intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO VÀ THANH TRA, KIỂM TRA KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phong | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:48

179
lượt xem
54
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hàng t n kho là tài s n l u đ ng quan tr ng nh ồ ả ư ộ ọ ất trong một cuộc thanh tra và mất nhiều thời gian nhất để xác minh. Các rủi ro liên quan đến việc thanh tra số dư này khác nhau tuỳ theo bản chất của doanh nghiệp đang được thanh tra. Đối với những doanh nghiệp sản xuất lớn, việc thanh tra hàng tồn kho sẽ phức tạp, trong khi đó việc thanh tra hàng tồn kho của các doanh nghiệp bán lẻ nhỏ sẽ gặp ít khó khăn hơn....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO VÀ THANH TRA, KIỂM TRA KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO

  1. KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO VÀ THANH TRA, KIỂM TRA KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO
  2. CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN • Đặc điểm thanh tra hàng tồn kho • Bản chất của hàng tồn kho • Đặc trưng của hàng tồn kho • Giá gốc • Phương pháp kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ • Các bước thanh tra
  3. ĐẶC ĐẶC ĐIỂM CỦA THANH TRA HÀNG TỒN KHO • Hàng tồn kho là tài sản lưu động quan trọng nhất trong một cuộc thanh tra và mất nhiều thời gian nhất để xác minh. • Các rủi ro liên quan đến việc thanh tra số dư này khác nhau tuỳ theo bản chất của doanh nghiệp đang được thanh tra. • Đối với những doanh nghiệp sản xuất lớn, việc thanh tra hàng tồn kho sẽ phức tạp, trong khi đó việc thanh tra hàng tồn kho của các doanh nghiệp bán lẻ nhỏ sẽ gặp ít khó khăn hơn.
  4. • Khả năng xảy ra sai phạm và thời gian cần thiết để thanh tra hàng tồn kho xuất phát từ một số yếu tố: • Thứ nhất, cán bộ thanh tra có thể chưa nắm rõ đặc trưng của các sản phẩm giữ trong kho. Ví dụ: làm sao bạn có thể đảm bảo được số lượng đá và sỏi được giữ trong một hố đá? Và làm thế nào bạn có thể phân biệt giữa các loại đá khác nhau?
  5. • Thứ hai, có thể có nhiều loại hàng tồn kho được giữ trong kho mà khó có thể xác định được giá trị có thể đem bán và khả năng lỗi thời của chúng. Ví dụ: một công ty kinh doanh kim khí có 200 thùng, mỗi thùng chứa hàng nghìn loại chốt cửa khác nhau. Làm sao bạn có thể biết được loại nào đã lỗi thời và không thể bán được nữa? Tình huống này sẽ tạo ra vấn đề về việc đánh giá. • Cuối cùng, do hàng tồn kho thường là loại tài sản lưu động lớn nhất, một sai sót trọng yếu của số dư này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến kết quả tài chính.
  6. • Ngoài các vấn đề vừa nêu ở trên, rủi ro tiềm tàng xảy ra sai sót trọng yếu của hàng tồn kho thường rất cao. Một lý do là việc kiểm kê thực tế tại thời điểm cuối năm có thể gây ra những vấn đề đáng kể. Ví dụ: nếu một nhà kho được tổ chức sắp xếp kém, khả năng mất mát những mặt hàng quan trọng hoặc khả năng đếm trùng một số mặt hàng có thể sẽ cao
  7. Trong quá trình kiểm kê thực tế – Hàng gửi bán có thể vẫn được đếm trong khi đáng lẽ ra không được tính; – Hàng đã bán và hiện đang được vận chuyển có thể vẫn được đếm trong khi đáng lẽ phải loại ra; – Hàng đã mua và đang được chuyển có thể bị bỏ sót khi đếm trong khi đáng lẽ phải được đưa vào.
  8. • Sai sót đối với hàng tồn kho có thể xảy ra một cách vô tình hoặc do cố tình gian lận. • Do việc thanh tra hàng tồn kho là khó, nên tài khoản hàng tồn kho có khả năng là mục tiêu để lợi dụng gian lận thuế.
  9. HIỂU BIẾT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH • Khi thanh tra hàng tồn kho cũng như các số dư tài khoản khác, cần phải hiểu được thái độ và khuynh hướng của ban giám đốc. • Hiểu rõ về môi trường kinh doanh, đặc biệt là những yếu tố tạo động cơ để che giấu thu nhập (như giảm cầu, cạnh tranh tăng…) là rất cần thiết để đánh giá mức độ rủi ro tiềm tàng của tài khoản hàng tồn kho.
  10. HIỂU BIẾT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH • Để lập kế hoạch và triển khai thanh tra hàng tồn kho một cách đúng đắn, và giảm thời gian cần thiết để thực hiện các công việc đó, cán bộ thanh tra phải nắm được các sản phẩm của công ty và địa điểm của chúng, mạng lưới phân phối, và các biện pháp kiểm soát nội bộ đối với sổ sách hàng tồn kho.
  11. HIỂU BIẾT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH • Cán bộ thanh tra cũng phải biết được các phương pháp và chính sách được sử dụng để hạch toán hàng tồn kho, và biết được công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ. • Cuối cùng, cán bộ thanh tra cũng phải biết các nhà cung cấp và khách hàng thường xuyên của doanh nghiệp.
  12. BẢN CHẤT CỦA HÀNG TỒN KHO • Là tài sản lưu động • Thể hiện hàng hoá được giữ để bán trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường hoặc để sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hoá để bán. • Hàng tồn kho thường xuyên được bán đi và bổ sung
  13. ĐẶC TRƯNG CỦA HÀNG TỒN KHO Có thể phân loại hàng tồn kho theo tính chất của đơn vị kinh doanh  Đơn vị kinh doanh thương mại (bán buôn hoặc bán lẻ) mua hàng hoá từ nhiều nhà cung cấp để bán lại. Ngoại trừ việc đóng gói, hàng hoá sẵn có sẽ không có gì thay đổi trước khi đem bán lại.
  14. ĐẶC TRƯNG CỦA HÀNG TỒN KHO  Đối với đơn vị sản xuất  Mua nguyên vật liệu và chuyển hoá chúng thành thành phẩm sẵn sàng để bán.  Do đó, đơn vị sản xuất có 3 loại tài khoản hàng tồn kho: - Nguyên vật liệu tồn kho gồm các hàng hoá được sử dụng trực tiếp để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. - Sản phẩm dở dang tồn kho gồm các hàng hoá mới được xử lý một phần và cần được tiếp tục xử lý trước khi đem bán. - Thành phẩm tồn kho gồm các sản phẩm cuối cùng được giữ để bán.
  15. ĐẶC TRƯNG CỦA HÀNG TỒN KHO • Hầu hết các đơn vị kinh doanh còn có tồn kho công cụ dụng cụ sản xuất. • Công cụ văn phòng, sử dụng cho các hoạt động gián tiếp gắn với hoạt động kinh doanh thông thường
  16. Công ty dịch vụ Công ty thương mại Doanh thu Doanh thu bán hàng thuần Trừ: Các chi phí hoạt động Trừ Giá vốn hàng bán Bằng Lợi nhuận gộp Trừ Các chi phí hoạt động Bằng: Thu nhập từ hoạt Bằng: Thu nhập từ hoạt động kinh doanh động kinh doanh Cộng/Trừ: Doanh Cộng/Trừ: Doanh thu/Chi phí hoạt động khác thu/Chi phí hoạt động khác Bằng: Thu nhập (Lỗ) thuần Bằng: Thu nhập (Lỗ) thuần
  17. HÀNG TỒN KHO VÀ GIÁ VỐN HÀNG BÁN • Hàng tồn kho là một loại tài sản lưu động – Luỹ kế các khoản chi phí sẽ tạo ra lợi ích trong tương lai. – Khi hàng tồn kho được bán, các chi phí này được đưa vào báo cáo thu nhập dưới dạng giá vốn hàng bán • Mối quan hệ giữa việc đánh giá hàng tồn kho và giá vốn hàng bán
  18. Số lượng Giá trị đơn vị bằng tiền Hàng tồn kho đầu kỳ 105,000 $231,000 Cộng: Mua trong kỳ 75,000 135,000 Hàng để bán 180,000 366,000 Trừ: Hàng tồn kho cuối kỳ 95,000 183,195 Giá vốn hàng bán 85,000 182,850
  19. THÀNH PHẦN CỦA CHI PHÍ HÀNG TỒN KHO • Hàng tồn kho phải được đánh giá trên cơ sở giá gốc, điều này nhất quán với việc áp dụng nguyên tắc giá gốc • Trong trường hợp tồn kho hàng hoá mua để bán lại hoặc tồn kho nguyên vật liệu, giá gốc sẽ bao gồm: Các chi phí trực tiếp phát sinh để mua và chuyển hoá hàng hóa thành trạng thái có thể bán được, các chi phí này sẽ được đưa vào khi đánh giá hàng tồn kho.
  20. ĐÁNH GIÁ HÀNG TỒN KHO • Giá gốc – Giá mua của hàng tồn kho – Chi phí chế biến – Thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt – Chi phí vận chuyển và bốc xếp – Một số loại phí, lệ phí • Các chi phí gián tiếp thường không được đưa vào • Thuế GTGT có đưa vào giá gốc hay không phụ thuộc vào việc cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hay trực tiếp và kinh doanh mặt hàng chịu thuế GTGT hay không.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2