intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kế sách giữ nước thời Lý-Trần _38

Chia sẻ: Nguyen Quynh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

80
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau vua là khối quý tộc, quan lại - tầng lớp thượng lưu trong bậc thang xã hội, trong đó, đại đa số là giới quý tộc tôn thất, nắm giữ tất cả những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kế sách giữ nước thời Lý-Trần _38

  1. Kế sách giữ nước thời Lý-Trần
  2. Sau vua là khối quý tộc, quan lại - tầng lớp thượng lưu trong bậc thang xã hội, trong đó, đại đa số là giới quý tộc tôn thất, nắm giữ tất cả những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. Dưới triều Lý, các hoàng tử, thân vương và công chúa được phong nhiều chức tước cao và được giao những trọng trách, nhất là trong lĩnh vực quân sự, như các chức đô thống, đại nguyên soái, đại tướng chỉ huy các đạo quân viễn chinh, phụ trách cấm binh bảo vệ kinh thành, có quyền xét xừ các vụ trọng án hoặc đi trấn trị ở các địa phương quan trọng. Các vương hầu được phái đi trấn trị, kiểm soát các châu, lộ chủ yếu, bảo đảm sụ trung thành về mặt chính trị của các địa phương đối với triều đình trung ương. Đối với các châu miền núi xa xôi, kể cả các vùng có các tộc người thiểu số, nhà Lý đã dùng chính sách “nhu viễn”, ràng buộc về hôn nhân, gả các công chúa (như Khâm Thánh, Thiên Dung, Bình Dương, Chiêu Thành, Trường Minh... ) rồi phong tước cho các tù trưởng địa phương. Những phò mã này đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp vua bảo vệ vùng biên giới. Phò mã Thân Cảnh Phúc có công lớn trong cuộc chiến tranh chống xâm lược Tống lần thứ hai. _______________________________________ 1. Từ nhất phẩm đến cửu phẩm, gồm chín bậc, có “chánh” và “tòng”, ví dụ chánh nhất phẩm, tòng nhất phẩm xuống đến chánh cửu phẩm tòng cửu phẩm. 2. Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1242 “các xã, sách thì đặt chức đại, tiểu tư xã, từ ngũ phẩm trở lên là đại tư xã, từ lục phẩm trở xuống là tiểu tư xã. Có người kiêm 3, 4 xã; cùng xã chính, xã sử, xã giám gọi là xã quan”Sđd, t.II, tr. 18-19. 3. Đại Việt sử kí toàn thư, Nxb Sử học, Hà Nội, 1967, t.I, tr. 145. 4. Sđd, t.I, tr. 158.
  3. 5. Đại Việt sử kí toàn thư, Sđd t.I, tr. 257 6. Việt sử lược. Nxb Văn-Sử-Địa, Hà Nội. 1960. tr. 152. 7. Đại Việt sử kí toàn thư, sđd, t.II, tr. 81 Dưới triều Trần, bộ máy quan lại được tổ chức quy củ và có hệ thống hơn triều Lý, gồm hai bộ phận quan trong (ở trung ương) và quan ngoài (ở địa phương). Tầng lớp quý tộc, tôn thất phát triển hơn và thể hiện rõ vai trò của mình trong sự nghiệp giúp vua giữ nước. Các vương hầu nhà Trần, ngoài việc nắm giữ những chức vụ chủ chốt ở triều đình, còn được phân phong đi trấn trị các vùng trọng yếu. Vương hầu có quyền lực lớn ở vùng mình trấn trị. Họ còn được phân phong thái ấp có phủ đệ và được tồ chức đội quân riêng. Lúc bình thường họ sống ở phủ đệ, lúc hữu sự họ về kinh đô. Sử thần Ngô Sĩ Liên chép: chế độ nhà Trần, vương hầu đều ở phủ đệ riêng tại các hương, khi có triều yết thì về kinh, xong việc lại trở về phủ đệ. Như Quốc Tuấn ở Vạn Kiếp (Hải Hưng), Thủ Độ ở Quắc Hương (Mỹ Lộc, Nam Hà), Quốc Chẩn ở Chí Linh (Hải Hưng)... Đến lúc vào triều làm tể tướng mới thống lĩnh tất cả việc thiên hạ...”1. Các vương hầu quý tộc thời Lý - Trần được quyền trấn trị ở các địa phương, có thái ấp, điền trang và quân đội riêng. Yếu tố phân tán còn tồn tại trong xã hội phong kiến thời Lý - Trấn, nhưng nó luôn luôn bị hạn chế bởi tính chất xã hội cùng với những chính sách ràng buộc của nhà nước tập quyền. Vương hầu có quyển thừa ấm, tức kế tiếp được phong tước, nhưng không được tập chức. Họ không được quyền kế thừa thái ấp. Về nguyên tắc, ruộng đất ở thái ấp là quốc hữu, do nhà nước mà đại diện là vua quản lý. Trong nước, đại bộ phận ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước, giao cho làng xã quản lý, sử dụng, có nhiệm vụ nộp tô thuế. Như vậy xu hướng tập quyền là xu hướng chủ đạo,
  4. mạnh mẽ trong xã hội thời Lý - Trấn. Chế độ phong kiến Lý - Trần mang đậm tính dân tộc chịu ảnh hưởng của lễ nghi phong kiến phương Bắc, nhưng tính chuyên chế chưa cao, khoảng cách giữa vua và tôi, giữa quý tộc và bình dân chưa thật lớn. Lối sống trong sinh hoạt chốn triều đình còn thể hiện tính dân chủ của cộng đồng. Trần Thánh Tông cho phép các vương hầu, tôn thất xong buổi chẩu vào trong cung điện và lan đình, cùng nhau ăn uống; hoặc khi tối trời không về thì đặt gối dài, chăn rộng cùng nghỉ liền giường với nhau, để tỏ tình thân ái; chỉ khi có lễ lớn, tân khách hay yến tiệc, mới phân biệt ngôi thứ.... Hoặc như Trần Quốc Tuấn đã từng nói với các tướng sĩ: “Lúc trận mạc thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà thì cùng nhau vui cười”. Điểu đó chứng tỏ sự đổng tâm, hòa thuận trong nội bộ chính quyền, làm tăng thêm sức mạnh của vương triều tạo điều kiện cố kết nhân tâm trong cả nước, nhất là khi cần huy động quân đội của các vương hầu quý tộc Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Năm Nguyên Phong (đời Trần Thái Tông), giặc Nguyên sang cướp, vương hầu đều đem gia hầu và hương bỉnh, thổ hào sung vào đội quân cần vương; việc biến năm Đại Định2, vương hầu lại đem dân thôn trang sắm sửa nghi trượng để đón vua mới. Như thế, chế độ nhà Trần cũng làm tăng thêm được sức mạnh của cái thế “duy thành”, bảo vệ nhà nước”3. Nhìn chung, tầng lớp quý tộc thời Lý - Trần là một đẳng cấp xã hội trẻ, đang độ phát triển. Xu hướng cát cứ của quý tộc chưa phải là hiện tượng phổ biến. Sự đối lập trong nội bộ chính quyền hoặc sự đối kháng giai cấp lúc đó chưa cao. Đặc điểm này đã tạo nên một không khí chính trị lành mạnh trong giới cầm quyền và trong cả nước nói chung, tạo nên thế mạnh cho chính quyền, cho cả nước trong mối
  5. quan hệ đối nội cũng như trước những thử thách ngặt nghèo cửa ngoại xâm. Trong cấu trúc xã hội thời Lý - Trần, hệ thống cộng đổng làng xã đã đóng góp một vai trò rất quan trọng. Có thể coi đây là nền tảng là cơ sở của cả cấu trúc, trong đó bao gồm đông đảo những người nông dân và các thợ thủ công, tức thành phần chủ yếu sản xuất ra của cải vật chất nuôi sống xã hội, là nơi cung cấp nhân lực, vật lực cho công cuộc xây dựng sức mạnh phòng vệ đất nước. Mỗi làng xã Đại Việt là một tế bào xã hội. Ở đó, những hộ nông dân sống quần tụ, gắn bó trong mối quan hệ vừa là thân tộc vừa là láng giềng. Trong điều kiện kinh tế hàng hóa chưa phát triển mạnh, các làng xã nông nghiệp còn tương đối khép kín, tự cung tự cấp. Ở đây bên cạnh một hệ thống chính quyền cấp xã mang tính chất nhà nước gồm các “quản giáp”, các xã trưởng, các đại hoặc tiểu tư xã - những người đại diện của chính quyền nhà nước, còn tồn tại song song một hệ thống quyền lực mang tính chất công xã cổ truyền do dân cử, gồm các bô lão, những già làng, những tộc trưởng có uy tín cùng tham gia quản lý làng, xã. Khi đất nước thanh bình, khi nhà nước phong kiến còn thể hiện vai trò tích cực thì những người nông dân vẫn sống thuần hậu, chất phác và cần mẫn với việc đồng áng, họ tham gia các nghĩa vụ đối với nhà nước như đóng tô thuế, lao dịch và binh dịch. Một bộ phận tham gia các đội tuần đinh, dân binh làng xã. Họ là lực lượng vũ trang cơ sở, tồn tại dưới hình thức “tĩnh vi nông, động vi binh” (lúc yên là nông dân, lúc động là binh lính). Khi đất nước có chiến tranh, nông dân là lực lượng đông đảo nhất tham gia quân đội của nhà nước, hoặc các
  6. đội dân binh đánh giặc tại chỗ, với ý thức “quốc gia hưng vong thất phu hữu trách”, cùng đánh giặc giữ làng giữ nước. Dĩ nhiên, tầng lớp binh dân - những người nông dân và thợ thủ công là đối tượng bóc lột, thống trị của giới quý tộc phong kiến, vì thế, khi chính quyền nhà nước kém hiệu lực, khi quý tộc quan lại trở lên tham nhũng hà khắc, thì chính họ, những người bình dân lại là lực lượng chủ yếu tham gia các cuộc “nổi loạn” của quần chúng. Trường hợp này đã diễn ra vào giai đoạn cuối thời Lý và cuối thời Trần. Dưới cùng của bậc thang xã hội Đại Việt là tầng lớp nông nô, nô tỳ. Đây là di sản của xã hội cổ xưa. Đến thời Lý - Trần, nông nô, nô tỳ phát triển tương đối mạnh về số lượng. Lúc đó, tầng lớp quý tộc địa chủ đang là lực lượng quan trọng ủng hộ chính quyền và đóng vai trò tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội, họ được nhà nước cho phép nuôi người phục dịch, chiêu mộ dân nghèo, người lưu tán khai phá đất hoang lập các trang trại. Hình thức kinh doanh nông nghiệp đó đã tạo ra tầng lớp lao động có địa vị thấp kém, bị phụ thuộc hoàn toàn về thân phận đối với chủ của mình. Nông nô, nô tỳ là lực lượng sản xuất trong các trang trại, nhưng khi cần họ trở thành lực lượng quân sự của các vương hầu quý tộc, họ tham gia bảo vệ trị an và đánh giặc giữ nước. Trong kháng chiến chống Nguyên, lực lượng gia nô, nông nô đã có những đóng góp đáng kể; nhiều chiến công của họ đã được lịch sử ghi nhận. Trên đây là cấu trúc xã hội Đại Việt thời Lý - Trần. Cơ chế chính quyền nhà nước thời kỳ này được xây dựng và vận hành trên cơ sở cấu trúc xã hội đó.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2