intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

KENNEDY VÀ CHIẾN TRANH LẠNH

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

158
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

KENNEDY VÀ CHIẾN TRANH LẠNH Tổng thống Kennedy nhậm chức đã cam kết sẽ tiếp tục cuộc Chiến tranh Lạnh một cách mạnh mẽ, nhưng ông cũng hy vọng sẽ có sự thỏa hiệp và đã chần chừ trong việc tăng cường sức mạnh và quyền lực của nước Mỹ trên trường quốc tế. Trong một năm rưỡi đầu tiên nhậm chức, ông đã từ chối không cho nước Mỹ can thiệp sau khi cuộc tấn công của những người Cuba lưu vong do CIA chỉ đạo vào Vịnh Con lợn thất bại, ông cũng đã để cho quốc gia Đông...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: KENNEDY VÀ CHIẾN TRANH LẠNH

  1. KENNEDY VÀ CHIẾN TRANH LẠNH Tổng thống Kennedy nhậm chức đã cam kết sẽ tiếp tục cuộc Chiến tranh Lạnh một cách mạnh mẽ, nhưng ông cũng hy vọng sẽ có sự thỏa hiệp và đã chần chừ trong việc tăng cường sức mạnh và quyền lực của nước Mỹ trên trường quốc tế. Trong một năm rưỡi đầu tiên nhậm chức, ông đã từ chối không cho nước Mỹ can thiệp sau khi cuộc tấn công của những người Cuba lưu vong do CIA chỉ đạo vào Vịnh Con lợn thất bại, ông cũng đã để cho quốc gia Đông Nam Á - nước Lào rơi vào tay kiểm soát của Cộng sản và đã ngầm đồng ý với việc dựng lên Bức tường Berlin. Các quyết định của Kennedy đều củng cố một cảm nhận về sự thỏa hiệp mà Tổng Bí thư Liên Xô, Nikita Khrushchev đ ã tạo ra trong cuộc gặp cá nhân duy nhất giữa hai người, một cuộc gặp thượng đỉnh vào tháng 6/1961 tại Vienna. Chính trong bối cảnh này mà Kennedy đã gặp phải sự kiện nghiêm trọng nhất của cuộc Chiến tranh Lạnh, cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba. Mùa thu năm 1962, Chính quyền Mỹ biết được rằng Liên Xô đang bí mật bố trí các dàn tên lửa hạt nhân trên đất Cuba. Sau khi cân nhắc các lựa chọn khác nhau, ông quyết định kiểm dịch để ngăn chặn không cho tàu chiến Xô-viết tiếp tục vận chuyển thêm tên lửa tới Cuba. Đồng thời, ông đã công khai yêu cầu Liên Xô rút bỏ mọi loại tên lửa và vũ khí hạt nhân và cảnh báo rằng hành động quá khích của
  2. Liên Xô trên hòn đảo Cuba có thể sẽ dẫn đến một cuộc tấn công trả đũa Li ên bang Xô-viết. Sau vài ngày căng thẳng, khi mà thế giới đã đứng kề miệng vực thảm họa chiến tranh hạt nhân, Liên Xô đã đồng ý rút lui cùng với dàn tên lửa của họ. Những người phê phán đã buộc tội ông là đã đánh liều với thảm họa hạt nhân trong khi chính sách ngoại giao hòa bình vẫn có thể là thích hợp. Cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba lần đầu tiên đã khiến Kennedy trở thành một nhà lãnh đạo nổi tiếng của phương Tây dân chủ. Nhìn nhận lại, cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quan hệ Xô-Mỹ. Cả hai bên đều nhìn thấy sự cần thiết phải giảm bớt căng thẳng có thể dẫn tới xung đột quân sự trực tiếp. Một năm sau đó, Hoa Kỳ, Liên Xô và Anh đã ký một văn kiện quan trọng - Hiệp ước Cấm thử Vũ khí hạt nhân Cục bộ nhằm cấm mọi hình thức thử vũ khí hạt nhân trên không. Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia), vốn là thuộc địa của Pháp từ trước Chiến tranh Thế giới Thứ hai, vẫn là một chiến trường khác của Chiến tranh Lạnh. Nỗ lực của nước Pháp nhằm tái lập ách thống trị đã vấp phải sự phản kháng của Hồ Chí Minh, một người Cộng sản Việt Nam, lãnh tụ phong trào Việt Minh trong cuộc chiến tranh du kích chống lại ách cai trị của thực dân Pháp. Cả Truman và Eisenhower đều muốn duy trì sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với nước Pháp nhằm thực thi chính sách ngăn chặn ảnh hưởng của Chủ nghĩa Cộng
  3. sản ở châu Âu nên đã cung cấp cho nước Pháp nhiều trợ giúp về kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham chiến của Pháp ở Việt Nam. Song Pháp đ ã thất bại hoàn toàn vào tháng 5/1954 tại Điện Biên Phủ. Tại hội nghị quốc tế Geneva, Lào và Campuchia được trao quyền độc lập. Việt Nam bị chia cắt làm hai miền, Hồ Chí Minh là lãnh tụ ở miền Bắc và Ngô Đình Diệm - một phần tử chống cộng theo đạo Cơ đốc trong một đất nước mà đông đảo dân chúng là tín đồ Phật giáo - đứng đầu chính phủ ở miền Nam. Các cuộc bầu cử dự định sẽ được tổ chức hai năm sau đó để thống nhất đất nước. Do bị thuyết phục rằng sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam có thể dẫn tới sự thất bại của Myanmar, Thái Lan và Indonesia nên Eisenhower đã ủng hộ Ngô Đình Diệm từ chối tiến hành tổng tuyển cử vào năm 1956 và đã biến miền Nam Việt Nam thành một chính quyền tay sai cho Mỹ. Kennedy đã tăng cường viện trợ cho chính quyền Ngô Đình Diệm và đưa một số cố vấn quân sự tới miền Nam Việt Nam, nhưng cuộc chiến tranh du kích giữa miền Bắc và miền Nam vẫn tiếp diễn. Diệm mất uy tín tr ước công chúng và tình hình quân sự ngày càng trở nên xấu đi. Cuối năm 1963, Kennedy đã bí mật ủng hộ một cuộc đảo chính tại miền Nam Việt Nam, nhưng trước sự ngỡ ngàng của Tổng thống Mỹ, Diệm và người em đầy quyền lực của ông Ngô Đình Nhu - đã bị giết. Vào chính thời điểm bước ngoặt này, nhiệm kỳ tổng thống của Kennedy cũng chấm dứt ba tuần sau đó. CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VŨ TRỤ
  4. Trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Eisenhower, chinh phục vũ trụ đ ã trở thành một đấu trường khác cho cuộc cạnh tranh quyền lực giữa Mỹ và Liên Xô. Năm 1957, Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo Sputnik, từ đó chứng tỏ rằng họ có thể chế tạo những quả tên lửa mạnh hơn so với Mỹ. Tới năm 1958, Hoa Kỳ đã phóng vệ tinh đầu tiên, Explorer 1. Nhưng ba tháng sau khi Kennedy nhậm chức tổng thống, Liên Xô đã đưa được con người đầu tiên lên quỹ đạo. Kennedy đã đáp lại bằng việc giao cho Hoa Kỳ sứ mệnh đưa được con người lên mặt trăng và cũng như trở về trái đất trước khi thập niên này chấm dứt. Với dự án Mercury năm 1962, John Glenn đã trở thành nhà du hành vũ trụ Mỹ đầu tiên bay lên quỹ đạo trái đất. Sau cái chết của Kennedy, Tổng thống mới Lyndon Johnson đ ã ra sức ủng hộ các chương trình không gian. Vào giữa những năm 1960, các nhà khoa học Hoa Kỳ đã chế tạo con tàu vũ trụ với hai phi công - con tàu Gemini. Gemini đã đạt được một số kỷ lục đầu tiên, trong đó có chuyến bay tám ngày vào vũ trụ tháng 8/1965 - chuyến bay vũ trụ dài ngày nhất tính tới thời điểm đó - và vào tháng 11/1966, Gemini đã tiến hành thành công vụ trở về khí quyển trái đất đ ược điều khiển tự động lần đầu tiên. Gemini cũng thực hiện thành công vụ nối kết hai tàu vũ trụ đang bay do con người thực hiện lần đầu tiên, và thực hiện những cuộc dạo chơi ngoài không gian đầu tiên của người Mỹ.
  5. Con tàu vũ trụ dành cho ba phi công mang tên Apollo đã đạt được mục tiêu do Kennedy đề ra và chứng minh cho toàn thế giới thấy rằng Mỹ đã vượt Liên Xô trong việc chinh phục vũ trụ. Ngày 20/7/1969, với hàng trăm triệu khán giả truyền hình trên toàn thế giới đang xem chương trình truyền hình trực tiếp, Neil A. Armstrong đã trở thành người đầu tiên bước chân lên mặt trăng. Những chuyến bay khác của Apollo vẫn được tiếp tục sau đó, nh ưng nhiều người Mỹ đã bắt đầu đặt câu hỏi về giá trị của những chuyến bay vào vũ trụ của con người. Vào đầu thập niên 1970, vì những ưu tiên khác đang trở nên cấp bách hơn, nên Hoa Kỳ đã cắt giảm chi phí cho Chương trình không gian. Một số chuyến bay của Apollo đã bị hủy bỏ; và chỉ có một trong hai trạm không gian Skylab theo đề xuất trước đó được xây dựng mà thôi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2