intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng tiếp cận nghiên cứu khoa học cho sinh viên bằng tiến trình dạy học theo hướng phối hợp kiểu "thông báo - tái hiện" với kiểu "đặt vấn đề - giải quyết từng phần"

Chia sẻ: Danh Tuong Vi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

81
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết giới thiệu kết quả nghiên cứu việc định hướng hoạt động nhận thức các kiến thức và kỹ năng vật lý đại cương với tiếp cận nghiên cứu khoa học cho sinh viên bằng tiến trình dạy học theo hướng phối hợp kiểu "thông báo - tái hiện" với kiểu "đặt vấn đề - giải quyết từng phần". Để nắm nội dung mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng tiếp cận nghiên cứu khoa học cho sinh viên bằng tiến trình dạy học theo hướng phối hợp kiểu "thông báo - tái hiện" với kiểu "đặt vấn đề - giải quyết từng phần"

Tạp chí Khoa học-Công nghệ Thủy sản Số 2/2006<br /> <br /> Trường Đại học Thủy sản<br /> <br /> HƯỚNG TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO SINH VIÊN<br /> BẰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHỐI HỢP KIỂU “THÔNG BÁO - TÁI HIỆN” VỚI<br /> KIỂU “ĐẶT VẤN ĐỀ - GIẢI QUYẾT TỪNG PHẦN”<br /> TS. Lê Phước Lượng<br /> Khoa Khoa học Cơ bản, Trường Đại học Thuỷ sản<br /> Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu việc định hướng hoạt động nhận thức các kiến thức và kỹ<br /> năng vật lý đại cương với tiếp cận NCKH cho sinh viên bằng tiến trình dạy học theo hướng phối hợp<br /> kiểu"thông báo -Tái hiện" với kiểu "Đặt vấn đề - Giải quyết từng phần".<br /> I- MỞ ĐẦU<br /> Việc nghiên cứu và áp dụng các phương pháp<br /> dạy học (PPDH) mới vào thực tiễn dạy học luôn<br /> luôn là những vấn đề vừa mang tính thời sự vừa<br /> đáp ứng được yêu cầu thực tiễn dạy học của<br /> các nhà trường hiện nay. Tuy nhiên, hiện nay<br /> đang có nhiều quan niệm và tổ chức triển khai<br /> về hoạt động đổi mới, cải tiến PPdạy học với<br /> các thái cực khác nhau: hoặc là bảo thủ với các<br /> PPdạy học truyền thống hoặc là quá quan trọng<br /> hóa đối với các PPdạy học mới. Qua điều tra và<br /> tìm hiểu cụ thể về hoạt động dạy học môn Vật lý<br /> đại cương (VLĐC) nói chung và VLĐC(A1) nói<br /> riêng tại trường và một số trường đại học khác,<br /> chúng tôi nhận thấy: đa số các giảng viên chỉ<br /> dạy học theo các tiến trình dạy học (TTDH) cũ<br /> tức là chỉ sử dụng kiểu phương pháp “Thông<br /> báo - Tái hiện” thụ động truyền thống, không<br /> hoặc rất ít khi sử dụng hay kết hợp các kiểu<br /> PPDH khác, không có các thí nghiệm kể cả thí<br /> nghiệm minh họa, không sử dụng các biện pháp<br /> sư phạm tích cực khác... để nâng cao chất<br /> lượng dạy học (khảo sát ban đầu một số cán bộ<br /> quản lý, giảng viên, sinh viên ở ĐH Thuỷ sản,<br /> ĐH Đà lạt, ĐH Kỹ thuật Đà nẵng, ĐH Sư phạm<br /> Đà Nẵng, ĐH Khoa học Huế, ĐH Sư phạm<br /> Huế... thì hầu hết (92%) đều cho rằng: đây là<br /> thực trạng chung của hoạt động dạy học bộ môn<br /> VLĐC hiện nay). Ngoài ra, một số nơi các giảng<br /> viên lại “quá” mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng<br /> các PPDH mới, nhất là đối với việc sử dụng các<br /> thiết bị dạy học và công nghệ thông tin vào dạy<br /> học mà hiệu quả dạy học lại không cao, thậm<br /> chí đôi khi còn phản tác dụng đối với mục tiêu<br /> dạy học hiện nay.<br /> Để trả lời giả thuyết của đề tài: “Có thể vận dụng<br /> tổ chức định hướng hoạt động chiếm lĩnh tri<br /> thức của sinh viên bằng TTDH phối hợp giữa<br /> kiểu phương pháp “Thông báo-Tái hiện” với kiểu<br /> phương pháp “Đặt vấn đề - Giải quyết từng<br /> phần” để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn<br /> và giúp sinh viên tiếp cận với nghiên cứu khoa<br /> học (NCKH)” ?, chúng tôi đã đề xuất các TTDH<br /> cụ thể của VLĐC(A1) nhằm thử nghiệm để làm<br /> cơ sở so sánh và đánh giá chất lượng dạy học<br /> <br /> của các TTDH mới. Từ đó có kết luận xác đáng<br /> cho việc đổi mới, cải tiến PPDH bộ môn.<br /> Mục đích, yêu cầu chung đặt ra khi đề xuất các<br /> TTDH là:<br /> 1- Các TTDH mới nhằm để thực nghiệm sư<br /> phạm với suy nghĩ bước đầu góp phần đổi mới<br /> và cải tiến dạy học.<br /> 2- Các TTDH mới sẽ làm thay đổi PPDH diễn<br /> giảng truyền thống hiện nay.<br /> 3- Các TTDH mới được phân bố đều ở các nội<br /> dung dạy học phần cơ, nhiệt, điện, quang đồng<br /> thời phải đa dạng về thể loại, vừa lý thuyết vừa<br /> kết hợp bài tập...<br /> 4- Các TTDH mới nhằm từng bước dẫn dắt sinh<br /> viên biết chủ động, hăng hái tham gia tìm kiếm,<br /> giải quyết các “vấn đề” đặt ra; qua đó tăng<br /> cường ở họ các kiến thức, kỹ năng; đặc biệt là<br /> tăng cường các khả năng phân tích và tổng<br /> hợp.<br /> 5- Qua thảo luận các “vấn đề" giữa các sinh viên<br /> và các nhóm sinh viên, tính cộng tác tập thể và<br /> khả năng khám phá khoa học của họ được nâng<br /> cao; đồng thời kích thích được niềm say mê tự<br /> học và tiếp cận với NCKH của sinh viên.<br /> 6- Các TTDH mới góp phần đổi mới và nâng cao<br /> chất lượng dạy học môn VLĐC(A1).<br /> Căn cứ thực trạng dạy học môn VLĐC(A1) và<br /> các cơ sở, yêu cầu nêu trên, chúng tôi đã đề<br /> xuất thử nghiệm cải tiến PPDH môn VLĐC(A1)<br /> theo hướng: Tổ chức định hướng hoạt động<br /> chiếm lĩnh tri thức VLĐC(A1) của sinh viên<br /> bằng TTDH theo hướng phối hợp kiểu<br /> phương pháp “Thông báo - Tái hiện” với kiểu<br /> phương pháp “Đặt vấn đề - Giải quyết từng<br /> phần”<br /> II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> II.1. Phương hướng tổ chức định hướng<br /> hoạt động chiếm lĩnh tri thức Vật lý đại<br /> cương (A1)<br /> 1) Trong quá trình dạy học người giảng viên có<br /> vai trò quan trọng trong việc tổ chức, kiểm tra,<br /> định hướng hành động học tập của sinh viên<br /> theo một chiến lược dạy học hợp lý và có hiệu<br /> quả, sao cho sinh viên tự chủ xây dựng được<br /> kiến thức khoa học của mình, đồng thời từng<br /> bước phát triển năng lực nhận thức và tiếp cận<br /> NCKH của họ.<br /> <br /> 61<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thuỷ sản Số 2/2006<br /> <br /> 2) Phân biệt và vận dụng các kiểu định hướng<br /> khác nhau, tương ứng và phù hợp với mục tiêu<br /> học tập, rèn luyện khác nhau, đòi hỏi sinh viên<br /> hoạt động nhận thức với các trình độ khác nhau.<br /> Các tiêu chí về định hướng học tập của sinh<br /> viên là:<br /> a. Định hướng phải nhằm trúng mục tiêu kiến<br /> thức, kỹ năng sinh viên cần đạt.<br /> b. Định hướng phải phù hợp với con đường tiếp<br /> cận khoa học, phương pháp giải quyết vấn đề,<br /> nhiệm vụ đặt ra một cách hợp lý.<br /> c. Định hướng vừa sức và gây được động cơ<br /> thúc đẩy sinh viên hành động hiệu quả.<br /> d. Công cụ định hướng hành động đồng thời là<br /> phương tiện cho phép kiểm soát được hành<br /> động học tập, để có thể điều chỉnh, bổ sung định<br /> hướng học tập hiệu quả.<br /> 3) Dạy học theo các pha của TTDH giải quyết<br /> vấn đề<br /> Nhằm phát huy cao độ vai trò của sinh viên<br /> trong việc tự chủ xây dựng kiến thức, vai trò của<br /> giảng viên trong việc tổ chức tình huống học tập<br /> và định hướng hoạt động tìm tòi xây dựng tri<br /> thức của sinh viên; đồng thời phát huy vai trò<br /> tương tác xã hội (nhóm, lớp) đối với quá trình<br /> nhận thức của mỗi cá nhân sinh viên và giúp họ<br /> làm quen với quá trình xây dựng, bảo vệ cái mới<br /> trong NCKH chúng ta có thể thực hiện tiến trình<br /> dạy học theo các pha, phỏng theo tiến trình xây<br /> dựng, bảo vệ tri thức mới trong NCKH. Tiến<br /> trình dạy học giải quyết vấn đề này có thể được<br /> thực hiện theo các pha sau đây:<br /> Pha 1: Chuyển giao nhiệm vụ, bất ổn hóa tri<br /> thức, phát biểu vấn đề. Pha 2 : sinh viên hành<br /> động độc lập, tự chủ, trao đổi, tìm tòi giải quyết<br /> vấn đề. Pha 3 : Tranh luận, thể chế hóa, vận<br /> dụng tri thức mới.<br /> II.2. Biện pháp tổ chức định hướng và chương<br /> trình hóa hoạt động chiếm lĩnh tri thức Vật lý của<br /> sinh viên<br /> Để định hướng có hiệu quả, người giảng viên<br /> cần phải nắm vững và vận dụng một cách hợp lý<br /> công cụ định hướng bằng hệ thống các câu hỏi<br /> đề xuất vấn đề theo tiến trình khoa học xây<br /> dựng kiến thức mới có tác dụng thiết thực sau:<br /> 1. Câu hỏi kích thích sinh viên có nhu cầu kiến<br /> thức để giải quyết vấn đề.<br /> 2. Câu hỏi định hướng nội dung kiến thức cần<br /> xác lập.<br /> 3. Câu hỏi yêu cầu xác định giải pháp tìm tòi,<br /> xác lập kiến thức cần xây dựng, vận dụng.<br /> 4. Câu hỏi yêu cầu diễn đạt chính xác, cô đọng<br /> kiến thức xác lập được.<br /> 5. Câu hỏi yêu cầu vận dụng kiểm tra kiến thức<br /> đã xác lập.<br /> Tuỳ thuộc vào trình độ, năng lực của sinh viên<br /> chúng ta có thể chương trình hóa định hướng<br /> hoạt động nhận thức của sinh viên như sau:<br /> <br /> 62<br /> <br /> Trường Đại học Thuỷ sản<br /> <br /> 1. Khi tình huống đã tạo ra khiến sinh viên phải<br /> tự đặt câu hỏi: mối liên hệ nào chi phối mà từ đó<br /> sẽ suy ra lời giải đáp? Khi đó giảng viên đưa<br /> sinh viên tới tình thế lựa chọn, thúc đẩy họ lựa<br /> chọn mô hình có thể vận hành được, để rút ra<br /> lời giải.<br /> 2. Nếu lời giải đáp suy ra được từ mô hình của<br /> sinh viên không phù hợp với thực tế hoặc với<br /> kết quả quan sát, thí nghiệm; hoặc nếu sinh viên<br /> chưa có được lời giải đáp, vì chưa xác định<br /> được mô hình cần thiết, thì chính khi đó sinh<br /> viên ở vào tình thế không phù hợp, tình thế bất<br /> ngờ hoặc tình thế bế tắc. Khi đó, nó đòi hỏi sinh<br /> viên phải sửa đổi mô hình hoặc tìm một mô hình<br /> mới.<br /> 3. Nếu trường hợp sinh viên vẫn không vượt<br /> qua được khó khăn, không đưa ra được mô<br /> hình thích hợp để vận hành thì giảng viên có thể<br /> giúp đỡ họ bằng cách dẫn dắt họ tới tình thế<br /> phán xét. Khi đó, nó đòi hỏi sinh viên xem xét,<br /> thử hợp thức hóa các mô hình được giảng viên<br /> giới thiệu, gợi ý, để có thể bác bỏ mô hình<br /> không hợp thức và lựa chọn, chấp nhận mô hình<br /> hợp thức khác.<br /> 4. Nếu cuối cùng vẫn không có khả năng xác<br /> định được mô hình thích hợp thì giảng viên giúp<br /> đỡ sinh viên bằng cách giới thiệu cho họ mô<br /> hình thích hợp và sự hợp thức hóa mô hình đó.<br /> 5. Có thể tiếp tục tạo tình huống thứ cấp để sinh<br /> viên ở vào tình thế đối lập. Khi đó, nó đòi hỏi<br /> sinh viên bác bỏ quan niệm sai lầm (mô hình sai<br /> lầm) để củng cố tri thức (mô hình hợp thức)<br /> III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br /> III.1. Xây dựng các tiến trình dạy học vật lý đại<br /> cương (A1) theo hướng phối hợp kiểu phương<br /> pháp “Thông báo - Tái hiện” với kiểu phương<br /> pháp “Đặt vấn đề - Giải quyết từng phần”<br /> a- Các biện pháp thực hiện cho các TTDH<br /> học mới<br /> 1- Nội dung dạy học của các chủ đề được giảng<br /> dạy theo phương pháp tổ chức định hướng<br /> hành động chiếm lĩnh tri thức của TTDH “Đặt<br /> vấn đề - Giải quyết từng phần”.<br /> 2- Do hạn chế của thiết bị và thời gian dạy học<br /> trên lớp; đồng thời do sinh viên các lớp đầu<br /> khóa chưa quen với môi trường đào tạo mới nên<br /> để phù hợp với điều kiện thực tế của trường,<br /> chúng tôi đã lựa chọn và thiết kế các nội dung<br /> dạy học bằng các TTDH theo hướng kết hợp<br /> kiểu phương pháp “Thông báo - Tái hiện” với<br /> kiểu phương pháp “Đặt vấn đề - Giải quyết từng<br /> phần”.<br /> 3- Giảm thuyết trình, độc thoại một chiều của<br /> giảng viên, tăng cường sử dụng các thí nghiệm<br /> minh họa để đặt vấn đề và giải quyết vấn đề;<br /> hoặc giải quyết bài toán tổng hợp và có ứng<br /> dụng thực tế có liên quan đến nội dung dạy<br /> học; hoặc mở rộng, khái quát hóa một bài toán<br /> <br /> Tạp chí Khoa học-Công nghệ Thủy sản Số 2/2006<br /> <br /> nhận thức; hoặc giải bài tập có tính tổng hợp để<br /> củng cố, rèn luyện kỹ năng cho sinh viên.<br /> 4- Tổ chức phân nhóm học tập và thảo luận theo<br /> nhóm dưới sự điều khiển của các nhóm trưởng<br /> và giảng viên trên lớp hoặc ngoài lớp học để<br /> tăng cường khả năng tự học.<br /> b- Xây dựng các chủ đề dạy học cụ thể theo<br /> TTDH phối hợp giữa kiểu phương pháp<br /> "Thông báo - Tái hiện " với kiểu phương<br /> pháp " Đặt vấn đề - Giải quyết từng phần "<br /> Chúng tôi đã nghiên cứu và biên soạn được<br /> 6 TTDH theo hướng đổi mới nói trên. Sau<br /> đây chúng tôi xin minh họa tóm tắt một nội<br /> dung dạy học về “Các hiện tượng mặt ngoài<br /> của chất lỏng” theo TTDH phối hợp như sau:<br /> ♦ Mục đích, yêu cầu:<br /> Hiểu được các khái<br /> niệm, nguyên nhân gây nên áp suất phân tử,<br /> năng lượng mặt ngoài và sức căng mặt ngoài;<br /> hiểu và giải thích được các hiện tượng làm ướt<br /> và không làm ướt; biết vận dụng kiến thức để<br /> giải thích một số hiện tượng liên quan đến mặt<br /> ngoài chất lỏng.<br /> ♦ Biện pháp thực hiện: Sử dụng kiểu phương<br /> pháp “Thông báo - Tái hiện”, kết hợp suy luận,<br /> liên hệ thực tế, giải quyết vấn đề từng phần<br /> thích hợp; củng cố, rèn luyện bằng bài tập.<br /> * Nội dung “Áp suất phân tử”<br /> - Giảng viên khái quát một số kiến thức về chất<br /> lỏng bằng phương pháp “Thông báo - Tái hiện”<br /> truyền thống: đặc điểm của phân tử chất lỏng so<br /> với chất khí và chất rắn (gần nhau hơn, lực hút<br /> lớn hơn/chất khí, có thể tích riêng, dao động<br /> quanh vị trí cân bằng và dịch chuyển, lực hút<br /> giảm mạnh theo r; từ đó dẫn khái niệm mặt cầu<br /> bảo vệ)<br /> - Giảng viên đặt vấn đề - Giải quyết từng phần:<br /> - Giảng viên: yêu cầu sinh viên xét các lực của<br /> các phân tử chất lỏng tác dụng lên các phân tử<br /> A, B, C, trong một bình đựng chất lỏng với d ≤ R<br /> -10<br /> = 15. 10 m ?<br /> <br /> d<br /> <br /> •<br /> <br /> B<br /> <br /> •<br /> <br /> C<br /> <br /> •<br /> A<br /> - Sinh viên: Từ khái niệm mặt cầu tác dụng,<br /> phân tích và trả lời cho từng phân tử A, B, C:<br /> (Phân tử A: ở trong lòng chất lỏng nên lực hút<br /> đều cho mọi hướng. Phân tử B và C: lực hút<br /> không đều nên lực tổng hợp tác dụng lên chúng<br /> sẽ hướng vào lòng chất lỏng - Đó là nguyên<br /> nhân gây nên áp suất phân tử).<br /> <br /> Trường Đại học Thủy sản<br /> <br /> - Giảng viên kết luận: Áp suất gây bởi tổng các<br /> lực hút trên mặt chất lỏng, hướng vào chất lỏng<br /> - gọi là áp suất phân tử.<br /> - Giảng viên đặt vấn đề: Có thể đo áp suất phân<br /> tử của chất lỏng không?<br /> - Sinh viên: Có thể/Không thể. Gắn một áp kế<br /> để đo ?<br /> - Giảng viên: Không. Phân tích cho sinh viên<br /> thấy rõ lực tác dụng lên màng áp kế khi đo. Từ<br /> đó, kết luận: lực tổng hợp do các phân tử chất<br /> lỏng tác dụng luôn luôn hướng vào trong lòng<br /> chất lỏng mà không tác dụng vào thành bình<br /> chứa, nên ta không thể đo trực tiếp được áp<br /> suất phân tử của chất lỏng.<br /> * Nội dung “Năng lượng mặt ngoài của chất<br /> lỏng”<br /> - Giảng viên đặt các câu hỏi cho sinh viên tái<br /> hiện, suy luận từ kiến thức đã có:<br /> + Công để dịch chuyển các phân tử trong lòng<br /> chất lỏng (ví dụ phân tử A)?<br /> + Công để dịch chuyển các phân tử trong lòng<br /> chất lỏng ra mặt ngoài?<br /> - Yêu cầu sinh viên trả lời (Kiến thức sinh viên<br /> cần đạt): [Trong chất lỏng, lực hút tác dụng lên<br /> các phân tử gần như đều nhau theo mọi hướng<br /> nên lực tổng hợp bằng 0, do đó chúng dịch<br /> chuyển tự do trong lòng chất lỏng mà không cần<br /> phải cung cấp công (phân tử A). Để dịch chuyển<br /> phân tử từ trong lòng chất lỏng ra mặt ngoài cần<br /> tốn một công để thắng lực hút của các phân tử<br /> bên trong]<br /> - Giảng viên nêu các kết luận và sau đó:<br /> • Nêu tình huống vấn đề: Tại sao các giọt<br /> nước nhỏ lại có dạng hình cầu ?<br /> • Giải thích và tiên đoán: Để từng bước<br /> hướng dẫn sinh viên giải thích được vấn đề trên,<br /> giảng viên có thể lần lượt nêu các câu hỏi gợi ý:<br /> - Giảng viên: Các phân tử chất lỏng trên mặt<br /> ngoài chất lỏng có năng lượng không?<br /> - Sinh viên: Có. Vì các phân tử chất lỏng này có<br /> (kiến thức mong đợi):<br /> + Thế năng W t do công dịch chuyển nó từ<br /> trong ra ngoài biến thành.<br /> + Động năng W đ do nó chuyển động nhiệt hỗn<br /> loạn (như phân tử bên trong).<br /> - Giảng viên kết luận: do có thế năng lớn hơn so<br /> với các phân tử ở phía trong nó; do đó các phân<br /> tử mặt ngoài có năng lượng tổng cộng lớn hơn<br /> so với các phân tử phía trong. Phần năng lượng<br /> lớn hơn đó được gọi là năng lượng mặt ngoài<br /> của chất lỏng ∆E (nguyên nhân có năng lượng<br /> mặt ngoài).<br /> - Giảng viên: Mối quan hệ giữa năng lượng mặt<br /> ngoài với diện tích mặt ngoài ?<br /> - Sinh viên: Vì diện tích mặt ngoài ( ∆S ) tỷ lệ với<br /> số các phân tử mặt ngoài (n) nên năng lượng<br /> <br /> 63<br /> <br /> Trường Đại học Thuỷ sản<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thuỷ sản Số 2/2006<br /> <br /> mặt ngoài ( ∆E ) phải tỷ lệ thuận với diện tích<br /> mặt ngoài ( ∆S ).<br /> - Giảng viên nêu biểu thức về năng lượng mặt<br /> ngoài ∆E dựa trên mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa<br /> diện tích mặt ngoài ∆S với năng lượng mặt<br /> ngoài ∆E : ∆E = σ.∆S , với σ - là hệ số căng<br /> mặt ngoài của chất lỏng.<br /> • Thực nghiệm xác nhận: Sau đó, để tiếp tục<br /> gợi ý cho sinh viên suy nghĩ, giảng viên có thể<br /> kết hợp trình bày kết quả của các thí nghiệm<br /> thực tế sau đây:<br /> Thả các giọt dầu không tan, có cùng tỉ trọng vào<br /> trong dung dịch rượu, kết quả cho ta các giọt<br /> dầu hình cầu lơ lửng trong rượu; hoặc chọc<br /> thủng bên trong một vòng dây chỉ được thả<br /> trong một màng xà phòng, kết quả cho ta một<br /> vòng dây chỉ có dạng hình tròn sau khi đã ổn<br /> định (cân bằng bền). (giảng viên lưu ý: hình cầu<br /> và đường tròn trong toán học)<br /> - Sinh viên cần liên hệ từ biểu thức ∆E = σ.∆S<br /> để trả lời (Kiến thức mong đợi):<br /> + Các vật có cùng thể tích V thì hình cầu có diện<br /> tích mặt ngoài nhỏ nhất.<br /> + Diện tích mặt ngoài của chất lỏng cực tiểu<br /> Smin, thì năng lượng mặt ngoài sẽ cực tiểu<br /> ∆E min . Khi đó hệ chất lỏng (giọt nước nhỏ) có<br /> xu hướng cân bằng bền (ổn định). Do đó, các<br /> giọt nước nhỏ trên có dạng hình cầu.<br /> Nếu sinh viên chưa trả lời được thì giảng viên có<br /> thể gợi ý bằng cách liên hệ với hệ cơ học ở<br /> trạng thái cân bằng bền (giống như giọt nước hệ chất lỏng ở trên) khi thế năng của nó đạt đến<br /> cực tiểu, từ đó suy luận cho câu trả lời ở trên.<br /> • Thể chế hóa kiến thức: giảng viên kết luận:<br /> Năng lượng mặt ngoài của chất lỏng tỷ lệ với<br /> diện tích mặt ngoài của nó ( ∆E = σ.∆S ). Đối<br /> với các giọt nước nhỏ (khối lượng nhỏ) sẽ ở<br /> trạng thái cân bằng khi ∆E min tức khi diện tích<br /> mặt ngoài cực tiểu ∆Smin và lúc này mặt ngoài<br /> của nó phải có dạng mặt cầu.<br /> • Vận dụng kiến thức:<br /> - Giảng viên nêu câu hỏi cho sinh viên: giọt<br /> nước lớn không có dạng hình cầu ? Và yêu cầu<br /> các nhóm sinh viên thảo luận sau đó cho đại<br /> diện các nhóm trả lời để đạt được kết quả suy<br /> luận theo nội dung của bài học.<br /> - Giảng viên có thể gợi ý để hướng sinh viên đi<br /> đến kết luận (kiến thức cần đạt được ở sinh<br /> viên):<br /> + Khi kích thước tăng lên thì thể tích V tăng<br /> nhanh (R3) còn diện tích mặt ngoài của nó tăng<br /> chậm hơn (R2 ).<br /> + Thế năng Wt của vật trong trường hấp dẫn<br /> biến thiên theo kích thước nhanh hơn so với<br /> năng lượng mặt ngoài. Do đó, giọt nước nhỏ thì<br /> năng lượng mặt ngoài ∆E chiếm ưu thế, còn<br /> <br /> 64<br /> <br /> giọt nước lớn do tác dụng của lực hấp dẫn<br /> mạnh hơn nên nó sẽ bẹt ra và sẽ không có dạng<br /> hình cầu nữa. Khi khối chất lỏng lớn thì mặt<br /> thoáng sẽ nằm ngang.<br /> - Giảng viên cho bài tập về nhà, các nhóm sinh<br /> viên trao đổi để củng cố kiến thức như sau:<br /> Có nhiều (n) giọt nước nhỏ đường kính d1 tụ lại<br /> thành một giọt nước lớn có đường kính d2. Hệ<br /> số căng mặt ngoài của nước là σ , khối lượng<br /> riêng của nước là ρ và nhiệt dung riêng của<br /> nước là c. Hỏi: + Quá trình đó toả nhiệt hay thu<br /> nhiệt ? Hãy tìm biểu thức để tính năng lượng đó<br /> ? + Biểu thức xác định độ tăng nhiệt độ của giọt<br /> nước đó ?<br /> * Nội dung “Sức căng mặt ngoài của chất lỏng”<br /> - Giảng viên sử dụng kiểu phương pháp “Thông<br /> báo - Tái hiện” kết hợp với trao đổi, suy luận:<br /> Từ biểu thức ∆E = σ.∆S và nguyên lý thế năng<br /> cực tiểu suy ra chất lỏng luôn có xu hướng thu<br /> hẹp diện tích mặt ngoài để biến đổi đến trạng<br /> <br /> r<br /> <br /> thái cân bằng. Vậy lực tác dụng ( F ) nào đã làm<br /> thay đổi ∆S ?<br /> M<br /> <br /> φ<br /> F<br /> <br /> l<br /> ∆x<br /> N<br /> <br /> Chúng ta nghiên cứu thí nghiệm sau (chuẩn bị<br /> sẵn thí nghiệm, giảng viên mô tả):<br /> + Màng chất lỏng giới hạn bởi khung giây thép,<br /> có thanh MN di động được.<br /> + Xét quá trình màng chất lỏng biến đổi từ trạng<br /> thái chưa cân bằng đến cân bằng. Giảng viên<br /> yêu cầu các nhóm sinh viên suy nghĩ, phán đoán<br /> để trả lời các nội dung sau :<br /> <br /> r<br /> <br /> Mô tả hiện tượng quá trình xẩy ra?, Lực F ? ,<br /> Năng lượng biến đổi như thế nào?, Suy ra lực<br /> <br /> r<br /> r<br /> F ?, Đặc điểm của lực tác dụng F (phương?<br /> <br /> chiều? độ lớn?).<br /> - Đại diện cho các nhóm sinh viên trả lời.<br /> - Giảng viên chỉnh lý và kết luận chung về sức<br /> căng mặt ngoài của chất lỏng.<br /> - Giảng viên cho các bài tập để củng cố và vận<br /> dụng kiến thức, ví dụ như:<br /> Một ống mao dẫn có đường kính φ = 1mm . Hỏi<br /> khối lượng m của giọt nước bằng bao nhiêu thì<br /> nó không bị rơi xuống ?<br /> Yêu cầu sinh viên phải (Kiến thức mà sinh viên<br /> cần đạt được):<br /> <br /> Trường Đại học Thủy sản<br /> <br /> Tạp chí Khoa học-Công nghệ Thủy sản Số 2/2006<br /> <br /> Phân tích các lực tác dụng lên giọt nước ? Lực<br /> tác dụng tổng hợp ? Phân tích phương, chiều<br /> của từng lực ? Điều kiện giọt nước không rơi ?<br /> ( FC ≥ P ∏ 2πR.σ ≥ mg ⇒ m ≤ 2πR.σ = πφσ )<br /> <br /> g<br /> <br /> g<br /> <br /> - Kết thúc phần sức căng mặt ngoài chất lỏng,<br /> giảng viên có thể nêu câu hỏi cho các nhóm sinh<br /> viên trao đổi và thảo luận (ngoài lớp) để tăng<br /> cường khả năng phân tích và tổng hợp cũng<br /> như khả năng tự học ở họ như: Hiện tượng một<br /> chiếc kim khâu có bôi dầu (không ướt) nổi ở trên<br /> mặt nước? Giải thích? Hiện tượng đổ nước qua<br /> tấm lưới nhỏ, nước không chảy qua được? Giải<br /> thích?<br /> * Nội dung” Hiện tượng làm ướt và không làm<br /> ướt”<br /> Với kiến thức sinh viên đã có, giảng viên sử<br /> dụng kiểu phương pháp “Thông báo - Tái hiện”<br /> kết hợp với các lập luận logíc để dạy học:<br /> - Giảng viên: + Đưa một vài ví dụ về hiện tượng<br /> một chất lỏng làm ướt và không làm ướt một vật<br /> rắn (sinh viên thí nghiệm giọt nước làm ướt tấm<br /> thuỷ tinh mà không làm ướt lá môn).<br /> <br /> F lk<br /> φ<br /> <br /> x<br /> F rk ∆ l<br /> <br /> Y<br /> <br /> F rl<br /> <br /> + Khi nghiên cứu hiện tượng trên các mặt phân<br /> cách với các môi trường khác nhau thì năng<br /> lượng mặt<br /> ngoài của một chất lỏng phụ thuộc vào những<br /> yếu tố nào ? (loại chất lỏng? chất bao bọc chất<br /> lỏng?).<br /> + Xét một hệ các phân tử chất lỏng (giọt nước)<br /> tiếp xúc với chất rắn và chất khí theo sơ đồ sau<br /> đây:<br /> <br /> r r<br /> <br /> r<br /> <br /> Với Frl , Frk và Flk là các lực căng mặt ngoài của<br /> môi trường rắn - lỏng, rắn - khí và lỏng - khí lên<br /> đoạn nhỏ ∆ l .<br /> - Giảng viên: Điều kiện để phân tử chất lỏng ở<br /> ∆ l nằm cân bằng ?<br /> - Sinh viên: Tổng hợp các lực căng lên chúng<br /> theo phương mà chúng có thể chuyển động<br /> được (phương xy) phải bằng 0,<br /> tức là:<br /> <br /> r<br /> r r<br /> Frk + Frl + Flk = 0<br /> <br /> - Giảng viên: Yêu cầu sinh viên viết phương<br /> trình cân bằng ở dạng đại số và rút ra điều kiện<br /> <br /> về góc mép ? ( cos φ =<br /> của cos φ là<br /> <br /> σ rk − σ rl với điều kiện<br /> σ lk<br /> <br /> cos φ ≤ 1 ).<br /> <br /> - Giảng viên: Các trường hợp nào mà hệ chất<br /> lỏng này không cân bằng ?<br /> - Sinh viên: Trái với điều kiện cân bằng trên tức<br /> là cos φ > 1 ⇒ σ rk − σ rl > σ lk ⇒ dẫn đến hai<br /> trường hợp:<br /> +<br /> <br /> σ rk > σ rl + σ lk :<br /> <br /> Khi đó, ứng với góc nhỏ<br /> <br /> r<br /> nhất của φ là 0, Frk vẫn lớn hơn tổng của hai lực<br /> <br /> kia và làm cho chất lỏng chảy loang ra mãi trên<br /> vật rắn (sự dính ướt toàn phần).<br /> o<br /> + σ rl > σ rk + σ lk : Khi đó, góc φ có đạt 180 thì<br /> <br /> r<br /> Frl vẫn lớn hơn tổng hai lực kia và làm cho chất<br /> <br /> lỏng co lại mãi cho tới khi mặt tiếp xúc thu về<br /> một điểm - giọt chất lỏng coi như tách khỏi vật<br /> rắn (sự không dính ướt toàn phần).<br /> o<br /> o<br /> - Giảng viên: Trong thực tế thì 0 < φ < 180 ,<br /> <br /> φ nhọn ta có hiện tượng dính ướt một<br /> phần, còn khi φ tù ta có hiện tượng không dính<br /> nên khi<br /> <br /> ướt một phần.<br /> - Giảng viên: Yêu cầu các nhóm sinh viên vận<br /> dụng kiến thức để trao đổi và giải thích một số<br /> hiện tượng trong thực tế sau đây (bài tập về nhà<br /> cho sinh viên, nhóm sinh viên thảo luận):<br /> Mặt thoáng chất lỏng (nước) không vuông góc<br /> với thành bình nhỏ tại nơi tiếp xúc ? Giọt nước<br /> tròn trên lá cây (lá môn)? Tay ướt lau vào len<br /> hay lụa thì khó khô ?<br /> III. 2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm<br /> Chúng tôi đã thực nghiệm sư phạm trên 2 lớp<br /> sinh viên của khóa 46 khoa Cơ khí (46DL-lớp<br /> thực nghiệm, 46 CT-lớp đối chứng theo phương<br /> pháp chọn mẫu tương đương) theo TTDH mới<br /> đề xuất và bước đầu thu được kết quả sau đây:<br /> 1. Đánh giá định tính: thăm dò sự đáp ứng của<br /> các sinh viên lớp thực nghiệm cho thấy: đa số<br /> sinh viên (87%) lớp thực nghiệm rất hứng thú<br /> với các TTDH mới và cho rằng thông qua các<br /> TTDH mới với việc trao đổi nhóm, sinh viên chủ<br /> động hơn trong việc chiếm lĩnh kiến thức, thông<br /> hiểu kiến thức một cách sâu sắc và đặc biệt là<br /> quen dần với hoạt động NCKH.<br /> 2. Đánh giá định lượng: sử dụng phần mềm<br /> SPSS 10.0 và Excel để xử lý bài kiểm tra của<br /> lớp đối chứng và lớp thực nghiệm cho thấy:<br /> điểm trung bình X của lớp thực nghiệm cao<br /> hơn so với lớp đối chứng một cách có ý nghĩa<br /> về mặt thống kê theo các số liệu sau đây:<br /> <br /> 65<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2