intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

kể chuyện về kim loại: phần 1 - nxb khoa học và kỹ thuật hà nội

Chia sẻ: Phuc Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:132

103
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

phần 1 "kể chuyện về kim loại" của tác giả x.i. venetxki do nxb khoa học và kỹ thuật hà nội ấn hành gôm các nội dung sau: nhẹ nhất trong số các kim loại, kim loại của kỷ nguyên vũ trụ, con của đất, bạn đường muôn thủa của sắt,... mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: kể chuyện về kim loại: phần 1 - nxb khoa học và kỹ thuật hà nội

Kể chuyện về kim loại<br /> Tác giả: X.I. Venetxki<br /> Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br /> <br /> Mục Lục:<br /> Cuốn sách ‘Kể chuyện về kim loại’ 2<br /> Lời tựa của nhà xuất bản Mir 2<br /> Li - Nhẹ nhất trong số các kim loại 4<br /> Be - Kim loại của kỷ nguyên vũ trụ . 9<br /> Mg - Kim loại “dễ phát khùng” . 15<br /> AL- “Bạc” lấy từ đất sét 21<br /> Ti - Con của đất 29<br /> V- “VITAMIN V” . 36<br /> Cr - Chữ “X” bí ẩn . 41<br /> Mn - Bạn đường muôn thủa của sắt 47<br /> Ni - “Con quỷ đồng” . 53<br /> Cu - Đã từng thay thế đá . 61<br /> Zr – “Trang phục” của những thanh urani 79<br /> Nb - Thứ bốn mươi mốt 84<br /> Mo - Bạn đồng minh của sắt 89<br /> Ag - Kim loại của mặt trăng . 96<br /> Sn - “Cứng” mà lại… mềm .. 104<br /> Ta- Sinh trưởng trong đau khổ . 110<br /> W - Kẻ cho ta ánh sáng . 114<br /> Pt - Sau ba lần khóa . 120<br /> Au – “Vua của các kim loại” – kim loại của các vua . 126<br /> Hg – “Nước bạc” . 136<br /> Pb - Kẻ diệt trừ đế chế La Mã . 142<br /> U - Nhiên liệu của thế kỷ XX .. 148<br /> <br /> <br /> <br /> Cuốn sách ‘Kể chuyện về kim loại’<br /> <br /> Tác giả của cuốn sách này là X.I. Venetxki. Qua mỗi chương, với vô số các mẩu chuyện lý<br /> thú, và gần gũi với thực tế, tác giả kể cho chúng ta nghe bằng cách nào người ta tìm ra các<br /> kim loại, đã kỳ công tinh chế chúng ra sao, con đường mà mỗi kim loại xâm nhập vào đời<br /> sống, sự đổi ngôi của chúng, cũng như những đặc tính hữu ích và mới mẻ của chúng dưới<br /> vỏ ngoài của các hiện tượng kỳ lạ, huyền bí.<br /> <br /> Dẫn dắt qua các câu chuyện, X.I. Venetxki đã biến một trong lĩnh vực khô khan “khó<br /> nuốt” nhất thành một đề tài cuốn hút, dễ nhớ mà không hề dùng tới những mô hình hay<br /> công thức phức tạp có nguy cơ khiến bạn đọc rối trí. Và khi đóng trang sách lại, bạn đọc<br /> còn nhớ câu chuyện về bà chủ trọ keo kiệt với những miếng thịt ôi đã bị liti vạch mặt ra<br /> sao, hay những vị khách ức đến phát khóc trong bữa tiệc của hoàng đế Pháp Napoleon III,<br /> vì không được dùng loại thìa nhôm sang trọng, thì ấy là X.I. Venetxki đã thành công.<br /> <br /> Kể chuyện về kim loại dẫu được viết ra cách đây hơn một thập kỷ, nhưng nội dung của nó<br /> vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn và mới mẻ cho đến tận ngày nay.<br /> <br /> Bản tiếng Việt mà chúng tôi giới thiệu sau đây được dịch bởi Lê Mạnh Chiến, Nhà xuất<br /> bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, và Nhà xuất bản Mir, 1989. Trong sách, các tên riêng<br /> và địa danh được phiên âm ra tiếng Việt (nhưng lần dùng đầu tiên được viết bằng tiếng<br /> Anh), vì thế, chúng tôi giữ nguyên cách phiên âm này.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Lời tựa của nhà xuất bản Mir<br /> <br /> Kể từ ngày thời kỳ đồ đá chuyển giao lại quyền hành của mình sang cho thời đại đồ đồng,<br /> các kim loại đã phục vụ con người một cách trung thành, giúp con người xây dựng và<br /> sáng tạo, khắc phục thiên tai, khám phá các bí mật của thiên nhiên, chế tác ra các cơ cấu<br /> và máy móc tuyệt diệu.<br /> <br /> Gheor Agricôla (Georg Agricola) - nhà tư tưởng người Đức ở thế kỷ XVI, tác giả của<br /> nhiều công trình về luyện kim, đã từng nhấn mạnh vai trò to lớn của kim loại trong cuộc<br /> sống của chúng ta. Trong tác phẩm “Về ngành mỏ và luyện kim”, ông đã viết: “Con người<br /> sẽ không thể làm gì nếu không có kim loại…, nếu không có kim loại thì hẳn con người đã<br /> phải kéo lê kiếp sống thảm hại và ghê tởm nhất giữa bầy dã thú. Hẳn là người ta đã phải<br /> quay về với những hạt dẻ và những quả táo quả lê mọc dại trong rừng, phải ăn cỏ và rễ<br /> cây, phải dùng móng tay đào bới cho mình những cái hang để lấy chỗ ban đêm chui vào<br /> nằm, còn ban ngày thì lang thang hết chỗ này chỗ nọ trong các chốn rừng rậm và đồng<br /> hoang chẳng khác gì những con dã thú. Bởi vì lối sống như thế hoàn toàn không xứng<br /> đáng với trí tuệ con người - món quà quý nhất mà thiên nhiên ban cho, nên lẽ nào lại có<br /> người ngu ngốc và gàn dở đến nỗi không đồng ý rằng, kim loại thật cần tiết cho việc ăn<br /> mặc và nói chung là để duy trì cuộc sống cho con người?”<br /> <br /> Nhà bác học vĩ đại M.V.Lomonosov cũng đánh giá rất cao ý nghĩa của kim loại đối với sự<br /> phát triển của xã hội loài người. Trong cuốn “Mấy lời bàn về lợi ích của hóa học”, ông đã<br /> viết: “Kim loại tạo nên vẻ đẹp và sự bền vững cho các đồ dùng quan trọng và cần thiết<br /> trong xã hội… Kim loại bảo vệ chúng ta trước sự tấn công của kẻ thù, các con tàu nhờ có<br /> kim loại mà trở nên cứng vững và được chằng buộc bởi sức mạnh của kim loại để lướt<br /> trên sóng biển trước những trận cuồng phong dữ dội. Kim loại làm cho đất đai trở nên phì<br /> nhiêu; kim loại giúp chúng ta trong việc săn bắt các loại động vật trên cạn và dưới nước để<br /> nuôi sống chúng ta… Nói tóm lại, không một lĩnh vực nghệ thuật nào, không một nghề<br /> thủ công đơn giản nào lại có thể tránh được việc sử dụng kim loại”.<br /> <br /> Thế giới kim loại thật hấp dẫn và vô cùng phong phú. Trong số các kim loại có những thứ<br /> là người bạn đã lâu của con người: đồng, sắt, vàng, bạc, chì, thiếc, thủy ngân. Tình bạn<br /> này đã có từ hàng ngàn năm nay. Song cũng có những kim loại mà con người chỉ mới<br /> quen biết trong vòng mấy chục năm gần đây.<br /> <br /> Tình chất của các kim loại thật kỳ lạ và đa dạng. Chẳng hạn, thủy ngân không bị đông<br /> cứng ngay cả ở ba mươi độ âm, còn vonfram thì không sợ những cuộc vây hãm nóng bỏng<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2