intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kế toán quản trị - Yêu cầu và cách thức áp dụng ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

46
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết làm rõ bản chất, phạm vi nội dung và phương pháp của kế toán quản trị, thống nhất về nhận thức và phương thức tiến hành ở Việt Nam để kế toán quản trị thực sự là công cụ cần thiết và hữu hiệu cho các nhà quản trị doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kế toán quản trị - Yêu cầu và cách thức áp dụng ở Việt Nam

  1. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam KẾ TOÁN QUẢN TRỊ - YÊU CẦU VÀ CÁCH THỨC ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM MANAGERIAL ACCOUNTING - REQUIREMENTS AND APPLICATION CHALLENGES IN VIETNAM #PGS.TS. Đặng Văn Thanh Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam Kế toán quản trị (KTQT) xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1997, trong quá trình cải cách kế toán Việt Nam, theo yêu cầu kinh tế thị trường. Đây là thực tế của yêu cầu quản lý kinh doanh, quản lý kinh tế trong cơ chế thị trường, đòi hỏi những thông tin nhiều chiều, đa dạng, theo những mức độ khác nhau để phục vụ cho các quyết định kinh tế. Hệ thống kế toán với tư cách là tổ chức hệ thống thông tin kinh tế tài chính đã hình thành hai hệ thống: Kế toán tài chính và KTQT. KTQT đã hình thành và áp dụng phổ biến ở các quốc gia trên thế giới, đã phát triển ở trình độ cao, đã trở thành công cụ không thể thiếu trong quản trị hiện đại, ở Việt Nam, việc áp dụng KTQT vẫn đang ở giai đoạn ban đầu, nhiều doanh nghiệp (DN), nhiều nhà kế toán chưa áp dụng đầy đủ, thậm trí chưa biết đến KTQT. Công cuộc cải cách hệ thống kế toán Việt Nam theo yêu cầu của kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập đã xây dựng mới hệ thống kế toán Việt nam trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc nguyên tắc, thông lệ và chuẩn mực quốc tế về kế toán. Luật Kế toán 2003 và gần đây là 2015 đề có quy định về KTQT. Bộ Tài chính cũng đã ban hành văn bản mang tính hướng dẫn về KTQT áp dụng ở các DN. Cho đến nay, nhận thức và hiểu biết về KTQT trong kinh tế thị trường còn nhiều hạn chế và chưa hoàn toàn thống nhất. Lý luận về KTQT đã hình thành, đã có sự phát triển nhưng chưa thật hoàn thiện và nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ. Việc áp dụng KTQT thực tế còn rời rạc, còn lúng túng trong việc xác định nội dung, lựa chọn mô hình tổ chức và đặc biệt là sử dụng KTQT trong các quyết định kinh doanh, trong quản trị DN. Cần tiếp tục nghiên cứu để đi đến thống nhất và tìm kiếm cách thực vận dụng KTQT vào các đơn vị, các tổ chức kinh tế một cách có hiệu quả. Cần làm rõ bản chất, phạm vi nội dung và phương pháp của KTQT, thống nhất về nhận thức và phương thức tiến hành ở Việt Nam để KTQT thực sự là công cụ cần thiết và hữu hiệu cho các nhà quản trị DN. Trước hết, cần nhận thức đầy đủ về KTQT Theo lý thuyết truyền thống hạch toán bao gồm hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và hạch toán nghiệp vụ. Đó là những bộ phận cấu thành quan trọng của hệ công cụ quản lý kinh tế tài chính, trong kinh tế thị trường, công cụ hạch toán kế toán được phân định thành kế toán tài chính và KTQT. Rõ ràng, KTQT là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của hệ thống kế toán. Dù là kế toán tài chính hay KTQT đều làm nhiệm vụ tổ chức hệ thống thông tin kinh tế trong DN, nhưng cũng phải khẳng định: - Đối tượng sử dụng thông tin KTQT là quản trị DN. Thông tin do KTQT thu nhập, xử lý và cung cấp được phục vụ chủ yếu trong nội bộ DN và trước hết phải thỏa mãn yêu cầu thông tin của các chủ DN, các nhà quản lý, điều hành kinh doanh. - Thông tin do KTQT cung cấp đặt trọng tâm cho tương lai. Nghĩa là, nó không chỉ dừng lại cung cấp thông tin quá khứ, về cái đã xảy ra, mà quan trọng hơn là tạo độ tin cậy cao 5
  2. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam nhất cho những dự đoán, tiên liệu và quyết sách cho nhiệm vụ kinh doanh trong tương lai, Lẽ dĩ nhiên, để có những trù liệu, dự đoán và quyết định đúng, các nhà quản trị kinh doanh cần phải có nhiều loại thông tin phong phú, tin cậy, nhưng thông tin kế toán là quan trọng. - Thông tin của KTQT không chỉ biểu hiện bằng thước đo tiền tệ, mà còn sử dụng rộng rãi thước đo hiện vật và thước đo thời gian. Điều đó cho phép các nhà kinh doanh thông qua các thông tin của KTQT có được cái nhìn trực diện, rõ nét hơn về thực trạng kinh doanh và những vấn đề cần xử lý tác nghiệp trong và sau quá trình kinh doanh. Thứ hai, về chức năng của KTQT Bản chất của KTQT biểu hiện thông qua tính linh hoạt, mức độ tin cậy, tính chính xác của thông tin kế toán. Có thể thấy, KTQT có 3 chức năng cơ bản: - Chức năng hoạch định (tiên liệu, dự đoán), - Chức năng đánh giá, kiểm tra, - Chức năng phân tích, Cũng vì vậy, KTQT gắn với khoa học phân tích hoạt động kinh doanh, đặc biệt vấn đề phân tích trước và phân tích trong quá trình kinh doanh để hỗ trợ các quyết định kinh doanh của các nhà quản lý. Thứ ba, Phân biệt KTQT và kế toán chi tiết Cần thất rõ tính đồng nhất và khả năng liên hệ, so sánh giữa KTQT và kế toán chi tiết. KTQT không chỉ khai thác khía cạnh của kế toán chi tiết, mà nó còn hiểu với nghĩa rộng hơn, có sự kết hợp hết sắc chặt chẽ với các hoạt động quản lý khác như quản trị tài chính và kế toán tài chính, để tạo ra các luồng thông tin kinh tế cung cấp cho việc đề ra các quyết định quản lý đúng đắn và kịp thời. Cũng cần phân biệt KTQT và quản trị tài chính là hai phạm trù hoàn toàn không đồng nhất, nhưng có mối liên hệ rất chặt chẽ. Nội dung của các mối quan hệ và vị trí của chúng trong quản trị kinh doanh. Thứ tư, cần xác định đúng phạm vi của KTQT Phạm vi của KTQT được quyết định bởi nhu cầu thông tin của quản trị kinh doanh, yêu cầu thông tin của nhà quản lý . Nhu cầu thông tin của quản trị kinh doanh lại tùy thuộc vào yêu cầu quản lý theo từng nội dung và yêu cầu thu nhận thông tin. Vì vậy, thông tin mà KTQT phải xử lý, cung cấp xuất phát từ các yêu cầu của: - Quản trị kinh doanh - Phân cấp quản lý trong nội bộ DN - Quản lý và bảo vệ tài sản của DN Rõ ràng là, KTQT không chỉ dừng lại ở KTQT chi phí, giá thành, thu nhập và kết quả tài chính mà còn bao gồm cả KTQT tài sản và nguồn vốn. Việc mở rộng phạm vi của KTQT có liên quan cả khâu kế hoạch và dự toán tài chính cần được trao đổi và làm rõ thêm. Thứ năm, Xác định đúng nội dung của KTQT Còn có sự khác nhau trong nhận thức về nội dung KTQT. Có ý kiến cho rằng, nội dung KTQT rất hẹp chỉ bao gồm nội dung của kế toán. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng, nội dung 6
  3. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam của KTQT rất rộng, vượt xa cả phạm vi của hạch toán kế toán. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, nội dung của KTQT cần phải đáp ứng được các yêu cầu: - Cung cấp thông tin kinh tế nội bộ theo yêu cầu, mục tiêu quản lý từng thời điểm, từng giai đoạn của từng DN. - Phục vụ cho việc thực hiện nguyên tắc hạch toán kinh tế, đánh giá và xác định trách nhiệm vật chất, trách nhiệm giải trình của cá nhân tổ chức trong từng khâu, từng công đoạn kinh doanh và quản lý tài chính. - Phục vụ việc bảo vệ tài sản DN. Như vậy, nội dung chủ yếu của KTQT cần phải giải quyết bao gồm: - Cung cấp thông tin phục vụ việc phân tích, đánh giá và xác định chi phí theo nhiều phương pháp phục vụ các mục đích quản lý khác nhau, đặc biệt là việc phân tích chi phí theo chức năng của chi phí, theo mối quan hệ trực tiếp với hoạt động và trách nhiệm trong kinh doanh. - Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm dưới góc độ kiểm soát chi phí, cung cấp các căn cứ định lượng để phát hiện và đưa ra các biện pháp quản lý chi phí, giải pháp kinh doanh hiệu quả. - Hạch toán thu nhập, chi phí kinh doanh và xác định kết quả kinh doanh gắn liền với trách nhiệm quản lý của các bộ phận, cá nhân trong nội bộ DN. - Cung cấp các thông tin khác phục vụ việc dự báo, dự đoán, quyết định và điều chỉnh kịp thời các hoạt động, tìm các giải pháp quản lý có hiệu quả. Để thực hiện những nội dung của KTQT, cần: - Xác định các nguyên tắc, các chuẩn mực KTQT cần tuân thủ. - Xác định các thước đo sử dụng trong KTQT. - Xác định các thông tin đầu vào của KTQT. - Xác định hệ thống báo cáo (bao gồm báo cáo nhanh, báo cáo định kỳ) của KTQT. - Xác định chức năng và mối quan hệ giữa KTQT với kế toán tài chính, với quản trị tài chính, với các khâu công tác kế hoạch, dự toán, định mức, với việc xây dựng chiến lược, chiến lược kinh doanh và quản lý của DN. Một số vấn đề thuộc nội dung của KTQT sẽ được tiếp tục nghiên cứu và thảo luận: - KTQT và các phần hành kế toán ở DN. - Nội dung kiểm soát chi phí kinh doanh - Phân tích đánh giá hiệu quả đầu tư, khả năng, thời gian hoàn trả và thu hồi vốn đầu tư. - Mối quan hệ giữa chi phí, thu nhập và kết quả kinh doanh. - Khả năng hạch toán và cung cấp thông tin cho việc xác định điểm hòa vốn, xác định lợi nhuận tối đa và mức độ có thể của việc tăng khối lượng kinh doanh, cũng như giảm giá bán để đảm bảo lãi hợp lý. Thứ sáu, về phương pháp của KTQT Phương pháp của KTQT không phải là chi tiết hóa một bước của kế toán tài chính và cũng không hoàn toàn là các phương pháp giải quyết trong kế toán chi tiết. Về nguyên tắc, 7
  4. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam KTQT cũng là sử dụng các phương pháp cơ bản của hạch toán kế toán, như chứng từ, kiểm kê, đánh giá, tài khoản, ghi sổ kép, cân đối. Nhưng cũng cần có những phương pháp riêng thích hợp nhằm đạt được mục tiêu, yêu cầu của KTQT, đặc biệt là các phương pháp mang tính thống kê, phân tích (phân tích xu hướng, phân tích tỷ suất, hệ số...), các phương pháp toán học, các phương pháp chọn lựa, đối chiếu, so sánh... Thứ bảy, về mô hình tổ chức KTQT: Thông thường mô hình tổ chức KTQT được kết hợp chặt chẽ với kế toán tài chính trong cùng một bộ máy, trong cùng một quá trình xử lý thông tin, trên cùng một hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống sổ kế toán thống nhất. Kế toán tài chính và KTQT có chung điểm xuất phát, cùng sử dụng một luồng thông tin đầu vào. Do đó, việc xác lập và xây dựng mô hình tổ chức KTQT theo định hướng sau: - Xác định hệ thống báo cáo của KTQT cung cấp cho quản lý nội bộ DN theo hướng kết hợp chặt chẽ với một số chức năng hoạt động quản lý khác của DN như: kế toán tài chính, quản trị tài chính, để tạo luồng thông tin có hiệu quả trong công tác quản lý DN. - Cần lựa chọn và thiết kế mô hình hạch toán KTQT từng loại hình sản xuất, kinh doanh: Công nghiệp, nông nghiệp, vận tải, thương mại, dịch vụ. Các mô hình hạch toán này sẽ góp phần đắc lực tăng thêm giá trị thực tiễn của các vấn đề được giải quyết trong quy định đã hướng dẫn KTQT. Thứ tám, quản lý Nhà nước đối với KTQT: Mục đích chủ yếu của KTQT là nhằm phục vụ nhu cầu thông tin kế toán trong nội bộ DN. Do vậy, về nguyên tắc, các quy định về KTQT, về trình tự, phương pháp xử lý, tổng hợp, cung cấp thông tin chỉ mang tính hướng dẫn, ít mang tính pháp lý. Việc hướng dẫn nên giao cho các tổ chức nghề nghiệp, tăng cường đào tạo, tuyên truyền hướng dẫn để các DN chủ động vận dụng, sáng tạo, linh hoạt tổ chức KTQT nhằm thỏa mãn các yêu cầu quản lý và điều hành kinh doanh. Nói tóm lại, Cần sớm có nhận thức đúng về KTQT, thấy rõ sự cần thiết của KTQT trong kinh tế thị trường ở Việt Nam, thấy được vai trò của tổ chức nghề nghiệp, của các cơ sở đào tạo trong việc hướng dẫn KTQT. Hy vọng sẽ tiếp tục có sự trao đổi, đóng góp của các chuyên gia tài chính, kế toán trong cả nước. Trên cơ sở đó chúng ta sẽ hoàn chỉnh lý luận và đẩy mạnh áp dụng KTQT trong thực tiễn.‡ 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2