intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hợp tác quốc tế của trường Đại học Khánh Hòa trong bối cảnh hội nhập - Thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: Phó Cửu Vân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Hợp tác quốc tế của trường Đại học Khánh Hòa trong bối cảnh hội nhập - Thực trạng và giải pháp" đánh giá những cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế tại Trường Đại học Khánh Hòa trong thời gian tới, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển không ngừng của giáo dục đại học trong bối cảnh hội nhập. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hợp tác quốc tế của trường Đại học Khánh Hòa trong bối cảnh hội nhập - Thực trạng và giải pháp

  1. HỢP TÁC QUỐC TẾ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHÁNH HÒA TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Phan Thúy Hằng1 Trường Đại học Khánh Hòa Abstract International cooperation between universities is an essential part of promoting comprehensive and extensive development in higher education. As a result, Khanh Hoa University, since its inception, has consistently made international cooperation a priority in its educational and training initiatives. To support this, the university has outlined various policies and strategies to further strengthen and expand its international cooperation activities. Within the scope of the presentation, by making statistics and analyzing from secondary documents, we will evaluate the opportunities and challenges, strengths and weaknesses, thereby proposing some solutions to improve effective international cooperation at Khanh Hoa University in the coming time, in order to meet the constantly developing needs of higher education in the context of integration. Keywords: International cooperation; Khanh Hoa University; Reality; Solution 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Xu hướng toàn cầu hóa đã và đang thúc đẩy giáo dục đại học (GDĐH) của mỗi quốc gia đổi mới không ngừng, đặc biệt là sự hội nhập quốc tế để cập nhật nhanh chóng những tri thức mới. Trong sự phát triển của giáo dục hiện đại, hợp tác quốc tế giữa các trường đại học diễn ra ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của các trường đại học trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Trong bối cảnh chung của GDĐH, Trường Đại học Khánh Hòa luôn không ngừng tăng cường hợp tác với các cơ quan, tổ chức, các đơn vị giáo dục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và vị thế của trường. Một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển Trường Đại học Khánh Hòa giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2035 của trường chính là vấn đề hợp tác quốc tế. Trường Đại học Khánh Hòa (tiền thân là trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang và trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha trang) được thành lập vào năm 2015, đúng vào giai đoạn chuyển giao và có nhiều biến đổi trong hoạt động giáo dục – đào tạo của nước nhà. Nhận diện rõ sứ mạng của mình, trường đã có nhiều bước tiến mới trên cơ sở kế thừa các thành tựu của hai đơn vị tiền thân để có được những thành công góp phần vào thành tựu chung của giáo dục Việt Nam. Thành quả lớn nhất ở giai đoạn vừa qua trong công tác đào tạo là sự triển khai thành công chương trình giáo dục đại học. Trường đã mở được 16 ngành đào tạo trình độ đại học và cao đẳng, có nhiều ngành mở ra hướng đi mới, đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ cao cho địa phương và khu vực. Là một cơ sở giáo dục mới thành lập trong thời gian ngắn, đứng trước các yêu cầu thực tiễn, nhà trường đã có nhiều nỗ lực để bắt kịp tốc độ phát triển của bối cảnh của giáo dục thế giới. Đặc biệt, hợp tác quốc tế là một trong những vấn đề trọng 1 phanthuyhang@ukh.edu.vn 527
  2. tâm trong công tác liên kết và đào tạo của trường. Vì vậy, trường Đại học Khánh Hòa thường xuyên xem xét, đánh giá những điều kiện thuận lợi và khó khăn cần khắc phục, từ đó đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả đào tạo, theo đúng tinh thần sứ mạng và tầm nhìn nhà trường đã đặt ra: “Đến năm 2035, Trường Đại học Khánh Hòa đạt chuẩn quốc gia và khu vực, hướng tới trở thành trường đại học “Thông minh và Xanh” [1]; trở thành một đầu mối cung cấp nguồn nhân lực chất lượng và uy tín cho địa phương cũng như các vùng lân cận và toàn quốc. 2. NỘI DUNG 2.1. Tầm quan trọng của hợp tác quốc tế ở các cơ sở GDĐH trong bối cảnh hiện nay Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra nhanh chóng, mạnh mẽ trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó, hợp tác quốc tế là sự tất yếu để đưa nước ta đi đến sự phát triển toàn diện và sâu rộng, đặc biệt trong GDĐH. Với trình độ giáo dục bậc cao và yêu cầu nền tảng kiến thức sâu rộng, để kết nối được với tri thức trên toàn thế giới, tiếp cận những nền khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất thì phải cần đến sự hợp tác quốc tế, giao lưu với những cơ sở GDĐH ở nước ngoài. Hợp tác quốc tế có một vai trò cốt yếu và không thể thiếu trong tiến trình thành lập và phát triển của các trường đại học, đặc biệt những trường đại học được kỳ vọng là đáp ứng những chuẩn mực quốc tế. Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề mở cửa trong lĩnh vực giáo dục của các quốc gia đặt ra cho các trường đại học cần phải phát triển hoạt động hợp tác quốc tế. Một vấn đề quan trọng và cũng là trọng trách nặng nề của giáo dục đào tạo nói chung và GDĐH nói riêng là cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao để có thể thích ứng, tồn tại và phát triển ở môi trường cạnh tranh khốc liệt. Muốn đáp ứng được yêu cầu đó, đồng thời kéo gần khoảng cách giữa giáo dục Việt Nam và thế giới là biết nắm bắt cơ hội hợp tác quốc tế để cọ xát, cạnh tranh, tự đánh giá năng lực của mình và có động lực phát triển theo hướng ngày càng tiến bộ. Hợp tác quốc tế mang lại nhiều lợi ích đối với sự phát triển của các trường đào tạo quốc tế nói riêng và nền GDĐH của các quốc gia nói chung. Đối với SV và GV, hợp tác quốc tế mang lại cơ hội to lớn trong việc tiếp cận nhanh chóng với nguồn tri thức quốc tế khổng lồ. Đối với các trường liên kết quốc tế, việc hợp tác làm thúc đẩy cải tiến cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng đào tạo hơn nhằm thu hút được các đối tác cũng như tìm được vị thế trên thị trường quốc tế. Hợp tác quốc tế là một hoạt động quan trọng giúp các trường đại học nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh. Cơ hội cho sự phát triển giáo dục trong xu hướng toàn cầu hóa là vô cùng tiềm năng. Việc đẩy mạnh các chương trình trao đổi, liên kết học thuật với nhiều quốc gia có chương trình đào tạo phát triển sẽ giúp đưa nền giáo dục của các nước sở tại bắt kịp được với sự phát triển mạnh mẽ của giáo dục toàn cầu. Hợp tác quốc tế còn là một trong những tiêu chuẩn quan trọng xếp hạng các trường đại học trong nước và trên thế giới hiện nay. Hiện nay, các bảng xếp hạng trường đại học hàng đầu trên thế giới như Quacquarelli Symonds và The Times Higher Education đều có sử dụng các chỉ tiêu liên quan đến yếu tố quốc tế là những tiêu chí cơ bản khi xếp hạng, số lượng GV quốc tế, chẳng hạn như tỉ lệ SV quốc tế, số bài báo khoa học quốc tế, số lượng chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài. 528
  3. Tất cả những vấn đề trên đều cho thấy, hợp tác quốc tế không chỉ là vấn đề cá nhân của riêng trường đại học nào mà là vấn đề chung của tất cả các cơ sở GDĐH trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, vị thế và sự cạnh tranh của các cơ sở GDĐH trong thời kì mới. Đáp ứng mục tiêu hoạt động hợp tác quốc tế trong GDĐH đã được quy định cụ thể tại Điều 43 Luật GDĐH 2012, đó là: “1. Nâng cao chất lượng GDĐH theo hướng hiện đại, tiếp cận nền GDĐH tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. 2. Tạo điều kiện để cơ sở GDĐH phát triển bền vững, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [2]. 2.2. Tình hình hợp tác quốc tế của Trường Đại học Khánh Hòa trong những năm vừa qua Trường Đại học Khánh Hòa là trường đại học công lập, trực thuộc UBND tỉnh Khánh Hòa, được thành lập theo Quyết định số 1234/QĐ-TTg ngày 03/08/2015 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở hai trường cao đẳng: Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang và Trường Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang. Trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao thuộc các lĩnh vực sư phạm, du lịch, ngôn ngữ, kinh tế - kinh doanh, khoa học tự nhiên và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn, nghệ thuật; là trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa và khu vực Duyên hải Nam trung bộ và Tây Nguyên. Nhiệm vụ chính của Nhà trường bao gồm: Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng ở các trình độ cao đẳng nghề, cử nhân, sau đại học ở các lĩnh vực sư phạm, du lịch, ngôn ngữ, kinh tế - kinh doanh, khoa học tự nhiên và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn, nghệ thuật; Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp, các địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và khu vực; Hợp tác trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai các dự án phát triển Nhà trường. Từ khi thành lập đến nay, nhà trường luôn chú trọng các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và vị thế trong nước cũng như quốc tế. Một trong những hoạt động đó chính là hợp tác quốc tế. Từ khi thành lập đến nay, Trường Đại học Khánh Hòa đã tích cực mở rộng quan hệ hợp tác với các trường trong khu vực và thế giới nhằm góp phần nâng cao vị thế, uy tín, năng lực giảng dạy, chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trường đã và đang tập trung nỗ lực mở rộng và phát triển các chương trình hợp tác nghiên cứu, đào tạo song phương và đa phương nhằm tranh thủ mọi nguồn lực, đáp ứng nhu cầu xã hội, góp phần nâng cao về số lượng và chất lượng các trang thiết bị thí nghiệm hiện đại, cập nhật chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học cho Trường, đồng thời cũng góp phần đẩy mạnh công cuộc chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật, đào tạo nhân lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Khánh Hòa. Trong năm năm đầu sau khi thành lập từ 2015 đến 2020, Trường Đại học Khánh Hòa đã tổ chức đón tiếp và làm việc với 31 đoàn khách quốc tế đến từ các nước Pháp, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ… với mục đích nghiên cứu, ký kết hợp tác, giảng dạy, trao đổi kinh nghiệm và chuyên môn, dự hội thảo, tìm hiểu cơ 529
  4. hội hợp tác, giao lưu văn hóa. Trường đã tổ chức thành công 12 đoàn ra với sự tham gia của lãnh đạo, cán bộ GV, SV của Nhà trường đến các nước Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Lào, Nga…nhằm mục đích làm việc, trao đổi kinh nghiệm và chuyên môn, tham dự hội nghị, hội thảo, tham gia tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn và dài hạn tại các cơ sở đào tạo uy tín của các nước. Cũng trong giai đoạn này, trường đã ký kết thoả thuận hợp tác với 06 trường quốc tế: Trường Jeanne D’arc Saint-Ivy, CH Pháp; Trường Đại học Sư phạm Quốc gia Daegu, Đại Hàn Dân Quốc; Trường Cao đẳng Mỹ thuật Châu Âu vùng Bretagne, CH Pháp; Cao đẳng Nghệ thuật Ứng dụng và Công nghệ Centennial, Canada; Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Kazan; Viện công nghệ sản xuất sạch - Đại học Quốc gia Pukyong, Hàn Quốc về trao đổi GV, SV; hợp tác nghiên cứu và đào tạo; phối hợp tổ chức hội nghị, hội thảo; giao lưu về văn hóa, ngôn ngữ [3]. Trong 6 tháng đầu năm 2022, trường đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) với 3 đối tác như: Trường Cao đẳng Mỹ thuật Châu Âu vùng Bretagne, pháp (ESSAB), Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) và Lãnh sự Quán Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh; Việc thực hiện chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí, hình thức trong công tác đối ngoại và thực hiện chế độ xin ý kiến, trình phê duyệt, báo cáo trước, trong và sau hoạt động nhà trường đã thực hiện theo đúng quy định hiện hành. Trường có bộ phận phụ trách hoạt động hợp tác đối ngoại thuộc phòng Khoa học công nghệ và hợp tác đối ngoại. Ngoài hoạt động ký kết thỏa thuận hợp tác với các trường quốc tế, Trường Đại học Khánh Hòa đã không ngừng nỗ lực tăng cường và mở rộng hợp tác với các cơ quan và tổ chức quốc tế như Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam; Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh; Lãnh sự quán Canada tại Thành phố Hồ Chí Minh; Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA); Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF); Viện Nghiên cứu Vật lý và Hóa học RIKEN, Nhật Bản… với mục đích giao lưu văn hóa, ngôn ngữ nhằm tìm kiếm những cơ hội hợp tác mới phù hợp với xu hướng phát triển của Nhà trường, đồng thời nỗ lực khai thác tối đa các nguồn lực nhằm hỗ trợ tối đa cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của Nhà trường. Thông qua các chương trình giao lưu và hoạt động hợp tác với các cơ quan, tổ chức quốc tế này Trường Đại học Khánh Hòa đã đón nhận các chuyên gia, GV, tình nguyện viên đến từ các nước Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc đến công tác và làm việc tại trường, tạo điều kiện cho GV và SV của Nhà trường có cơ hội được tiếp cận, học tập, giao lưu và trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia, GV, tình nguyện viên nước ngoài. Điểm mạnh và điểm yếu về hợp tác quốc tế tại Trường Đại học Khánh Hòa: Điểm mạnh: - Trường Đại học Khánh Hòa trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa, trong suốt quá trình thành lập và hoạt động Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của UBND tỉnh và các cơ quan, ban, ngành chức năng, tạo điều kiện cho các hoạt động hợp tác đào tạo được phát triển. - Tập thể lãnh đạo Nhà trường rất quan tâm và coi trọng công tác hợp tác hữu nghị với nước ngoài; tích cực tìm kiếm các nguồn dự án và chủ động hội nhập quốc tế. - Cán bộ, giáo viên và HS-SV của trường ý thức được tầm quan trọng và những lợi ích của việc hợp tác hữu nghị với nước ngoài. 530
  5. - Nhà trường có tiềm năng và thế mạnh về đào tạo ngành Du lịch và Ngoại ngữ du lịch nên thu hút được sự quan tâm của các tổ chức nước ngoài có chủ trương đầu tư, phát triển về ngành Du lịch và ngoại ngữ du lịch. - Trường Đại học Khánh Hòa tọa lạc tại thành phố biển du lịch Nha Trang, có nhiều doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài hoạt động, thích hợp cho việc mở rộng quan hệ hợp tác và thu hút đầu tư từ các đối tác nước ngoài; thu hút người học, SV quốc tế đến học tập và làm việc tại Nhà trường. Điểm yếu: - Hoạt động hợp tác quốc tế của Trường Đại học Khánh Hòa hiện nay chỉ mới tập trung ở khu vực các nước Pháp, Hàn Quốc, Canada, Kazan. Số lượng đối tác quốc tế cũng còn rất ít. Hoạt động hợp tác quốc tế của Trường Đại học Khánh Hòa đang tồn tại một số khó khăn, chưa tận dụng được một cách hiệu quả những lợi thế của mình trong lĩnh vực hợp tác quốc tế để tăng cường đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh nhà và phát triển Nhà trường, cụ thể: - Hoạt động liên kết hợp tác quốc tế của nhà trường mới chủ yếu tập trung hoạt động giao lưu gắn kết, tìm hiểu văn hóa, góp phần vào việc mở rộng quan hệ quốc tế và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia và dân tộc. Tuy nhiên, các chương trình ký kết quốc tế liên quan đến đào tạo, nghiên cứu khoa học cùng với việc tiếp cận tài liệu khoa học chưa được triển khai hiệu quả. - Việc hợp tác còn nhỏ lẻ, chưa tương xứng với tiềm năng của Nhà trường; đặc biệt là các lĩnh vực trao đổi giáo viên, SV; hợp tác đào tạo, bồi dưỡng chưa kết nối hiệu quả với các cơ sở giáo dục ở nước ngoài. - Nhiều lĩnh vực có tiềm năng hợp tác nhưng chưa phát huy được hết tiềm năng. Một số kế hoạch hợp tác mới chỉ dừng lại ở dự kiến mà chưa được triển khai thực hiện như lĩnh vực du lịch. - Các quy trình, thủ tục trong việc tổ chức các đoàn ra, đoàn vào và thực hiện các ký kết hợp tác còn phức tạp và chưa linh hoạt, do vậy gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc trao đổi và xúc tiến các hoạt động hợp tác với các cơ sở đào tạo ở nước ngoài. 2.3. Giải pháp tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế tại Trường Đại học Khánh Hòa trong giai đoạn mới Hoạt động hợp tác quốc tế là một trong những hoạt động quan trọng góp phần nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ GV, chất lượng đào tạo và vị thế của nhà trường trong nước và khu vực. Đứng trước bối cảnh giáo dục trong nước và quốc tế có nhiều đổi mới, Trường Đại học Khánh Hòa đặt ra các mục tiêu chiến lược của hoạt động hợp tác quốc tế giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến 2035 như sau: - Giai đoạn 2021-2025: Tiếp cận chuẩn mực GDĐH tiên tiến của thế giới phù hợp với yêu cầu phát triển của Việt Nam, nâng cao hiệu quả hợp tác với các đối tác truyền thống, chủ động tìm kiếm và mở rộng mối quan hệ hợp tác với các đối tác mới, ưu tiên đối tác đến từ các nước có nền giáo dục tiên tiến và các nước trong khu vực. Phối hợp với đối tác xây dựng chương trình trao đổi GV, SV; tiếp nhận chuyên gia, tình nguyện viên đến làm việc tại trường trên tinh thần đôi bên cùng có lợi. Xây dựng các chương trình đào tạo tiệm cận chuẩn mực GDĐH tiên tiến của thế giới nhằm thu hút người học 531
  6. từ các quốc gia trong khu vực đến học tập và nghiên cứu. Tiếp tục mở rộng quan hệ với các tổ chức quốc tế, tìm kiếm các dự án phù hợp với nguồn lực của Nhà trường và nhu cầu của các đối tác nước ngoài. Đến năm 2025 có ít nhất 03 dự án có yếu tố quốc tế hỗ trợ hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học. Tiếp tục củng cố và phát triển các đối tác vốn có trên cơ sở đã ký thỏa thuận hợp tác, tìm kiếm và khai thác các đối tác tiềm năng là các trường Đại học, các cơ sở giáo dục nước ngoài, xây dựng hệ thống các đối tác chiến lược trên cơ sở hợp tác đôi bên cùng có lợi nhằm tận dụng mọi nguồn lực từ bên ngoài để phục vụ công tác xây dựng và phát triển Trường Đại học Khánh Hòa. - Giai đoạn 2026-2030: Phấn đấu đến năm 2028 xây dựng được ít nhất 01 chương trình tiên tiến ở bậc đại học và trở thành một cơ sở đào tạo, nghiên cứu có uy tín trong khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. - Giai đoạn 2031-2035: Phấn đấu đến năm 2035 xây dựng được ít nhất 02 chương trình tiên tiến ở bậc đại học và trở thành một cơ sở đào tạo, nghiên cứu có uy tín trong phạm vi cả nước và khu vực [1]. Để đạt được các mục tiêu chiến lược trong hoạt động hợp tác quốc tế, Trường Đại học Khánh Hòa đề ra các giải pháp tích cực nhằm tăng cường hơn nữa hoạt động này trong thời gian trước mắt và lâu dài, cụ thể trong Quy định về Quản lý hoạt động hợp tác đối ngoại tại Trường Đại học Khánh Hòa ban hành ngày 27 tháng 09 năm 2022 [3] đã đưa ra 4 nhóm giải pháp cơ bản như sau: Nhóm giải pháp 1: Đổi mới tổ chức, đa phương hóa, đa dạng hóa các loại hình hợp tác quốc tế, tăng cường chất lượng và hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế. Chủ động tham gia vào hệ thống mạng lưới các trường đại học trong nước và khu vực ASEAN, nhằm xây dựng và mở rộng mạng lưới hợp tác quốc tế riêng phù hợp với điều kiện thực tế của Nhà trường và khai thác có hiệu quả các nguồn lực quốc tế. - Nhóm giải pháp 2: Xây dựng và triển khai có hiệu quả các chương trình trao đổi SV quốc tế và tuyển sinh SV quốc tế học tập các chương trình do Trường đào tạo và cấp bằng, trong đó chú trọng đến các chương trình đào tạo tiếng Việt, Văn hóa - Lịch sử - Địa lý Việt Nam của các Khoa Sư phạm, Khoa KHXH&NV; chương trình Du lịch của Khoa Du lịch; chương trình các ngành Nghệ thuật của Khoa Nghệ thuật. - Nhóm giải pháp 3: Tiếp tục xây dựng và phát huy có hiệu quả các chương trình trao đổi GV, cử GV của nhà trường đi học tập, tham quan tại nước ngoài, tiếp nhận chuyên gia, GV đến làm việc, SV quốc tế đến học tập, thực tập tại trường. - Nhóm giải pháp 4: Xây dựng cơ chế, phát huy vai trò và tính tự chủ của cá nhân ở các khoa/bộ môn trong việc tìm kiếm đối tác; Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ GV, SV, tự tin tham gia các dự án/ hội nghị/hội thảo quốc tế, các chương trình trao đổi GV, SV với các đối tác nước ngoài. - Nhóm giải pháp 5: Đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh của Nhà trường với bạn bè quốc tế, nâng cấp, phát triển website cả về hình thức lẫn nội dung với hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh; xây dựng các video, clip tờ rơi... bằng nhiều ngôn ngữ phù hợp với đối tác chiến lược mà nhà trường hướng đến. Bên cạnh việc xây dựng và phát triển các kế hoạch hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, Nhà trường cũng cần phải chú trọng đến các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ… nhằm tạo điều kiện thuận lợi để 532
  7. đội ngũ cán bộ GV của Nhà trường có nhiều cơ hội giao lưu, trao đổi, nâng cao các kiến thức về chuyên ngành. Ngoài ra, nhằm phát huy các thế mạnh và khắc phục các điểm yếu trong công tác hợp tác quốc tế, Nhà trường cần chú trọng vào các vấn đề cụ thể như sau: - Đổi mới công tác quản lí theo hướng có sản phẩm đầu ra cụ thể. Thiết lập các mối quan hệ đào tạo và nghiên cứu khoa học liên kết với các đối tác nước ngoài, các chương trình trao đổi SV, HS và các học giả. Chú trọng tập trung vào các chương trình liên kết đào tạo hiện có với các cơ sở giáo dục trên thế giới mà nhà trường đã kí kết. - Tăng cường các đầu mối quan hệ hợp tác quốc tế mới để có được thêm nhiều nguồn tài trợ học bổng, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu sách vở và chất xám phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, tăng các chương trình giao lưu, trao đổi GV và học sinh SV. Khai thác mọi nguồn lực đảm bảo có được giáo viên nước ngoài giảng dạy tại trường hàng năm. Chú trọng việc mời các GV có trình độ, chuyên gia đầu ngành và quản lý các doanh nghiệp có kinh nghiệm tham gia giảng dạy, tổ chức tạo đàm trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ kiến thức và cập nhật thông tin, kiến thức cho đội ngũ cán bộ, GV và SV của trường. - Khai thác, huy động các nguồn tài trợ và sự giúp đỡ của các doanh nghiệp phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Phát huy hiệu quả của các chương trình hợp tác về nghiên cứu khoa học, trao đổi với các trường đại học của các nước như Hàn Quốc, Canada, Nhật Bản… - Tiếp tục triển khai một số chương trình trao đổi cán bộ ngắn hạn với Pháp, Hàn Quốc. Triển khai chương trình trao đổi học sinh và SV trên tinh thần tự nguyện đóng góp của SV với tất các nước có quan hệ hợp tác với Trường. - Xây dựng các chương trình đào tạo tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế, nhằm thu hút SV quốc tế và các đối tác nước ngoài đến học tập, hợp tác, giao lưu tại Trường. 3. KẾT LUẬN Đối với mỗi cơ sở giáo dục đứng trước nhu cầu đáp ứng nguồn nhân lực của thực tiễn cũng như tăng cường hợp tác quốc tế để khẳng định thương hiệu cơ sở giáo dục luôn có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Nhất là trong thời kỳ kinh tế thị trường cho phép và đề cao việc các trường đại học cạnh tranh để tự khẳng định thương hiệu của mình, Đại học Khánh Hòa cũng không phải ngoại lệ. Từ việc nhìn nhận, phân tích, đánh giá khách quan các điều kiện hiện trạng, từ đó đưa ra các giải pháp hữu hiệu để phát triển công tác hợp tác quốc tế là điều hết sức cần thiết. Chúng tôi muốn đề xuất một số giải pháp thiết thực nhất cho Đại học Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay để nhà trường có thể khắc phục được những hạn chế, vươn lên khẳng định thương hiệu của mình trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương và khu vực. Trong đó, bên cạnh việc không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, hợp tác quốc tế là vấn đề vô cùng quan trọng, giúp khẳng định được vị thế và thương hiệu của nhà trường. Hoạt động hợp tác quốc tế của Trường Đại học Khánh Hòa từ năm 2015 đến nay đã đánh dấu một bước chuyển đổi về cơ chế và phương thức hợp tác quốc tế. Căn cứ vào đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, thực hiện phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, lãnh đạo Trường Đại học Khánh Hòa đã luôn luôn cố gắng, nỗ lực nhằm mở rộng hợp tác, giao lưu văn hóa với các trường đại học và cơ sở 533
  8. đào tạo của các nước: Pháp, Canada, Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc, Nhật, Mỹ. Những thành tựu đạt được trong những năm qua là tiền đề để Trường Đại học Khánh Hòa tiếp tục phát triển công tác hợp tác quốc tế giai đoạn mới, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế về giáo dục góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và vị thế của Nhà trường ở trong nước và trong khu vực. ________________ Tài liệu tham khảo [1] Chiến lược phát triển Trường Đại học Khánh Hòa giai đoạn 2022-2025 và tầm nhìn đến năm 2035 (2022). Nguồn:https://ukh.edu.vn/vi-vn/chi-tiet-tin/id/3742/Nghi-quyet-ve-chien -luoc-phat-trien-Truong-Dai-hoc-Khanh-Hoa-den-nam-2025-va-tam-nhin-2035. Ngày truy cập: 30/03/2023. [2] Quốc hội (2012), Luật Giáo dục đại học, Luật số 08/2012/QH13, ngày 18/6/2012. [3] Quy định về Quản lý hoạt động hợp tác đối ngoại tại Trường Đại học Khánh Hòa (2022). Nguồn:https://ukh.edu.vn/vi-vn/tong-quan/phong/phong-khoa-hoc-cong-nghe-va-hop-tac- doi-ngoai/chi-tiet-phong-quan-ly-khoa-hoc/id/3919/QUY-DINH,-QUY-CHE,-BIEU- MAU. Ngày truy cập: 31/03/2023. [4] Quốc hội (2018), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, Luật số 34/2018/QH14, ngày 19/11/2018. [5] Bùi Thanh Thủy (2022), Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay. Nguồn: http://www.giaoduclyluanhcma.vn, ngày 10/05/2022. 534
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2