intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kể chuyện làm giàu cho nông dân: Phần 1

Chia sẻ: Mucnang555 Mucnang555 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:164

10
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách "Nông dân kể chuyện làm giàu" được biên soạn được sự chung sức, chung lòng của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp lãnh đạo, trong đó có những đóng góp to lớn, thiết thực của các tấm gương nông dân điển hình, xuất sắc trong các lĩnh vực của ngành nông nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 dưới đây!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kể chuyện làm giàu cho nông dân: Phần 1

  1. HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN Chủ tịch Hội đồng Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương TRẦN THANH LÂM Phó Chủ tịch Hội đồng Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật VŨ TRỌNG LÂM Thành viên NGUYỄN HO I ANH PHẠM THỊ THINH NGUYỄN ĐỨC T I TỐNG VĂN THANH 2
  2. 4
  3. LỜI NH XUẤT BẢN Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và phục vụ xuất khẩu, nước ta từ nước có nền nông nghiệp lạc hậu vươn lên trở thành một nước có nền nông nghiệp hàng hóa, có vị trí quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Dưới tác động của đại dịch Covid-19, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn có những điểm sáng, năm 2022 có tới 7 nhóm mặt hàng của ngành nông nghiệp có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD gồm cà phê, gạo, cao su, hạt điều, tôm, rau quả, gỗ và sản phẩm gỗ, qua đó nông nghiệp khẳng định vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế. Kết quả trên là sự chung sức, chung lòng của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp lãnh đạo, trong đó có những đóng góp to lớn, thiết thực của các tấm gương nông dân điển hình, xuất sắc trong các lĩnh vực của ngành nông nghiệp. Cuốn sách Nông dân kể chuyện làm giàu bao gồm 62 bài viết về một số tấm gương nông dân điển hình, năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế, dám nghĩ, 5
  4. dám làm, nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách, mạnh dạn tìm hướng đi mới trong sản xuất để vươn lên làm giàu cho gia đình, làm giàu cho quê hương, có tác động lan tỏa, khích lệ, động viên các hội viên nông dân khác học tập và làm theo, nhất là trong việc áp dụng khoa học - kỹ thuật mới vào quá trình canh tác, sản xuất... Họ chính là những biểu tượng đẹp của hàng triệu nông dân trên cả nước đang ngày đêm sản xuất, kinh doanh, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới. Trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc! Tháng 9 năm 2023 NH XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 6
  5. I. TRỒNG TRỌT TRỞ TH NH TỶ PHÚ NHỜ TRỒNG BƯỞI DA XANH TRÊN VÙNG ĐẤT ĐỎ BAZAN Anh Lầu Sy Nịp, dân tộc Nùng Thôn 5, xã Long Bình, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước Táo bạo trong sản xuất, kinh doanh để vươn lên làm giàu Kinh nghiệm trồng sầu riêng, điều và cam, quýt, bưởi đều có chi phí đầu tư cao, năng suất không ổn định và hiệu quả thấp, anh Lầu Sy Nịp băn khoăn, trăn trở tìm tòi cho hướng đi mới trong sản xuất, kinh doanh. Qua tìm hiểu, anh nhận thấy trồng bưởi da xanh cho năng suất từ 30 đến 35 tấn/ha, giá bán ổn định từ 25.000 đến 30.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu được gần 200 triệu đồng/ha. Từ đó, anh quyết định chuyển đổi 20 ha điều và 5 ha sầu riêng, thay thế bằng cây bưởi da xanh. 7
  6. Anh học hỏi kinh nghiệm của các nông dân trong và ngoài tỉnh, nhất là các vùng chuyên canh cây bưởi như Bến Tre, Đồng Nai... để áp dụng vào trồng và chăm sóc vườn cây của gia đình. Năm 2017, toàn bộ diện tích gần 30 ha bưởi da xanh của gia đình anh đã được cấp có thẩm quyền công nhận là mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Ngoài ra, anh còn đứng ra vận động các hộ dân tham gia hợp tác xã trồng bưởi da xanh lấy tên là Hợp tác xã bưởi da xanh Hồng Nịp do anh làm Giám đốc. Hợp tác xã bưởi da xanh Hồng Nịp ngày càng có nhiều thành viên tham gia với tổng diện tích trên 60 ha. Để có điều kiện hỗ trợ nhau về vốn, giống, kỹ thuật và đầu ra ổn định cho sản phẩm, gia đình anh đã bán cây giống với hình thức trả chậm cho các hội viên nông dân trong xã, hỗ trợ cây giống cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn, muốn phát triển cây bưởi da xanh. Với cương vị là Giám đốc Hợp tác xã bưởi da xanh Hồng Nịp, anh đã trao đổi và thống nhất cùng các hội viên trong hợp tác xã là phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, bảo đảm sản phẩm bưởi da xanh đạt tiêu chuẩn, xây dựng thương hiệu uy tín, chất lượng, thúc đẩy phát triển bền vững, xây dựng thành vùng nguyên liệu đủ lớn hướng đến xuất khẩu trực tiếp sang nước ngoài. 8
  7. Hiệu quả kinh tế từ mô hình sản xuất Đến năm 2022, gần 30 ha bưởi da xanh cho năng suất bình quân từ 30 đến 40 tấn/ha, với giá bán bình ổn từ 25.000 đến 30.000 đồng/kg, mỗi năm gia đình anh thu về không dưới 6 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm dài hạn cho 28 lao động với mức lương 9 triệu đồng/người/tháng và hàng chục lao động thời vụ, công nhật bình quân 250.000 đồng/1 ngày. Hằng năm, anh còn cung cấp ra thị trường hàng nghìn cây bưởi giống, bảo đảm chất lượng. Không những sản xuất, kinh doanh giỏi, anh còn rất tích cực tham gia đóng góp cho các quỹ hội, công tác từ thiện, sát cánh cùng địa phương thực hiện công tác an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới. Với những nỗ lực phấn đấu không ngừng trong lao động sản xuất, kinh doanh của bản thân và những đóng góp trên cương vị là giám đốc hợp tác xã nông nghiệp, đồng thời là một hội viên nông dân có trách nhiệm với cộng đồng, anh đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen và được nhận danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2020”. 9
  8. “CÁNH CHIM ĐẦU Đ N” PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC Anh Lê Minh Sang Xã Tân Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương Trồng bưởi da xanh, bưởi đường lá cam cho năng suất cao Năm 2003, bén duyên với trái bưởi, anh Sang quyết định mua cây giống bưởi da xanh và bưởi đường lá cam về trồng. Ban đầu, trên diện tích gần 4.000 m2, anh trồng khoảng 120 cây bưởi. Khoảng 3 năm sau, vườn bưởi bắt đầu thu hoạch lứa trái bói đầu tiên, anh thu được 150 triệu đồng, đây là số tiền rất lớn với người nông dân như anh lúc bấy giờ. Niềm vui được mùa thôi thúc, anh quyết định mở rộng diện tích sản xuất. Diện tích hơn 10 ha vườn trồng của gia đình đều được chuyển sang trồng bưởi. Thời gian đầu việc cải tạo đất cũng gặp không ít khó khăn, nhưng với ý chí và nghị lực mạnh mẽ, 10 ha đất sau đó đều phủ một màu xanh ngát, bưởi cho trái xum xuê. 10
  9. Nhờ sự thành công từ mô hình trồng bưởi của anh Sang, nhiều hộ gia đình trong ấp cũng rủ nhau chuyển đổi cây trồng. Anh luôn tích cực động viên anh em, bạn bè, người quen trong vùng cùng làm và tận tình chia sẻ, hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm sóc loại cây có múi này. Năm 2015, khi Nhà nước có chủ trương xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác, Hợp tác xã Tân Mỹ đã được thành lập do anh Sang làm đại diện theo pháp luật. Hiệu quả kinh tế từ mô hình sản xuất Tính đến nay Hợp tác xã Tân Mỹ có 22 thành viên với tổng diện tích 62 ha, tổng vốn điều lệ 4 tỷ đồng. Hợp tác xã đang trồng các loại bưởi da xanh, bưởi đường lá cam, các loại cam và dưa lưới. Đời sống của thành viên được nâng lên rõ rệt nhờ giá bán sản phẩm chứng nhận VietGAP ổn định. Việc áp dụng các giải pháp thực hành nông nghiệp tốt khiến chất lượng sản phẩm được nâng cao, môi trường được cải thiện, mối quan hệ cộng đồng được gắn bó hơn. Tổng doanh thu trung bình hằng năm của hợp tác xã đạt hơn 13 tỷ đồng, giải quyết lao động tại nông thôn từ 30 người trở lên, thu nhập bình quân 8 triệu đồng/người/tháng. Sản phẩm chủ lực của Hợp tác xã Tân Mỹ vẫn là trái bưởi. Trung bình, mỗi tháng hợp tác xã bán ra thị trường khoảng 50-60 tấn bưởi. Năm 2021, 11
  10. sản phẩm bưởi da xanh của hợp tác xã đã đạt chứng nhận OCOP 4 sao cấp tỉnh. Hiện tại, Hợp tác xã Tân Mỹ đang nỗ lực hoàn thiện, đáp ứng các tiêu chuẩn để lấy chứng nhận OCOP 5 sao cấp quốc gia. Anh Sang cho biết, tại Hợp tác xã Tân Mỹ, nguồn vật tư đầu vào giá thấp được phân bổ lại cho các thành viên, không thu lợi nhuận. Trong quá trình chăm sóc, thành viên nào có cách làm hay thì phổ biến ra toàn hợp tác xã để mọi người cùng nhau học hỏi. Hợp tác xã có trách nhiệm thu mua và đảm bảo đầu ra ổn định cho các thành viên trong hợp tác xã, tính toán sao cho xã viên bán hàng cho hợp tác xã luôn được giá tốt hơn so với bán cho thương lái. Cũng nhờ vậy mà ngay cả trong đại dịch Covid-19, các thành viên Hợp tác xã Tân Mỹ vẫn sống khỏe. Không chỉ là giám đốc hợp tác xã giỏi giang, năng động, anh Sang và gia đình luôn đi đầu trong các hoạt động xã hội do địa phương phát động, vận động các thành viên hợp tác xã góp phần xây dựng nông thôn mới, ủng hộ lắp đặt đèn chiếu sáng năng lượng, camera an ninh với số tiền 20 triệu đồng; hằng năm, ủng hộ Quỹ Hỗ trợ nông dân xã Tân Mỹ với số tiền 4 triệu đồng. Từ niềm đam mê và khát khao vươn lên làm giàu chính đáng, anh Lê Minh Sang đã trở thành một trong 100 gương “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2022”. 12
  11. “SỐNG KHỎE” NHỜ BƯỞI DA XANH AN TO N Anh Huỳnh Văn Hoàng, dân tộc Chơ Ro Ấp Ruộng Tre, xã Bảo Quang, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai Chuyển đổi mô hình cơ cấu cây trồng, chuyển sang trồng bưởi da xanh theo mô hình chuyên canh Anh Hoàng cho biết, khu vườn của gia đình anh trước đây chủ yếu trồng tiêu, sau nhiều năm mất giá, thu nhập không được bao nhiêu. Năm 2005, gia đình anh mạnh dạn chuyển một phần đất sang trồng cây có múi (cam, quýt, bưởi). Không chỉ chăm sóc tỉ mỉ, anh Hoàng còn tích cực học hỏi kỹ thuật canh tác nên vườn cây ăn quả ngày càng xanh tốt và sai quả. Việc đầu tư có lãi, được Phòng Kinh tế thành phố Long Khánh tạo điều kiện tham gia học các lớp khuyến nông, kỹ thuật trồng trọt theo diện ưu tiên thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời được chính quyền ủng hộ, khuyến khích chuyển đổi mô hình cơ cấu cây trồng, gia đình anh 13
  12. đã quyết tâm chặt bỏ vườn cà phê để chuyển sang trồng bưởi da xanh theo mô hình chuyên canh. Sau khi được tham quan học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất an toàn, anh đã áp dụng phương pháp sản xuất theo hướng hữu cơ, bảo đảm chất lượng, giữ gìn môi trường xanh, sạch. Anh hạn chế sử dụng phân, thuốc hóa học, ưu tiên dùng phân bón hữu cơ, phân vi sinh cho cây bưởi. Anh Hoàng chia sẻ, trong quá trình canh tác, anh chú trọng lựa chọn cây giống tốt, áp dụng các kỹ thuật công nghệ vào chăm sóc và phòng trị sâu bệnh kịp thời trên cơ sở kết hợp giữa kinh nghiệm và hướng dẫn khoa học. Gia đình anh Hoàng có gần 3 ha đất vườn chuyên canh bưởi da xanh an toàn, áp dụng công nghệ vào hệ thống tưới tiêu, bón phân bằng hệ thống điều khiển tự động qua điện thoại thông minh. Do đó, vườn bưởi của anh luôn tươi tốt, cho năng suất cao, giá bưởi da xanh những năm qua ổn định nên kinh tế gia đình luôn phát triển. Thấy được hiệu quả từ mô hình chuyên canh bưởi da xanh an toàn, anh Hoàng đã vận động bà con đồng bào Chơ Ro cũng như nông dân trong xã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển sang mô hình trồng bưởi da xanh an toàn. Anh tích cực đứng ra chuyển giao, hướng dẫn kỹ thuật và chia sẻ kinh nghiệm, áp dụng công nghệ vào thâm canh giống cây trồng hiệu quả này cho bà con. Anh Hoàng đã cùng lãnh đạo Hội Nông dân xã Bảo Quang vận động, tập hợp các nhà vườn trồng bưởi da xanh tham gia 14
  13. Tổ hợp tác bưởi da xanh. Theo anh chia sẻ, tham gia vào tổ hợp tác là cơ hội để các thành viên học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất an toàn, bảo đảm hiệu quả trong mỗi mùa vụ. Tổ hợp tác cũng giúp vị thế của các hộ sản xuất cao hơn trong việc đàm phán tiêu thụ sản phẩm. Cũng từ đó, ở xã Bảo Quang đã hình thành nên Tổ hợp tác bưởi da xanh an toàn, do anh Hoàng làm Tổ trưởng. Hiện nay, Tổ hợp tác chuyên canh bưởi da xanh an toàn của anh đã mở rộng diện tích khoảng 100 ha, với 16 thành viên, trở thành một trong những tổ hợp tác có diện tích trồng bưởi da xanh lớn nhất nhì ở thành phố Long Khánh. Anh đã trực tiếp phối hợp với Hội Nông dân xã và các đơn vị liên quan mở 01 lớp đào tạo nghề trồng bưởi, tổ chức 6 buổi hội thảo phân bón cây trồng cho các tổ viên và hội viên nông dân; chủ động kết nối với các doanh nghiệp để hỗ trợ tiêu thụ bưởi cho hội viên, nông dân trên địa bàn... Hỗ trợ hàng chục tấn phân bón, cây giống, con giống cho các hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên ổn định cuộc sống. Hiệu quả kinh tế từ mô hình sản xuất Trung bình mỗi năm, gia đình anh thu hoạch khoảng 75 tấn bưởi. Sau khi trừ các chi phí, anh thu lãi hơn 1,5 tỷ đồng/năm. Trong 3 năm (2018, 2019, 2020) anh mạnh dạn đăng ký tham gia hội thi vườn cây kiểu mẫu trong Lễ hội trái cây Long Khánh do Ủy ban nhân dân thành phố Long Khánh tổ chức, trong đó 02 năm đạt giải nhì, năm 2020 đạt giải nhất. 15
  14. Với tinh thần và trách nhiệm của một hội viên nông dân, anh Hoàng đã tích cực vận động được 58 triệu đồng để lắp đặt camera và đèn chiếu sáng, 40 triệu đồng để cứng hóa bê tông và trồng hoa trên các tuyến đường, tham gia đóng góp 50 triệu đồng vào Quỹ an sinh, Quỹ phúc lợi, Quỹ vì người nghèo. Hàng tuần tích cực tham gia và vận động hội viên nông dân trong ấp phát cỏ, trồng hoa, làm cảnh quan ở nông thôn ngày càng văn minh, sạch, đẹp, góp phần xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Anh Huỳnh Văn Hoàng là tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi, không chỉ trong đồng bào dân tộc Chơ Ro, mà còn là tấm gương tiêu biểu của thành phố Long Khánh. Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũng như nhanh nhạy bắt kịp xu thế thị trường, áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, đến nay mô hình bưởi da xanh an toàn của gia đình anh Huỳnh Văn Hoàng trở thành địa chỉ uy tín để các đoàn đến tham quan và học tập kinh nghiệm. Anh Huỳnh Văn Hoàng được công nhận là Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương, giai đoạn 2015-2019 và vinh dự được Ủy ban nhân dân tỉnh, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng Bằng khen. 16
  15. THU NHẬP HƠN 300 TRIỆU ĐỒNG/NĂM TỪ MÔ HÌNH TRỒNG CHANH KHÔNG HẠT Anh Lâm Xuân Phát Xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng Hộ gia đình tiên phong trồng chanh không hạt Trước đây, gia đình anh Phát trồng cà phê và một số loại cây trồng ngắn ngày nhưng hiệu quả không cao. Trong một lần về thăm quê ở Long An, thấy cây chanh không hạt phát triển tốt, cho năng suất cao, gia đình anh đã mua hơn 50 cây giống về trồng thử nghiệm. Sau 2 năm chăm sóc, cây chanh phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đã cho thu hoạch vụ đầu tiên, bán được giá. Vườn chanh được anh đầu tư hệ thống tưới phun nên tiết kiệm được nước tưới và công chăm sóc. Phân bón cho cây chanh là NPK 16-16-8 (dùng khi thu hết đợt trái, trung bình 1-1,5 kg/gốc chia làm 4 lần bón/4 đợt trái) và phân Yara 12-11-18 (lúc hình thành trái non để giúp trái đẹp, bóng bẩy, nhiều nước). Bên cạnh đó, để giúp phục hồi cây, 17
  16. anh sử dụng thêm phân hữu cơ Fertiplus 65 OM bón quanh gốc (bao 25 kg bón cho 40 - 50 gốc chanh). Để phòng trừ sâu bệnh, anh dùng thuốc trừ rầy sinh học của Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời và quét Ridomil Gold 68WP lên thân cây để phòng trừ nấm thân, nấm phấn trắng... Hiệu quả kinh tế từ mô hình sản xuất Vườn chanh không hạt bạt ngàn có diện tích 1,7 ha được anh trồng từ năm 2017 có 850 gốc. Sau 24 tháng cho thu hoạch ổn định, năng suất trung bình 60-70 kg/cây/năm (có cây đạt 100 kg/ năm). Chanh không hạt trái to, vỏ mỏng, vị chua và thơm nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Thị trường tiêu thụ chính là xuất đi các siêu thị và các chợ bán lẻ. Với giá trung bình 8.000-10.000 đồng/kg (mùa khô lên đến 22.000-25.000 đồng/kg), sau khi trừ chi phí đầu tư và công chăm sóc, vườn chanh mang lại thu nhập hơn 300 triệu đồng/năm. Ông Ko Să K' Rim - Chủ tịch Hội Nông dân xã Liêng Srônh cho biết: “Hiện trên địa bàn xã có trên 25 ha diện tích chanh không hạt, trồng thuần hoặc trồng xen trên diện tích cà phê để tăng thêm thu nhập. Cây chanh không hạt được đánh giá rất phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở Liêng Srônh. Vì vậy, trong thời gian tới, Hội Nông dân xã sẽ tiến hành khảo sát và triển khai rộng rãi trong hội viên nông dân, khuyến khích bà con trồng xen trong vườn cà phê năng suất thấp để tăng thu nhập”. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2