intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kết quả bước đầu kết hợp xương gãy đầu dưới xương đùi bằng nẹp vít khóa

Chia sẻ: Hạnh Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

80
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả bước đầu điều trị gãy đầu dưới xương đùi bằng nẹp vít khóa. Nghiên cứu thực hiện từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2012, tổng số 34 bệnh nhân được phẫu thuật kết hợp xương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kết quả bước đầu kết hợp xương gãy đầu dưới xương đùi bằng nẹp vít khóa

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU KẾT HỢP XƯƠNG GÃY ĐẦU DƯỚI<br /> XƯƠNG ĐÙI BẰNG NẸP VÍT KHÓA<br /> Trương Trí Hữu*, Nguyễn Thanh Huy**<br /> <br /> TÓMTẮT<br /> Mở đầu: Kết hợp xương bên trong vùng gãy lồi cầu đùi còn nhiều thách thức. Kết hợp xương vùng này theo<br /> thời gian đã qua các tiến bộ từ đương mổ chuẩn dần dần chuyển sang mổ nhỏ ít xâm nhập. Nẹp khóa đầu dưới<br /> xương đùi được sử dụng cho đường mổ nhỏ ít xâm nhập và cố định xương vững theo cấu trúc giải phẫu của<br /> xương vùng này<br /> Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả bước đầu điều trị gãy đầu dưới xương đùi bằng nẹp vít khóa.<br /> Phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiền cứu. Từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2012, tổng số 34 bệnh<br /> nhân được phẫu thuật kết hợp xương (03 BN tại bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ và 31 BN tại Bệnh<br /> Viện Chấn Thương Chỉnh Hình TP. HCM). Bệnh nhân được theo dõi tối thiểu 12 tháng và được đánh giá theo<br /> tiêu chuẩn của Schatzker và Lambert.<br /> Kết quả: Trong 34 bệnh nhân nghiên cứu: có 16 nam, 18 nữ. Tuổi trung bình là 48 (từ 17 tuổi đến 84 tuổi).<br /> Thời gian theo dõi trung bình 14 tháng (nhỏ nhất 10 tháng, lớn nhất 19 tháng). Kết quả lành xương là 97,1%.<br /> Kết quả điều trị theo tiêu chuẩn Schatzker và Lampert: Tốt là 76,5%, khá là 14,7%, Trung bình là 1 bệnh nhân<br /> (2,9%), Kém là 2 bệnh nhân (5,9%).<br /> Kết luận: Điều trị gãy đầu dưới xương đùi bằng nẹp vít khóa bước đầu có kết quả khả quan. Nẹp vít khóa kết<br /> hợp được hầu hết các loại gãy đầu dưới xương đùi và cả bệnh nhân loãng xương.<br /> Từ khóa: Nẹp vít khóa đầu dưới xương đùi.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> PRIMARY OUTCOMES OF LOCKED PLATING OF DISTAL FEMORAL FRACTURE<br /> Truong Tri Huu, Nguyen Thanh Huy<br /> Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 67 - 72<br /> Background: Internal Fixation of distal femoral fractures remains a challenge. The fiaxation of distal femoral<br /> fractures has undergone several changes during the past century, from standard-operative techniques to more<br /> recently minimally-invasive internal fixation. The The locking compression plates for distal femur (LCP DF) is an<br /> internal fixation plate that combines Less Invasive Stabilisation System (LISS) of the distal femur using an<br /> anatomically pre-contoured plate with stable locking screws.<br /> Objectives: To evaluate initial results of the treatment of distal femoral fracture with the locking<br /> compression plates for distal femur ( LCP DF)<br /> Methods: A perspectively descriptive study was employed to carry out this research from January, 2012 to<br /> December, 2012; 34 patients (including 3 at Cantho Central Hospital and 31 at Ho Chi Minh City Orthopedics<br /> Hospital) were operated to be observed and evaluated for at least 12 months- follow up by Schatzker and Lambert<br /> criteria.<br /> Results: Of the 34 patients, there were 16 males and 18 females. The average age was 48 (from the age of 17<br /> to 84). The average observation time was 14 months (minimally 10 months and maximally 19 months). The rate<br /> * Khoa Chi dưới Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, ** Trường đại học Y Dược Cần Thơ<br /> Tác giả liên lạc: TS.BS. Trương Trí Hữu<br /> ĐT: 0918591576<br /> Email: truongtrihuu08@gmail.com<br /> <br /> Chấn Thương Chỉnh Hình<br /> <br /> 67<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br /> <br /> of bone union was 97.1%. Using the Schatzker and Lambert criteria to evaluate, we attained good results with<br /> 76.5%, fair with 14.7%, average with 2.9% (1 patient) and poor results with 5.9% (2 patients).<br /> Conclusion: The treatment of distal femoral fractures initially achieved high success rate. Locking plates<br /> united almost all kinds of distal femoral fractures, even in patients with osteoporosis.<br /> Key words: The locking compression plates for distal femur ( LCP DF)<br /> quả điều trị kết hợp xương gãy đầu dưới xương<br /> ĐẶT VẤNĐỀ<br /> đùibằng nẹp vít khóa.<br /> Gãy đầu dưới xương đùi chiếm khoảng 7%<br /> Mục tiêu nghiên cứu<br /> các loại gãy xương đùi(16). Gãy lồi cầu đùi là gãy<br /> Đánh giá kết quả lâm sàng và X quang điều<br /> phạm khớp, do sự co kéo của các cơ tứ đầu đùi,<br /> trị<br /> kết<br /> họp xương gãy đầu dưới xương đùi bằng<br /> chân ngỗng và sinh đôi làm cấp kênh mặt khớp,<br /> nẹp vít khóa.<br /> biến dạng gập góc và lệch trục cơ học chi dưới.<br /> ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br /> Mục tiêu điều trị là phục hồi giải phẫu mặt khớp<br /> để phục hồi lại chức năng của khớp gối, giữ<br /> Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01 năm<br /> đúng trục cơ học và bảo tồn hệ thống gấp duỗi<br /> 2012 đến tháng 12 năm 2012 tại Bệnh viện Chấn<br /> gối(13). Nếu không được chỉnh sửa mặt khớp và<br /> Thương Chỉnh Hình TP. HCM và Bệnh viện Đa<br /> trục chi sẽ có biến chứng gập góc, cấp kênh mặt<br /> Khoa Trung Ương Cần Thơ có 34 bệnh nhân.<br /> khớp, cứng gối dẫn đến hư khớp.<br /> Thời gian theo dõi tối thiểu là 12 tháng, thời gian<br /> nghiên cứu trung bình là 14 tháng.<br /> Đến nay việc lựa chọn dụng cụ kết hợp<br /> xương trong điều trị gãy đầu dưới xương đùi<br /> vẫn là thử thách cho người thầy thuốc. Các<br /> dụng cụ dùng riêng cho gãy xương vùng đầu<br /> dưới đùi như: Nẹp lồi cầu hình chữ L 95o (95o<br /> Condylar Blade Plate), nẹp nâng đỡ lồi cầu<br /> (Condylar buttress plate), nẹp DCS (Dynamic<br /> Condylar Screw) đã được sử dụng nhưng<br /> cũng có những hạn chế riêng. Nẹp vít khóa<br /> LCP (Locking compression Plate) mới xuất<br /> hiện gần đây được coi như một bước tiến<br /> trong điều trị gãy xương nhất là vùng đầu<br /> dưới xương đùi có ưu điểm dễ áp dụng đương<br /> mổ nhỏ ít xâm nhập nhưng nắn kết hợp xương<br /> về giải phẫu và vững chắc.<br /> Trên thế giới đã có một số nghiên cứu dùng<br /> nẹp vít khóa điều trị gãy đầu dưới xương đùi.<br /> Cantu R.V, Cornell C.N, Kolb W., Kao F.C.,<br /> Kregor P.J, Ricci A.R(3,4,7,8,14)<br /> Nẹp vít khóa lồi cầu đùi bước đầu đã được<br /> sử dụng ở Bệnh Viện Chấn Thương Chỉnh Hình<br /> TP.HCM và các Bệnh viện khác trong nước gần<br /> đây. Vấn đề cần thiết phải có một tổng kết về kết<br /> <br /> 68<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Nghiên cứu tiền cứu mô tả<br /> Phương pháp phẫu thuật<br /> <br /> Chuẩn bị trước mổ<br /> Dự trù máu truyền tùy vào tình trạng bệnh<br /> nhân và tính chất của xương gãy.<br /> Kháng sinh dự phòng<br /> Thường dùng nhóm Cephalosporin thế hệ<br /> 1,2 trước mổ khoảng 30 phút, duy trì sau mổ 7<br /> ngày.<br /> Tư thế bệnh nhân mổ<br /> Nằm ngửa, kê gối gấp.<br /> Ga rô hơi<br /> Trên đùi sát bẹn, áp lực từ 300 – 350mmHg,<br /> thời gian ngắn dưới 90 phút mỗi lần.<br /> Kỹ thuật mổ<br /> Đường mổ: đường bên ngoài, đặt nẹp phía<br /> bên lồi cầu ngoài. Bệnh nhân gãy hở thường có<br /> rách cơ tứ đầu trước đó, cắt lọc làm sạch vết<br /> thương trước rồi mở rộng theo đường rách cơ<br /> vào ổ gãy, mở bao khớp phía trước ngoài hay<br /> trước trong tùy vị trí vết thương để mổ nắn cố<br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Khoa<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br /> định xương gãy. Nếu phạm khớp thì nắn, cố<br /> định mặt khớp tạm bằng kim K và/hoặc kèm<br /> theo vít xốp. Dùng màng hình tăng sáng kiểm<br /> tra khi mổ xem nắn hết các di lệch mặt khớp. Vị<br /> trí đặt kim K và vít xốp không làm cản vị trí đặt<br /> nẹp (hình 1). Mở vết thương tối thiểu đặt nẹp<br /> luồn dưới cơ, dùng C-arm kiểm tra.<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> + Mất gấp gối không hơn 20 độ.<br /> + Đau ít<br /> Trung bình: bất cứ 2 tiêu chuẩn nào của khá.<br /> Xấu: bất cứ một trong các tiêu chuẩn nào sau<br /> đây:<br /> + Gấp gối 90 độ hay ít hơn.<br /> + Biến dạng khép hay dạng gối quá 15 độ.<br /> + Cấp kênh mặt khớp.<br /> + Đau gây mất cơ năng cho dù hình ảnh trên<br /> X-quang tốt ra sao.<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Hình 1: Vị trí bắt vít xốp và kim K(1)<br /> Cố định mặt khớp gãy vào thân xương bằng<br /> nẹp vít khóa, đặt mặt ngoài. Chiều dài của nẹp<br /> tùy vào đường gãy phía hành xương và thân<br /> xương. Lưỡi nẹp cách mặt khớp trước và mặt<br /> khớp dưới từ 1-1,5cm. Thân nẹp thẳng với trục<br /> của xương đùi. Nẹp được thiết kế riêng cho bên<br /> trái và bên phải nên cần chọn nẹp cho phù hợp.<br /> Sau khi đặt nẹp ta khoan và bắt vít theo kỹ thuật<br /> của nhà sản xuất(1)<br /> Kiểm tra trong lúc mổ kết quả nắn xương và<br /> mặt khớp bằng C-arm. Đặt ống dẫn lưu và đóng<br /> vết mổ từng lớp theo giải phẫu: lần lượt đóng cơ<br /> rộng giữa, túi trên cơ tứ đầu và bao khớp, và sau<br /> đó là các lớp nông hơn. Có thể bất động thêm<br /> bằng nẹp Zimmer nếu xương gãy nát nhiều và<br /> cảm nhận nẹp bất động không vững chắc lắm.<br /> <br /> Với 34 bệnh nhân được mổ kết hợp xương<br /> đầu dưới xương đùi bằng nẹp vít khóa và theo<br /> dõi được chúng tôi có các số liệu sau:<br /> Tuổi<br /> Trung bình 48 tuổi (từ 17 tuổi đến 84 tuổi).<br /> Giới<br /> 16 nam và 18 nữ.<br /> Phân độ gãy<br /> 27 gãy kín, 7 gãy hở (3 độ I, 1 độ II, 3 độ IIIA).<br /> Phân loại gãy theo AO<br /> <br /> Đánh giá kết quả điều trị theo tiêu chuẩn của<br /> Schatzker và Lambert(15)<br /> Tốt: duỗi hoàn toàn.<br /> + Mất gấp gối ít hơn 10 độ.<br /> + Không biến dạng khép hay dạng gối,<br /> không di lệch xoay.<br /> + Không đau<br /> + Mặt khớp tốt<br /> Khá: không thiếu hơn một trong các tiêu<br /> chuẩn sau:<br /> + Không ngắn chỉ nhiều hơn 1cm.<br /> + Biến dạng khép hay dạng gối dưới 10 độ.<br /> <br /> Chấn Thương Chỉnh Hình<br /> <br /> Biểu đồ 1: phân bố BN theo phân loại gãy AO.<br /> Lành xương<br /> 33 bệnh nhân lành xương (97,1%), có 1 bệnh<br /> nhân không lành (2,9%).<br /> Thời gian lành xương<br /> Thời gian lành xương trung bình 13 tuần.<br /> Kết quả gấp gối<br /> Kết quả gấp gối trung bình là 1230 (gấp gối<br /> nhỏ nhất 450, gấp gối lớn nhất 1400).<br /> <br /> 69<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> Kết quả duỗi gối<br /> <br /> BÀNLUẬN<br /> <br /> Kết quả duỗi gối trung bình là 2,20 (duỗi gối<br /> nhỏ nhất -100, duỗi gối lớn nhất 50).<br /> <br /> Tuổi trung bình trong nghiên cứu này là 48<br /> tuổi. Tuổi từ 18 đến 60 có 22 bệnh nhân (chiếm tỉ<br /> lệ 64,7%). Đây là độ tuổi lao động và tham gia<br /> giao thông nhiều nên khả năng bị tai nạn gãy<br /> xương chiếm tỉ lệ cao nhất.<br /> <br /> Bảng 1: Biến chứng<br /> Biến chứng<br /> <br /> Số BN<br /> <br /> Tỉ lệ %<br /> <br /> Không lành xương<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2,9<br /> <br /> Ngắn chi<br /> <br /> 3<br /> <br /> 8,8<br /> <br /> Kênh mặt khớp<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2,9<br /> <br /> Vẹo gối<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2,9<br /> <br /> Nhiễm trùng<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> Di lệch thứ phát sau mổ<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> Gãy nẹp<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> Bảng 2: Kết quả điều trị theo tiêu chuẩn Schatzker và<br /> Lambert<br /> Kết Quả<br /> <br /> Số BN<br /> <br /> Tỉ Lệ %<br /> <br /> Tốt<br /> <br /> 26<br /> <br /> 76,5<br /> <br /> Khá<br /> <br /> 5<br /> <br /> 14,7<br /> <br /> Trung bình<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2,9<br /> <br /> Kém<br /> <br /> 2<br /> <br /> 5,9<br /> <br /> Ca lâm sàng<br /> Bệnh nhân nam 61 tuổi, gãy liên lồi cầu đùi<br /> T, loại C3.<br /> <br /> Hình 2: X-quang trước và sau mổ<br /> <br /> Hình 3: X-quang can xương sau 12 tuần và phục hồi<br /> chức năng<br /> <br /> 70<br /> <br /> Nguyên nhân do tai nạn giao thông vẫn là<br /> chủ yếu trong nghiên cứu này 27 trên tổng số 34<br /> BN (tỉ lệ 79,5%). Nguyên nhân do tai nạn giao<br /> thông cũng lànguyên nhân chính trong các<br /> nghiên cứu của Nguyễn Quốc Trị(12), Hàn Khởi<br /> Quang(5), Lê Nguyên Khải(9) và Nguyễn Phương<br /> Nam(11). Đây là cơ chế có năng lượng cao gây<br /> thương tổn xương và mô mềm nặng<br /> Trong 34 bệnh nhân nghiên cứu, gãy loại C<br /> là 30/34 bệnh nhân (tỉ lệ 88,2%). Trong đó loại<br /> gãy C1 là 6, C2 là 14 và C3 là 10. gãy loại C vẫn<br /> chiếm đa số trong các nghiên cứu nên xương<br /> thường gãy phức tạp.<br /> Qua điều trị kết hợp xương 34 bệnh nhân<br /> gãy đầu dưới xương đùi bằng nẹp vít khóa, có 33<br /> bệnh nhân lành xương và một bệnh nhân không<br /> lành xương (tỉ lệ 2,9%). Bệnh nhân không liền<br /> xương là một trường hợp gãy hở độ IIIA, loại C3.<br /> Bệnh nhân được cắt lọc và kết hợp xương bằng<br /> khung cố định ngoài khoảng 7 ngày trước khi<br /> được mổ kết hợp xương bằng nẹp vít khóa.<br /> Trong quá trình phẫu thuật đặt nẹp vít khóa,<br /> bệnh nhân có mất xương nhưng vết thương<br /> không tốt lắm nên không có ghép xương. Cần<br /> ghép xương bổ sung cho BN này<br /> Trong 33 bệnh nhân lành xương: thời gian<br /> lành xương trung bình là 13 tuần. Thời gian lành<br /> xương nhiều nhất là khoảng từ 12 đến 14 tuần có<br /> 22/33 chiếm tỉ lệ 66,67%. Cá biệt có 1 bệnh nhân<br /> lành xương sau 26 tuần. Bệnh nhân này là nữ,<br /> gãy loại C3, lớn tuổi và có loãng xương, cơ địa<br /> bệnh nhân cũng nhỏ con, trong quá trình phẫu<br /> thuật thì không có ghép xương. Thời gian lành<br /> xương theo phân loại gãy AO thì nhóm C3 có<br /> thời gian lành xương trung bình dài nhất 15,67<br /> tuần. Và khi chúng tôi so sánh thời gian lành<br /> xương của nhóm C3 với các nhóm khác thì cho<br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Khoa<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br /> kết quả khác biệt có ý nghĩa thông kê (p60 tuổi,<br /> thời gian lành xương 12 tuần, nhưng phim XQuang kiểm tra phát hiện nẹp đặt thấp nên có<br /> vít phạm vào khớp nên vận động bị cản trở.<br /> Bệnh nhân được phát hiện vít phạm vào khớp<br /> khi chụp X-Quang kiểm tra sau mổ và có chỉ<br /> địnhmổ lại nhưng gia đình và bệnh nhân không<br /> đồng ý. Sau đó, bệnh nhân có qua các bệnh viện<br /> khác kiểm tra nhưng cũng chưa được xử lý gì,<br /> hiện tại thì xương bệnh nhân đã lành tốt và thời<br /> gian theo dõi là 13 tháng. Bệnh nhân thứ hai 30<br /> tuổi, thời gian theo dõi 10 tháng và đây là bệnh<br /> nhân không liền xương.<br /> Biên độ duỗi gối trung bình trong nghiên<br /> cứu này là 2,20. Số bệnh nhân duỗi gối từ 00 đến<br /> 50 là 32/34 bệnh nhân (tỉ lệ 94,11%). Hầu hết bệnh<br /> nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đều duỗi<br /> gối được hoàn toàn, trừ một bệnh nhân hạn chế<br /> duỗi gối khoảng 50 và một bệnh nhân hạn chế<br /> khoảng 100. Hai bệnh nhân bị hạn chế duỗi gối<br /> cũng là hai bệnh nhân gấp gối được 450. Với<br /> bệnh nhân bị vít phạm vào khớp, nếu được mổ<br /> lấy dụng cụ và tập lại gối thì tình trạng có thể cải<br /> thiện tốt hơn cả về gấp và duỗi gối. Còn bệnh<br /> nhân không liền xương thì sau khi được ghép<br /> xương và nếu xương lành, tập vật lý trị liệu<br /> không còn đau thì cũng có thể cải thiện được vì<br /> bệnh nhân cũng hạn chế nhẹ.<br /> Kết quả điều trị của chúng tôi theo tiêu<br /> chuẩn của Schatzker và Lambert: Tốt : có 26/34<br /> bệnh nhân, chiếm tỉ lệ 76,5%. Khá: có 5/34 bệnh<br /> nhân, chiếm tỉ lệ 14,7%. Trung bình: có 1/34 bệnh<br /> nhân, chiếm tỉ lệ 2,9%. Kém: có 2 bệnh nhân,<br /> chiếm tỉ lệ 5,9%. Như vậy, tỉ lệ bệnh nhân đạt<br /> tiêu chuẩn khá tốt trong nghiên cứu của chúng<br /> <br /> Chấn Thương Chỉnh Hình<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> tôi là 91,2 %. Đây là một kết quả khả quan trong<br /> điều trị gãy đầu dưới xương đùi.<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Nẹp vít khóa có thể dùng để kết hợp xương<br /> tất cả các loại gãy đầu dưới xương đùi (ngoại trừ<br /> gãy mảnh nhỏ phía sau lồi cầu trong, dạng B3),<br /> cả gãy kín, gãy hở độ I, II, IIIA được phẫu thuật<br /> sớm<br /> Sử dụng nẹp vít khóa trong điều trị gãy đầu<br /> dưới xương đùi cho kết quả liền xương và kết<br /> quả điều trị rất cao: lành xương 97,1%, kết quả<br /> điều trị đạt khá-tốt là 91,2%.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAMKHẢO<br /> 1.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> 3.<br /> 4.<br /> 5.<br /> <br /> 6.<br /> <br /> 7.<br /> <br /> 8.<br /> <br /> 9.<br /> <br /> 10.<br /> <br /> 11.<br /> <br /> Allgower M (2000). Technique guide for Less Invasive<br /> Stabilization System (LISS). In: Muller ME. Original<br /> Instuments and implants of the Association for the study of<br /> internal fixation - AO ASIF. pp: 12-31, 3rd edition. SpringerVerla, Berlin.<br /> Anglen J, Kyle RF, Marsh JL (2009). Locking plates for<br /> extremity fractures. J Am Acad Orthop Surg, 17(7), pp. 465472.<br /> Cantu RV, Koval KJ (2006). The use of locking plates in<br /> fracture care. J Am Acad Orthop Surg, 14(3), pp. 183-190.<br /> Cornell CN, Ayalon O (2011). Evidence for success with<br /> locking plates for fragility fractures. HSS J, 7(2), pp. 164-169.<br /> Hàn Khởi Quang (2000). Điều trị phẫu thuật gãy đầu dưới<br /> xương đùi tại tuyến tỉnh,Luận văn chuyên khoa cấp II. Đại<br /> Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.<br /> Kao FC, Tu YK, Su JY (2009). Treatment of distal femoral<br /> fracture by minimally invasive percutaneous plate<br /> osteosynthesis: comparison between the dynamic condylar<br /> screw and the less invasive stabilization system. J Trauma,<br /> 67(4), pp.719-726.<br /> Kolb W, Guhlmann H, Windisch C (2008). Fixation of distal<br /> femoral fractures with the Less Invasive Stabilization System:<br /> a minimally invasive treatment with locked fixed-angle<br /> screws. J Trauma, 65(6), pp. 1425-1434.<br /> Kregor PJ, Stannard JA, Zlowodzki M (2004). Treatment of<br /> distal femur fractures using the less invasive stabilization<br /> system:surgical experience and early clinical results in 103<br /> fractures. J Orthop Trauma, 18(8), pp. 509-520.<br /> Lê Nguyên Khải (2009). Kết quả bước đầu điều trị phẫu thuật<br /> gãy nát đầu dưới xương đùi bằng hai nẹp. Luận án chuyên<br /> khoa cấp II, Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.<br /> Müller ME, Nazarian J, Koch P (1990). Classification of<br /> fractures of distal femur, In:Muller ME. The comprehensive<br /> classification of fractures of long bones, pp 56-58 SpringerVerlag, Berlin.<br /> Nguyễn Phương Nam (2013). Kết quả điều trị gãy đầu dưới<br /> xương đùi bằng sử dụng nẹp khóa kết hợp xương tại bệnh<br /> viện Bà Rịa. Kỷ yếu hội nghị khoa học thường niên lần thứ<br /> XX, Hội chấn thương chỉnh hình TP.HCM, tr. 84-90.<br /> <br /> 71<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2