intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn tập huấn về phòng chống bạo lực giới đối với người khuyết tật (Tài liệu giảng viên)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:60

14
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn "Hướng dẫn tập huấn về phòng chống bạo lực giới đối với người khuyết tật (Tài liệu giảng viên)" là tài liệu để tập huấn các giảng viên nguồn nhằm giúp họ có nhận thức đầy đủ hơn về bạo lực giới đối với người khuyết tật và trang bị cho họ những kỹ năng để triển khai tập huấn tại địa phương nhằm góp phần phòng ngừa và ứng phó với tình trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn tập huấn về phòng chống bạo lực giới đối với người khuyết tật (Tài liệu giảng viên)

  1. Dự án “Tăng cường cơ hội và nâng cao vị thế cho người khuyết tật” HƯỚNG DẪN TẬP HUẤN VỀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT Tài liệu Giảng viên Hà Nội, 3/2019
  2. LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................................................... 3 GIỚI THIỆU VỀ BỘ TÀI LIỆU ......................................................................................................... 4 Mục đích của bộ tài liệu: ............................................................................................................ 4 Đối tượng đích ........................................................................................................................... 4 Cấu trúc của bộ tài liệu .............................................................................................................. 4 Sử dụng bộ tài liệu như thế nào ................................................................................................. 5 PHẦN A. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ GIỚI TÍNH, GIỚI TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT ....................................................................................................................... 7 Bài A1. Giới tính và Giới........................................................................................................... 7 Bài A2. Một số khái niệm giới cơ bản ..................................................................................... 12 PHẦN B. BẠO LỰC GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT ..................................................... 17 Bài B1. Tìm hiểu về bạo lực giới ............................................................................................. 17 Bài B2. Bạo lực giới đối với người khuyết tật ........................................................................ 22 Bài B3. Bạo lực tình dục đối với người khuyết tật .................................................................. 27 Bài B4. Phòng chống bạo lực giới đối với người khuyết tật ................................................... 34 PHẦN C. KỸ NĂNG TẬP HUẤN VÀ KẾ HOẠCH TẬP HUẤN ................................................. 40 Bài C1. Kỹ năng tập huấn cùng tham gia ................................................................................ 40 Bài C2. Xây dựng kế hoạch tập huấn tại địa phương .............................................................. 46 PHỤ LỤC ............................................................................................................................................. 47 Phụ lục 1. Mẫu chương trình hội thảo một ngày ..................................................................... 47 Phụ lục 2. Đáp án: Những quan niệm sai lầm về bạo lực giới ................................................. 48 Phụ lục 3. Tóm tắt khung pháp luật và chính sách về phòng chống bạo lực giới.................... 51 Phụ lục 4. Tài liệu đọc thêm .................................................................................................... 55 Phụ lục 5. Tranh vẽ về bạo lực giới ......................................................................................... 60 2
  3. LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong việc phê chuẩn và ký kết các công ước quốc tế chống lại bạo lực, bảo vệ về quyền con người, điển hình là Công ước CEDAW nhằm loại trừ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ, Công ước về Quyền Trẻ em, Công ước về Người Khuyết tật và nhiều văn bản pháp luật quốc tế khác. Hiến pháp Việt Nam, Luật Bình đẳng Giới, Luật Phòng chống Bạo lực Gia đình, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Trẻ em cũng như nhiều văn bản pháp lý khác nghiêm cấm bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là bạo lực chống lại phụ nữ và trẻ em. Tuy nhiên, các số liệu thống kê và kết quả nghiên cứu cho thấy bạo lực giới vẫn còn phổ biến. Người khuyết tật, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật cũng là một nhóm nạn nhân thường xuyên của bạo lực giới cả trong gia đình và ngoài xã hội. Nguyên nhân sâu xa của hiện trạng này bắt nguồn từ tư tưởng đề cao nam giới và xem thường phụ nữ và sự phân biệt đối xử “kép” đối với người khuyết tật cả từ khía cạnh giới và khuyết tật. Mặt khác, các chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ người khuyết tật chưa quan tâm thích đáng đến vấn đề bình đẳng giới, chống phân biệt đối xử trên cơ sở giới và bạo lực giới đối với phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật. Do vậy, các tổ chức, cá nhân làm việc với người khuyết tật và bản thân người khuyết tật còn thiếu kiến thức và kỹ năng để phòng ngừa và ứng phó với bạo lực giới một cách hiệu quả. Trong bối cảnh đó, thông qua Dự án “Tăng cường cơ hội và nâng cao vị thế cho người khuyết tật” do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, Trung tâm Hành động vì Sự Phát triển Cộng đồng (ACDC) hợp tác với TS. Khuất Thu Hồng, Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS xây dựng cuốn tài liệu “Hướng dẫn các hoạt động phòng chống bạo lực giới đối với người khuyết tật” dành cho tập huấn giảng viên nguồn tại địa phương. Mục tiêu chính của cuốn tài liệu là nhằm cung cấp kiến thức và phương pháp giảng dạy về bạo lực trên cơ sở giới đối với người khuyết tật cho đội ngũ giảng viên nguồn tại địa phương. Từ đó các giảng viên có thể thiết kế chương trình và tiến hành tập huấn về chủ đề này nhằm nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng cho bản thân người khuyết tật và người chăm sóc họ cũng như cán bộ cung cấp dịch vụ tại địa phương phòng chống và ứng phó bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em khuyết tật. Trung tâm Hành động vì Sự Phát triển Cộng đồng trông đợi rằng cuốn tài liệu sẽ được các tổ chức của người khuyết tật, các cơ quan, tổ chức hữu quan trên địa bàn dự án và các địa phương khác đón nhận và sử dụng hiệu quả, góp phần vào những nỗ lực bảo vệ người khuyết tật, thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và các nhóm dân cư khác và thúc đẩy tiến bộ xã hội. TRUNG TÂM HÀNH ĐỘNG VÌ SỰ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG (ACDC) 3
  4. GIỚI THIỆU VỀ BỘ TÀI LIỆU Tài liệu này bao gồm các bài tập thực hành được thiết kế theo phương pháp cũng tham gia. Đây là tài liệu để tập huấn các giảng viên nguồn nhằm giúp họ có nhận thức đầy đủ hơn về bạo lực giới đối với người khuyết tật và trang bị cho họ những kỹ năng để triển khai tập huấn tại địa phương nhằm góp phần phòng ngừa và ứng phó với tình trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật. Mục đích của bộ tài liệu: Mục tiêu chung của bộ tài liệu này nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên nguồn để có thể triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức về bạo lực trên cơ sở giới đối với người khuyết tật và các kỹ năng phòng chống BLG đối với người khuyết tật ở địa phương. Mục tiêu cụ thể: ú Cung cấp kiến thức về bạo lực trên cơ sở giới đối với người khuyết tật và kỹ năng nhận diện, phòng ngừa và ứng phó bạo lực trên cơ sở giới đối với người khuyết tật. ú Trang bị cho đội ngũ giảng viên nguồn một số kỹ năng đào tạo, tập huấn cơ bản để họ có thể triển khai các hoạt động truyền thông phòng ngừa và ứng phó bạo lực trên cơ sở giới đối với người khuyết tật tại địa phương. Đối tượng đích Bộ công cụ được thiết kế dành cho các đối tác của dự án bao gồm: ú Cán bộ chủ chốt của Hội Người khuyết tật ú Các cán bộ ban ngành có liên quan Ngoài ra, bộ tài liệu cũng có thể được sử dụng để tham khảo cho các nhóm sau: ú Các nhà hoạch định chính sách và quản lý chương trình ú Những người làm công tác truyền thông ú Các nhóm khác: ví dụ như giáo viên, cán bộ công tác xã hội, cán bộ của tổ chức đoàn thể, tổ chức phi chính phủ. Cấu trúc của bộ tài liệu Bộ Tài liệu bao gồm 4 phần: Phần A bao gồm các bài tập để trang bị những khái niệm cơ bản về giới, vai trò giới, khuôn mẫu giới, định kiến giới bất bình đẳng giới trong mối liên hệ với người khuyết tật. Các bài tập trong phần này giúp học viên nhận ra và hiểu rõ tác động của những quan niệm giới truyền thống đến người khuyết tật. Phần B tập trung vào bạo lực trên cơ sở giới đối với người khuyết tật. Các bài tập trong phần này sẽ giúp tìm hiểu các hình thức bạo lực giới khác nhau, các giải pháp hỗ trợ người khuyết tật phòng ngừa và ứng phó với bạo lực giới. Phần C giới thiệu một số kỹ năng tập huấn cơ bản và hướng dẫn xây dựng kế hoạch tập huấn. 4
  5. Phần Phụ lục cung cấp mẫu chương trình hội thảo (một ngày), tranh vẽ về người khuyết tật trong một số bối cảnh khác nhau để sử dụng khi thực hành một số bài tập và tóm tắt một số văn bản luật pháp chính sách về bình đẳng giới và bạo lực giới. Sử dụng bộ tài liệu như thế nào Sử dụng Bộ Tài liệu theo phương thức học tập cùng tham gia Bộ Tài liệu được thiết kế cho việc học với sự tham gia. Ý tưởng là nhằm khuyến khích học viên HỌC thông qua THỰC HÀNH – học viên chia sẻ tình cảm, mối quan tâm, trải nghiệm của họ thông qua thảo luận và phân tích các vấn đề, giải quyết các vấn đề, lập kế hoạch và hành động. Thay đổi quan niệm và thái độ về giá trị, vai trò và khuôn mẫu giới cũng như về bạo lực trên cơ sở giới liên quan đến người khuyết tật sẽ được thực hiện thông qua quá trình học lấy học viên làm trọng tâm, chứ không phải bằng hình thức nghe giảng thụ động. Giúp đỡ Học viên Đi từ thay đổi Nhận thức tới Hành động. Bộ Tài liệu được thiết kế để nâng cao nhận thức và hiểu biết về giới, và bạo lực giới đối với người khuyết tật và giúp đỡ học viên tiến tới hành động. Học viên bắt đầu thay đổi từ bản thân mình trở nên nhạy cảm về giới và có kỹ năng tập huấn và tổ chức hội thảo nhằm nâng cao nhận thức về phòng chống bạo lực giới đối với người khuyết tật. Bộ Tài liệu cũng được thiết kế cho việc học tập và hành động mang tính tập thể. Các bài tập khuyến khích những người tham gia thảo luận về các vấn đề giới, bạo lực giới liên quan đến người khuyết tật, từ đó cùng nhau xây dựng ý tưởng chung về việc cần phải làm gì, phải thay đổi thái độ và hành vi như thế nào để giảm thiểu bạo lực trên cơ sở giới đối với người khuyết tật. Hãy bắt đầu từ Bản thân mình Bạn hãy sử dụng Bộ Tài liệu cho bản thân mình trước hết để có thể tự suy ngẫm về những quan niệm, thái độ, kiến thức về người khuyết tật, về giới và bạo lực trên cơ sở giới đối với những người khuyết tật trước khi bạn giáo dục người khác. Lựa chọn các Bài tập để tự xây dựng Chương trình tập huấn phù hợp. Bộ tài liệu không nhằm phục vụ cho một chương trình/ hay một khoá tập huấn duy nhất. Bạn không cần sử dụng tất cả các bài tập có trong bộ tài liệu hoặc phải đi theo thứ tự các bài tập. Hãy sử dụng các Bài tập này một cách có chọn lọc và linh hoạt. Hãy lựa chọn những bài tập phù hợp với nhu cầu và mục đích của bạn để xây dựng một bộ tài liệu giảng dạy của riêng mình hoặc kết hợp những bài tập này vào một chương trình tập huấn đã có sẵn. Sử dụng các bài tập như thế nào Bộ tài liệu bao gồm một loạt các bài tập mà mỗi bài đều bao gồm kế hoạch triển khai chi tiết theo từng phần. Kế hoạch triển khai sẽ hướng dẫn các hoạt động bằng cách mô tả các bước làm thế nào để điều hành một hoạt động học tập. Mỗi bài tập bao gồm các phần: 5
  6. • Mục đích: học viên sẽ BIẾT những gì hoặc có thể LÀM GÌ sau khi bài tập kết thúc; • Thời gian: Khoảng thời gian ước tính để thực hiện bài tập. Thời gian thực hiện sẽ thay đổi tùy theo số lượng nhóm. Các nhóm đông người hơn sẽ cần nhiều thời gian hơn (đặc biệt là thời gian dành cho việc báo cáo lại hoạt động của các nhóm) • Chuẩn bị: những đồ dùng cần thiết để sử dụng cho bài tập: giấy khổ to, bút dạ, băng keo, trò chơi, các câu chuyện, tranh vẽ, v.v • Các bước tiến hành – Các bước tiến hành lần lượt để thực hiện các hoạt động trong bài tập. • Kết luận: bao gồm những ý chính và thông điệp cần nhấn mạnh nhằm giúp người điều hành dễ dàng hơn trong việc tóm tắt lại nội dung và chốt lại những ý chính của bài tập. • Hộp thông tin: có thể là định nghĩa những khái niệm cơ bản, hoặc những thông tin liên quan đến nội dung của bài tập, nhằm bổ sung thêm thông tin cho nội dung hoặc chủ đề của bài tập. Ghi nhớ. Bạn không cần phải thực hiện lần lượt qua tất cả các hoạt động trong bộ tài liệu. Hãy lựa chọn những hoạt động phù hợp với mục tiêu của bạn, với nhóm đối tượng hoặc phù hợp với bối cảnh. Một khi bạn đã lựa chọn một bài tập, trước tiên bạn hãy đọc toàn bộ bài tập để có được ý tưởng về yêu cầu của bài tập. Bạn hãy chắc chắn rằng mình đã hiểu rõ mục đích và phương pháp sử dụng trong bài tập đó. Điều này sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt bài tập. Hãy thử thực hiện bài tập theo các bước hướng dẫn ít nhất là một lần, đặc biệt là trong trường hợp bạn chưa có nhiều kinh nghiệm sử dụng phương pháp được đưa ra trong bài tập. Khi bạn thấy mình thành thạo với bài tập này, bạn có thể áp dụng bài tập đó một cách linh hoạt hơn – bạn có thể điều chỉnh và thay đổi bài tập đó cho phù hợp với mục đích và đối tượng của bạn. 6
  7. PHẦN A. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ GIỚI TÍNH, GIỚI TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT Bài A1. Giới tính và Giới MỤC ĐÍCH Bài này giúp người tham gia: § Phân biệt giới tính và giới § Hiểu vì sao phải phân biệt giới tính và giới. § Nắm được những vấn đề liên quan đến giới tính và giới của người khuyết tật THỜI GIAN 45 phút CHUẨN BỊ § Giấy khổ to § Bút viết bảng, § Các tấm thẻ màu § Một số hình quần áo, phụ kiện của nam và nữ hoặc của bé trai và bé gái, có thể cắt từ tạp chí ================================================================== CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH: BƯỚC 1: BÀI TẬP PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH VÀ GIỚI Bài tập 1: Chung, riêng Phương pháp: Động não Liệt kê Giảng viên dùng bút vạch một đường dọc chia tờ giấy khổ to làm ba cột. Ở cột bên phải ghi chữ NAM GIỚI và ở cột bên trái ghi chữ PHỤ NỮ. Cột ở giữa để trống. Động não vòng tròn: Giảng viên yêu cầu các học viên động não và mỗi người nêu một đặc điểm của người NAM GIỚI (tính cách, khả năng, vai trò, đặc điểm sinh học). Trợ giảng ghi lại các ý kiến trên cột tương ứng. Học viên lần lượt phát biểu theo vòng tròn cho đến khi trong lớp không còn ý kiến mới về đặc điểm của một người nam giới. Áp dụng qui trình tương tự như vậy để yêu cầu học viên động não và lần lượt nêu những đặc điểm đặc trưng của người PHỤ NỮ. Ghi lại ý trên cột phù hợp. Một cách làm khác: Động não bằng những tấm thẻ: Phát cho mỗi người 2 tấm thẻ 2 màu khác nhau. Yêu cầu mỗi người ghi một đặc điểm của nam giới lên một tấm thẻ và ghi một đặc điểm của phụ nữ lên tấm thẻ kia. Sau đó giảng viên yêu cầu từng học viên đọc to ý kiến trên tấm thẻ của mình. Thảo luận: Phân biệt các đặc điểm giới và giới tính Giảng viên điểm lại các đặc điểm của nam giới /nam giới khuyết tật và phụ nữ/phụ nữ khuyết tật mà 2 nhóm đã liệt kê sau đó đặt câu hỏi cho các học viên: 7
  8. ´ NAM GIỚI và PHỤ NỮ có thể có những đặc điểm chung nào? ´ Những đặc điểm nào khiến NAM GIỚI và PHỤ NỮ khác nhau? Giảng viên gạch chân những đặc điểm chung giữa phụ nữ và nam giới sau đó viết các đặc điểm riêng vào cột giữa, và ghi đầu đề GIỚI TÍNH ở cột giữa; Nam giới Những đặc điểm RIÊNG Phụ nữ của phụ nữ và nam giới (Giới tính) Có râu Có râu Rụt rè Có tinh trùng Có tinh trùng Thụ động Quyết đoán Có trứng Có trứng Nóng tính Có tử cung Có tử cung Ưa mạo hiểm Có thể nuôi con bằng sữa Có thể nuôi con bằng sữa của mình Làm lãnh đạo Hay khóc • Giảng viên hỏi tiếp: ´ NAM GIỚI KHUYẾT TẬT và PHỤ NỮ KHUYẾT TẬT có thể có những đặc điểm chung nào? ´ Những đặc điểm nào khiến NAM GIỚI KHUYẾT TẬT và PHỤ NỮ KHUYẾT TẬT khác nhau? ´ Hãy so sánh sự khác biệt giữa nam và nữ không khuyết tật với sự khác biệt giữa nam và nữ khuyết tật. Sự giống nhau và khác nhau giữa những người không khuyết tật và người khuyết tật là gì? Giảng viên tóm tắt bài tập 1 • Những đặc điểm riêng của phụ nữ và nam giới mà không thể thay đổi được là những đặc điểm GIỚI TÍNH hay còn gọi là các thuộc tính sinh học. Con người ở những thời đại khác nhau, ở các nền văn hóa khác nhau đều có chung những đặc điểm sinh học đó. Ví dụ: ú Chỉ có nam giới mới có tinh trùng ú Chỉ có phụ nữ mới có trứng, tử cung và cho con bú ú Chỉ có nam mới có râu ú Chỉ có phụ nữ mới có âm đạo • Những đặc điểm chung của phụ nữ và nam giới nói chung cũng như giữa phụ nữ khuyết tật và nam giới khuyết tật là những đặc điểm về tính cách, năng lực, phụ thuộc vào quá trình giáo dục, học hỏi. Những đặc điểm này có thể thay đổi theo giới gian và tuỳ theo môi trường văn hoá. Ví dụ: ú Nhiều phụ nữ cũng quyết đoán như nam giới ú Nam giới cũng có người rụt rè 8
  9. ú Nữ cũng có thể làm lãnh đạo ú Nam cũng thích chăm sóc người thân trong gia đình Giới tính Giới • Các thuộc tính sinh học • Các đặc điểm xã hội được gán cho trên cơ sở giới tính của cá nhân • Có từ khi sinh ra (bẩm sinh) • Học/được dạy từ gia đình và xã hội • Phổ quát: giống nhau ở mọi nơi, mọi • Đa dạng (khác biệt theo từng nơi) lúc • Không thể thay đổi. Ví dụ: • Có thể thay đổi.Ví dụ: o Chỉ phụ nữ mới sinh con ú Phụ nữ có thể làm phi công o Chỉ có nam giới mới có tinh trùng ú Nam giới có thể là người chăm sóc tốt • Sự nhầm lẫn giữa giới tính và giới dẫn tới những lầm tưởng rằng những khác biệt giữa nam và nữ trong xã hội là điều tự nhiên, không bao giờ có thể thay đổi được, và chỉ có một cách là chấp nhận. • Sự nhầm lẫn giữa giới tính và giới gây áp lực cho cả phụ nữ và nam giới, đồng thời cũng hạn chế các cơ hội phát triển và hưởng thụ của cả hai bên. • Tuy nhiên, trong một xã hội đề cao vai trò của nam giới, thì sự nhầm lẫn giữa giới tính và giới tạo ra nhiều đặc quyền hơn cho nam giới và làm phụ nữ thiệt thòi hơn. • Phụ nữ khuyết tật và nam giới khuyết tật cũng có những đặc điểm chung và đặc điểm riêng giống như phụ nữ không khuyết tật và nam giới không khuyết tật. Khác biệt duy nhất là tình trạng khuyết tật của họ. Sự nhầm lẫn giữa giới tính và giới cũng làm phụ nữ khuyết tật thiệt thòi hơn và đặt họ vào nguy cơ bị bạo hành nhiều hơn. Bài tập 2: Trò chơi “Mua gì cho ai” Phương pháp: Thảo luận nhóm Lựa chọn Giảng viên dùng 4 tờ giấy A), mỗi tờ chia làm 2 cột. Một cột ghi “Nam”, cột kia ghi “Nữ”, hoặc một cột ghi “Bé trai”, cột kia ghi “Bé gái” Chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm được phát 1 trong 4 tờ giấy khổ to nói trên. Giảng viên yêu cầu từng nhóm hãy liệt kê quần áo, đồ dùng/đồ chơi được cho là phù hợp với nhân vật của mình. Ví dụ về kết qủa bài tập: 9
  10. Bé trai Bé gái Áo phông màu xanh Áo hoa Quần sooc Váy Giày thể thao Giầy màu hồng Đồ chơi: xe tăng, người máy Đồ chơi: búp bê, bộ đồ nấu ăn Mũ lưỡi trai Nơ cột tóc Nam giới trưởng thành Phụ nữ trưởng thành Áo sơ mi kẻ Váy liền thân Áo comple Chân váy Cà vạt Áo thêu kim tuyến Cặp da Áo ngực Ô tô Bông tai Xe máy phân khối lớn Vòng tay ngọc trai Vòng cổ có hình đầu lâu Vòng cổ ngọc trai Thảo luận theo câu hỏi: ´ Điều gì xảy ra nếu bé trai mặc quần áo/chơi đồ chơi của bé gái hoặc ngược lại. Những người xung quanh sẽ nói gì về điều đó? Nếu một bé trai thường xuyên mặc đồ của bé gái đến trường, các bạn và thầy cô sẽ nói gì? ´ Điều gì xẩy ra nếu nam giới trưởng thành sử dụng những vật dụng của phụ nữ trưởng thành và ngược lại. Những người xung quanh sẽ nói gì về họ? Ví dụ, nếu một cán bộ nam mặc đồ của phụ nữ đến cơ quan, những người xunh quanh sẽ nói gì? Thủ trưởng cơ quan sẽ ứng xử thế nào nếu anh ta thường xuyên làm như vậy? ´ Đối với một số trẻ em khuyết tật và người lớn khuyết tật: Có phải lúc nào gia đình cũng chú ý cho họ mặc đúng theo giới tính và phù hợp với lứa tuổi của họ? ´ Việc trẻ khuyết tật hoặc người lớn khuyết tật ăn mặc không phù hợp với giới tính và lứa tuổi của họ sẽ dẫn đến điều gì? Giảng viên tóm tắt bài tập 2: • Trong mỗi nền văn hoá đều có các quy định thành văn và thường là bất thành văn là phụ nữ và nam giới phải ăn mặc như thế nào, sử dụng những đồ dùng gì cho phù hợp với giới tính của mình. • Nếu một người mặc trang phục hoặc đồ dùng của người khác giới thì sẽ bị coi là không phù hợp, ngược đời, khó coi … thậm chí còn bị phê phán, cấm đoán. • Việc ăn mặc như thế nào, sử dụng đồ dùng nào, cùng với việc họ phải ứng xử ra sao, làm gì, cho phù hợp với giới tính của mình là bước đầu tiên trong qúa trình xã hội hoá mà qua đó mỗi người học và nhập tâm các đặc điểm giới của mình. BƯỚC 2. KẾT LUẬN (sử dụng các slide Powerpoint bài giảng nếu có điều kiện) Giảng viên tóm tắt nội dung các bài tập và thảo luận sau mỗi bài tập. Tổng kết nội dung về giới tính và giới: chỉ ra những điểm khác biệt giữa hai khái niệm giới tính và giới. 10
  11. • Nam giới và nữ giới sinh ra đã có những khác biệt về mặt sinh học, được gọi là những khác biệt trên cơ sở giới tính. • Nhưng phần lớn những khác biệt giữa nam giới và phụ nữ lại do xã hội tạo ra và được gọi là những khác biệt trên cơ sở giới. • Việc hiểu rõ những khác biệt trên cơ sở giới không phải là bất biến mà có thể thay đổi, do được hình thành từ quá trình học hỏi trong cuộc sống, trong các mối quan hệ xã hội… sẽ giúp chúng ta nhận biết, thách thức và thay đổi những khác biệt đó. • Từ khi sinh ra, mỗi người sẽ được gia đình chăm sóc và giáo dục trên cơ sở giới tính của mình cho đến khi trưởng thành. Ví dụ con trai được dạy là phải mạnh mẽ, làm trụ cột gia đình. Con gái được dạy là phải dịu dàng, chăm chỉ, quán xuyến công việc nội trợ. Lớn lên trong một bối cảnh như vậy, mỗi người sẽ học cách ứng xử và thể hiện tính cách (các đặc điểm giới) mà được cho là phù hợp với giới tính của người đó. Nói cách khác, mỗi người học và nhập tâm các đặc điểm giới trong quá trình trưởng thành qua gia đình, nhà trường và những người xung quanh. Những người không thể hiện các đặc điểm giới phù hợp với các đặc điểm giới tính sẽ bị cho là không bình thường, sẽ bị phê phán, cấm đoán, thậm chí bị tẩy chay, phân biệt đối xử. • Tuy nhiên, đối với người khuyết tật, chúng ta lại không nhất quán như vậy. Nhiều phụ nữ và nam giới khuyết tật, nhất là những người khuyết tật bẩm sinh và khuyết tật nặng, thường bị đối xử như là không có giới tính và giới. Gia đình và những người xung quanh thường bỏ qua những đặc điểm giới tính và giới của người khuyết tật. Họ thường bị coi như trẻ con hoặc vô giới tính ngay cả khi đã trưởng thành thay vì được đối xử phù hợp với lứa tuổi, giới tính và giới của họ. Gia đình không chú ý đến cảm nhận về giới tính/giới của NKT nên họ có thể không được ăn mặc và chăm sóc phù hợp với giới tính và giới của mình. Người khuyết tật do vậy thường không được giáo dục về giới tính, tình dục và sức khoẻ tình dục, sức khoẻ sinh sản nên dễ rơi vào nguy cơ bị lạm dụng và xâm hại tình dục nhưng lại không có kỹ năng để phòng ngừa và ứng phó. 11
  12. Bài A2. Một số khái niệm giới cơ bản MỤC ĐÍCH Bài này giúp học viên: § Nắm được một số khái niệm giới cơ bản § Hiểu được ý nghĩa của các quan niệm giới đối với người khuyết tật THỜI GIAN 60 phút CHUẨN BỊ § Giấy A0 § Bút viết bảng, § Các tấm thẻ màu bằng ¼ giấy A0 ================================================================== CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH BƯỚC 1. BÀI TẬP Bài tập 1: Tìm hiểu về vai trò giới Phương pháp: động não theo vòng hoặc động não qua các tấm thẻ Liệt kê các vai trò của phụ nữ và nam giới • Yêu cầu mỗi học viên nêu một công việc mà xã hội thường cho là trách nhiệm của phụ nữ và trách nhiệm của nam giới. Trợ giảng ghi lên giấy khổ to. Ví dụ: ú Nam giới: chủ hộ, trụ cột, kiếm tiền, nuôi vợ con, thờ cúng tổ tiên, nối dõi tông đường, làm lãnh đạo … ú Phụ nữ: nấu ăn, dọn dẹp, giặt giũ, chăm sóc chồng con, chăm sóc người già, người ốm… Thảo luận: Yêu cầu học viên thảo luận nhóm lớn theo các câu hỏi sau: ´ Nếu một người nam không thực hiện được những vai trò đó thì những người xung quanh đánh giá anh ấy như thế nào? ´ Nếu một phụ nữ không thực hiện được những vai trò đó thì những người xung quanh đánh giá cô ấy như thế nào? ´ Phụ nữ và nam giới khuyết tật có thể thực hiện được các vai trò giới của họ không? Nếu không thì vì sao? Giảng viên nêu định nghĩa vai trò giới và tóm tắt thảo luận (hộp 2.1) Vai trò giới là trách nhiệm hay công việc mà xã hội gán cho một người trên cơ sở giới tính của người đó. Tuy nhiên, phần lớn các vai trò đó chỉ là thói quen trong suy nghĩ được duy trì từ đời này qua đời khác mà không nhất thiết chỉ vì gắn với các đặc điểm giới tính. Ví dụ: chỉ có phụ nữ mới có thể sinh đẻ nhưng cả phụ nữ và nam giới đều có thể thực hiện vai trò chăm sóc trẻ em. 12
  13. • Người khuyết tật thường bị cho là không có hoặc không đủ khả năng để thực hiện Hộp A2.1. Do tình trạng khuyết tật của họ, một số vai trò giới. Đó là sự kỳ thị. nam giới và phụ nữ khuyết tật thường bị cho là không thể thực hiện một số vai trò • Hầu hết người khuyết tật có thể thực giới. Điều đó khiến họ dễ bị kỳ thị và bị bạo hiện được các vai trò giới của mình nếu hành. Tuy nhiên, nếu được hỗ trợ NKT có được hỗ trợ. thể làm tốt vai trò của mình như người không khuyết tật Bài tập 2. Tìm hiểu khuôn mẫu giới Phương pháp: Nhóm rì rầm Làm việc nhóm nhỏ • Yêu cầu một nhóm ba học viên ngồi gần nhau tạo thành một nhóm, phát cho mỗi nhóm 2 thẻ giấy màu. Nhóm thảo luận và ghi lên mỗi thẻ giấy một nhận định phổ biến về phụ nữ và nam giới và 1 câu ca dao/tục ngữ về phụ nữ hoặc nam giới. • Sau 5 phút mời từng nhóm đọc to các nhận định và câu ca dao/tục ngữ về phụ nữ/nam giới. Trợ giảng ghi lên giấy khổ to. Ví dụ: ú Nam giới mạnh mẽ, quyết đoán, dũng cảm, chủ động, độc lập, có khả năng lãnh đạo, xông xáo, phóng khoáng, phải biết uống rượu, “trai năm thê bảy thiếp,”… ú Phụ nữ dịu dàng, nhường nhịn, hy sinh, nhút nhát, ăn nói nhỏ nhẹ, khiêm tốn, đảm đang, thu vén, phụ thuộc, “gái chính chuyên một chồng.” … Thảo luận cả lớp: ´ Nếu một người nam hoặc một phụ nữ có những đặc điểm ngược lại với các khuôn mẫu giới phổ biến như đã nêu ở trên thì những người xung quanh sẽ nhìn nhận/đánh giá anh ấy/cô ấy như thế nào? ´ Những quan niệm phổ biến (khuôn mẫu) về phụ nữ và nam giới như vậy ảnh hưởng như thế nào đến phụ nữ, nam giới và xã hội nói chung? ´ Việc duy trì khuôn mẫu giới truyền thống có thể ảnh hưởng đến phụ nữ và nam giới khuyết tật như thế nào? Giảng viên nêu định nghĩa khuôn mẫu giới và tóm tắt thảo luận (hộp 2.2). Khuôn mẫu giới là mong muốn hay quan điểm về những tính cách, đặc tính, năng lực và hoạt động được cho là “tiêu chuẩn” đối với nam giới và phụ nữ. • Cách xã hội đánh giá về những người nam không biết uống rượu: “Nam vô tửu như kỳ vô phong”, hay về những người phụ nữ nóng tính “Đàn bà Trương Phi” vô hình chung khuyến khích nam giới uống rượu, buộc phụ nữ phải cam chịu, nhẫn nhục. • Một số quan niệm (khuôn mẫu) duy trì chuẩn mực kép dẫn đến những cách đánh giá không công bằng: ví dụ: chấp nhận, khoan dung hành vi ngoại tình của nam giới nhưng lại phê phán khắc nghiệt đối với hành vi tương tự của phụ nữ. 13
  14. • Nam giới khuyết tật có thể bị đánh giá thấp vì bị cho rằng không có nam tính: không thể xông xáo, thiếu hiểu Hộp A2.2. Nam giới và biết nên không có khả năng lãnh đạo … phụ nữ khuyết tật thường bị cho là không phù hợp • Phụ nữ khuyết tật có thể bị đánh giá thấp vì không thể với khuôn mẫu nam tính hiện được các đặc điểm nữ tính như đảm đang, khéo và nữ tính phổ biến giới léo… nên họ dễ bị kỳ thị và bị bạo hành. • Do vậy nam giới khuyết tật và phụ nữ khuyết tật thường bị kỳ thị và bị bạo hành. Bài tập 3. Tìm hiểu khái niệm giá trị giới Phương pháp: Động não theo vòng Liệt kê các giá trị của phụ nữ và nam giới Giảng viên yêu cầu mỗi học viên nêu được một đặc điểm/phẩm chất mà qua đó mọi người trong xã hội đánh giá một người phụ nữ hoặc một người nam là tốt, là chuẩn, đáng mơ ước. Có thể gợi ý: trinh tiết, chung thuỷ được coi là những giá trị quan trọng của phụ nữ trong xã hội truyền thống. Ngày nay, phụ nữ phải là “chân dài”, xinh đẹp, năng động … Nam giới thì phải cao to, tháo vát, biết làm ăn giỏi, quan hệ rộng … Thảo luận cả lớp Giảng viên đặt câu hỏi: ´ Nếu một phụ nữ/nam giới không có các phẩm chất, năng lực đó thì mọi người sẽ đánh giá người đó như thế nào? ´ Có phải người khuyết tật nào cũng phù hợp với cách đánh giá của xã hội? Việc bị coi là không phù hợp với các giá trị giới sẽ có tác động như thế nào đối với người khuyết tật? Giảng viên nêu định nghĩa giá trị giới và tóm tắt thảo luận (hộp 2.4) Giá trị giới là những đặc điểm cơ thể, phẩm chất, tính cách mà qua đó một người nữ/nam được đánh giá. Ví Hộp A2.3. Vì tình trạng khuyết dụ: phụ nữ được đánh giá qua khả năng sinh con, có tật của mình nên người khuyết trinh tiết, chung thuỷ, đảm đang. Nam giới được đánh giá qua sự tháo vát, năng động, biết kiếm tiền. tật thường bị đánh giá thấp và do vậy dễ bị bạo hành và lạm dụng • Vì tình trạng khuyết tật của mình nên người khuyết tật hay bị đánh giá thấp và do vậy dễ bị bạo hành và bởi người thân và những người lạm dụng bởi người thân và những người xung quanh xung quanh. Bài tập 4: Tìm hiểu về định kiến giới: Giảng viên nêu định nghĩa định kiến giới Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ. 14
  15. Thảo luận nhóm Cách làm: Chia lớp thành 2 nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0 và bút dạ. Yêu cầu nhóm phân công một người viết và một người đại diện nhóm để trình bày. • Nhóm 1: Thảo luận về các định kiến phổ biến đối với phụ nữ và nam giới nói chung. Chia giấy A0 thành hai cột: Nam giới và Phụ nữ. Ví dụ: ú Đàn ông vụng về, đàn ông hay cờ bạc, rượu chè, đàn ông không thể làm các việc tỉ mỉ, đàn ông thiếu kiên nhẫn, đàn ông liều lĩnh, đàn ông không chung thuỷ, đàn ông nóng tính, cục cằn, thô bạo … ú Phụ nữ nông nổi, con gái dốt toán, phụ nữ nhiều chuyện, phụ nữ không biết tính toán, phụ nữ nhỏ mọn, hay ghen tuông, đố kỵ… • Nhóm 2: Thảo luận về các định kiến đối với phụ nữ khuyết tật và nam giới khuyết tật. Chia giấy A0 thành hai cột: Nam giới khuyết tật và Phụ nữ khuyết tật. Ví dụ: ú Đàn ông khuyết tật không thể nuôi nổi vợ con; Đàn ông khuyết tật chỉ quanh quẩn ở nhà; Đàn ông khuyết tật không thể (không có tướng) làm lãnh đạo … ú Phụ nữ khuyết tật không hấp dẫn; Phụ nữ khuyết tật không thể làm vợ và làm mẹ … Thảo luận cả lớp: ´ Những định kiến như vậy bắt nguồn từ đâu? Chúng có thể ảnh hưởng như thế nào đến phụ nữ và nam giới và xã hội nói chung? ´ Việc duy trì những định kiến đó có thể ảnh hưởng như thế nào đến phụ nữ và nam giới khuyết tật? Giảng viên tóm tắt phần thảo luận • Cả nam giới và phụ nữ sinh ra đều giống nhau về khả năng/năng lực. Nếu họ không được học tập, không được dạy dỗ thì cả nam giới và phụ nữ đều sẽ là người vụng về, thiếu hiểu biết … Định kiến giới bắt nguồn từ quan niệm thiên lệch về năng lực của nam giới và phụ nữ trên cơ sở các đặc điểm giới tính và gắn với các vai trò, khuôn mẫu và giá trị giới. • Vì phụ nữ mang thai và sinh đẻ nên họ bị gắn chặt vào vai trò làm mẹ và chăm sóc do vậy được cho là phải khéo léo, đảm đang, dịu dàng … Phụ nữ cũng được cho là phải ưu tiên những công việc đó nên ít được đi học hơn, ít có cơ hội tham gia xã hội dẫn đến thiếu hiểu biết, thiếu tự tin… và càng bị đánh giá thấp. • Nam giới được cho là “phái mạnh” nên phải làm các công việc nặng nhọc, làm trụ cột gia đình, Hộp A2.4. Phụ nữ và nam giới phải giao thiệp rộng. Vì thế từ nhỏ nam giới khuyết tật thường bị định kiến không được dạy các kỹ năng chăm sóc, làm việc “kép”. Ngoài định kiến trên cơ sở nhà do vậy họ thường vụng về, không biết cách chăm sóc trẻ em, làm việc nhà. Mặt khác, từ nhỏ giới (là phụ nữ hay nam giới), họ nam giới cũng được khuyến khích thể hiện nam còn bị định kiến vì tình trạng tính mạnh mẽ và được khoan dung cho những khuyết tật của cơ thể. Do vậy họ biểu hiện thô bạo. Tuy nhiên, khi trưởng thành, càng dễ gặp nguy cơ bị bạo hành. họ lại bị đánh giá tiêu cực do sự vụng về hay tính thô bạo của họ. 15
  16. BƯỚC 2. KẾT LUẬN: • Quan niệm cứng nhắc về vai trò giới, khuôn mẫu giới, định kiến và giá trị giới của phụ nữ và nam giới khiến cho cả hai giới không phát huy được năng lực của mình, củng cố bất bình đẳng giới. Tình trạng này tiếp tục duy trì sẽ làm chậm sự phát triển của toàn xã hội. • Sự kỳ thị, phân biệt đối xử và định kiến khiến cho nhiều người khuyết tật không thực hiện được (hoặc thực hiện đầy đủ) các vai trò giới mà những người xung quanh trông đợi ở họ. Vì thế người khuyết tật thường bị đánh giá thấp, coi là vô dụng. Bản thân người khuyết tật dễ mặc cảm, tự đánh giá thấp bản thân. Do vậy người khuyết tật càng có nguy cơ bị bạo hành do không thực hiện được hoặc không thực hiện đầy đủ vai trò giới của mình. • Phụ nữ và nam giới khuyết tật thường bị định kiến kép. Các nghiên cứu tâm lý phát hiện ra rằng định kiến chống lại người khuyết tật thường bắt nguồn từ những khuôn mẫu, sự kỳ thị hoặc sự thương hại đối với họ. Những yếu tố đó càng làm gia tăng tác động tiêu cực của định kiến giới đối với phụ nữ và nam giới khuyết tật, cản trở nỗ lực vươn lên và hoà nhập xã hội của họ và do vậy càng khiến họ dễ bị bạo hành. • Khuôn mẫu giới truyền thống dẫn đến sự kỳ thị đối với nhiều phụ nữ và nam giới khuyết tật vì họ bị đánh giá là “không giống” hoặc “không đáp ứng” được các tiêu chuẩn về phụ nữ và nam giới. • Việc đánh giá phụ nữ và nam giới trên cơ sở các “giá trị” về hình thể, đặc điểm gắn chặt với giới tính làm hạ thấp giá trị của người khuyết tật và dẫn đến việc loại trừ họ ra khỏi đời sống xã hội và làm tăng nguy cơ họ bị bạo hành bởi gia đình và những người xung quanh. 16
  17. PHẦN B. BẠO LỰC GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT Bài B1. Tìm hiểu về bạo lực giới MỤC ĐÍCH Bài tập này nhằm giúp học viên có thêm kiến thức và hiểu biết cơ bản về: § Bạo lực giới nhất là bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em § Nguyên nhân gốc rễ của bạo lực giới THỜI GIAN 60 phút CHUẨN BỊ § Các bức tranh/ảnh phản ánh các hình thức bạo lực giới khác nhau; § Giấy màu, § Giấy A0 § Bút viết bảng ================================================================== CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH BƯỚC 1. BÀI TẬP Bài tập 1. Thế nào Bạo lực giới? (30 phút) Phương pháp: Gọi tên vấn đề qua tranh Thảo luận nhóm theo tranh Chia lớp thành các nhóm khác nhau. Mỗi nhóm thảo luận theo bức tranh đã chọn theo các câu hỏi gợi ý sau: ´ Điều gì đang diễn ra trong tranh? Hình dung và mô tả lại câu chuyện xảy ra. ´ Có tình trạng bạo lực xảy ra trong tranh không? Nếu có, nhân vật trong tranh đang bị bạo lực dưới những hình thức nào? ´ Bức tranh nói lên điều gì? Hãy chia sẻ câu chuyện thực tế ở địa phương. Trình bày kết quả thảo luận nhóm: Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận. Thảo luận sâu: Giảng viên đặt câu hỏi để cả lớp tiếp tục thảo luận: ´ Trong tất cả các bức tranh vừa rồi ai là người thường bị bạo hành? Ai thường là người gây bạo lực? Bạo lực có thể xảy ra ở đâu? Hãy liên hệ với cuộc sống thực tế: Ai thường là nạn nhân? Ai thường là thủ phạm. ´ Bạo lực có thể xảy ra dưới các hình thức như thế nào? Gợi ý: bạo lực về các mặt: thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế dưới các hình thức như đánh đập, túm, đấm (bạo lực thể chất), mắng chửi, phạt, làm nhục (bạo lực tinh thần), quan hệ tình dục khi người kia không muốn (bạo lực tình dục), không cho đi làm, kiểm soát tiền bạc, chi tiêu (bạo lực kinh tế). 17
  18. Giảng viên tóm tắt bài tập 1 và trình bày tổng quan về bạo lực giới Sử dụng bài trình bày PowerPoint hoặc video clip Tổng quan về Bạo lực tình dục do Ngôi nhà Bình yên sản xuất: https://www.youtube.com/watch?v=TjUvOHNubaY Tóm tắt về Bạo lực giới và các dạng bạo lực giới phổ biến BẠO LỰC GIỚI • Bạo lực giới là bất kỳ một hành động bạo lực nào nhằm vào cá nhân hoặc nhóm người dựa trên cơ sở giới, dẫn đến, hoặc có khả năng dẫn đến, những tổn thất về thân thể, tình dục, hay tâm lý, bao gồm cả sự đe dọa có những hành động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tùy tiện tự do của một cá nhân, dù nó xảy ra ở nơi công cộng hay trong cuộc sống riêng tư. • Bạo lực giới là biểu hiện của bất bình đẳng giữa các giới trong đó phụ nữ và trẻ em gái thường là nạn nhân. Bạo lực giới làm gia tăng bất bình đẳng giới bằng cách khiến phụ nữ và trẻ em gái phải phụ thuộc vào quyền kiểm soát của nam giới. • Bạo lực giới có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cả phụ nữ và nam giới. Một số nam giới và các bé trai có thể bị quấy rối, đánh đập, xâm hại tình dục vì họ không tuân thủ các chuẩn mực phổ biến về nam tính. Trong một số trường hợp, bạo lực tình dục được sử dụng để trừng phạt, đàn áp và làm nhục nam giới khiến cho họ cảm thấy nam tính của họ bị tổn thương. • Bạo lực giới bao gồm bạo lực trực tiếp và bạo lực gián tiếp: ú Bạo lực trực tiếp bao gồm bạo lực về thể chất, tâm lý và kinh tế chống lại cá nhân và thường được xã hội chấp nhận thậm chí biện minh. ú Bạo lực gián tiếp là bạo lực mang tính cấu trúc thông qua chuẩn mực, thái độ và khuôn mẫu về giới phổ biến trong xã hội. Bạo lực gián tiếp tạo nên và củng cố những thái độ và khuôn mẫu dung dưỡng bạo lực giới. Báo cáo đặc biệt của LHQ 2011 về bạo lực chống lại phụ nữ coi bạo lực thể chế hoặc cấu trúc là “bất kỳ dạng bất bình đẳng cấu trúc hoặc sự phân biệt đối xử mang tính thể chế định vị phụ nữ ở vị trí phụ thuộc về thể chất hoặc tư tưởng vào những người khác trong gia đình hoặc cộng đồng của họ. • Bạo lực giới có thể xảy ra tại bất kỳ giai đoạn nào của cuộc đời, chủ yếu là cuộc đời người phụ nữ - từ khi còn là mầm sống trong bụng mẹ tới tuổi già. • Bạo lực đối với phụ nữ là hiện tượng còn đang xảy ra phổ biến khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam và xảy ra dưới mọi hình thức: từ bạo hành thể chất tới tinh thần và đời sống tình dục –từ đánh đập gây thương tích tới đe dọa và cưỡng ép tình dục, hoặc cưỡng hiếp, tấn công tình dục. Bạo lực giới đối với phụ nữ xảy ra ở nhiều bối cảnh: từ gia đình, cộng đồng, đến nơi làm việc, học tập hay những địa điểm công cộng. • Điều cần lưu ý là các dạng bạo lực thường không xảy ra riêng lẻ mà thường kết hợp với nhau – nạn nhân của bạo lực gia đình thường chịu đồng thời hai hoặc ba, bốn dạng bạo lực khác nhau và xảy ra với mức độ và tần suất tăng dần. • Rất nhiều hành vi bạo lực đối với phụ nữ đã được xã hội và dư luận chấp nhận và xem như các hành xử xã hội bình thường. Điều này đã khiến cho những nạn nhân của bạo lực nghĩ rằng họ bị bạo hành là do lỗi của họ và họ không có quyền khiếu nại hay đòi hỏi được điều trị. 18
  19. CÁC DẠNG BẠO LỰC GIỚI PHỔ BIẾN: Bạo lực thể chất • Bao gồm những hành vi như đánh đập, ngược đãi, tra tấn hoặc các hành động cố ý khác làm nạn nhân bị thương tích, ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc làm thiệt mạng. • Những hành vi bạo lực thể chất có thể là: tát, ném đồ vật vào người gây thương tích; đẩy, túm, túm tóc; đánh, đấm, sử dụng đồ vật (que, gậy, điếu cày, dép, đòn, v.v) để đánh; đá, kéo lê, bóp cổ, làm nghẹt thở, làm bỏng; đe dọa sử dụng hoặc sử dụng dao, súng, kéo, hoặc các vũ khí gây thương tích khác. Bạo lực tinh thần • Bao gồm những hành vi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần, tâm lý của người bị bạo lực, bao gồm những hành vi như: Lăng mạ, làm nhục, coi thường, làm cho xấu hổ; Chửi bới, xúc phạm; Đe dọa (gây tổn thương người thân, con cái, vật nuôi,..);Kiểm soát, ngăn cấm (học tập, làm việc, đi lại,giao tiếp, tham gia hoạt động cộng đồng/xã hội, giải trí, ăn mặc, v.v); Gây áp lực về tinh thần, tâm lý: bỏ mặc, ghen tuông quá mức,v.v. • Bạo lực tinh thần, tâm lý khó xác định vì khó quan sát thấy những biểu hiện của sự tổn thương. Nhưng cũng có thể nhận biết trường hợp bị bạo lực tinh thần qua việc quan sát mối quan hệ giữa hai người, thí dụ giữa hai vợ chồng, xem giữa họ có tồn tại sự bất bình đẳng trong mối quan hệ hay không, đặc biệt là mối quan hệ về quyền lực và kiểm soát. • Bạo lực tinh thần còn có thể bao gồm các hành vi kiểm soát (của người chồng) như: Ngăn cấm không cho vợ gặp gỡ bạn bè; hạn chế vợ tiếp xúc với gia đình/cha mẹ ruột; muốn kiểm soát vợ ở mọi nơi, mọi lúc; tức giận khi thấy vợ nói chuyện với người đàn ông khác; thường xuyên nghi ngờ về lòng chung thủy, ghen tuông, bỏ mặc, phớt lờ, đối xử lãnh đạm với vợ trong thời gian dài, v.v. Bạo lực tình dục (sẽ có một bài riêng về bạo lực tình dục) • Bạo lực tình dục là bất kỳ hành động tình dục nào trái với mong muốn của người mà nó hướng đến. Ai cũng có thể là nạn nhân của bạo lực tình dục, bao gồm trẻ em, phụ nữ và nam giới ở mọi lứa tuổi. Bạo lực tình dục có thể gây ra bởi bất kỳ người nào không phụ thuộc vào quan hệ của người đó đối với nạn nhân, trong bất kỳ bối cảnh nào. Tuy nhiên, phần lớn thủ phạm của bạo lực tình dục là người mà nạn nhân biết, kể cả vợ/chồng, bạn tình hoặc người thân trong gia đình. Bạo lực tình dục bao gồm nhưng không giới hạn trong quấy rối tình dục, tấn công tình dục, cưỡng ép tình dục (cưỡng dâm) và hiếp dâm Bạo lực kinh tế : • Bao gồm những hành vi như: ú Bóc lột sức lao động (làm quá khả năng, quá sức, không cho nghỉ, v.v.) ú Kiểm soát về mặt tài chính nhằm tạo sự lệ thuộc; ú Phá hoại tài sản, đồ dùng/tư trang, công việc làm ăn,v.v ú Không chi tiền khám sức khỏe, chữa bệnh, v.v ú Không cho/ hoặc lừa không cho đứng tên tài sản (nhà, đất, xe,v.v) 19
  20. Bài tập 2. Xoá bỏ những hiểu lầm về bạo lực giới và bạo lực đối với phụ nữ (25 phút) Phương pháp: Động não nhanh Chia sẻ quan điểm: Giảng viên viết từng nhận định vào giấy A0 hoặc chiếu lên màn hình. Giảng viên lấy ý kiến của học viên “ĐỒNG Ý” hay “KHÔNG ĐỒNG Ý” với từng nhận định được đưa ra. Tổng hợp các ý kiến của học viên – trợ giảng ghi lại trên giấy khổ to. Bạn ĐỐNG Ý hay KHÔNG ĐỒNG Ý với những nhận định dưới đây: 1. Bạo lực gia đình thường do những người có học vấn thấp, ít hiểu biết gây ra hoặc chỉ xảy ra trong những gia đình nghèo/có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. 2. Uống rượu, dùng ma túy, hoặc cờ bạc là nguyên nhân chính gây ra bạo lực gia đình. 3. Nhiều người phụ nữ bị chồng/bạn tình đánh nhưng vẫn muốn tiếp tục mối quan hệ bạo lực đó. 4. Số phụ nữ đánh chồng cũng nhiều như số nam giới đánh vợ. 5. Chúng ta ai cũng biết một người là nạn nhân của bạo lực gia đình. 6. Nam giới gây bạo lực vì họ không thể kiềm chế được sự tức giận của họ. 7. Bạo lực gia đình thường xảy ra ở nông thôn/ ở các vùng sâu, vùng xa. 8. Người phụ nữ có một phần lỗi trong việc bị chồng đánh. 9. Bạo lực giữa vợ và chồng không ảnh hưởng đến con cái. 10. Người vợ có nghĩa vụ thoả mãn nhu cầu tình dục của chồng dù cô ấy không muốn. 11. Nếu người phụ nữ bị chồng đánh thì cô ấy không nên báo với chính quyền/công an vì như thế là “vạch áo cho người xem lưng” 12. Một cô gái bị quấy rối tình dục thì cần phải xem lại hành vi của mình 13. Đàn ông cưỡng hiếp phụ nữ vì họ không thể kiềm chế ham muốn tình dục của mình. Thảo luận: Yêu cầu 1 vài học viên giải thích tại sao họ lại đồng ý hoặc không đồng ý với nhận định được đưa ra. Giảng viên sử dụng đáp án trong phụ lục để giải thích những ý nghĩa đằng sau từng nhận định: rất nhiều nhận định thể hiện những định kiến giới và lầm tưởng khiến nhiều người hiểu sai về nguyên nhân gây ra bạo lực giới và bạo lực gia đình. Giảng viên tóm tắt bài tập 2 • Những hiểu lầm về bạo lực giới thường xuất phát từ những quan niệm sai, những định kiến giới truyền thống về giá trị của nam giới và phụ nữ. • Những hiểu lầm này thường có hàm ý đổ lỗi cho nạn nhân hoặc đổ lỗi cho những yếu tố ngoại cảnh (như ruợu, nghèo, ít học) hoặc do cảm xúc (tức giận). Kết quả là những hiểu lầm này sẽ làm xao lãng sự chú ý tới việc người gây bạo hành phải chịu trách nhiệm về hành vi gây bạo hành của họ. • Bạo lực gia đình là một hành vi có chủ ý của người gây bạo hành nhằm kiểm soát và chứng tỏ hoặc nhằm có được quyền lực đối với nạn nhân. Người gây bạo hành sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, cùng với nhiều cách/mưu đồ có chủ ý hoặc có sự cưỡng ép, nhằm mục đích để người vợ hoặc người yêu của họ có hành vi ứng xử theo ý họ. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2