intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kết quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2011-2016

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:520

6
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách "Tổng điều tra kinh tế năm 2017 - Kết quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2011-2016” gồm 3 phần: Tổng quan về hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2011-2016; Số liệu thu hút đầu tư nước ngoài giai đoạn 2011-2016; Số liệu tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI giai đoạn 2011-2016.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kết quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2011-2016

  1. 1
  2. CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN HEAD OF THE COMPILATION BOARD Tiến sỹ/Doctor Nguyễn Bích Lâm Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Director General of General Statistics Office (GSO) THAM GIA BIÊN SOẠN MEMBERS OF THE COMPILATION BOARD Ths. Nguyễn Việt Phong Vụ trưởng Vụ Thống kê Xây dựng và Vốn đầu tư Director of Construction & Investment Statistics Department Ths. Chu Hải Vân Phó Vụ trưởng Vụ Thống kê Xây dựng và Vốn đầu tư Deputy Director of Construction & Investment Statistics Department Đoàn Ngọc Chánh Nguyễn Thị Hải Hà Nguyễn Thị Phương Thanh Nguyễn Thị Thủy Dương Thị Cầm Ngô Thị Ngân Nguyễn Quang Huy Vụ Thống kê Xây dựng và Vốn đầu tư Construction & Investment Statistics Department 2
  3. LỜI NÓI ĐẦU Trong xu hướng toàn cầu hóa, đòi hỏi mỗi quốc gia phải chủ động trong hội nhập quốc tế, nhằm phát huy những tiềm năng sẵn có, tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài là một nguồn lực hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức đúng đắn vai trò của nguồn vốn này, trong những năm gần đây Việt Nam đã tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài nhằm khai thác một cách có hiệu quả nguồn vốn này. Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, đóng góp tích cực vào tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội, tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, thu ngân sách, tạo việc làm. Đồng thời khu vực này cũng tạo động lực thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Để thấy rõ bức tranh về doanh nghiệp FDI trong những năm gần đây, Tổng cục Thống kê biên soạn ấn phẩm “Tổng điều tra kinh tế năm 2017 - Kết quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2011-2016”. Ấn phẩm gồm 3 phần: Phần I: Tổng quan về hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2011-2016. Phần II: Số liệu thu hút đầu tư nước ngoài giai đoạn 2011-2016. Phần III: Số liệu tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI giai đoạn 2011-2016. Tổng cục Thống kê mong nhận được ý kiến đóng góp của người dùng tin trong và ngoài nước để các ấn phẩm tiếp theo đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin thống kê. Ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ: Vụ Thống kê Xây dựng và Vốn đầu tư, Tổng cục Thống kê, 54 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội; email: xaydungdautu@gso.gov.vn. Trân trọng cảm ơn! TỔNG CỤC THỐNG KÊ 3
  4. FOREWORD In the process of globalization, each country should take initiative in international integration, promotes available potential, take maximum advantage of external resources. Foreign investment capital is a very important resource for economic-social development. Aware of this importance, in recent years, Vietnam has focused on attracting foreign investment to exploit effectively this capital resource. Foreign direct investment (FDI) sector has become an important part of the economy, contributes positively to total investment of whole society, economic growth, export, budget revenue and creating job. Moreover, this sector also drives force to accelerate the process of technological innovation, enhance competitiveness for developing economy of Viet Nam. In order to clearly demonstrate picture of FDI enterprises in recent years, the General Statistics Office compiles and releases a publication “The 2017 economic census - Result of Foreign Invested Enterprises in the period 2011-2016”. The publication consists of 3 parts: Part I: Overview of foreign investment activities in the period 2011-2016. Part II: Data on attraction of foreign investment in the period 2011-2016. Part III: Integrated data on business results of FDI enterprises in the period 2011-2016. The General Statistics Office looks forward to receiving comments from domestic and international agencies, researchers and information users so that next publications could better serve the information needs. The comments should be sent to the address: Department of Construction & Investment Statistics, the General Statistics Office, 54 Nguyen Chi Thanh Street, Dong Da, Ha Noi; email: xaydungdautu@gso.gov.vn. Sincerely thank you! GENERAL STATISTICS OFFICE 4
  5. MỤC LỤC - CONTENTS Trang Page LỜI MỞ ĐẦU 3 FOREWORD 4 PHẦN I: Tổng quan về hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2011-2016 9 PART I: Overview of foreign investment activities in Viet Nam in the period 2011-2016 39 PHẦN II: Số liệu thu hút đầu tư nước ngoài giai đoạn 2011-2016 PART II: Data on attraction of foreign investment in the period 2011-2016 69 01. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép phân theo ngành kinh tế (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2016) Foreign direct investment projects licensed by kinds of economic activity (Accumulation of projects having effect as of 31/12/2016) 71 02. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép phân theo đối tác đầu tư (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2016) Foreign direct investment projects licensed by counterparts (Accumulation of projects having effect as of 31/12/2016) 73 03. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép phân theo địa phương (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2016) Foreign direct investment projects licensed by province (Accumulation of projects having effect as of 31/12/2016) 78 04. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép phân theo loại hình đầu tư (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2016) Foreign direct investment projects licensed by type of investment (Accumulation of projects having effect as of 31/12/2016) 81 05. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép giai đoạn 2011-2016 phân theo ngành kinh tế Foreign direct investment projects licensed in the period of 2011-2016 by kinds of economic activitiy 82 5
  6. Trang Page 06. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép giai đoạn 2011-2016 phân theo đối tác đầu tư Foreign direct investment projects licensed in the period of 2011-2016 by counterparts 88 07. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép giai đoạn 2011-2016 phân theo địa phương Foreign direct investment projects licensed in the period of 2011-2016 by province 106 08. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép giai đoạn 2011-2016 phân theo hình thức đầu tư Foreign direct investment projects licensed in the period of 2011-2016 by types of investment 115 PHẦN III: Số liệu tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI giai đoạn 2011- 2016 PART III: Business results of FDI enterprises in the period 2011-2016 117 A. Phân theo ngành kinh tế - By economic activity 119 01. Số doanh nghiệp FDI hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 Number of FDI enterprises at 31/12 121 02. Số doanh nghiệp FDI chia theo quy mô lao động tại thời điểm 31/12 Number of FDI enterprises by size of employees at 31/12 131 03. Số doanh nghiệp FDI chia theo quy mô nguồn vốn tại thời điểm 31/12 Number of FDI enterprises by size of capital resources at 31/12 145 04. Số doanh nghiệp FDI sản xuất kinh doanh có lãi hoặc lỗ tại thời điểm 31/12 Number of gain or loss FDI enterprises at 31/12 159 05. Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp FDI tại thời điểm 31/12 Some main indicators of FDI enterprises at 31/12 173 06. Một số chỉ tiêu phản ánh quy mô và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp FDI tại thời điểm 31/12 Some indicators reflecting size and effect of FDI enterprises at 31/12 187 07. Lao động và thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp FDI Employees and compensation of employees of FDI enterprises 201 6
  7. Trang Page 08. Tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp FDI tại thời điểm 31/12 Assets and capital resources of FDI enterprises at 31/12 215 09. Số doanh nghiệp FDI lớn, vừa và nhỏ chia theo quy mô nguồn vốn tại thời điểm 31/12 Number of large, small and medium FDI enterprises by size of capital resources at 31/12 229 B. Phân theo vùng, địa phương - By regions and provinces 237 01. Số doanh nghiệp FDI hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 Number of FDI enterprises at 31/12 239 02. Số doanh nghiệp FDI chia theo quy mô lao động tại thời điểm 31/12 Number of FDI enterprises by size of employees at 31/12 243 03. Số doanh nghiệp FDI chia theo quy mô nguồn vốn tại thời điểm 31/12 Number of FDI enterprises by size of capital resources at 31/12 279 04. Số doanh nghiệp FDI sản xuất kinh doanh có lãi hoặc lỗ tại thời điểm 31/12 Number of gain or loss FDI enterprises at 31/12 315 05. Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp FDI tại thời điểm 31/12 Some main indicators of FDI enterprises at 31/12 351 06. Một số chỉ tiêu phản ánh quy mô và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp FDI Some indicators reflecting size and effect of FDI enterprises 387 07. Lao động và thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp FDI Employment and compensation of employees of FDI enterprises 423 08. Tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp FDI tại thời điểm 31/12 Assets and capital resources of FDI enterprises at 31/12 459 09. Số doanh nghiệp FDI lớn, vừa và nhỏ chia theo quy mô nguồn vốn Number of large, small and medium FDI enterprises by size of capital resources 495 7
  8. 8
  9. Phần I TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2016 9
  10. 10
  11. 1. Đóng góp của khu vực FDI với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 2011-2016 Sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội, từng bước hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Để có được thành tựu đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò hết sức quan trọng. Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1987 với nhiều chính sách ưu đãi. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao sự thông thoáng trong các quy định của Luật, coi Việt Nam là điểm đến lý tưởng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian qua về cơ bản đáp ứng được các mục tiêu về thu hút vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tiếp thu công nghệ và nâng cao kinh nghiệm quản lý hiện đại. Đến nay, khu vực FDI là một bộ phận quan trọng, đóng góp ngày càng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Khu vực FDI có đóng góp tích cực vào tổng sản phẩm trong nước (GDP) với mức độ đóng góp tăng dần qua các năm1, luôn là khu vực phát triển năng động nhất của nền kinh tế2, là một bộ phận quan trọng của toàn bộ khu vực doanh nghiệp Việt Nam. Tính đến hết năm 2016, mặc dù số lượng doanh nghiệp FDI chỉ chiếm 2,8% tổng số doanh nghiệp của cả nước nhưng lại chiếm đến 18,1% vốn sản xuất kinh doanh; 18,5% tài sản cố định và đầu tư dài hạn; 27,4% doanh thu thuần; 45,9% lợi nhuận trước thuế và 29,1% đóng góp vào ngân sách Nhà nước. Khu vực FDI thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển nhiều ngành công nghiệp, sản phẩm mới, góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế như: dầu khí, điện tử, công nghệ thông tin, xi măng, thép…., làm tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế. Trong lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam, FDI đã tạo ra nhiều dịch vụ có chất lượng cao, như: ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, vận tải biển, logistic, khách sạn…, từng bước tạo điều kiện cho thị trường dịch vụ phát triển và tăng khả năng hội nhập kinh tế quốc tế. Thông qua FDI, Việt Nam có điều kiện tiếp cận với công nghệ tiên tiến của thế giới để phát triển các ngành kinh tế sử dụng công nghệ hiện đại, như: công nghệ 1 Tỷ trọng của khu vực FDI đóng góp vào GDP, năm 2011: 15,66%; năm 2012: 16,04%; năm 2013: 17,36%; năm 2014: 17,89%, năm 2015: 18,07%, năm 2016: 18,59%. 2 Tốc độ tăng GDP của khu vực FDI luôn cao hơn tốc độ tăng GDP cả nước, năm 2011: GDP của khu vực FDI tăng trưởng 7,69% trong khi GDP cả nước tăng trưởng 6,24%; năm 2012: tốc độ này tương ứng là 7,42% và 5,25%; năm 2013 là 7,86% và 5,42%; năm 2014 là 8,45% và 5,98%; năm 2015 là 10,71% và 6,68%; năm 2016 là 9,55% và 6,21%. 11
  12. sinh học, bưu chính viễn thông, công nghiệp phần mềm, điện tử… Nhiều công nghệ mới đã được chuyển giao, tạo bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, như: (1) Lĩnh vực dầu khí: tiếp nhận, ứng dụng và làm chủ công nghệ địa chất định lượng, mô hình hóa, mô phỏng phân tích bể trầm tích cùng các công nghệ chuyên sâu trong từng lĩnh vực địa cấu tạo, địa hóa, địa tầng, thạch học trầm tích đánh giá trữ lượng; (2) Lĩnh vực viễn thông: tiếp nhận công nghệ và đi thẳng vào số hóa, tự động hóa và đa dạng dịch vụ, sử dụng công nghệ truyền dẫn cáp quang, vi ba băng rộng và công nghệ vệ tinh phủ sóng trên cả nước. Hệ thống thông tin di động và mạng truyền số liệu ở Việt Nam ứng dụng công nghệ hiện đại tương đương các nước đang phát triển; (3) Lĩnh vực điện tử: lắp ráp bản mạch điện tử, lắp ráp tổng đài điện tử kỹ thuật số, lắp ráp điện thoại thông minh với trình độ cơ khí hóa và tự động hóa cao; (4) Lĩnh vực dệt may đã sử dụng công nghệ đồng bộ từ khâu sản xuất đến in, nhuộm, hoàn tất sản phẩm với máy móc thiết bị đạt trình độ công nghệ tương đương với các nước trong khu vực; (5) Lĩnh vực da giày sử dụng công nghệ phần lớn thuộc loại tiên tiến, cơ giới hóa, tự động hóa ở một số công đoạn. Trong những năm qua, khu vực FDI đã góp phần nâng cao năng lực xuất khẩu của Việt Nam, trở thành cầu nối, điều kiện tốt để Việt Nam nhanh chóng tiếp cận và hợp tác với nhiều quốc gia, góp phần từng bước nâng cao thế và lực của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa. Xuất khẩu từ khu vực FDI chiếm trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam bình quân đạt trên 66% trong giai đoạn 2011-20161. Khu vực FDI có tác động tích cực tới việc mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước châu Âu và đặc biệt là một số thị trường trọng tâm như: Đức, Pháp, Anh, Hà Lan, Italy. Đây là 5 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại Châu Âu, năm 2016 chiếm khoảng 68% tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa với các nước Châu Âu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI còn góp phần ổn định thị trường trong nước, hạn chế nhập siêu thông qua việc cung cấp cho thị trường nội địa các sản phẩm chất lượng cao do các doanh nghiệp trong nước sản xuất. Khu vực FDI cũng góp phần tạo nhiều việc làm cho người lao động. Năm 2011 tạo được trên 2,5 triệu việc làm và đến năm 2016 tạo được gần 4,2 triệu việc làm, gấp 1,6 lần so với năm 2011. Việc đào tạo tại chỗ và đào tạo bên ngoài của khu vực FDI được đặc biệt chú trọng, nhằm nâng cao trình độ của công nhân, kỹ thuật viên, cán bộ. Một bộ phận lao động được đào tạo đã có năng lực quản lý, trình độ khoa 1 Năm 2011 chiếm 56,9%; năm 2012 chiếm 63,1%; năm 2013 chiếm 66,8%; năm 2014 chiếm 67,4%; năm 2015 chiếm 70,6%; năm 2016 chiếm 71,5%. 12
  13. học, công nghệ đủ sức thay thế chuyên gia nước ngoài, đây là những hạt nhân để phát triển lực lượng lao động có trình độ, tay nghề cao của Việt Nam. Có thể nói, nhờ có sự đóng góp quan trọng của khu vực FDI mà Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm qua, được biết đến là một quốc gia phát triển năng động, đổi mới, thu hút được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, minh chứng rõ ràng vai trò quan trọng của FDI đối với sự thành công về chính sách đổi mới của Việt Nam. 2. Kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam a. Số dự án FDI được cấp giấy phép theo ngành kinh tế Tính theo số dự án còn hiệu lực đến thời điểm 31/12/2016 ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đứng đầu về tổng vốn đăng ký và số dự án với gần 172,7 tỷ USD chiếm 58,8% tổng vốn đăng ký và 11716 dự án. Hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai về vốn đăng ký với 52,2 tỷ USD chiếm 17,8% tổng vốn đăng ký, mặc dù số dự án không nhiều chỉ đạt 581 dự án. Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước nóng đứng thứ ba với 12,9 tỷ USD chiếm 4,4% tổng vốn đăng ký, 108 dự án. Đứng thứ tư là ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống với tổng vốn đăng ký 11,5 tỷ USD chiếm 3,9% tổng vốn đăng ký, 545 dự án. Đứng cuối cùng trong 5 ngành có vốn đầu tư đăng ký lớn nhất là ngành xây dựng với gần 10,7 tỷ USD chiếm 3,6% tổng vốn đăng ký, 1384 dự án. Các ngành còn lại đều có tỷ trọng vốn đăng ký dưới 2%. Hoạt động nông, lâm nghiệp và thủy sản là ngành thế mạnh, đang được Việt Nam khuyến khích phát triển nhưng lĩnh vực này thu hút rất ít dự án và vốn đăng ký. Tính đến hết năm 2016, chỉ có 522 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 3,6 tỷ USD, chiếm 1,2% tổng vốn đăng ký FDI tại Việt Nam1. Quy mô vốn đăng ký của các dự án đều nhỏ, chủ yếu được sử dụng vào hoạt động chăn nuôi, sản xuất thức ăn gia cầm. Xu hướng thu hút FDI theo ngành kinh tế cho thấy vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng lên nhanh chóng, từ 7,8 tỷ USD năm 2011 và lên tới 16,9 tỷ USD năm 2016 gấp 2,2 lần. Một số ngành vốn đăng ký có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây, như ngành khai khoáng năm 2011 đạt 98,4 triệu USD, năm 2015 giảm xuống còn 25,4 triệu USD và đến năm 2016 đạt 71,5 triệu USD. 1 Số dự án và vốn đăng ký 2011-2016 của ngành nông nghiệp: năm 2011 là 21 dự án, tổng vốn đăng ký 141,5 triệu USD; năm 2012 là 17 dự án, tổng vốn đăng ký 99,4 triệu USD; năm 2013 là 13 dự án, tổng vốn đăng ký 97,7 triệu USD; năm 2014 là 28 dự án, tổng vốn đăng ký là 136,4 triệu USD; năm 2015 là 17 dự án, tổng vốn đăng ký 258 triệu USD; năm 2016 là 16 dự án, tổng vốn đăng ký 133,5 triệu USD. 13
  14. Thu hút FDI trong lĩnh vực dịch vụ đã tăng lên trong những năm gần đây, như: ngành kinh doanh bất động sản, năm 2011 vốn đăng ký đạt 0,9 tỷ USD và đến năm 2016 đạt 2,4 tỷ USD gấp 2,7 lần; ngành hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, năm 2015 trở về trước vốn đăng ký rất thấp dưới 10 triệu USD, nhưng đến năm 2016 tăng lên 582,7 triệu USD. Có thể thấy những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO về mở cửa thị trường dịch vụ là nguyên nhân tạo nên sự gia tăng đầu tư vào lĩnh vực này. Biểu đồ 01: FDI được cấp giấy phép theo ngành kinh tế (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến 31/12/2016) b. Số dự án FDI được cấp phép theo hình thức đầu tư Tính theo số dự án còn hiệu lực đến thời điểm 31/12/2016, đầu tư FDI chủ yếu là hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài chiếm tỷ trọng 71,4% vốn đăng ký, cao hơn rất nhiều so với hình thức liên doanh là 23,2%. Sau nhiều năm hoạt động 14
  15. tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài đã am hiểu hơn về pháp luật, chính sách, phong tục, tập quán và cách thức kinh doanh ở nước ta. Bên cạnh đó Việt Nam đã và đang đơn giản hóa các thủ tục cấp phép đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, khi đầu tư dưới hình thức liên doanh thì đối tác Việt Nam thường yếu cả về vốn và khả năng quản lý. Vì vậy, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã có thể chủ động hơn trong việc lựa chọn địa điểm thực hiện dự án, cũng như điều hành, quyết định các phương án sản xuất kinh doanh mà không cần có đối tác liên doanh Việt Nam. Các hình thức còn lại như hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT), hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) không đáng kể, chiếm 5,4% vốn đăng ký. Biểu đồ 02: Cơ cấu vốn đăng ký của dự án FDI được cấp giấy phép theo hình thức đầu tư (lũy kế các dự án còn hiệu lực đến 31/12/2016) c. Số dự án FDI được cấp phép theo đối tác đầu tư Tính đến hết năm 2016, có 115 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam, trong đó Hàn Quốc dẫn đầu với 5773 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm đạt 50,6 tỷ USD, chiếm 17,2% tổng vốn đăng ký. Tiếp theo là Nhật Bản 42,4 tỷ USD, Singapore 38,3 tỷ USD, Đài Loan 31,9 tỷ USD, Quần đảo Virgin thuộc Anh 20,5 tỷ USD là những nước và vùng lãnh thổ 15
  16. nằm trong top 5 đối tác đầu tư lớn nhất. Việt Nam đã thu hút được một số dự án lớn từ các tập đoàn hàng đầu thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử, điện lạnh như tập đoàn Samsung, Intel, LG, Mitsubishi, Panasonic hay tập đoàn Sanofi là một trong 5 công ty dược phẩm hàng đầu thế giới. Về cơ bản, tỷ trọng FDI phân theo đối tác đầu tư tại Việt Nam chưa có sự thay đổi nhiều trong những năm qua. Vào những năm đầu thập niên 90, khi Việt Nam thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài, luồng vốn FDI vào Việt Nam chủ yếu tới từ các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc Châu Á, như Hồng Kông, Hàn Quốc và Đài Loan. Hiện nay, trong 10 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư lớn nhất tại Việt Nam vẫn có đến 8 quốc gia và vùng lãnh thổ đến từ Châu Á. Đầu tư của Hoa Kỳ mặc dù đã gia tăng đáng kể trong thời gian gần đây, song cũng chỉ chiếm gần 3,5% tổng vốn đăng ký. Biểu đồ 03: Cơ cấu vốn đăng ký của dự án FDI theo vùng lãnh thổ (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến 31/12/2016) d. Số dự án FDI cấp giấy phép theo địa phương Đông Nam Bộ là vùng thu hút FDI lớn nhất với 11961 dự án, số vốn đăng ký lên tới 130,5 tỷ USD, chiếm 44,4%. Tiếp theo là vùng Đồng bằng sông Hồng với 7031 dự án, vốn đăng ký đạt 78,5 tỷ USD, chiếm 26,7%. Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có 1364 dự án, vốn đăng ký đạt 49,1 tỷ USD, chiếm 16,7%. Đồng bằng sông Cửu Long có 1326 dự án, vốn đăng ký đạt 18,6 tỷ USD, chiếm 6,3%. Trung du và miền núi phía Bắc có 723 dự án, vốn đăng ký đạt 13,5 tỷ USD, chiếm 4,6%. Tây Nguyên là vùng thu hút FDI thấp nhất với 139 dự án, vốn đăng ký đạt 0,8 tỷ USD, chiếm 0,3%. 16
  17. Có thể thấy, việc thu hút FDI thời gian qua có sự chênh lệch khá lớn giữa các vùng, đồng bằng và miền núi, giữa các địa phương có điều kiện phát triển kinh tế với nơi còn gặp nhiều khó khăn. Các dự án FDI tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. Đây là các địa phương có hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội tốt, giao thông thuận lợi, dịch vụ tín dụng, ngân hàng…, phát triển nên có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Vùng Đông Nam Bộ thu hút được nhiều vốn FDI nhất do đây là vùng có cơ sở hạ tầng khá tốt, gần các cảng biển lớn, sân bay và có nhiều thành phố lớn. Hơn nữa, vùng này cũng có mật độ dân số và thu nhập trên đầu người cao nên nhu cầu tiêu dùng hàng hóa phát triển mạnh, lực lượng lao động dồi dào… Đây là những yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, những địa phương thu hút được nhiều dự án FDI lớn, như: Bắc Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thanh Hóa, Bình Dương, Đồng Nai thì vốn FDI đã góp phần làm thay đổi cơ bản cơ cấu kinh tế của từng tỉnh, thành phố, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Biểu 01: FDI được cấp giấy phép tại Việt Nam theo vùng kinh tế (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến 31/12/2016) Tổng vốn đầu tư Tỷ trọng vốn Số dự án đăng ký (Triệu USD) đăng ký (%) TỔNG SỐ 22594 293700,4 100,00 Đông Nam Bộ 11961 130500,0 44,43 Đồng bằng sông Hồng 7031 78531,4 26,73 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 1364 49055,0 16,70 Đồng bằng sông Cửu Long 1326 18549,2 6,32 Trung du và miền núi phía Bắc 723 13533,7 4,61 Dầu khí 50 2768,7 0,94 Tây Nguyên 139 762,4 0,27 3. Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp FDI giai đoạn 2011-2016 a. Doanh nghiệp FDI đang hoạt động - Đến thời điểm 31/12/2016 có 14002 doanh nghiệp FDI đang hoạt động, chiếm 2,8% tổng số doanh nghiệp, gấp 1,6 lần năm 2011 (bình quân giai đoạn 17
  18. 2011-2016 tăng 9,2%/năm); có 11974 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm 85,5% toàn bộ doanh nghiệp FDI, gấp 1,6 lần năm 2011 (bình quân giai đoạn 2011-2016 tăng 9,8%/năm); có 2028 doanh nghiệp liên doanh chiếm 14,5% toàn bộ doanh nghiệp FDI, gấp 1,4 lần năm 2011 (bình quân giai đoạn 2011-2016 tăng 6,3%/năm. - Đến thời điểm 31/12/2016 có gần 4,2 triệu lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp FDI, chiếm 29,6% tổng số lao động đang làm việc trong các loại hình doanh nghiệp, gấp 1,6 lần năm 2011. Trong đó lao động của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm 91,9%; lao động của doanh nghiệp liên doanh chiếm 8,1%. Bình quân mỗi năm của giai đoạn 2011-2016 lao động của doanh nghiệp FDI tăng 10,2% tương đương 320,7 nghìn lao động, góp phần tích cực vào giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Biểu đồ 04: Lao động và tốc độ tăng lao động của khu vực FDI giai đoạn 2011-2016 - Đến thời điểm 31/12/2016 nguồn vốn của khu vực doanh nghiệp FDI sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) là 5072,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 18,1% tổng nguồn vốn của các loại hình doanh nghiệp, gấp 2,1 lần năm 2011 (bình quân giai đoạn 2011-2016 tăng 16,3%/năm). Tốc độ tăng nguồn vốn cao hơn nhiều so với tốc độ tăng số lượng doanh nghiệp và số lao động. Điều này chứng tỏ ngày càng nhiều dự án FDI có quy mô vốn lớn đầu tư và mở rộng SXKD tại Việt Nam. 18
  19. Biểu đồ 05: Nguồn vốn và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn khu vực FDI giai đoạn 2011-2016 Biểu đồ 06: Tốc độ tăng một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp FDI giai đoạn 2011-2016 - Năm 2016 doanh thu thuần của khu vực doanh nghiệp FDI đạt 4886,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 27,4% tổng doanh thu thuần của các loại hình doanh nghiệp, gấp 2,3 lần năm 2011 (bình quân giai đoạn 2011-2016 tăng 18,6%/năm). Tốc độ tăng 19
  20. bình quân doanh thu thuần giai đoạn 2011-2016 của doanh nghiệp FDI cũng cao hơn tốc độ tăng bình quân về số doanh nghiệp, số lao động và nguồn vốn. - Đóng góp vào ngân sách nhà nước của khu vực FDI năm 2016 đạt 250,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 29,1% tổng số thuế và các khoản đã nộp ngân sách nhà nước của các loại hình doanh nghiệp, gấp 1,5 lần năm 2011 (bình quân giai đoạn 2011- 2016 tăng 8,6%/năm). Tốc độ tăng bình quân về đóng góp vào ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2016 của doanh nghiệp FDI thấp nhất so với tốc độ tăng bình quân về số lượng doanh nghiệp, lao động, nguồn vốn và doanh thu. b. Doanh nghiệp FDI hoạt động rộng khắp ở hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các ngành kinh tế Trên phạm vi toàn nền kinh tế, doanh nghiệp FDI đã có mặt tại 62 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ tỉnh Điện Biên), kể cả các tỉnh có quy mô kinh tế nhỏ thuộc miền núi phía Bắc như Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng cũng có các doanh nghiệp FDI hoạt động, mặc dù số lượng không nhiều. Biểu 02: Số lượng doanh nghiệp FDI phân theo vùng Đơn vị tính: Doanh nghiệp 2011 2012 2013 2014 2015 2016 TỔNG SỐ 9010 8976 10220 11046 11940 14002 1. Đồng bằng sông Hồng 2609 2661 3054 3256 3754 4408 2. Trung du và miền núi phía Bắc 208 224 267 315 360 460 3. Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 414 431 472 523 590 772 4. Tây Nguyên 83 83 83 84 79 89 5. Đông Nam Bộ 5332 5163 5896 6378 6558 7568 6. Đồng bằng sông Cửu Long 363 406 440 482 591 700 7. Không phân vùng 1 8 8 8 8 5 Doanh nghiệp FDI hoạt động rộng khắp các vùng nhưng số lượng doanh nghiệp phân bố không đều. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng kinh tế trọng điểm của đất nước, gồm nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2