intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn thiết lập Ubuntu Studio 11.10 desktop

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

99
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết sau chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn thiết lập một Ubuntu Studio 11.10 desktop - sự thay thế chính thức cho Windows desktop, tức là tất cả các phần mềm mà chúng ta phải thực hiện trên máy tính chạy Windows đều có ở đây. Ưu điểm của Ubuntu Studio rất rõ ràng: cung cấp cho người dùng một hệ thống an toàn mà không có những hạn chế DRM (*), hoạt động tốt trên cả phần cứng cũ, và điều tuyệt vời nhất là hoàn toàn miễn phí. Lưu ý rằng Ubuntu Studio 11.10 sử...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn thiết lập Ubuntu Studio 11.10 desktop

  1. Hướng dẫn thiết lập Ubuntu Studio 11.10 desktop Trong bài viết sau chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn thiết lập một Ubuntu Studio 11.10 desktop - sự thay thế chính thức cho Windows desktop, tức là tất cả các phần mềm mà chúng ta phải thực hiện trên máy tính chạy Windows đều có ở đây. Ưu điểm của Ubuntu Studio rất rõ ràng: cung cấp cho người dùng một hệ thống an toàn mà không có những hạn chế DRM (*), hoạt động tốt trên cả phần cứng cũ, và điều tuyệt vời nhất là hoàn toàn miễn phí. Lưu ý rằng Ubuntu Studio 11.10 sử dụng Xfce là môi trường desktop mặc định (thay vì GNOME). Cách thiết lập Ubuntu Studio 11.10 có khác nhiều, nhưng đối với người dùng mới thì đây được xem là cách đơn giản nhất. 1. Một số lưu ý Để thay thế hoàn toàn Windows desktop, bạn cần cài đặt cho Ubuntu Studio desktop các phần mềm sau đây. Đồ họa:  GIMP – phần mềm miễn phí thay thế cho Adobe Photoshop  Shotwell Photo Manager – có đầy đủ tính năng quản lý ảnh chuyên nghiệp cho GNOME desktop  Google Picasa – Ứng dụng cho việc sắp xếp và chỉnh sửa ảnh kỹ thuật số. Internet:  Firefox  Opera  Chromium – Dự án trình duyệt mã nguồn mở của Google  Flash Player 10
  2.  FileZilla - phần mềm quản lý nguồn dữ liệu FTP client đa luồng  Thunderbird - email và tin tức client  Evolution – kết hợp e-mail, calendar, address book, và chức năng quản lý danh sách tác vụ.  aMule – ứng dụng chia sẻ tập tin  Transmission BitTorrent Client - Bittorrent client  Vuze - Java Bittorrent client  Empathy IM Client – tin nhắc client tức thời đa nền tảng  Skype  Google Earth  Xchat IRC - IRC client  Gwibber Social Client – tiểu blog client mã nguồn mở (Twitter, Facebook,...) Office:  LibreOffice Writer – thay thế cho Microsoft Word  LibreOffice Calc – thay thế cho Microsoft Excel  Adobe Reader  GnuCash – hệ thống sổ sách tài chính cá nhân, tương tự Quicken  Scribus – ứng dụng desktop publishing mã nguồn mở (DTP) Multimedia:  Amarok – trình chơi audio  Audacity – miễn phí, mã nguồn mở, nền tảng biên tập âm thanh kỹ thuật số  Banshee – trình chơi audio, có thể encode/decode (mã hóa/giải mã) nhiều
  3. định dạng và đồng bộ hóa nhạc với Apple iPod  MPlayer – trình chơi media (video/audio), hỗ trợ WMA  Rhythmbox Music Player – trình chơi audio, tương tự iTunes của Apple, hỗ trợ cho iPod  gtkPod – phần mềm tương tự iTunes củaApple, hỗ trợ iPod, iPod nano, iPod shuffle, iPod photo, và iPod mini  XMMS – trình chơi audio tương tự Winamp  dvd::rip – đầy đủ tính năng sao chép chương trình DVD  Kino – trình biên tập video kỹ thuật số miễn phí  Sound Juicer CD Extractor – công cụ trích xuất CD, hỗ trợ nhiều codec audio khác nhau  VLC Media Player – trình chơi media (video/audio)  RealPlayer – trình chơi media (chỉ có sẵn cho các hệ thống i386)  Totem – trình chơi media (video/audio)  Xine – trình chơi media, hỗ trợ nhiều định dạng; có thể chơi DVDs  Brasero – chương trình ghi đĩa CD/DVD  K3B - chương trình ghi đĩa CD/DVD  những Codec Multimedia khác Lập trình:  KompoZer – trình soạn thảo HTML WYSIWYG, tương tự Macromedia Dreamweaver, nhưng ít tính năng hơn  Bluefish – trình soạn thảo văn bản, phù hợp cho lập trình và các ngôn ngữ đánh dấu
  4.  Eclipse – nền tảng công cụ mở rộng và Java IDE Các phần mềm khác:  VirtualBox OSE- cho phép người dùng chạy bản Windows desktop cũ như một máy ảo trên Linux desktop, do đó bạn không hoàn toàn phải từ bo Windows  TrueType fonts  Java  Hỗ trợ Read-/Write cho những phân vùng NTFS  gDebi – gói cài đặt phụ thuộc  gedit – soạn thảo văn bản Rất nhiều ứng dụng cần thiết đã có sẵn trong kho của Ubuntu, một số khác được đóng góp bởi cộng đồng Ubuntu. Lưu ý rằng trên đây là các phần mềm đề cử, có một số trùng nhau về tính năng như phần mềm ghi đĩa Brasero với K3B... chúng tôi không khuyến cáo bạn cài đặt toàn bộ mà hãy chọn cho mình chương trình thân thiện nhất. Trong phần minh họa sau đây chúng tôi sử dụng username quantrimang. Bạn chú ý thay thế bằng một username của mình. 2. Cài đặt hệ thống cơ bản Bởi trình cài đặt Ubuntu Studio không có nhiều tùy chọn nên bạn có thể tiến hành một cách dễ dàng và không phải lo lắng nhiều về những sai sót. Tải về tập tin iso của Ubuntu Studio tại đây và ghi ra đĩa DVD. Sau đó khởi động lại máy tính để boot từ đĩa, lựa chọn ngôn ngữ của bạn:
  5. Tiếp theo chọn Install Ubuntu Studio:
  6. Chọn tiếp ngôn ngữ một lần nữa:
  7. Lựa chọn vị trí:
  8. Nếu bạn chọn sự kết hợp ít gặp giữa ngôn ngữ và vị trí của mình (chẳng hạn như ngôn ngữ là tiếng Anh nhưng vị trí là Mỹ), trình cài đặt có thể thông báo với bạn rằng không xác định được sự kết hợp này. Vì vậy phần locale bạn phải chọn thủ công, ví dụ en_US.UTF-8:
  9. Chọn kiểu keyboard (bạn sẽ được yêu cầu nhập vào một phím bất kỳ, và trình cài đặt sẽ tự động nhận dạng kiểu keyboard của bạn dựa trên phím được nhập vào) hoặc nhấn No để chọn thủ công:
  10. Sau đó quá trình cài đặt bắt đầu và tiến hành kiểm tra CD, phần cứng, cấu hình mạng với DHCP nếu có một DHCP server trong mạng:
  11. Bạn có thể chấp nhận hostname mặc định hoặc chỉ định một tên riêng của mình. Kiểm tra lại múi giờ của mình, nếu chính xác nhấn Yes để tiếp tục, còn không bạn nhấn No để chọn lại:
  12. Bây giờ cần tạo phân vùng cho ổ đĩa cứng của bạn. Để đơn giản chúng tôi sẽ tạo một phân vùng lớn và một phân vùng swap nhỏ. Ta chọn Guided - use entire disk. Tất nhiên bạn cũng có thể chọn theo ý muốn như sử dụng LVM.
  13. Chọn ổ đĩa muốn phân vùng:
  14. Khi được hỏi "Write the changes to disks?", chọn Yes.
  15. Sau đó phân vùng mới sẽ được tạo và định dạng. Và hệ thống cơ bản bắt đầu được cài đặt trên đó.
  16. Tạo một tài khoản người dùng:
  17. Bạn sẽ được hỏi có cần mã hóa private directory hay không, ở đây do không cần thiết nên chúng tôi chọn No: Tiếp theo chúng ta cấu hình các gói quản lý apt gets, để trống phần HTTP nếu không sử dụng proxy server để kết nối Internet.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2