intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Huyền diệu A Man

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

71
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cho con hỏi: Gần đến đồi A Man chưa vậy bác? - Cứ đi bộ hết con đường mòn này, đến ngã ba queọ phải, vòng qua sau lưng nhà dân, đi thẳng lên dốc, thấy mấy đám keo và bạch đàn xanh tốt, đó là đồi A Man cháu ạ! - Cụ già ngồi đan giỏ bậu ân cần chỉ lối. Rồi cụ nhỏ giọng “Con gái con lứa một mình lên đồi mộ Hời* hoang vắng ấy làm gì chứ!” Trà My cười: - Dạ, con cảm ơn! Con lên đó đi thực tế ạ! Nơi đây có...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Huyền diệu A Man

  1. Huyền diệu A Man TRUYỆN NGẮN CỦA THU HỒNG - Cho con hỏi: Gần đến đồi A Man chưa vậy bác? - Cứ đi bộ hết con đường mòn này, đến ngã ba queọ phải, vòng qua sau lưng nhà dân, đi thẳng lên dốc, thấy mấy đám keo và bạch đàn xanh tốt, đó là đồi A Man cháu ạ! - Cụ già ngồi đan giỏ bậu ân cần chỉ lối. Rồi cụ nhỏ giọng “Con gái con lứa một mình lên đồi mộ Hời* hoang vắng ấy làm gì chứ!” Trà My cười: - Dạ, con cảm ơn! Con lên đó đi thực tế ạ! Nơi đây có đền chùa gì không bác? Cụ cười vui giọng pha chút tự hào: - Thì ra đây là nhà nghiên cứu! Tuy An là quê hương lịch sử lâu đời có đấu tích đền Hời, có chùa Phật Pháp, ngoài kia có dinh Trấn Biên chúa Nguyễn Phúc Vinh từ đầu thế kỷ XVII*,… hiện nay vẫn nổi tiếng với gốm làng Quảng Đức truyền thống, sắc phong vua quan đủ cả cháu à! My không ngờ mình hên, bỗng nhiên gặp được người am tường, cô vui vẻ nắm bàn tay chai sạm của bác ấy thầm cảm ơn: - Bác nhiệt tình quá! Cho con gởi chiếc xe ở đây nha bác, con sẽ lên đồi A Man trước rồi đến đền chùa sau ạ! - Ừ, để đó bác giữ cho! Trà My cứ nhắm hướng tay chỉ của cụ mà thẳng tiến. Con đường mòn cứ quanh co sau luỹ tre xanh, đỏ ối hoa trang và vàng sậm hoa ổi tàu. Không gian dần mở ra trước mắt thật hoang sơ thoáng đãng khác hẳn với vẻ tấp nập sầm uất của một thị trấn cách đó không xa. Càng đi độ dốc càng cao, My phải cắm cúi để khỏi vấp vào những hòn sỏi và đá dăm cản lối. Cô vừa đi vừa cô ý chờ đợi hắn, cái tay “khỉ gió” này làm gì mà giờ này
  2. chưa xuất hiện? Hôm qua anh ta còn tuyên bố hùng hồn: “ A sẽ đón E ngay chỗ ngã ba đường vào Lò Gốm, rồi mình vòng qua con đường mòn dưới đồi A Man gởi xe đi bộ lên đồi!... Xong việc buổi trưa minh đi gành Đá Dĩa tham quan luôn há!”. Chết tiệt! Sao lại có người mau quên như thế! Hay hắn là con ma làng Hứa? Tại sao mình lại tin lời một gã lãng tử như hắn chứ? Thật là lẩn thẩn khi cả tin lời nói suông! Định bỏ mặc người ta hả, lỡ như bị rắn cắn, sói bắt, cọp vồ, “ma” rượt thì sao? Nghĩa địa hoang trên đồi cao mà, ai biết trước chuyện gì…Thật là ghét hắn quá đi! *** Chuyến chu du bắt đầu từ cuộc gọi hôm qua “Trà My ơi! E sẽ hứng thú với đề tài mới lạ nếu E theo A đến một nơi!”. My nghiêm giọng “Tôi là người không thích đùa! Nhưng không lẽ lại từ chối một lời đề nghị nghiêm túc, vậyA đưa tôi đến nơi nào?”, “ Ai dám đùa! A đến đồi A Man để nghiên cứu E thích thì đi cùng, không thì thôi!”. My đổi giọng thân thiện: “Wou! Nơi đó E đã nghe và muốn đến, hơn 500 ngôi mộ cổ, đấu ấn thời kỳ hoàng kim của người Việt khu vực dinh Trấn Biên của tổng trấn Nguyễn Phúc Vinh cùng huyền thoại về nàng quận chúa có sắc dẹp khuynh thành; hay bí ẩn tộc người Chăm nơi vùng đất An Thạch ? Hoá ra đây là thương cảng sầm uất xưa kia bên cầu Ngân Sơn hạ nguồn con sông Kỳ Lộ thơ mộng! Này,A thật sự đã đến nơi đó? ”, “ Dân Sử mà, cổ kim đều biết tuốt!”, “Chảnh thấy ớn!”, rồi hắn chỉ vẽ, rồi hắn ân cần “ Đi sớm cho mát nhé, nhớ đem theo đồ điểm tâm!…” Dốc càng lúc càng cao, ba lô con cóc trên vai đồ ăn nước uống và võng dù chừng vài kg mà nặng cứ như hàng tạ. Thôi được, giải quyết là xong chứ gì! Vừa giận vừa đói, My “sực phàm” hai ổ bánh mì kẹp thịt và nửa chai nước suối hết vèo trong chớp mắt. Thế là nhẹ gánh! Con đường trước mắt lên nghĩa địa hoang chỉ có một mình cô đi, My thấy hơi ớn lạnh nhưng biết làm sao được vì vừa mới hôm qua đây thôi My nói với hắn ta: “Thời đại mới rồi, con gái cũng có thể xông pha độc hành trên con đường chinh phục và chiếm lĩnh tri thức!”. My tự an ủi “ Mình nói thế thì phải thực hiện, trách hắn sao được, lẽ nào lại quay về!? Và cô nàng tiếp tục băng đồi, nhịp chân bước song hành cùng ý nghĩ “tự tin, chiến thắng !”. Khi đôi chân My mỏi nhừ cũng là lúc hàng trăm ngôi mộ cổ hiện ra trước
  3. mắt với kiến trúc đẹp và lạ kiểu yên ngựa, kiểu mái nhà, kiểu mai rùa, kiểu tháp sen,.. Ánh nắng ban mai soi chiếu những búp sen quá khổ lấp lánh như có màu hồng toả rạng. Những chiếc mộ mai rùa với những hoa văn, hoạ tiết lạ lẫm. những góc mộ mái vút cong… Chúng được những người thợ kỳ công gọt giũa thành tác phẩm nghệ thuật tinh xảo, tồn tại hơn 400 năm nay giữa khu đồi im vắng này, mặc cho gió sương, mặc thăng trầm lịch sử những ngôi mộ ấy vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt”. Đáng nể thật! Gió từ biển thổi lên, những vòm lá chành rành, những bụi gai mắt mĩu khe khẽ đung đưa. Từng đàn chim bay về đậu trên đỉnh Hòn Tượng để chiêm bái một nơi linh thiêng, kỳ bí trong một buổi sớm mai tinh khiết phảng phất hơi sương! My đến gần các ngôi mộ, hầu hết còn nguyên trạng nhưng sao trên những tấm bia to lớn được chạm khắc kỳ công lại không có chữ nào để lưu lại danh tánh cả. Mà hay thật, không tuổi không tên như thế, số lượng thi nhiều, không biết các tiền nhân phân biệt mộ người thân thế nào nhỉ? Một dấu hỏi lớn đặt ra đây là những ngôi mộ người Việt hay người Chăm? Còn chất liệu nữa, có phải là từ sự pha trộn vỏ lá cây chành rành, mật mía và sò vôi biển như mình từng đọc đâu đó không nhỉ?... Giá mà có tay Thạc sĩ ấy thì hay biết mấy, mình sẽ hỏi cả 100 câu cho hắn trả lời đuối luôn! …A ta giờ nơi đâu? ***
  4. Đứng trên đồi cao, Trà My quan sát toàn cảnh khu đồi, quả là đắc địa! Thế núi, sông, biển, đồng bằng liên hoàn. Cô hướng về phía đông, tưởng tượng về một thời quá vãng: những chiếc thuyền ngoài xa mũi hướng về biển cả mênh mông, những chuyến hàng thổ cẩm, gốm sứ từ đây sẽ thẳng hướng vào nam đến Cù Huân, Ma Văn, Phan Rí... ra bắc ghé Thi nại, Kim Bồng, Thu Xà, Hội An*... hoặc xa hơn thế nữa, hứa hẹn những cuộc phiêu lưu kỳ thú của những vị khách lãng mạn từ các nước phương xa đến bằng con đường du lịch. Cô hướng về phía Tây Nam, ngược dòng song, hàng hoá sẽ đến với Xuân Phước, Kỳ Lộ và đến với đại bản doanh khu đền tháp đồi Cây Da, u Đại Hàn* ở Hà Bằng. Từ xa, những chiếc thuyền buồm nâu đang lắc lư đón gió mới reo vui hoà với niềm
  5. vui của chủ nhân chúng trong lễ hội Katê nơi khu đền tháp AMan. Nhưng rồi, cô thoáng chạnh lòng “Hậu bối của người xưa giờ nơi đâu?” Bỗng chốc, My mơ màng, hình như vẳng lại tiếng gọi đò nhặt khoan bên kia cầu Lò Gốm… Một giọng phụ nữ ấm áp sau lưng My: - Công chúa Mjami! Hãy đội tanrak* và đeo 22 chiếc vòng này dự hội đi ạ, mọi người đang chờ bước chân cô! - Công chúa nào? Mình hả? Cái gì M-ja-mi, mình là Trà My mà! Liệu có gì liên quan giữa Mjami và Trà My? Vú già cúi chào: - Thưa, tôi về trước, nhờ cận vệ đưa công chúa về ngay ạ! - Vâng, tôi sẽ đưa cô ấy về bây giờ! – Chàng cận vệ có nước da ngăm đôi mắt sáng trong, gương mặt chữ điền (trông giống như chàng Vinh) hơi cúi đầu nghiêm giọng và đưa tay mời My – Về thôi công chúa! Tiếng nhạc rộn rã, tiếng trống Ba-ra-nưng, tiếng kèn Sa-ra-nai êm ái, tạo âm sắc lễ hội Ka-tê độc đáo, linh thiêng. Các chàng trai tinh nguyên trong lễ phục màu trắng, các cô gái mặc áo truyền thống với nhiều màu sặc sỡ trắng, đỏ, xanh, vàng và đeo hoa tai có đính tua vải màu đỏ, đeo nhiều còng tay, nhẫn vàng xinh xắn, họ còn choàng lên vai, vắt chéo qua ngang ngực và lưng một dãi băng ngang, trên đó có dệt 36 loại hoa văn đẹp mắt, thể hiện nét độc đáo tài hoa của người dệt thổ cẩm Chăm. My xuýt xoa “Không ngờ dưới chân ngọn đồi A Man này là cả một trầm tích lịch sử!” Và cô chú ý vào đôi chân trần, đôi mắt vũ nữ Apsara thật linh hoạt, thật yêu kiều. Đầu các cô đội bình nước bằng gốm hoa mà động tác vẫn uyển chuyển, dịu dàng. Lần lượt các điệu Đoa phụ, chàm rông, múa quạt cứ làm cho các chàng trai phải đắm đuối, mê say… Vú già đứng cạnh nhắc My: - Đến lượt con múa rồi đó, Mjami! - Đến lượt con? Dạ…!
  6. My cố gắng từng động tác để thực hiện bài múa nhưng sao chẳng giống các cô vữ nữ lúc nãy gì cả. Cô nhớ mình đã từng ở trong đội văn nghệ trường Đại học nhưng điệu múa Đoa phụ điêụ nghệ này là chưa tập Mồ hôi mồ kê túa ra vì mọi người đang dán mắt vào mình. Lúng túng, Mjami vấp phải cái gì đó chân nam đá chân chiêu, làm rơi chiếc bình xuống đất… Vấp gì thế nhỉ? My nhìn kỹ “Đúng rồi, mình vấp phải rễ cây bạch đàn, té đau điếng!”. Cô trở về thực tại, tiếc nuối khung cảnh lễ hội Katê! Đôi chân mày My nhíu lại cong như hình dấu hỏi “ Vì sao? ai cho phép dân trồng cây lấy gỗ chi chit quanh mộ cổ vô tội vạ nơi yên nghĩ nghìn thu của người quá cố như thế?! Đây không chỉ là một nghĩa trang đơn thuần mà còn là một di tích lịch sử, đánh dấu nền văn minh một thời của nhân loại!” Cô đau xót nghĩ “Cứ cái kiểu hàng triệu cây bạch đàn, cây keo trồng mới, lớn lên, rồi máy cưa xe kéo ào ào đến chặt hạ, cây hàng vài chục mét cứ ngã nghiêng đè lên mộ, hết lứa này rồi đến lứa sau… khu mộ sẽ nát như tương! Lại còn rác thải, lò bể , bóng điện hư ngầy ngày trút giận vào giữa những ngôi mộ bị lõm sâu bởi thời gian hay do bọn đào trộm tìm “kho báu”…Thế đấy, những đôi mắt phiền não, những nếp nhân xiên chéo, những lằn ngang lằn dọc quanh thân người quá cố do rễ cây bạch đàn và cây keo đâm vào nhức nhối.. Một sự xáo trộn, một sự tàn phá. Khủng khiếp! Những ngôi mộ đồi A Man không lên tiếng? Có đấy! Họ đang kêu cứu! *** Vinh nhìn thấy My mắt nhắm nghiền, mồ hôi còn đọng trên vầng trán, A hoảng hốt: - Trời ơi, nãy giờ mãi lo ghi chép ở khu mộ chính, A vẫn nhìn thấy E nhưng chưa kịp qua đó thôi! Sorry, thật là..! Mệt sao không gọi? Tiếng My thì thầm: - Cận vệ! Ta có duyên với nơi này, Nếu ngươi có đến đây lần nữa alô nhé! Cười cười nói nói thế này, hay cô ta bị “nhập”, Vinh nắm tay My : - Đừng làm A sợ nha!
  7. Cô nàng vẫn mơ màng môi nhoẻn cười hy vọng: - Gió xuân năm nay về sớm hơn thì phải. Hãy tin đi mùa xuân lại về với A Man! Con cháu họ sẽ về thăm tổ tiên đấy, hứa hẹn sẽ có nhiều đóng góp cho quê hương mình tươi đẹp hơn! Ừ mà sao nơi này không phải là một khu du lịch di tích nổi tiếng khi liên kết với Đá Đĩa, đèo Cù Mông, đầm Ô Loan nối liền với Vũng Lắm, Bãi Bàu hữu tình sông nước nhỉ,...? Hẳn khi đó A Man sẽ là tour không “đụng hàng” với các điểm du lịch khác trên toàn quốc và thế giới! Mây nước và cảnh sắc thật hoang sơ kỳ bí quả thật say đắm lòng người! Thật là thích quá đi! Vinh khẽ nâng đầu My, hơi thở cô nhẹ nhàng: - Thì ra cô nương này quá nhập tâm với thực tế. E hãy ngủ một tí và thả hồn mình bay bổng cùng với đôi cánh tưởng tượng diệu kỳ! My choàng tỉnh, có cảm giác bàn tay ai đó thật nhẹ nhàng vuốt những sợi tóc loà xoà trước trán làm lay động trái tim cô. Yên ả quá, chỉ có tiếng gió thoảng đưa hương hoa quế! Ồ, lại có tiếng gì đó như tiếng lá non reo cùng tiếng hát khẽ đồng vọng - thoáng rộn ràng, thoáng dịu êm, hình như cánh cửa mùa xuân vừa hé mở! _____________ Hời: tên gọi khác của người Chăm Cầu Lò Gốm, đồi A Man: Thuộc xã An Thạch – Tuy An – Phú Yên. Tanrak: Khăn đội đầu của người Chăm Múa Đoa phụ : điệu múa đội bình nước của người Chăm Katê: Lễ hội Katê hay còn gọi là Tết của người Chăm Cảng Thu Xà: Thương cảng lớn ở Quảng Ngãi thế kỷ trước Cảng Hội An: Thương cảng lớn ở Quảng Nam. Đồi Cây Da, u Đại Hàn ở Hà Bằng: Thuộc xã Xuân Sơn Nam – Đồng Xuân – Phú Yên.
  8. Khu đền A Man: Thuộc khu đất chùa An Thạch hiện nay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2