, thủ tục “khai sinh” một doanh nghiệp đã rất thông thoáng, vấn đề còn lại là “hậu kiểm” sao cho khi chào đời doanh nghiệp phải phát triển khoẻ mạnh trong khuôn khổ pháp luật thực tại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2