intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kết cuộc thai kỳ của tất cả trường hợp tiền sản giật nhập viện khoa sản BV ĐKKV tỉnh An Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

23
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày xác định tỷ lệ tiền sản giật , kết cục thai kỳ và biến chứng ở thai phụ được chẩn đoán tiền sản giật nhập viện ở phòng sanh BV ĐKKV tỉnh An Giang trong thời gian nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kết cuộc thai kỳ của tất cả trường hợp tiền sản giật nhập viện khoa sản BV ĐKKV tỉnh An Giang

  1. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 KẾT CUỘC THAI KỲ CỦA TẤT CẢ TRƯỜNG HỢP TIỀN SẢN GIẬT NHẬP VIỆN KHOA SẢN BV ĐKKV TỈNH AN GIANG Bùi Thị Thùy Trang, Nguyễn Ngọc Thảo Phạm Phước Vinh. TÓM TẮT: Mục tiêu: xác định tỷ lệ tiền sản giật , kết cục thai kỳ và biến chứng ở thai phụ được chẩn đoán tiền sản giật nhập viện ở phòng sanh BV ĐKKV tỉnh An Giang trong thời gian nghiên cứu. Thiết kế nghiên cứu: Hồi cứu cắt ngang . Địa điểm: Phòng sanh - Khoa Phụ Sản, Bệnh Viện ĐKKV Tỉnh An Giang. Đối tượng nghiên cứu: Thai phụ được chẩn đoán tiền sản giật nhập viện ở phòng sanh ở bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang 01/06/2019- 30/12/2019. Kết quả: Nghiên cứu trên có 5115 thai phụ nhập viện thì có 183 (3,6%) thai phụ được chẩn đoán tiền sản giật trong đó có 123 (67,2%) mổ lấy thai, 34 (18,6%) sanh ngả âm đạo, chuyển tuyến trên 11 (6%), xin xuất viện 14 (7,7%), 1 (0,5%) sanh rớt ngoại viện. Tiền sản giật gây ra biến chứng trên thai và sức khỏe bà mẹ như : BHSS 13 (7,1%), IUGR 6 (3,3%), thai lưu 1 (0,5%), HELLP 5 (2,7%), BHSS- IUGR 1 (0,5%), thai lưu- HELLP 1 ( 0,5%). Từ khóa: Tiền sản giật, Khoa Phụ Sản BVĐKKVTAG. I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Tiền sản giật thường có 3-5% các trường hợp thai kỳ [1],[7] và được chẩn đoán bằng sự kết hợp của huyết áp cao và protein niệu. Tiền sản giật nặng có thể gây ra nhiều biến chứng cấp và mạn cho cả thai phụ và thai nhi. Các biến chứng của thai phụ bị tiền sản giật nặng bao gồm phù phổi, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, hội chứng nguy kịch hô hấp cấp, đông máu, suy thận và tổn thương võng mạc; các biến chứng của thai nhi gồm IUGR, suy thai, thai chết lưu, sanh non tháng và tăng huyết áp ở trẻ sơ sinh [2]. Khi không được điều trị đúng kịp thời, tiền sản giật có thể gây tử vong mẹ và con, và nhất là ở những nơi có nguồn lực thấp, không đủ phương tiện ,thuốc, các chế phẩm máu đây là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong mẹ và con. Trong trường hợp không điều trị dứt điểm, việc xử trí tiền sản giật bao gồm việc ổn định cơ thể mẹ và thai nhi, sau đó là sanh vào thời điểm tối ưu. Mặc dù các phương pháp để dự đoán tiền sản giật rất hứa hẹn nhưng chúng vẫn chưa được chứng thực. Các biện pháp phòng ngừa đơn giản, chẳng hạn như aspirin liều thấp, canxi, và các can thiệp về chế độ ăn uống và lối sống, cho thấy tiềm năng nhưng lợi ích nhỏ [3]. Vì tiền sản giật có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch sau này của mẹ nên thai kỳ cũng là một cửa sổ cho sức khỏe sau này. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 242
  2. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 Một cách tiếp cận hợp lý để chẩn đoán sớm và đánh giá các phương pháp điều trị hiện có sẽ giúp chúng ta kiểm soát tiền sản giật và cũng như tránh các biến chứng nặng nề lên thai phụ và thai nhi. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm nhìn lại các biến chứng của tiền sản giật từ đó chúng tôi đề xuất các phương pháp dự đoán sớm tiền sản giật cũng như phòng ngừa các tổn thương do tiền sản giật gây nên. Mục tiêu nghiên cứu: xác định tỷ lệ tiền sản giật , kết cục thai kỳ và biến chứng ở thai phụ được chẩn đoán tiền sản giật nhập viện ở phòng sanh BV ĐKKV tỉnh An Giang trong thời gian nghiên cứu. II. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu cắt ngang . Địa điểm nghiên cứu: Phòng sanh- Khoa Phụ Sản, Bệnh Viện Đa Khoa khu vực tỉnh An Giang. Thời gian: 01/06/2019 đến 30/12/2019 Đối tượng tham gia: Thai phụ được chẩn đoán tiền sản giật nhập viện ở phòng sanh ở bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang 01/06/2019- 30/12/2019. Tiêu chuẩn chọn mẫu: chọn hồ sơ bệnh án có thai phụ được chẩn đoán tiền sản giật nhập viện tại phòng sanh Khoa Phụ Sản BV ĐKKVT AG 01/06/2019- 30/12/2019 Tiêu chuẩn loại trừ: không III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu: - Về địa dư đa phần các trường hợp trong nghiên cứu là người ở Châu Đốc và các huyện lân cận trong đó có 03 trường hợp không xác định được địa chỉ. - Tuổi thai phụ trung bình là 31,22  6,46 nhỏ nhất 16, cao nhất là 45 - Nghề nghiệp nội trợ chiếm 46%, công nhân 21%, Công nhân viên 7,7% còn lại là nghề khác. - Về đặc điểm sản khoa tuổi thai trung bình là 37,8  2,7 trong đó tuổi thai thấp nhất là 25 tuần, cao nhất là 42 tuần, tiền căn thì có tăng huyết áp 22,1%, đái tháo đường 2,2%, nhóm vừa đái tháo đường vừa tăng huyết áp 3,2%. - Trong nhóm nghiên cứu đa số là có đứa con thứ 2 trờ lên chiếm 67,8% còn lại là con so 32,2%. - HA tâm thu trung bình : 151,8  16,1 cao nhất 220 mmHg, thấp nhất 140 mmHg. - HA tâm trương trung bình : 94,3  9,7 cao nhất 143 mmHg, thấp nhất 90 mmHg. - Tiền sản giật có dấu hiệu nặng chiếm 41 %. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 243
  3. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 - Cận lâm sàng thấy : nhóm tiểu cầu dưới 120.000/ chiếm 5%, AST cao nhất 280 UI/ml, ALT cao nhất 360 UI/ml, LDH cao nhất 1934 u/l. AFI < 6cm chiếm 12%. - Theo Duckitt K và cộng sự [5] cho ra rằng các yếu tố nguy cơ tiền sản giật- sản giật là tuổi mẹ trên 35, đa sản, đa thai, tình trạng kinh tế, giáo dục kém.Còn trong nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy cũng tương đồng vậy nhưng đa thai chiếm tỷ lệ thấp hơn đơn thai. 3.2. Kết cục và biến chứng : Nghiên cứu trên có 5115 thai phụ nhập viện thì có 183 (3,6%) thai phụ được chẩn đoán tiền sản giật trong đó có 123 (67,2%) mổ lấy thai, 34 (18,6%) sanh ngả âm đạo, chuyển tuyến trên 11 (6%), xin xuất viện 14 (7,7%), 1 (0,5%) sanh rớt ngoại viện. Tiền sản giật gây ra biến chứng trên thai và sức khỏe bà mẹ như : BHSS 13 (7,1%), IUGR 6 (3,3%), thai lưu 1 (0,5%), HELLP 5 (2,7%), BHSS- IUGR 1 (0,5%), thai lưu- HELLP 1 (0,5%). Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 244
  4. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 4.1. Kết luận: - Tỷ lệ tiền sản giật trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi là 3,6% . - Kết cuộc thai kỳ được chẩn đoán tiền sản giật vào phòng sanh BV ĐKKV tỉnh An Giang từ 01/06/2019 đến 30/12/2019 là có 123 (67,2%) mổ lấy thai, 34 (18,6%) sanh ngả âm đạo, chuyển tuyến trên 11 (6%), xin xuất viện 14 (7,7%), 1 (0,5%) sanh rớt ngoại viện. - Những biến chứng chúng tôi ghi nhận ở những trường hợp này : BHSS 13 (7,1%), IUGR 6 (3,3%), thai lưu 1 (0,5%), HELLP 5 (2,7%), BHSS- IUGR 1 (0,5%), thai lưu- HELLP 1 ( 0,5%). 4.2. Hạn chế đề tài: do phương pháp nghiên cứu của chúng tôi là hồi cứu lại các hồ sơ nên sự ghi nhận trên hồ sơ chưa thể hiện được những yếu tố liên quan thúc đẩy tiền sản giật . 4.3. Kiến nghị: - Cần có những xét nghiệm giúp chẩn đoán và phát hiện sớm những trường hợp có nguy cơ tiền sản giật : PIGF, tỷ lệ sFtl-1/ PLGF, siêu âm đo RI động mạch tử cung. - Tập huấn quy trình khám thai cho bác sĩ , nữ hộ sinh đối với những sản bệnh nhất là tiền sản giật. - Kế hoạch chăm sóc quản lý thai kỳ và dự phòng tiền sản giật : khuyến cáo WHO : aspirin 81 mg /ngày. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sibai BM, Barton JR (2007). Expectant management of severe preeclampsia remote from term: patient selection, treatment, and delivery indications. American Journal of Obstetrics & Gynecology, 196(6):514-e1. 2. Sibai BM (2003). Diagnosis and management of gestational hypertension and preeclampsia. Obstet Gynecol, 102:181-92. 3. American College of Obstetricians and Gynecologists (2013). Hypertension in Pregnancy: Report of the American College of Obstetricians and Gynecologists’s Task Force on Hypertension in Pregnancy. Obstet Gynecol, 122:1122-1131. 4. Alves E, Azevedo A, Rodrigues T, Santos AC, Barros H. Impact of risk factors on hypertensive disorders in pregnancy, in primiparae and multiparae. Ann Hum Biol 2013;40:377–84. 5. Duckitt K, Harrington D. Risk factors for pre-eclampsia at antenatal booking: a systematic review of controlled studies. BMJ 2005; 330:565–7. 6. Schneider S, Freerksen N, Maul H, Roehrig S, Fischer B, Hoeft B. Risk groups and maternal–neonatal complications of preeclampsia – current results from the national German Perinatal Quality Registry. J Perinat Med 2011;39:257–65. 7. von Dadelszen P, Magee LA, Devarakonda RM, Hamilton T, Ainsworth LM, Yin R, et al. The prediction of adverse maternal outcomes in preeclampsia. J Obstet Gynaecol Can 2004;26:871–9. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 245
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2