intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hùng Vương trong tâm thức người Việt

Chia sẻ: ViChaelice ViChaelice | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

33
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Truyền thuyết về thời đại Hùng Vương, thời đại mở đầu cho lịch sử dựng nước của dân tộc Việt Nam, gắn liền với sự hình thành và phát triển của Nhà nước Văn Lang trên cơ sở nền Văn hóa Đông Sơn luôn có một vị trí hết sức đặc biệt trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hùng Vương trong tâm thức người Việt

  1. 35 CHUYÊN MỤC SỬ HỌC - KHẢO CỔ HỌC - DÂN TỘC HỌC HÙNG VƯƠNG TRONG TÂM THỨC NGƯỜI VIỆT TRẦN ĐỨC CƯỜNG* Truyền thuyết về thời đại Hùng Vương, thời đại mở đầu cho lịch sử dựng nước của dân tộc Việt Nam, gắn liền với sự hình thành và phát triển của Nhà nước Văn Lang trên cơ sở nền Văn hóa Đông Sơn luôn có một vị trí hết sức đặc biệt trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam. Vì vậy, việc làm sáng tỏ các vấn đề tồn nghi theo c c c ch tiếp cận h c nhau như văn hóa d n gian, sử h c ha h o c h c về thời đại Hùng Vương hông chỉ góp phần làm sâu sắc hơn những giá trị lịch sử, văn hóa Việt Nam mà còn hơi dậy niềm tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ hôm nay. Từ khóa: thời đại Hùng Vƣơng, Nhà nƣớc Văn Lang, Văn hóa Đông Sơn, tâm thức ngƣời Việt Nhận bài ngày: 1/2/2020; đưa vào biên tập: 2/2/2020; ph n biện: 15/2/2020; duyệt đăng 15/3/2020 Tụ cƣ trên một vùng đất không hoàn dân tộc Việt Nam trong quá trình phát toàn thuận lợi về điều kiện tự nhiên, triển, đã sớm có ý thức cộng đồng, chủ yếu chịu ảnh hƣởng của khí hậu tiếp đó là ý thức quốc gia dân tộc. Họ nhiệt đới, gió mùa, nắng gắt, mƣa luôn liên kết với nhau và cùng với các nhiều, lũ lụt luôn đe dọa; đồng thời tộc ngƣời khác, tạo thành một sức phải đối chọi với các thế lực xâm lƣợc mạnh to lớn để chống thiên tai và giặc luôn nhòm ngó, xâm chiếm do nằm ở ngoại xâm. Ngƣời Việt sớm có triết lý: trung tâm Đông Nam Á lục địa, lại có Uống nước nhớ nguồn, luôn chú ý đến một bờ biển dài nhìn ra Biển Đông, án nguồn gốc của dân tộc mình, mình từ ngữ cả đƣờng bộ và đƣờng biển từ đâu đến? có những đặc điểm gì? để Đông Bắc xuống Đông Nam Á hải đảo, tự hào và lấy đó làm nguồn động viên ngƣời Việt – tộc ngƣời chủ thể của các thế hệ nối tiếp trong công cuộc dựng nƣớc và giữ nƣớc. Điều đó, giải thích lý do vì sao, các câu chuyện về * Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. nguồn gốc dân tộc, về sự hình thành
  2. 36 TRẦN ĐỨC CƢỜNG – HÙNG VƢƠNG TRONG TÂM THỨC… dân tộc luôn đƣợc chú ý, xây dựng, Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, dù chƣa có đủ cơ sở khoa học. Các Cửu Chân, Bình Văn, Tân Hƣng, Cửu câu chuyện về triều Hồng Bàng, về Đức” (Phan Huy Chú, tập 1, 1992: 24). Lạc Long Quân và Âu Cơ, đƣợc lƣu Trong việc tìm hiểu về thời kỳ dựng truyền từ đời này sang đời khác là kết nƣớc ở nƣớc ta, các nhà nghiên cứu quả của mối quan tâm này trong tâm có nhiều cách tiếp cận khác nhau, thức ngƣời Việt. Theo truyền thuyết, trong đó nổi lên cách tiếp cận văn hóa triều đại đầu tiên trên đất nƣớc Việt dân gian, tiếp cận sử học và tiếp cận Nam – triều Hồng Bàng, gắn với vị khảo cổ học. Đặc biệt, cách tiếp cận hoàng đế truyền thuyết của Trung văn hóa học và văn hóa dân gian Quốc là Thần Nông (Lê Thành Khôi, thƣờng thể hiện rõ nhất tâm thức của 2014: 70). ngƣời Việt. Có một tỷ lệ về chuyện cổ Theo truyền thuyết, cháu năm đời của tích liên quan đến lịch sử thời kỳ Hùng vua Thần Nông là Lạc Long Quân lấy Vƣơng đáng chú ý. Khi nghiên cứu bà Âu Cơ sinh ra cái bọc gồm một văn bản học, trong sách Lĩnh Nam trăm quả trứng, từ đó nở ra một trăm chích quái, một quyển sách chép ngƣời con trai. Một hôm, Lạc Long chuyện cổ tích biên soạn từ thế kỷ XV, Quân nói với Âu Cơ: “Ta là giống rồng, có 23 chuyện thì 11 chuyện liên quan nàng là giống tiên. Thủy hỏa tƣơng đến việc và nhân vật thời kỳ Hùng khắc, khó mà ở với nhau trƣờng cửu. Vƣơng. Điều đó phản ánh một thực tế Bây giờ phải ly biệt. Năm mƣơi ngƣời là trong quá trình dựng nƣớc và giữ con trai theo mẹ về núi, năm mƣơi nƣớc, ngƣời Việt luôn phải chống chọi ngƣời con trai theo cha định cƣ ở bờ với mọi khó khăn, thử thách gây nên Biển Đông” (Vũ Quỳnh - Kiều Phú, từ thiên tai và địch họa nên luôn có ý 1969: 21). thức sâu sắc đến những vấn đề có Cũng theo truyền thuyết, chủ yếu đƣợc liên quan đến vận mệnh dân tộc. Các truyền tụng trong ký ức dân gian, con nhân vật truyền thuyết về thời kỳ này trai cả của Âu Cơ cai trị nƣớc Văn nhƣ Tản Viên Sơn Thánh và các bộ Lang với danh hiệu Hùng Vƣơng. tƣớng của ông hoặc trực tiếp là bộ Hùng Vƣơng truyền từ đời này sang tƣớng của Hùng Vƣơng có công giúp đời khác theo chế độ cha truyền con nƣớc, an dân sau khi chết đã biến nối. Hùng Vƣơng vừa là ngƣời chỉ huy thành thần đƣợc thờ cúng ở nhiều nơi, quân sự, đồng thời là ngƣời chủ trì các trƣớc hết ở vùng trung du và đồng nghi lễ tôn giáo. Giúp việc Hùng Vƣơng bằng Bắc Bộ, vùng núi và vùng biển có các lạc hầu, lạc tƣớng. Lạc tƣớng Bắc Trung Bộ. Đó là Thần núi nhƣ trực tiếp cai quản công việc của các bộ. Cao Sơn và Quý Minh; Thần sông Nƣớc Văn Lang có 15 bộ, là các bộ: nƣớc nhƣ Giang Công, Mang Công, “Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Khê Công; Thần cá, Thần biển nhƣ Lộc, Việt Thƣờng, Ninh Hải, Dƣơng Hồng Lân, Cự Lân, Cao Mang, Linh
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 3 (259) 2020 37 Uyên. Các con trai của Hùng Vƣơng ở Việt Nam nhƣ Đại Việt sử ký của Lê giúp Tản Viên Sơn Thánh đi đánh giặc Văn Hƣu viết năm 1272, An Nam chí nhƣ Lang Bút, Lang Mao, Lang Lôi; lược của Lê Trắc biên soạn vào thế kỷ các vị nữ thần hoặc là vợ Tản Viên XIV đều không viết gì về thời kỳ Hùng Sơn Thánh hoặc là mẹ và vợ các bộ Vƣơng. Tài liệu thƣ tịch đầu tiên đề tƣớng của ông nhƣ Ngọc Hoa Công cập đến thời kỳ Hùng Vƣơng là Việt chúa, Nguyệt Cƣ Công chúa, Lứa điện u linh của Lý Tế Xuyên, viết Lời Nƣơng, Ả Nƣơng, Mỵ Nƣơng… tựa năm 1329. Trong cuốn sách này, Lý Tế Xuyên đã dựa vào sách của Truyền thuyết về Thánh Gióng đánh một số tác giả Trung Quốc từng sống giặc Ân cũng đƣợc đặt trong bối cảnh ở Việt Nam viết nên, nhƣ Giao Chỉ ký, lịch sử của thời kỳ này. Thánh Gióng Báo Cực truyện, Giao Châu ký. Trong hay Phù Đổng Thiên Vƣơng, cậu bé Việt điện u linh, Lý Tế Xuyên chép câu mới ba tuổi gặp lúc đất nƣớc có giặc, chuyện cầu hôn của Sơn Tinh và sau khi ăn bảy nong cơm, ăn ba nong Thủy Tinh thời Hùng Vƣơng trong T n cà vƣơn vai thành dũng sĩ, cƣỡi con Viên hựu thánh khuông quốc hiển ứng ngựa sắt, mặc bộ giáp sát, dùng cây vương. Còn sách Lĩnh Nam chích qu i gậy sắt đánh tan giặc Ân, tƣợng trƣng của Trần Thế Pháp viết vào khoảng cho tinh thần chống giặc ngoại xâm và đầu thế kỷ XIV, Vũ Quỳnh và Kiều sức mạnh của ngƣời Việt. Hay Tản Phú biên soạn lại khoảng năm 1492 - Viên Sơn Thánh, vị Thần núi Tản Viên 1493 có ghi chép về truyện Hồng tƣợng trƣng cho ƣớc vọng chinh phục Bàng thời đại Hùng Vƣơng (nhƣ đã tự nhiên, chiến thắng thiên tai cùng dẫn). với Chử Đồng Tử, còn đƣợc gọi là Chử Đạo Tổ, tƣợng trƣng cho lòng Về sách lịch sử, vào thời Trần, có Việt hiếu nghĩa, tình yêu, hôn nhân, sự sử lược (hiện chƣa biết tên tác giả) giàu có, sung túc; là các vị nam thần viết nhƣ sau về các vua Hùng: “Đến đƣợc thờ cúng ở nhiều nơi từ thời đời Trang Vƣơng nhà Chu (696 - 682 Hùng Vƣơng dựng nƣớc, cùng với trƣớc Công nguyên), ở bộ Gia Ninh có Liễu Hạnh Công chúa, hay Mẫu ngƣời lạ, dùng ảo thuật áp phục đƣợc Thƣợng Thiên (Mẫu Liễu Hạnh), các bộ lạc, tự xƣng là Hùng Vƣơng, tƣợng trƣng cho cuộc sống tinh thần đóng đô ở Văn Lang, hiệu là nƣớc phong phú, giàu đức hạnh, trí tuệ, sự Văn Lang, phong tục thuần hậu, chất thịnh vƣợng, văn thơ là vị nữ thần phác, chính sự dùng lối kết nút. đƣợc đƣa vào hệ thống thần thánh từ Truyền đƣợc 18 đời, đều gọi là Hùng thời Hậu Lê, trở thành “Tứ bất tử” Vƣơng” (dẫn theo Trần Quốc Vƣợng, trong tín ngƣỡng dân gian của ngƣời 2005: 18). Việt cho đến tận ngày nay. Đến năm 1479, Ngô Sĩ Liên với công Trên phƣơng diện văn bản học, trình Đại Việt sử ý toàn thư, thời kỳ những công trình lịch sử xa xƣa nhất Hùng Vƣơng đƣợc chính thức đƣa
  4. 38 TRẦN ĐỨC CƢỜNG – HÙNG VƢƠNG TRONG TÂM THỨC… vào sử sách, đƣợc coi là thời kỳ mở Dù đã đƣa vào lịch sử, nhƣng về thời đầu của lịch sử dân tộc. Trong công kỳ của Nhà nƣớc Văn Lang, thời kỳ trình mang tính chất “quốc sử” này, các vua Hùng vẫn còn tồn nghi nhiều Ngô Sĩ Liên thêm vào kỷ họ Hồng câu hỏi, nhiều vấn đề mà các tập Bàng và kỷ nhà Thục ở phần Ngoại kỷ. truyện truyền kỳ dân gian nhƣ Việt Với lòng tự tôn dân tộc và ý thức độc điện u linh, Lĩnh Nam chích qu i chƣa lập, tự chủ, Lời tựa của Đại Việt sử ký thể giải đáp, kể cả các công trình sử toàn thư viết: “Nƣớc Đại Việt ta ở phía học nhƣ Việt sử lược, Đại Việt sử ký Nam Ngũ Lĩnh, thế là trời đã chia vạch toàn thư, Kh m định Việt sử thông Bắc - Nam; thủy tổ ta ra tự con cháu gi m cương mục. Chính Ngô Sĩ Liên, Thần Nông thị, thế là trời đã sinh ra ngƣời khởi đầu và viết chính cuốn Đại chân chúa. Vì thế mới cùng với Bắc Việt sử ý toàn thư, từng nêu: “Đời triều đều làm chủ một phƣơng” (Ngô Hùng Vƣơng, đặt chƣ hầu làm phên Sĩ Liên và các sử thần triều Lê, tập 1, giậu, chia nƣớc làm 15 bộ, ở 15 bộ ấy 1972: 17). đều có trƣởng và tá, Các con thứ cứ Việc làm của Ngô Sĩ Liên và các sử theo thứ tự chia nhau để trị. Cái thuyết thần triều Lê đƣợc các tác giả của nói 50 con theo mẹ về núi, biết đâu nhiều công trình ra đời sau đó tán không phải là thế? Vì là mẹ làm quân thành và đƣa vào công trình của mình, trƣởng, các con đều làm chủ một ví nhƣ: Vũ Quỳnh trong Đại Việt thông phƣơng. Cứ xem nhƣ tù trƣởng Man giám, biên soạn năm 1511; Lê Tung ngày nay, xƣng là nam phụ đạo, nữ trong Việt giám thông kh o t ng luận, phụ đạo. Còn nhƣ việc Sơn Tinh, biên soạn năm 1514; Lê Quý Đôn Thủy Tinh thì rất là quái đản, tin sách trong V n đài loại ngữ; Ngô Thì Sĩ chẳng bằng không có sách hãy tạm trong Việt sử tiêu án; Phan Huy Chú thuật lại chuyện cũ để truyền lại sự trong Lịch triều hiến chương loại chí; nghi ngờ thôi” (Ngô Sĩ Liên và các sử Đặng Xuân Bảng trong Sử h c bị thần triều Lê, tập 1, 1972: 63). kh o… “Sự nghi ngờ” ấy tồn tại mãi đến vài Đến thời Nguyễn, vào nửa sau thế kỷ trăm năm sau. Vào nửa đầu thế kỷ XX, XIX, cơ quan nghiên cứu của triều nhà sử học Trần Trọng Kim, trong Việt đình là Quốc sử quán đã tổ chức biên Nam sử lược viết về đời thƣợng cổ soạn một bộ sử lớn, mang tính chất còn cho rằng: “Chẳng qua nhà làm sử “quốc sử” là Kh m định Việt sử thông cũng nhặt nhạnh những chuyện gi m cương mục 52 quyển gồm phần hoang đƣờng tục truyền lại, làm nên Tiền biên (5 quyển) và Chính biên (47 những truyện ấy toàn là truyện có quyển). Trong phần Tiền biên, các tác thần tiên, quỷ quái, trái với lẽ tự nhiên giả Quốc sử quán triều Nguyễn đã cả” (Trần Trọng Kim, 1999: 27). biên chép kỹ hơn các tác phẩm trƣớc Nhƣ vậy, có thể nói, nếu chỉ dựa vào đó về thời kỳ Hùng Vƣơng. các truyền thuyết dân gian và một số
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 3 (259) 2020 39 sách sử đƣợc biên soạn khoảng đầu vào năm 1934 sau khi đã phát hiện thế kỷ XX, việc tìm hiểu kỹ về lịch sử hàng trăm di tích và hàng vạn di vật các nhà nƣớc đầu tiên trên đất nƣớc thuộc loại hình Đông Sơn. Loại hình ta, trong đó có Nhà nƣớc Văn Lang và các di tích này rất đa dạng, bao gồm thời kỳ các vua Hùng gặp nhiều khó những khu cƣ trú, khu mộ táng, trong khăn. Khó khăn ấy chỉ có thể vƣợt đó có một huyệt đất, mộ vò hay mộ có qua khi các nhà nghiên cứu khoa học quan tài thân cây khoét rỗng (mộ xã hội, trƣớc hết là các nhà khảo cổ thuyền). học, sử học, văn hóa học, dân tộc học Hiện vật thuộc Văn hóa Đông Sơn đặc có cách tiếp cận và phƣơng pháp trƣng qua những bộ hiện vật đồng đa nghiên cứu mới hơn, hiện đại hơn, dạng và độc đáo, gồm rìu nhiều kiểu chủ yếu là phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ rìu lƣỡi xéo, giáo, dao găm có liên ngành, nghiên cứu đa bộ môn vào cán hình ngƣời hay động vật, các đồ việc tìm hiểu về Nhà nƣớc Văn Lang, đựng nhƣ thố, bình, thạp và các nhạc về thời kỳ Hùng Vƣơng và thời kỳ Nhà cụ nhƣ chuông, trống. Đặc biệt, trong nƣớc Âu Lạc tiếp đó. một số di chỉ thuộc Văn hóa Đông Trong các thập niên đầu thế kỷ XX, Sơn, các nhà nghiên cứu đã phát hiện quá trình tiếp nhận phƣơng pháp ra trống đồng loại sớm – trống Hêgơ nghiên cứu khảo cổ học, sử học, việc loại 1 với hoa văn rất đẹp, đã trở phát hiện nhiều di tích thuộc thời đại thành hiện vật tiêu biểu cho văn hóa đồ đồng và đồ sắt sớm, và đặc biệt là khảo cổ học nổi tiếng này. Nguyên việc phát hiện các di chỉ thuộc Văn liệu chủ yếu đƣợc cƣ dân Đông Sơn hóa Đông Sơn đã tạo ra bƣớc chuyển dùng để chế tạo các công cụ lao động biến quan trọng trong nghiên cứu về chủ yếu cũng nhƣ các đồ trang sức, lịch sử thời kỳ cổ đại ở Việt Nam, giúp vũ khí và đồ thờ là loại hợp kim đồng - cho các nhà khoa học và ngƣời dân thiếc - chì. Với nhiều hiện vật đồng tìm Việt Nam hiểu rõ hơn về những gì đã đƣợc cùng các di vật sắt và di tích lò diễn ra trong lịch sử đất nƣớc mình nấu sắt, các nhà nghiên cứu xếp Văn cách hàng ngàn năm, lúc đó vẫn còn hóa Đông Sơn thuộc thời đại đồ sắt bị bao phủ nhƣ lớp sƣơng mờ, hƣ hƣ sớm qua nhiều cuộc thảo luận khoa thực thực bởi các truyền thuyết. Văn học. Các nhà khảo cổ học cho rằng hóa Đông Sơn là một nền văn hóa cổ cƣ dân Đông Sơn là cƣ dân nông từng tồn tại ở một số tỉnh Bắc Bộ và nghiệp, chủ yếu trồng lúa. Họ đã chăn Bắc Trung Bộ Việt Nam. Nền văn hóa nuôi trâu, bò, lợn, gà, biết làm nhiều này với những di vật đầu tiên đƣợc nghề thủ công nhƣ làm mộc, sơn, làm tìm thấy ở làng Đông Sơn, tỉnh Thanh gốm, đặc biệt là luyện kim và chế tác Hóa ven sông Mã vào năm 1924 và đồ kim loại… chính thức đƣợc học giả R. Heine- Văn hóa Đông Sơn đƣợc phát hiện và Geldern đặt tên là Văn hóa Đông Sơn bắt đầu nghiên cứu trong vài thập niên
  6. 40 TRẦN ĐỨC CƢỜNG – HÙNG VƢƠNG TRONG TÂM THỨC… đầu của thế kỷ XX, chủ yếu là thập Nam có điều kiện để phát triển, những niên 20 và 30, trƣớc Thế chiến thứ hai. vấn đề cơ bản về lịch sử đất nƣớc Vào thời kỳ này, một số học giả mới đƣợc thực sự quan tâm. Những phƣơng Tây đã có nhiều đóng góp vấn đề về nguồn gốc ngƣời Việt, quá trong việc nghiên cứu Văn hóa Đông trình hình thành Nhà nƣớc ở Việt Nam, Sơn. Các học giả này gồm L. Paijot, các nền văn hóa đã từng tồn tại trên R. Heine-Geldern, V. Goloubew, E. đất nƣớc ta mới đƣợc chú ý nghiên Karlgren, O. Jansé, H. Maspéro, L. cứu, nhất là sau khi Ban Nghiên cứu Aurousseau… Họ đánh giá cao giá trị Văn - Sử - Địa đƣợc thành lập vào văn hóa, lịch sử của các hiện vật tìm tháng 12/1953. Điều này đáp ứng yêu đƣợc trong các di chỉ Văn hóa Đông cầu của giới nghiên cứu và các tầng Sơn. Họ thừa nhận đã từng có một lớp nhân dân đòi hỏi những hiểu biết vƣơng quốc cổ đại tồn tại ở miền Bắc đầy đủ hơn về lịch sử đất nƣớc qua Việt Nam trƣớc khi bị những kẻ xâm các chứng cớ khoa học có sức thuyết lƣợc phƣơng Bắc thôn tính. Nhƣng phục. nhiều ngƣời trong số họ không công Trong các vấn đề đƣợc giới nghiên nhận nƣớc Văn Lang và giải thích cứu quan tâm, có vấn đề về Văn hóa nguồn gốc của chủ nhân Văn hóa Đông Sơn và thời kỳ Hùng Vƣơng, Đông Sơn là cƣ dân từ lƣu vực sông thời kỳ An Dƣơng Vƣơng, mối quan Dƣơng Tử (Trung Quốc) di cƣ xuống hệ giữa Văn hóa Đông Sơn với thời (quan điểm của L. Aurousseau), hoặc kỳ Hùng Vƣơng… Văn hóa Đông Sơn là sự vay mƣợn Việc nghiên cứu thời kỳ Hùng Vƣơng, của nghệ thuật sông Hoài (Trung thời kỳ dựng nƣớc đầu tiên của dân Quốc)… tộc Việt Nam đã đƣợc Nhà nƣớc và Với quan niệm nguồn gốc Văn hóa giới nghiên cứu khoa học xã hội đặc Đông Sơn là do du nhập từ bên ngoài biệt quan tâm dù lúc ấy, đất nƣớc vào Việt Nam theo thuyết “trung tâm” đang phải trải qua những năm tháng và “ngoại vi”, nhà nghiên cứu O. chiến tranh khốc liệt của cuộc kháng Jansé còn đi xa hơn. ng cho rằng: chiến chống Mỹ cứu nƣớc. Một kế Văn hóa Đông Sơn chịu ảnh hƣởng hoạch nghiên cứu trong nhiều năm đã của văn hóa thời Chiến Quốc ở Trung đƣợc thực hiện có sự tham gia của Quốc. Mà văn hóa Chiến Quốc lại bắt nhiều cơ quan khoa học và nhiều nhà nguồn từ văn hóa Hallstatt ở Châu Âu nghiên cứu thuộc các ngành sử học, truyền qua vùng thảo nguyên Âu - Á khảo cổ học, dân tộc học, cổ sinh học, (Phan Huy Lê - Trần Quốc Vƣợng - cổ nhân học, văn hóa học… do Viện Hà Văn Tấn - Lƣơng Ninh - tập 1, Khảo cổ học là cơ quan chủ trì. Bốn 1983: 79). cuộc Hội nghị khoa học cấp Quốc gia Chỉ từ sau khi nƣớc nhà giành đƣợc về Hùng Vương dựng nước đã đƣợc Độc lập năm 1945, nền sử học Việt tổ chức vào các năm 1968, 1969,
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 3 (259) 2020 41 1970 và 1971 tại Thủ đô Hà Nội thu khác, nền văn hóa trống đồng đã qua hút đƣợc sự quan tâm của giới học đi, đã tàn lụi dần, nhƣng những sở thuật cả nƣớc. đắc văn hóa trống đồng thì vẫn còn lại. Với cách tiếp cận đa bộ môn và Những sở đắc, những thành tựu văn phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành, hóa đó vẫn đƣợc lƣu giữ nơi tâm thức cùng với quá trình khai quật nhiều di ngƣời Việt phƣơng Nam” (Trần Quốc chỉ khảo cổ học thuộc các nền văn Vƣợng, 2018: 252). hóa Đồng Đậu, Gò Mun, Phùng Nếu quan niệm Văn hóa Đông Sơn Nguyên và đặc biệt thuộc Văn hóa kéo dài đến gần hết thiên niên kỷ thứ Đông Sơn, các nhà nghiên cứu đã có nhất trƣớc Công nguyên thì cần ghi thể đƣa ra một số kết luận tổng quát: nhận rằng kỹ thuật quân sự của ngƣời Văn hóa Đông Sơn có nguồn gốc bản Việt trong thời kỳ này đã rất phát triển. địa, đã ra đời, phát triển và đạt tới Sự tồn tại của thành Cổ Loa với các đỉnh cao trên đất nƣớc Việt Nam, là mũi tên đồng và nỏ đã chứng tỏ sự sự tiếp nối của các nền văn hóa trƣớc xác đáng của nhận định này. Và cuối đó là văn hóa Phùng Nguyên, văn hóa cùng là về xã hội: sự tổ chức cộng Đồng Đậu, văn hóa Gò Mun, chủ yếu đồng hoàn chỉnh theo phƣơng thức xã tồn tại trên địa bàn Bắc Bộ và Bắc thôn tự trị mà đỉnh cao là sự thành lập Trung Bộ, gắn với lƣu vực sông Hồng, Nhà nước Văn Lang đã nói rõ điều ấy. sông Mã và sông Cả. Từ nhận xét này, các nhà nghiên cứu Bằng các cứ liệu lịch sử và qua nhiều đã xây dựng đƣợc mối quan hệ mật cuộc thảo luận, các nhà nghiên cứu thiết giữa Văn hóa Đông Sơn trong đã nói rõ hơn, cụ thể hơn về một số văn hóa khảo cổ học với thời kỳ Hùng đặc điểm của Văn hóa Đông Sơn. Đó Vƣơng đƣợc thể hiện nhƣ phần cốt lõi là một nền văn hóa lúa nƣớc khá phát trong các truyền thuyết lƣu truyền triển. Do đó, thực phẩm tƣơng đối dồi trong tâm thức dân gian của ngƣời dào và đã có dự trữ dẫn đến sự phân Việt, và trong những điều đã đƣợc thể tầng xã hội trong nội bộ ngƣời Việt cổ. hiện qua một số công trình sử học. Từ Thứ đến, phải thấy rõ là vào thời kỳ các kết quả nghiên cứu, có thể khẳng này, kỹ thuật đúc đồng đã rất phát định: Văn hóa Đông Sơn chính là cơ triển. Các hiện vật bằng đồng thu sở vật chất thời kỳ Nhà nƣớc Văn đƣợc qua nhiều cuộc khai quật đã nói Lang của các vua Hùng. Từ niên đại rõ điều ấy, trong đó nổi bật là các của Văn hóa Đông Sơn, có đối chiếu trống đồng. Trống đồng là niềm tự hào với các nội dung đƣợc hệ thống hóa về trình độ phát triển của ngƣời Việt. qua các công trình nghiên cứu lịch sử Giáo sƣ Trần Quốc Vƣợng đã phân và văn hóa, có thể khẳng định: Nhà tích sự bền vững trong tâm thức của nƣớc Văn Lang với sự hiện diện của ngƣời Việt về niềm tự hào ấy: “Nhƣ các vua Hùng trong lịch sử dân tộc biết bao hiện tƣợng lịch sử - văn hóa từng tồn tại trong khoảng thiên niên kỷ
  8. 42 TRẦN ĐỨC CƢỜNG – HÙNG VƢƠNG TRONG TÂM THỨC… thứ I trƣớc Công nguyên, và cụ thể Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra sắc lệnh hơn là vào khoảng thế kỷ thứ VII đƣa ngày Giỗ Tổ mùng 10 tháng Ba trƣớc Công nguyên… Điều này trùng âm lịch hàng năm là ngày lễ chính hợp với niên đại năm 692 - 682 trƣớc thức của dân tộc. Trong ngày này, Công nguyên của đoạn văn trong Việt viên chức Nhà nƣớc đƣợc nghỉ để sử lược đã đề cập ở trên. tham gia làm lễ cùng với nhân dân cả Dân tộc Việt Nam có truyền thống văn nƣớc. hóa từ lâu đời. Trong các giá trị văn Vào ngày Giỗ Tổ năm 1946, cụ Huỳnh hóa đƣợc ngƣời Việt truyền lại từ đời Thúc Kháng – Bộ trƣởng Bộ Nội vụ, này sang đời khác, có phong tục thờ thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ cúng tổ tiên. Thông qua việc thờ cúng Cộng hòa làm lễ dâng hƣơng tại Đền tổ tiên, ngƣời Việt muốn thể hiện lòng Hùng, Phú Thọ. Cụ đã dâng lên bàn biết ơn đối với những ngƣời đã có thờ các vua Hùng tấm bản đồ Việt công sinh thành, dƣỡng dục mình và Nam và thanh gƣơm là hai vật báu thể con cháu. Mỗi gia đình, dòng họ đều hiện ý chí của Chính phủ và nhân dân coi việc thờ cúng cha mẹ, ông bà, tổ kiên quyết bảo vệ Tổ quốc trƣớc họa tiên là việc hệ trọng… Điểm đặc biệt là xâm lăng của thực dân Pháp. trên phạm vi cả nƣớc, là tục thờ cúng Năm 1954, với chiến thắng của quân Hùng Vƣơng – đây là ngày Quốc giỗ và dân Việt Nam trong cuộc tiến công thờ cúng ngƣời đứng đầu Nhà nƣớc chiến lƣợc Đông Xuân 1953 - 1954 đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Ngay mà đỉnh cao là chiến dịch lịch sử Điện từ năm 1917, triều Nguyễn đã giao Biên Phủ, thực dân Pháp phải ký cho Bộ Lễ chính thức định ngày Quốc Hiệp định Genève lập lại hòa bình ở lễ – giỗ tổ Hùng Vƣơng vào ngày Việt Nam, Lào và Campuchia. Ngày mùng 10 tháng Ba âm lịch hàng năm. 18/9/1954, nói chuyện với đại biểu Quyết định này đƣợc ngƣời dân hoan cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308 tại Đền nghênh, thể hiện qua câu ca dao: Hùng, trên đƣờng Đại đoàn về tiếp “Dù ai đi ngược về xuôi quản Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Nhớ ngày giỗ T mùng 10 tháng Ba” Minh nói: “Các vua Hùng đã có công Trong ngày ấy, ngƣời dân có điều dựng nƣớc, Bác cháu ta phải cùng kiện thì về Đất Tổ - tỉnh Phú Thọ, nơi nhau giữ lấy nƣớc”. có đền thờ Vua Hùng thắp hƣơng, Cho đến nay, nhiều chỉ thị, nghị định, dâng lễ tỏ lòng tri ân các vua Hùng. nghị quyết, Đảng, Chính phủ đã đƣa Ngƣời không có điều kiện thì làm lễ ra quy định về việc xếp ngày 10 tháng bái vọng với sự thành tâm đối với vị Ba âm lịch hàng năm là ngày Quốc lễ Quốc tổ của mình. của cả dân tộc. Đền Hùng, nơi thờ Năm 1946, thể theo nguyện vọng của các vua Hùng trở thành di tích đặc ngƣời dân, ngay sau khi đất nƣớc biệt cấp Quốc gia. Thấy rõ vị trí của giành đƣợc Độc lập (tháng 9/1945), tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng
  9. TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 3 (259) 2020 43 trong tâm thức của ngƣời Việt, ngày bật mang tính toàn cầu. Quyết định 6/12/2012, UNESCO – Tổ chức văn này đã góp phần khích lệ ý thức hóa và giáo dục của Liên hiệp quốc đã chung trong việc thúc đẩy tinh thần đại chính thức ghi danh Tín ngưỡng thờ đoàn kết, tƣởng nhớ, tôn kính tổ tiên cúng Hùng Vương là di s n vật thể đại của dân tộc Việt Nam.  diện cho nhân loại vì những giá trị n i CHÚ THÍCH (1) Việc gắn Hồng Bàng với Thần Nông “chắc chắn là do các nhà viết sử muốn đặt các triều đại Việt Nam ngang hàng với các triều đại Trung Quốc” (Lê Thành Khôi, 2014: 70). TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 1. Lê Thành Khôi. 2014. Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX. Hà Nội: Nxb. Thế giới. 2. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê. 1972. Đại Việt sử ý toàn thư – tập 1. Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội. 3. Phan Huy Chú. 1992. Lịch triều hiến chương loại chí – tập 1. Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội. 4. Phan Huy Lê - Trần Quốc Vƣợng - Hà Văn Tấn - Lƣơng Ninh. 1983. Lịch sử Việt Nam – tập 1. Hà Nội: Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp. 5. Trần Quốc Vƣợng dịch và chú giải. 2005. Việt sử lược. Huế: Nxb. Thuận Hóa và Trung tâm Văn hóa Đông Tây. 6. Trần Quốc Vƣợng. 2018. “Mấy ý kiến về trống đồng và tâm thức Việt cổ”. In trong: Viện Khảo cổ học, Tuyển tập 50 năm h o c h c Việt Nam (1968 - 2018). Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội. 7. Trần Trọng Kim. 1999. Việt Nam sử lược. Hà Nội: Nxb. Văn hóa - Thông tin. 8. Vũ Quỳnh - Kiều Phú (Đinh Gia Khánh và Nguyễn Ngọc San dịch). 1969. Lĩnh Nam chích quái. Hà Nội: Nxb. Văn hóa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2