intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN HỮU CƠ.

Chia sẻ: Nguyễn Thị Phương Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

385
lượt xem
121
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN HỮU CƠ. Trong điều kiện nhiệt đới ẩm của nước ta tốc độ khoáng hoá hữu cơ trong đất rất cao, nếu không có biện pháp bổ sung phân hữu cơ cho đất thì độ phì nhiêu của đất sẽ giảm sút rất nhanh. Đặt vấn đề Trong sản xuất nông nghiệp bón phân đầy đủ, cân đối và để có năng suất cây trồng cao, chất lượng sản phẩm tốt, không làm ô nhiễm môi trường, đồng thời đảm bảo vệ sinh san toàn thực phẩm (VSATTP) cho người sử...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN HỮU CƠ.

  1. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN HỮU CƠ. Trong điều kiện nhiệt đới ẩm của nước ta tốc độ khoáng hoá hữu cơ trong đất rất cao, nếu không có biện pháp bổ sung phân hữu cơ cho đất thì độ phì nhiêu của đất sẽ giảm sút rất nhanh. Đặt vấn đề Trong sản xuất nông nghiệp bón phân đầy đủ, cân đối và để có năng suất cây trồng cao, chất lượng sản phẩm tốt, không làm ô nhiễm môi trường, đồng thời đảm bảo vệ sinh san toàn thực phẩm (VSATTP) cho người sử dụng và sản xuất có lãi là mục tiêu của nên nông nghiệp sạch và bền vững. Tuy nhiên hiệu suất sử dụng phân bón ở Việt nam nói chung và Thanh Hoá nói riên còn thấp, đáng chú ý là phân NPK ở Việt Nam có quá nhiều chủng loại (trên 1.500 chủng loại). Trong khi đó chất lượng các loại phân bón N-P-K, hữu cơ sinh học, hữu cơ khoáng lại đang là vấn đề nổi cộm, gây nhức nhối cho người tiêu dùng và trong một chừng mức nào đó ảnh hưởng rất lớn đến môi trường nông nghiệp nói chung và hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất cây trồng nói riêng. Kết quả kiểm tra về tình hình sản xuất, kinh doanh phân bón của các doanh nghiệp ở 10
  2. tỉnh thành phố của Cục Trồng trọt trong tháng 7/2007 cho thấy: vẫn tồn tại trôi nôi trên thị trường những loại phân chưa đăng ký vào Danh mục phân bón, phân bón không đảm bảo chất lượng. Có những lô hàng, khi kiểm tra có tới trên 54% mẫu không đạt chất lượng đăng ký, trong đó số lô mẫu đạt dưới 50% hàm lượng dinh dưỡng đăng ký, chiếm tỷ trọng cao nhất là loại phân vi sinh (72%); năm 2008 tình hình phân bón kém chất lượng vẫn còn diễn biến rất phức tạp. Rõ ràng phân bón không đảm bảo chất lượng đăng ký, nhãn mác bao bì nhái, đóng gói không đúng khối lượng đang là những áp lực chính cho người nông dân, gây tác hại không nhỏ đến sản xuất và môi trường.Do đó việc xác định vai trò của phân hữu cơ và vô cơ trong hệ thống dinh dưỡng cây trồng có ý nghĩa chiến lược. Để hình thành 1 cm mùn cho đất cần thời gian hàng trăm năm, nếu không co biện pháp canh tác, bón phân và sử dụng phân bón một cách hợp lý thì chỉ qua một vụ mưa, lượng mùn bị rửa trôi bằng cả thời gian chục năm hình thành và tích tụ. Do không cân đối dinh dưỡng nên hiện tượng suy kiệt dinh dưỡng đất đã và đang xảy ra ngày càng trầm trọng. Mặt khác phải kể đến bất lợi của phân hoá học đến môi trường sinh thái và đó là nguy cơ gây nhiễm, ngộ độc nitrate (trong phân đạm), phú dưỡng nguồn nước và tích luỹ kim loại
  3. nặng (KLN) trong nông sản. Theo Viện Thổ nhưỡng Nông hóa: Phân khoáng có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây trồng, tuy nhiên tác dụng này chỉ phát huy trên cơ sở có nền phân hữu cơ nhất định. Theo Phạm Tiến Hoàng, Đỗ ánh, Vũ thị kim Thoa, bón 1 tấn phân chuồng có chể cung cấp cho đất 150-200 kg chất hữu cơ (CHC); bình quân phân chuồng chứa 0,3% N, nên bón 8 tấn/ha ta đã bổ sung cho đất 24,2 kg N chưa kể lân, ka li và các nguyên tố vi lượng hữu ích khác. Vai trò của phân hữu cơ đối với độ phì nhiêu cua đất Trong điều kiện nhiệt đới ẩm của nước ta tốc độ khoáng hoá hữu cơ trong đất rất cao, nếu không có biện pháp bổ sung phân hữu cơ cho đất thì độ phì nhiêu của đất sẽ giảm sút rất nhanh. Theo Nguyễn Vy (1998) các CHC bón vào đất Việt Nam phân giải nhanh, bình quân 9 tháng đến 1 năm gần như đã phân giãi hết. Theo Nguyễn Văn Sức (1995), khi đưa vật chất hữu cơ vào đất thì hoạt động sinh khối đều tăng so với đối chứng, điều đó chứng tỏ CHC rất cần thiết cho hoạt động vi sinh vật(VSV), đó là nguyên nhân chủ yếu để VSV góp phần làm tăng độ phì nhiêu của đất thông qua việc khoáng hoá và mùn hoá CHC trong đất. Cách sử dụng phân hữu cơ
  4. - Phân ngâm: thường ngâm rất nhiều loại nguyên liệu khác nhau(chế phẩm lò mổ, bèo, rơm, rác,...) có bổ sung phân chuồng, nước giãi để cho lên men hoai mục rồi tưới hoặc để ráo nước rồi bón. Hàm lượng chất dinh dưỡng loại phân này tuỳ nguyên liệu và phương pháp ngâm, ủ mà thay đổi rất lớn: CHC 1,87-7,3%, đạm tổng số 0,1- 0,32 %, đạm dễ tiêu 50-248mg/kg, lân dễ tiêu 17-278 mg/kg, kali dễ tiêu 68-865 mg/kg. Nguyên tắc chế biến phân ngâm là: thường xuyên ngâm nguyên liệu ngập nước, tạo điều kiện lên men yếm khí, giữ nhiệt độ trong hố ngâm không biến động lớn giữa ngày và đêm để chóng phân giải, phối hợp nhiều loại nguyên liệu, chú ý cho thêm các loại phân men như phân gia súc, nước giải để tăng lượng VSV, thường xuyên khuấy đảo để cho nguyên liệu trên dưới trộn đều phân giãi đều. Mùa lạnh cứ 15-20 ngày khuấy đảo 1 lần, mùa nón 5-6 ngày mỗi lần có bổ sung thêm phân men, sau 2-3 tháng có thể sử dụng được. Hố ngâm xây bằng xi măng hoặc đất nện chặt để khỏi thấm, sâu 80-100 cm, bờ cao 20-30 cm. Thể tích tuỳ khả năng nguyên liệu. Khi phân hoai có thể múc tưới thúc, hoặc tháo nước để cho se mặt, vớt phân đem bón. Một số nơi làm phân ngâm bằng chế phẩm lò mổ, ngâm vào chum, vại, chú ý đậy nắp kín để
  5. khỏi sinh dòi bọ và chỉ dùng bón khi đã thất hoai ngầu, hết mùi thối, có thể rắc thêm vôi bột, tro thảo mộc để khử trùng. - Phân rác làm từ thân ngô, rơm rạ, vỏ lạc, trấu, bã mía... chặt thành đoạn ngắn 20-30cm, có thể ngâm với nước vôi loãng 2-3 ngày trước khi ủ, cứ 30cm rắc 1 lớp vôi. Trát bùn, ủ khoảng 20 ngày; tiến hành đảo lại rắc hỗn hợp men phân giãi mùn FITOHOCMON hoặc phân lên men (phân bắc, phân chuồng, phân hóa học như đạm, lân) với tỷ lệ 20%. Xếp đủ cao lại trát bùn, để hở lỗ để tưới thường xuyên nước giãi pha loãng. Ủ 45-60 ngày có thể dùng bón lót. Để lâu hơn nữa cho phân hoai dùng để bón thúc. - Phân xanh dùng lá cây, bèo dâu, cốt khí điền thanh, muồng muồng, ủ với đất bột, phân lân, phân chuồng, bổ sung hỗn hợp men phân giãi mùn FITOHOCMON, trát kín ủ khoảng 1 tháng. - Phân chuồng Phân chuồng giữ cho phân hoá học khỏi bị rửa trôi và kích thích việc hút khoáng của cây làm tăng hiệu lực của phân hoá học; Phân hoá học tác động thúc đẩy sự phân giải của phân chuồng. + Cách ủ phân chuồng: Xếp thành lớp nén chặt đến khi đống phân cao 1,5-2m, trát kín bùn, ở giữa chọc 1 lỗ hình phễu để tưới nước, bỗ sung hỗn hợp men phân giải mùn FITOHOOCMON và ủ từ 3-6
  6. tháng. Thông thuờng nên ủ phân chuồng với đất bột,với lân (bất cứ loại phân lân nào, tỷ lệ 2%), có thể thêm vôi bột (3-5%) cho phân mau hoai, bớt chua, các VSV hoạt động thuận tiện hơn. + Cách dùng phân chuồng · Dùng phân chuồng nửa hoai, bón sớm vào đất vừa có lợi về dinh dưỡng, vừa có lợi về cải tạo đất. Chỉ dùng phân chuồng hoai hoàn toàn khi cần thiết bón cho luống gieo cấy có hạt nhỏ: ruộng mạ, vườn ươm cây con, rau ngắn ngày. · Hệ số sử dụng đạm trong phân chuồng phụ thuộc chế độ dinh dưỡng, phụ thuộc vào tỷ lệ: N-NH4 trong phân (20-30% N của phân). · Hệ số s/d lân trong năm đầu là 30-40%; · Ngay năm đầu đối với kali, hệ số sử dụng khá cao, đạt đến 70-80% kali tổng số của phân. · Có thể xem bón phân chuồng trước hết là đảm bảo dinh dưỡng kali cho cây, ngay năm đầu hiệu lực kali trong phân chuồng không kém kali trong phân hoá học. + Cách sử dụng phân chuồng · Phân chuồng bón xong phải được vùi ngay. Để phân chuồng lộ ra trên mặt đất chỉ cần 1 ngày cũng đã mất khá nhiều đạm amôn và hiệu lực phân bón kém đi. Nhiệt độ càng cao, trời có gió mạnh đạm a môn (N-NH4) càng dễ bị mất nhiều dưới dạng amoniac
  7. (NH3). · Ở đất nặng phân chuồng phân giải chậm cần cày vùi nông hơn ở đất nhẹ (Đất nhẹ vùi nông, phân giải nhanh dễ mất chất dinh dưỡng); · Phân chuồng có hàm lượng dinh dưỡng thấp, trong thâm canh không thể chỉ dựa vào phân chuồng. Phải căn cứ vào kế hoạch năng suất mà bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cây bằng phân hoá học để có năng suất cao. · Phân chuồng phản ánh trung thành tính chất hoá học của đất nên phải có kế hoạch bổ sung cho đủ dinh dưỡng cho cây, ngay cả các nguyên tố vi lượng được cân đối và bền vững. Hướng giải quyết nguồn hữu cơ cho đất ở nước ta hiện nay - Nguồn hữu cơ cho đất chủ yếu vẫn là phân chuồng, với lượng bình quân chỉ 7-8 tấn/ha/ vụ. Con đường tăng lượng phân chuồng duy nhất chỉ có chăn nuôi, tăng chất lượng của phân chuồng bằng các biện pháp ủ phân, đảm bảo phân tốt hơn để hạn chế sự mất dinh dưỡng. - Nguồn phân hữu cơ thứ 2 bổ sung cho đất là hoàn trả các tàn dư cây trồng cho đất. Ở Việt Nam và Thanh Hoá hiện nay biện pháp này vẫn chưa được áp dụng rộng rãi, chưa thành ý thức của người nông dân trong việc sử dụng đất. - Nguồn hữu cơ quan trong thứ 3 là lượng
  8. chất xanh từ các cây phân xanh, cây đậu đỗ, trồng xen hoặc đưa thêm vụ cây đậu đỗ, cây phân xanh vào cơ cấu cây trồng để lấy chất xanh vùi lại cho đất là biện pháp hữu hiệu để cải thiện độ phì nhiêu của đất đặc biệt là trên đất dốc, trong đó dùng phân hoá học bón cho cây phân xanh nhằm tăng lượng chất xanh vùi vào đất có ý nghĩa quan trọng. - Nguồn phân hữu cơ khác được sản xuất từ nguyên liệu là rác thải đô thị, phế thải công nghiệp chế biến từ nông sản thực phẩm, phế thải chăn nuôi, để sản xuất ra các loại phân hữu cơ, hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh để bón trở lại cho cây trồng. Tuy nhiên các loại phân được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu nêu trên sẽ gây nên sự ô nhiễm thứ cấp do có chứa các kim loại nặng hoặc vi sinh vật gây hại vượt quá mức qui định (thường là Thuỷ ngân và vi sinh vật gây hại Coliform), do đó các loại phân trên chủ yếu dùng cho công viên, cây lâm nghiệp, hoa và cây cảnh, không nên dùng cho cây trồng nông nghiệp. Để đảm bảo sản xuất nông nghiệp bền vững và an toàn lương thực cần thiết phải thực hiện tốt hệ thống quản lý dinh dưỡng tổng hợp cây trồng, phải kết hợp hài hoà giữa phân hoá học và PHC, theo các nhà khoa học; tỷ lệ thích hợp là 30% đạm hữu cơ và 70% đạm vô cơ, với phương châm “đất nào cây ấy, năng suất nào phân bón ấy, bón cân
  9. đối khoáng và hữu cơ” cần được thực hiện cho tất cả các loại cây, không phải chỉ cho cây lương thực, thực phẩm mà cho cả cây công nghiệp, cây rừng, hoa và cây cảnh, xu hướng bón phân hiện này là bón phân thân thiện với moi trường, tăng phân hữu cơ, giảm phân hoá học, tăng nhu cầu về chất lượng sản phẩm và tăng giá trị gia tăng của đơn vị sản phẩm. Trong Hệ thống quản lý dinh dưỡng tổng hợp cây trồng, thì phân hữu cơ giữ vai trò quan trọng không thể thiếu được vì nó quyết định độ phì của đất, các quá trình lý, hoá sinh trong đất, là nền và cơ sở để phát huy hiệu lực của phân hoá học, là yếu tố để ổn định và tăng năng suất cây trồng. Trong điều kiện Việt Nam còn nhiều hạn chế PHC, phương pháp giải quyết PHC cho các vùng sinh thái là: - Đối với đất trồng lúa nước + Tăng chất và lượng phân chuồng, mức cân đối với lượng phân khoáng hiện nay là 8-10 tấn/ha/vụ + Trả lại tàn dư thực vật cho đất như rơm, rạ, phế phụ phẩm cây trồng,… Đối với vùng đồi núi Trồng cây phân xanh làm nguồn phân hữu cơ chính trên đất đồi (có sử dụng phân hoá học cho cây phân xanh)./. Tác giả: Duy Huynh - Phòng Trồng trọt
  10. Số lượt đọc : 3274 - Cập nhật lần cuối: 02/02/2009 03:02:14 CH Gửi Email Phản hồi In tin
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2