intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kế toán tài chính 1 - ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Chia sẻ: Hồng Quân Shi | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:199

786
lượt xem
232
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kế toán tài chính 1 của trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trình bày các vấn đề về kế toán vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản phái thu và ứng trước, kế toán vật tư, kế toán tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn, kế toán tiến lương và các khoản trích theo lương, kế oán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Mời bạn đọc tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kế toán tài chính 1 - ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

  1. Trường đại học kinh doanh và công nghệ hà nội Khoa Kế toán ----------------------------- Kế toán tài chính 1 (kế toán doanh nghiệp) Dành cho SV học 6 ĐVHT Kế toán Hà Nội, 2011 Mục lục
  2. Trang Lời nói đầu 7 Chương 1: Kế toán vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu và ứng trước 7 1.1. Nhiệm vụ của kế toán 7 1.2. Nội dung của kế toán vốn bằng tiền 1.2.1. Kế toán tiền mặt 7 1.2.2. Kế toán tiền gửi ngân hàng 14 1.2.3. Kế toán tiền đang chuyển 21 24 1.3. Kế toán các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 1.3.1. Kế toán đầu tư chứng khoán ngắn hạn 24 1.3.2 Kế toán đầu tư ngắn hạn khác 26 1.3.3. Kế toán dự phòng giảm giá ĐTTC ngắn hạn 28 29 1.4. Kế toán các khoản phải thu 1.4.1. Kế toán phải thu khách hàng 29 1.4.2. Kế toán thuế giá trị gia tăng đ ược khấu trừ 33 1.4.3. Kế toán phải thu nội bộ 36 1.4.4. Kế toán các khoản phải thu khác 41 1.4.5. Kế toán dự phòng phải thu khó đòi 43 44 1.5. Kế toán các khoản ứng, trả trước (tạm ứng, chi phí trả trước, kí cược, k í g ửi) 1.5.1. Kế toán các khoản tạm ứng 44 1.5.2. Kế toán chi phí trả trước ngắn hạn 45 1.5.3. Kế toán các khoản cầm cố, kí cược, kí quĩ ngắn hạn 47 49 Chương 2: Kế toán vật tư 49 2.1. Những vấn đề chung về vật tư 2.1.1. Khái niệm, phân loại và đánh giá vật tư 49
  3. 2.1.2. Phương pháp tính trị giá vốn thực tế vật tư xu ất kho 46 55 2.2. Kế toán chi tiết vật tư 2.2.1 Chứng từ và sổ kế toán sử dụng 55 2.2.2. Các phương pháp hạch chi tiết vật tư 56 58 2.3. Kế toán tổng hợp vật tư theo phương pháp kê khai thường xuyên 2.3.1. Tài khoản kế toán sử dụng 58 2.3.2. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 59 2.4. Kế toán tổng hợp vật tư theo phương pháp kiểm kê định kì 68 69 2.5. Kế toán kiểm kê và đánh giá lại vật tư 2.5.1. Kế toán kiểm kê vật tư 69 2.5.2. Đánh giá lại vật tư 69 70 2.6. Kế toán dự phòng giảm giá vật tư 72 Chương 3: Kế toán tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn 72 3.1. Những vấn đề chung về TSCĐ và đầu tư dài hạn 3.1.1. Khái niệm 72 3.1.2. Phân lo ại TSCĐ 73 3.1.3. Đánh giá TSCĐ 74 76 3.2. Nguyên tắc quản lí và nhiệm vụ của kế toán 77 3.3. Kế toán chi tiết tài sản cố định 79 3.4. Kế toán tổng hợp TSCĐ hữu hình và vô hình 3.4.1. Kế toán tổng hợp tăng 79 3.4.2. Kế toán tổng hợp giảm 87 96 3.5. Kế toán khấu hao TSCĐ 3.5.1. Các lo ại TSCĐ phải tính khấu hao và xác định thời hạn sử dụng hữu ích 97 của TSCĐ 3.5.2. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ 97 3.5.3. Kế toán khấu hao TSCĐ 101
  4. 102 3.6. Kế toán sửa chữa TSCĐ 3.6.1. Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ 102 3.6.2. Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ 104 106 3.7. Kế toán các nghiệp vụ khác về TSCĐ 3.7.1. Kế toán kiểm kê, đánh giá lại TSCĐ 106 3.7.2. Kế toán thu ê TSCĐ 109 115 3.8. Kế toán các khoản đầu tư dài hạn 3.8.1. Kế toán bất động sản đầu tư 115 3.8.2. Kế toán đầu tư vào công ty con 121 3.8.3. Kế toán góp vốn liên doanh dưới hình thức lập cơ sở kinh doanh đồng 125 kiểm soát 3.8.4. Kế toán các khoản đầu tư vào Công ty liên kết 134 3.8.5. Kế toán các khoản đầu tư dài hạn khác 137 3.8.6. Kế toán dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn 140 3.9. Kế toán tài sản thuế thu nhập hoãn lại và các khoản kí quỹ, kí cược dài 141 hạn 3.9.1. Kế toán tài sản thuế thu nhập hoãn lại 141 3.9.2. Kế toán các khoản kí quỹ, kí cược dài hạn 143 156 Chương 4: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 156 4.1. ý nghĩa, nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 4.1.1. ý nghĩa của tiền lương và các khoản trích theo lương. 156 4.1.2. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các kho ản trích theo lương 156 156 4.2. Hình thức tiền lương, quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương. 4.2.1. Các hình thức trả lương 156 4.2.2. Qu ỹ tiền lương 157 4.2.3. Qu ỹ BHXH, BHYT, kinh phí công đo àn 157
  5. 158 4.3. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương 4.3.1. Chứng từ kế toán sử dụng 158 4.3.2. Tài khoản kế toán sử dụng 158 4.3.3. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 160 163 Chương 5: Kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm 163 5.1. Tổng quan về kế toán tập hợp CPSX 5.1.1. Khái niệm về chi phí sản xuất 163 5.1.2. Phân lo ại CPSX từ quan điểm của kế toán tính giá thành SP 163 5.1.3. Đối tượng kế toán tập hợp CPSX 165 5.1.4. Phương pháp kế toán tập hợp CPSX 165 5.1.5. Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở 176 180 5.2. Kế toán giá thành sản phẩm 5.2.1. Khái niệm về giá thành sản phẩm và mối quan hệ của nó với chi phí sản 180 xuất 5.2.2. Phân lo ại giá thành sản phẩm 181 5.2.3. Đối tượng tính giá thành 182 5.2.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 180
  6. Chương 1: Kế toán vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu và ứng trước 1.1. Nhiệm vụ của kế toán: Kế toán vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản p hải thu và ứng trước có các nhiệm vụ cụ thể như sau: - Phản ánh ghi chép đầy đủ kịp thời, chính xác các nghiệp vụ có liên quan đến số hiện có và số biến động của các loại vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu và ứng trước. - Kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng các loại vốn nói trên, đ ồng thời kiểm tra giám sát việc chấp hành các quy định, các chế độ, các thủ tục đối với chúng. - Cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp. 1.2. nộI DUNG CủA Kế toán vốn bằng tiền. Kế toán vốn bằng tiền bao gồm: - Kế toán tiền mặt tồn quĩ; - Kế toán tiền gửi ngân hàng; - Kế toán tiền đang chuyển. 1.2.1. Kế toán tiền mặt. - Tiền mặt tồn quĩ của DN có thể là tiền Việt Nam (VNĐ), có thể là ngoại tệ, vàng bạc, đá quí, tín phiếu, ngân phiếu... - Theo qui định, các loại ngoại tệ phải được qui đổi ra VNĐ theo tỉ giá giao d ịch do NHNN công bố và được phản ánh nguyên tệ trên TK 007. - Vàng, b ạc, đá quí được đánh giá bằng tiền VN theo giá thực tế. 1.2.1.1. Chứng từ kế toán sử dụng: Kế toán tiền mặt sử dụng các chứng từ chủ yếu sau: - Phiếu thu; - Phiếu chi; - Bảng kê vàng, b ạc, đá quí; - Bảng kiểm kê quĩ.
  7. 1.2.1.2. Tài khoản kế toán sử dụng: Để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của tiền mặt, kế toán sử dụng tài kho ản tiền mặt: TK 111. - TK 111 "Tiền mặt" thuộc tài kho ản vốn, do vậy nó có kết cấu cơ b ản như sau: + Bên Nợ phản ánh số phát sinh làm tăng tiền mặt, như tiền mặt, vàng, bạc, đá quí nhập quĩ, kiểm kê tiền mặt phát hiện thừa. + Bên Có phản ánh số phát sinh làm giảm tiền mặt, như tiền mặt, vàng, bạc, đá quí xu ất quĩ, kiểm kê tiền mặt phát hiện thiếu. + Số dư bên Nợ phản ánh tiền mặt tồn quĩ. - Tài khoản 111 có 3 tài khoản cấp 2 để phản ánh chi tiết như sau: * TK 1111: Tiền Việt Nam * TK 1112: Ngoại tệ * TK 1113: Vàng, bạc, đá quí - Nghiệp vụ thu, chi của đ ơn vị có liên quan đ ến nhiều các nghiệp vụ khác, do vậy kế toán còn phải sử dụng các tài khoản liên quan như TK 112, 113, 133, 152, 211, 331... 1.2.1.3. Phương pháp kế toán một số nghiệp chủ yếu (kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, tính thuế theo phương pháp khấu trừ). * Trường hợp các nghiệp vụ thu, chi bằng tiền Việt Nam: 1. Khi thu tiền bán hàng, rút tiền gửi ngân hàng về nhập quĩ, thu hồi được các kho ản Nợ phải thu, tạm ứng, tiền đầu tư, các khoản kí cược, thu nhập khác, kế toán ghi: Nợ TK 111 Có các TK liên quan: TK 511, 512, 515, 112, 131, 141, 128, 221, 228, 144, 138, 711... 2. Khi xuất tiền mặt để mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, nộp tiền vào ngân hàng, nộp thuế, trả nợ người bán, trả lương, thưởng cho người lao động, chi tiền cho hoạt động đầu tư, kí cược, kí quí v.v..., kế toán ghi: - Nợ các TK liên quan: TK 112, 152, 153, 156, 211, 333, 334, 331, 121, 221, 228, 144, 244... - Có TK 111.
  8. * Ví dụ: 1. Căn cứ chứng từ số 01, ngày 1 tháng N, phiếu thu tiền mặt: Rút TGNH về nhập quĩ, số tiền 50 Trđ, kế toán ghi: Nợ TK 111: 50 Có TK 112: 50 2. Chứng từ số 02 ngày 1 tháng N, phiếu thu tiền mặt Công ty A trả nợ tiền hàng mua chịu từ tháng trước, số tiền 100 trđ, kế toán ghi: Nợ TK 111: 100 Có TK 131 (chi tiết Công ty A): 100 3. Chứng từ số 03 ngày 2 tháng N: Phiếu thu tiền mặt bán hàng cho Công ty B thu tiền mặt, Hoá đ ơn GTGT, trị giá bán chưa thuế: 50 Trđ, thuế suất thuế GTGT 10%, kế toán ghi: Nợ TK 111: 55 Có TK 511: 50 Có TK 333(1): 5 4. Chứng từ số 04, ngày 2 tháng N: Phiếu chi tiền mặt: Trả lương tháng1/N cho công nhân, số tiền 100 trđ, kế toán ghi: Nợ TK 334: 100 Có TK 111: 100 5. Chứng từ số 05, ngày 2 tháng N: Phiếu chi tiền mặt, Trả tiền hàng mua chịu cho người bán, số tiền 50 Trđ, kế toán ghi: Nợ TK 331: 50 Có TK 111: 50 * Trường hợp thu, chi bằng ngoại tệ, vàng, bạc, đá quí.. - Về nguyên tắc, khi có các nghiệp vụ thu, chi bằng ngoại tệ, vàng, b ạc, đá quí kế toán phải qui đổi ra VNĐ theo tỉ giá qui định: - Khi doanh nghiệp nhập quĩ tiền mặt bằng ngoại tệ thì phải qui đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỉ giá giao d ịch b ình quân trên thị trường ngoại tệ liên các Ngân hàng do NHNN công bố.
  9. - Khi doanh nghiệp xuất quĩ tiền mặt là ngoại tệ thì phải qui đổi ra đồng Việt Nam theo tỉ giá ghi sổ theo một trong 4 phương pháp: Nhập trước - xuất trước; nhập sau - xuất trước, bình quân gia quyền; giá đích danh. - Tiền mặt bằng ngoại tệ đ ược hạch toán chi tiết theo từng loại nguyên tệ trên TK.007 (TK ngoài b ảng) - Việc đánh giá lại tiền mặt có ngu ồn gốc ngoại tệ vào cuối năm tài chính thì sử dụng tỉ giá giao dịch. Doanh nghiệp nhập quĩ tiền mặt bằng vàng, b ạc, đá quí đ ược hạch toán giống hàng hoá khác, qui đổi theo tỉ giá giao dịch, khi xuất để thanh toán thì hạch toán giống ngoại tệ. - Việc mua, b án ngo ại tệ bằng VNĐ thì theo tỉ giá thực tế mua, bán * Trường hợp kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến ngoại tệ là tiền mặt trong giai đoạn SXKD (kể cả hoạt động đầu tư XDCB): 1. Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác thu tiền bằng ngo ại tệ nhập quĩ, kế toán ghi: Nợ TK 111 (1112) (Theo tỉ giá giao dịch BQLNH...) Có TK 511, 515, 711 (Tỉ giá giao dịch chưa có thuế) Có TK 333 (3331) Đồng thời ghi nợ TK 007 (ghi nguyên tệ) 2. Khi thu được nợ bằng ngoại tệ là tiền mặt nhập quĩ * Nếu phát sinh lãi tỉ giá trong giao dịch, kế toán ghi: Nợ TK 111 (1112) (Tỉ giá giao dịch BQLNH) Có TK 131, 136, 138 (Tỉ giá ghi sổ của các TK này) Có TK 515 (Chênh lệch tăng tỉ giá giá giao dịch BQLNH so với tỉ giá ghi sổ của các TK 131, 136, 138) Đồng thời ghi nợ TK 007 (ghi nguyên tệ) * Nếu phát sinh lỗ tỉ giá trong giao dịch, kế toán ghi: Nợ TK 111 (1112) (Tỉ giá giao dịch BQLNH) Nợ TK 635 (Chênh lệch giảm tỉ giá giao dịch BQLNH so với tỉ giá ghi sổ của các TK 131, 136, 138...) Có TK 131, 136, 138.
  10. Đồng thời ghi nợ TK 007 (ghi nguyên tệ) 3. Khi xuất quĩ tiền mặt ngoại tệ để mua vật tư, tài sản, hàng hoá (chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) - Nếu lãi tỉ giá, kế toán ghi: Nợ TK 152, 153, 156, 211... (tỉ giá giao dịch BQLNH chưa có thu ế) Nợ TK 133 (1331) Có TK 111 (1112) (Tỉ giá ghi sổ) Có TK 515 (Lãi tỉ giá - chênh lệch tăng tỉ giá giao dịch so với tỉ giá ghi sổ trên TK 111(2). Đồng thời ghi có TK 007 (ghi nguyên tệ) * Nếu lỗ tỉ giá, kế toán ghi: Nợ TK 152, 153, 156, 211... (tỉ giá giao dịch BQLNH giá chưa có thuế) Nợ TK 133 (1331) Nợ TK 635 (lỗ tỉ giá - chênh lệch giảm tỉ giá giao dịch so với tỉ giá ghi sổ trên TK 1112) Có TK 111 (1112) Đồng thời ghi có TK 007 (ghi nguyên tệ) * Ví dụ 1: 1. Chứng từ số 01, ngày 2 tháng N phiếu thu TM; Hoá đơn giá tr ị gia tăng bán lô hàng cho Công ty A, thu ngoại tệ (USD) trị giá chưa thuế là 10.000 USD, thu ế suất thuế GTGT là 10%, tỉ giá giao dịch BQLNH do NHNN công bố ngày 2/N là 16.500 VND/1 USD. Kế toán tính toán, qui đổi ngoại tệ và ghi sổ như sau: (Đơn vị: 1000đ) Nợ TK 111(1112): 181.500 Có TK 511: 165.000 Có TK 333(3331): 16.500 Đồng thời kế toán ghi nợ TK 007: 10.000 USD Ví dụ 2: Chứng từ 02, ngày 2/N, phiếu thu TM: Công ty A thanh toán tiền hàng mua từ tháng trước, số tiền 5.000 USD. Tỉ giá giao dịch BQLNH ngày 2/N là 16.500 VND/USD; tỉ giá ghi sổ của TK 131 là 16.400 VND/USD. Kế toán tính toán và ghi sổ như sau: Đv: 1000đ Nợ TK 111(1112): 82.500
  11. Có TK 131(131A): 82.000 Có TK 515: 500 Đồng thời kế toán ghi Nợ TK 007: 5000USD Ví dụ 3 : Chứng từ 03, ngày 3/N, phiếu chi TM, Công ty mua và nhập kho nguyên vật liệu, trả bằng ngoại tệ, trị giá thanh toán chưa thu ế 1000 USD, thuế suất thuế GTGT 10%. Tỉ giá giao dịch BQLNH ngày 3/N là 16.500 VND/USD; tỉ ghi sổ của TK 111(2) là 16.400 VND/USD kế toán tính toán và ghi sổ như sau: (Đ/v 1000đ) Nợ TK 152: 16.500 Nợ TK 133(1): 1.650 Có TK 111(1112): 16.400 Có TK 515: 1.750 Đồng thời kế toán ghi có TK 007: 1000 USD Ví dụ 4: Chứng từ 04 ngày 3/N, phiếu chi TM, Công ty xuất quĩ tiền mặt bằng ngo ại tệ để trả nợ tiền hàng cho Công ty A, số tiền 2000 USD. Tỉ giá ghi sổ của TK 111(2) là 16.500 VND/USD; tỉ giá ghi sổ của TK 331*A( là 16.400 VND/USD. Kế toán tính toán và ghi sổ (Đv 1000đ): Nợ TK 331(331A): 32.800 Nợ TK 635: 200 Có TK 111(1112): 33.000 Đồng thời kế toán ghi có TK 007: 2000 USD. * Trường hợp kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kì liên quan đ ến ngo ại tệ là tiền mặt của hoạt động đ ầu tư XDCB giai đo ạn trước hoạt động nói chung, việc mua bán, thanh toán bằng ngoại tệ trong trường hợp nói trên, nếu phát sinh lãi tỉ giá thì đ ược phản ánh vào bên có của TK 413 "Chênh lệch tỉ giá hối đoái", nếu phát sinh lỗ tỉ giá thì số lỗ đó được phản ánh vào bên nợ của TK 413 cho đến khi hoàn thành việc đ ầu tư XDCB. Khi kết thúc giai đoạn đầu tư XDCB, kế toán b ù trừ số phát sinh nợ, có của TK 413 (khoá sổ TK 413) và kết chuyển chênh lệch vào chi phí tài chính (nếu chênh lệch nợ > có), vào doanh thu ho ạt động tài chính (nếu chênh lệch Nợ < Có), hoặc vào TK 242 (nếu lỗ tỉ giá) hoặc vào TK 338 (3387) (nếu lãi tỉ giá) để phân bổ trong thời gian tối đa không quá 5 năm.
  12. Ví dụ 1: Chứng từ số 04 ngày 3/N, phiếu chi TM, Công ty xuất quĩ tiền mặt ngo ại tệ để thanh toán tiền hàng cho Công ty B (mua chịu từ kì trước), số tiền 4000 USD - tỉ giá ghi sổ (tỉ giá nhận Nợ) trên TK 331 (331B) là 16.500 VND/USD; tỉ giá ghi sổ của TK 111 (1112) là 16.400 VND/USD. Kế toán tính toán và ghi sổ như sau (Đơn vị 1000đ) Nợ TK 331 (331B): 66.000 Có TK 111(1112): 65.600 Có TK 413(2): 400 Đồng thời ghi có TK 007: 400 USD Ví dụ 2 : Chứng từ 05 ngày 4/N, phiếu chi TM, Công ty xuất quĩ TM ngoại tệ để trả nợ tiền hàng cho Công ty C, số tiền 5000 USD - tỉ giá ghi sổ của TK 331 (331C) là 16.400 VND/USD, tỉ giá ghi sổ của TK 111(1112) là 16.500 VND/USD. Kế toán tính toán và ghi sổ như sau (Đv 1000đ) Nợ TK 331(331C): 82.000 Nợ TK 413(2): 500 Có TK 111(1112): 82.500 Đồng thời ghi có TK 007: 5000 USD * Giả định kết thúc giai đoạn đầu tư, kế toán khoá sổ TK 413 và tính toán chênh lệch số phát sinh Nợ > Phát sinh Có là 100, từ đó kết chuyển như sau: Nợ TK 635: 100. Có TK 413(2): 100 * Trường hợp đánh giá lại số d ư tiền mặt có nguồn gốc ngoại tệ vào cuối kì kế toán, vào cu ối kì kế toán, các đ ơn vị cần đánh giá lại số d ư tiền mặt có nguồn gốc ngoại tệ, nếu phát sinh lãi tỉ giá, kế toán phản ánh vào bên Có của TK 413 "Chênh lệch tỉ giá hối đoái" ngược lại nếu phát sinh lỗ tỉ giá thì ghi vào bên Nợ TK 413: (chi tiết chênh lệch nếu của HĐSXKD thì ghi vào TK 4131, giai đo ạn trước hoạt động đầu tư thì ghi vào TK 4132) cuối năm tài chính, kế toán xử lý số chênh lệch, nếu lãi tỉ giá > lỗ tỉ giá thì hạch toán vào Doanh thu hoạt động tài chính, nếu lỗ > lãi thì ghi vào chi phí tài chính.
  13. Ví dụ: Ngày 31/3/N, Công ty A đánh giá lại số d ư quĩ tiền mặt là ngo ại tệ, số tồn quĩ là 10.000 USD; tỉ giá ghi sổ là 16.500 VND/USD; tỉ giá giao dịch BQLNH do NHNN công b ố ngày 31/3/N là 16.550 VND/USD. - Kế toán tính toán và ghi sổ như sau (Đơn vị 1000đ) Nợ TK 111 (1112): 500 Có TK 413(1): 500
  14. Sơ đồ 1.1 - Sơ đồ kế toán tổng quát Tiền mặt TK 511, 515, 711 TK 111 - Ti n m t TK 112, 113 Doanh thu bán hàng. G i ti n vào ngân hàng DT tài chính, thu nh p khác ti n ang chuy n TK 152,153,156,211 TK 112 Mua v t t , Rút ti n g i t ngân hàng hàng hoá tài s n... TK 131,136,138,141 TK 627, 641, 642... Thu h i các kho n n , S d ng chi phí các kho n ký c c, ký qu TK 121,128,222,223... TK 121,128,221,222... u t tài chính Thu h i các kho n ut TK 311, 315, 334 TK 411, 415, 461 Thanh toán n ph i tr Nh n v n góp, nh n kinh phí TK 338(1) TK 338(1) Ti n th a t i qu Ti n thi u t i qu ch gi i quy t ch gi i quy t 1.2.2. Kế toán tiền gửi ngân hàng.
  15. - Tiền gửi ngân hàng là số tiền mà đơn vị kế toán gửi ở các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng... - Tiền gửi ngân hàng có thể là tiền Việt Nam, tiền nước ngo ài, vàng, bạc, đá quí... - Trường hợp phát sinh nghiệp vụ gửi, rút TGNH bằng ngoại tệ, giao dịch, thanh toán b ằng TGNH ngoại tệ, kế toán phải qui đổi ra VNĐ theo tỉ giá qui định và hạch toán giống với hạch toán tiền mặt bằng ngoại tệ. - Cuối kì kế toán, việc đánh giá lại TGNH có nguồn gốc ngoại tệ cũng được xử lý giống với tiền mặt có nguồn gốc ngoại tệ đ ã được trình bày ở mục trước 1.2.2.1. Chứng từ kế toán sử dụng: Kế toán TGNH sử dụng các chứng từ chủ yếu sau: - Giấy báo nợ; - Giấy báo có; - Bản sao kê của Ngân hàng; - Các chứng từ gốc: Uỷ nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi... Khi nhận đ ược các chứng từ của Ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Trường hợp có chênh lệch với sổ kế toán của đơn vị thì phải báo cáo cho ngân hàng, cuối tháng nếu chưa xác định được nguyên nhân tu ỳ theo chênh lệch mà ghi vào TK138(8) hoặc 338(8). Tháng sau cần xác định rõ nguyên nhân và xử lý, điều chỉnh cho đúng thực tế. 1.2.2.2. Tài khoản kế toán sử dụng: Để phản ánh TGNH bằng ngoại tệ, kế toán sử dụng tài kho ản 112 "TGNH" . - Về kết cấu: + TK 112 cũng là TK vốn, do vậy nó có kết cấu cơ b ản giống kết cấu của TK 111 "Tiền mặt". + Bên Nợ phản ánh số phát sinh tăng về TGNH; + Bên Có phản ánh số phát sinh giảm về TGNH; + Số dư Bên Nợ, số tiền hiện còn gửi tại Ngân hàng. - TK112 có 3 TK cấp 2
  16. + TK1121: Tiền Việt Nam + TK 1122: Tiền nước ngo ài (ngo ại tệ) + TK 1123: Vàng, b ạc, kim loại quý. 1.2.2.3. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ (kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KTTX, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) * Trường hợp các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiền Việt Nam: 1. Xuất gửi tiền mặt gửi vào TK. Tại ngân hàng, khách hàng trả nợ qua tài kho ản TGNH, thu hồi các khoản ký cược, ký quĩ, nhận vốn góp liên doanh, thu hồi các khoản đ ầu tư ngắn hạn bằng chuyển khoản.... kế toán ghi. Nợ TK112 Có các TK liên quan: TK. 111, 131, 144, 244, 411, 121... 2. Thu tiền bán hàng, thu từ hoạt động tài chính b ằng chuyển khoản, kế toán ghi: Nợ TK112 Có TK 511, 515... Có TK 333 (1) 3. Rút TGNH về nhập quỹ, chuyển TGNH đi ký cược, đầu tư, thanh toán các kho ản nợ bằng chuyển khoản, kế toán ghi: Nợ các TK liên quan: TK111, 128, 144, 331, 333, 341, 338... Có TK112 4. Dùng TGNH để trả tiền mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ... kế toán ghi: Nợ TK 152, 153, 156, 211... Nợ TK 133 (1) Có TK 112 Ví dụ 1: Chứng từ: Giấy báo có số 10, ngày 2 tháng N, Công ty A đ ã thanh toán tiền hàng mua từ kỳ trước, số tiền 50.000 (đơn vị 1000đ); kế toán ghi: Nợ TK 112: 50.000 Có TK 131 (131A): 50.000
  17. Ví dụ 2: Giấy báo có số 11, ngày 3 tháng N, thu tiền bán hàng trực tiếp bằng chuyển khoản, trị giá bán chưa thu ế là 100.000 (đơn vị 1000đ) thuế suất thuế GTGT là 10%. Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 112: 110.000 Có TK 511: 100.000 Có TK 333 (3331): 10.000 Ví dụ 3: Giấy báo nợ số 2 ngày 2 tháng N, trả nợ cho Công ty A, séc chuyển kho ản số 015, số tiền 50.000 (đơn vị 1000), kế toán ghi: Nợ TK 331 (331A): 50.000 Có TK 112: 50.000 Ví dụ 4: Giấy báo nợ số 3 ngày 3 tháng N, tr ả séc chuyển khoản tiền mua nguyên vật liệu đ ã nhập kho, từ trị giá mua chưa có thu ế là 50.000, thu ế suất thuế GTGT là 10% (Đơn vị 1000), kế toán ghi: Nợ TK 152: 50.000 Nợ TK 133 (1) 5.000 Có TK 112: 55.000 * Trường hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến ngoại tệ của HĐSXKD, kể cả hoạt động ĐTXDCB, về cơ bản giống kế toán tiền mặt ngoại tệ. 1. Bán hàng trực tiếp thu qua TGNH bằng ngoại tệ, kế toán quy đổi ra VNĐ theo tỷ giá trị giao dịch BQLNH và ghi: Nợ TK 112 (1122) - Tỉ giá giao dịch BQLNH Có TK 511 - trị giá chưa có thuế Có TK 333 (3331) Đồng thời kế toán ghi Nợ TK. 007 - ghi nguyên tệ. 2. Khi thu hồi các khoản nợ bằng ngoại tệ qua Ngân hàng, kế toán ghi: Nợ TK 112 (1122): tỷ giá giao dịch BQLLNH. Nợ TK 635: Nếu lỗ tỉ giá (Tỉ giá giao dịch < tỉ giá ghi sổ) Có TK: 131 (chi tiết người nợ): Tỉ giá ghi sổ kế toán - tỉ giá nhận nợ. Có TK 515: Nếu lãi tỉ giá (tỉ giá giao dịch > tỉ giá ghi sổ)
  18. Đồng thời ghi Nợ TK 007: Nguyên tệ. 3. Khi chuyển khoản ngoại tệ mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, kế toán ghi: Nợ TK 152, 156, 211... tỉ giá giao dịch BQLNH. Nợ TK 133 (1331) Nợ TK 635: lỗ tỉ giá (tỉ giá giao dịch < tỉ giá ghi sổ) Có TK 515: lãi t ỉ giá (Tỉ giá giao dịch > tỉ giá ghi sổ) Có TK 112 (1122): Tỉ giá ghi sổ Đồng thời ghi Nợ TK 007: Nguyên tệ. 4. Khi chuyển khoản ngoại tệ để trả các khoản nợ, kế toán ghi: Nợ TK 331, 311, 338, 341... tỉ giá ghi sổ (tỉ giá nhận nợ) Nợ TK 635: Lỗ tỉ giá (tỉ giá ghi sổ TK phải trả nhỏ hơn tỉ giá ghi sổ kế toán của TK 1112). Có TK 515: lãi tỉ giá (tỉ giá ghi sổ các TK nợ phải trả > tỉ giá ghi sổ của TK 1112) Có TK112 (1122) Tỉ giá ghi sổ. Đồng thời ghi Có TK 007: Nguyên tệ. Ví dụ 1: Giấy báo có số 02 ngày 2 tháng N, Công ty A trả nợ tiền hàng bằng ngo ại tệ qua TGNH, số tiền 10.000USD. Tỉ giá giao dịch BQLNH ngày 2 tháng N là 16.500VNĐ/USD, tỉ giá ghi sổ (tỉ giá nhận nợ) trên TK131 (131A) là 16.400VND/USD. Kế toán tính toán và ghi sổ như sau (đơn vị 1000đ) Nợ TK 112 (1122): 165.000 Có TK 131 (131A): 164.000 Có TK 515: 1000 Đồng thời kế toán ghi nợ TK 007 : 10.000USD Ví dụ 2: Giấy báo nợ số 01 ngày 3 tháng N, Séc chuyển khoản số 015 trả tiền mua nguyên vật liệu nhập kho, trị giá chưa thu ế 10000USD, thuế suất thuế GTGT 10%. Tỉ giá giao dịch BQLNH: 16.500 VNĐ/USD, tỉ giá ghi sổ 16.400 VNĐ/USD. Kế toán tính toán và ghi : Nợ TK 152: 165.000
  19. Nợ TK 133 (1): 16.500 Có TK 112 (2): 164.000 Có TK 515: 17.500 Đồng thời kế toán ghi Có TK 007: 10.000USD * Trường hợp kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến TGNH ngo ại tệ của hoạt động đầu tư XDCB - giai đo ạn trước hoạt động. - Cũng như kế toán tiền mặt, khi mua bán, thanh toán dùng TGNH ngoại tệ, nếu p hát sinh lãi tỉ giá thì hạch toán vào bên có TK 413; nếu lỗ tỉ giá thì ghi vào bên nợ TK 413; Đồng thời ghi có TK 007 nguyên tệ. Ví dụ 1: Giấy báo nợ số 01 ngày 1 tháng N, Séc chuyển khoản số 017 trả tiền mua nguyên vật liệu nhập kho, trị giá chưa thuế 10.000USD, thuế suất thuế GTGT 10%, tỉ giá giao dịch BQLNH là 16.500VND/USD, t ỷ giá ghi sổ là16.400 VNĐ/USD. Kế toán tính toán và ghi (Đơn vị 1000đ) Nợ TK 152: 165.000 Nợ TK 133 (1): 16.500 Có TK 112 (2): 164.000 Có TK413 (2): 17.500 Đồng thời kế toán ghi có TK 007: 10.000USD Ví dụ 2: Giấy báo nợ số 02 ngày 2 tháng N, Séc chuyển khoản số 018 trả nợ tiền hàng cho Công ty A, số tiền là 10.000USD. - Tỷ giá ghi sổ trên TK 131 (131A) là 16.400 VNĐ/USD. - Tỷ giá ghi sổ trên TK 112 (2) là 16.500 VNĐ/USD. Kế toán tính toán và ghi (đơn vị 1000). Nợ TK 131 (131A): 164.000 Nợ TK 413 (2): 1.000 Có TK 112 (1122): 165.000 Đồng thời ghi có TK 007: 10.000USD * Trường hợp kế toán đánh giá lại cuối năm các khoản TGNH ngoại tệ cuối năm tài chính, cũng như tiền mặt ngoại tệ, kế toán phải đánh giá lại số d ư TGNH ngoại tệ
  20. theo tỷ giá BQLNH. Khi phát sinh lãi t ỷ giá (do tỷ giá tăng) thì ghi vào bên có TK 413, nếu phát sinh lỗ tỷ giá (do tỷ giá giảm) thì ghi vào bên nợ TK 413, chi tiết 4131 nếu là liên quan đến hoạt động SXKD, còn liên quan đến hoạt động đầu tư giai đoạn trước hoạt động thì ghi vào 4132. Ví dụ: Cuối năm tài chính, Công ty đánh giá lại số d ư của TK112 (1122) liên quan đến hoạt động SXKD như sau: Số dư TK 112 (1122) là 10.000USD, tỷ giá ghi sổ: 16.400 VNĐ/USD, tỉ giá giao d ịch BQLNH là 16.500 VNĐ/USD. Kế toán ghi: Nợ TK 112 (1122): 1000 Có TK 413 (1): 1000
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2