intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5 trang 113 SGK Hóa 8

Chia sẻ: Guigio | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

129
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt lý thuyết phản ứng oxi hóa – khử và hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5 trang 113 SGK Hóa 8. Tài liệu này được sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các em học sinh ôn tâp lại những kiến thức quan trọng của bài học để vận dụng vào giải bài tập. Thêm vào đó, các em sẽ nắm được các phương pháp giải bài tập hiệu quả thông qua những gợi ý đáp án trả lời 5 bài tập trong SGK Hóa 8.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5 trang 113 SGK Hóa 8

Nhằm giúp các em học sinh dễ dàng tiếp cận với nội dung của tài liệu, mời các em cùng tham khảo đoạn trích “Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5 trang 113 SGK Hóa lớp 8: Phản ứng oxi hóa – Khử” dưới đây. Ngoài ra, các em có thể xem lại bài tập "Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6 trang 109 SGK Hóa 8".

Hướng dẫn giải bài tập SGK Hóa 8 trang 113: Phản ứng oxi hóa – khử
Bài 1. (SGK Hóa 8 trang 113)
Hãy chép vào vở bài tập những câu đúng trong các câu sau đây:
a. Chất khử là chất nhường oxi cho chất khác;
b. Chất oxi hóa là chất nhường oxi cho chất khác;
c. Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác;
d. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có xảy ra sự oxi hóa;
e. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.
Giải bài 1:
Các câu phát biểu đúng là b, c, e.

Bài 2. (SGK Hóa 8 trang 113)
Hãy cho biết trong những phản ứng hóa học xảy ra quanh ta sau đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử? Lợi ích và tác dụng của mỗi phản ứng?
a. Đốt than trong lò: C + O2 → CO2
b. Dùng cacbon oxit khử sắt (III) oxit trong luyện kim:
Fe2O3 + 3CO → Fe + 3CO2
c. Nung vôi: CaCO3 → CaO + CO2
d. Sắt bị gỉ trong không khí: 4Fe + 3O2 → 2Fe2O3
Giải bài 2:
Phản ứng a, b và d là phần oxi hóa khử.
+ Câu a phản ứng đốt than trong lò tỏa nhiệt tạo ta nhiệt lượng cần thiết.
+ Câu b là phản ứng khử với oxit sắt, sau phản ứng ta thu được kim loại sắt trong công nghiệp luyện kim.
+ Câu c phản ứng nung đá vôi tạo ra vôi sống (CaO) đây là phản ứng phân hủy giúp ta có vôi sống để dùng trong công nghiệp hay xây dựng công trình dân dụng.
+ Câu d là phản ứng hóa hợp, sản phẩm tạo thành là sắt (III) oxit, đây là phản ứng có hại, làm gỉ sắt kim loại, các vật dụng khác.

Bài 3. (SGK Hóa 8 trang 113)
Hãy lập các phương trình hóa học theo các sơ đồ sau:
Fe2O3 + CO —tº→ CO2 + Fe
Fe3O4 + H2 —tº→ H2O + Fe
CO2 + Mg —tº→ MgO + C
Các phản ứng hóa học này có phải ứng oxi hóa – khử không? Vì sao? Nếu là phản ứng oxi hóa – khử, cho biết chất nào là chất khử, chất nào là chất oxi hóa? Vì sao?
Giải bài 3:
Fe2O3 + 3CO —tº→ 3CO2 + 2Fe
F3O4 + 4H2 —tº→ 4H2O + 3Fe
CO2 + 2Mg —tº→ 2MgO + C
Tất cả các phản ứng trên đều là các phản ứng oxi hóa khử. Vì ở đây xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.
+ Chất oxi hóa: Fe2O3, Fe3O4, CO2. Vì những chất này nhường oxi cho những chất khác.
+ Chất khử: CO, H2, Mg. Vì những chất này chiếm oxi của chất khác.

Bài 4. (SGK Hóa 8 trang 113)
Trong phòng thí nghiệm người ta đã dùng cacbon đioxit CO để khử 0,2 mol Fe3O4 và dùng khí hiđro để khử 0,2 mol Fe2O3 ở nhiệt độ cao.
a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra;
b. Tính số lít khí ở đktc CO và H2 cần dùng cho mỗi phản ứng.
c. Tính số gam sắt thu được ơ mỗi phản ứng hóa học.
Giải bài 4:
a. Phương trình phản ứng hóa hoạc:
Fe3O4 + 4CO —tº→ 4CO2 + 3Fe (1)
1mol 4mol 3mol
0,2 0,8 0,6
Fe2O3 + 3H2 —tº→ 3H2O + 2Fe (2)
1mol 3mol 2mol
0,2 0,6 0,4
b. Thể tích khí CO: V = 0,8×22,4 = 17,92 (lít)
thể tích khí hiđro cần dùng: V = 0,6×22,4 = 13,44 (lít)
c. Khối lượng sắt ở phương trình (1): m = 0,6×56 = 33,6 (g)
Số gam sắt ở phương trình (2): m = 0,4×56 = 22,4 (g)

Bài 5. (SGK Hóa 8 trang 113)
Trong phòng thí nghiệm người ta dùng hiđro để khử sắt (III) oxi và thu được 11,2 g sắt.
a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra;
b. Tính khối lượng sắt (III) oxit đã phản ứng;
c. Tính thể tích khí hiđro đã tiêu thụ (ở đktc).
Giải bài 5:
a. Phương trình phản ứng hóa học:
Fe2O3 + 3H2 —tº→ 3H2O + 2Fe
1mol 3mol 3mol 2mol
0,1 0,3 0,3 0,2
Số mol sắt thu được:
n = = 0,2 (mol)
b. Khối lượng oxit sắt tham gia phản ứng:
m = 0,1x(56.2+16.3) = 16 (g)
c. Thể tích khí hiđro đã tiêu thụ:

V = 22,4×0,3 = 6,72 (lít).

Các em vui lòng đăng nhập tài khoản trên trang tailieu.vn để tải "Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5 trang 113 SGK Hóa lớp 8: Phản ứng oxi hóa – Khử" về máy tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập tiếp theo "Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5 trang 117 SGK Hóa lớp 8".


ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2