intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kết quả nghiên cứu tăng cường can thiệp quản lý lao tiềm ẩn các điểm triển khai can thiệp năm 2017-2019 tại Quảng Nam

Chia sẻ: Bình Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

31
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tiến hành triển khai nghiên cứu tăng cường can thiệp quản lý lao tiềm ẩn (ACT4) tại các huyện: Thành phố Tam Kỳ, huyện Phú Ninh, thị xã Điện Bàn, huyện Duy Xuyên và huyện Quế Sơn. Nghiên cứu này chọn đối tượng nghiên cứu là người được chẩn đoán mắc bệnh lao phổi và người sống chung nhà với người mắc bệnh lao phổi trong 3 tháng gần nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kết quả nghiên cứu tăng cường can thiệp quản lý lao tiềm ẩn các điểm triển khai can thiệp năm 2017-2019 tại Quảng Nam

  1. HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TĂNG CƯỜNG CAN THIỆP QUẢN LÝ LAO TIỀM ẨN CÁC ĐIỂM TRIỂN KHAI CAN THIỆP NĂM 2017-2019 TẠI QUẢNG NAM Lưu Văn Vĩnh*, Nguyễn Thanh Thảo2, Trần Ngọc Pháp2, Trần Ngọc Bửu1, Nguyễn Thu Anh1, 1 Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock 2 Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam *Tác giả báo cáo chính: ThS. Lưu Văn Vĩnh. Cơ quan: Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam. Địa chỉ: Đường Nguyễn Văn Trỗi, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Điện thoại: 770 462 0972 Email: luuvanvinh@gmail.com TÓM TẮT Tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock triển khai nghiên cứu tăng cường can thiệp quản lý lao tiềm ẩn (ACT4) tại các huyện: Thành phố Tam Kỳ, huyện Phú Ninh, thị xã Điện Bàn, huyện Duy Xuyên và huyện Quế Sơn. Các chỉ số đầu ra của nghiên cứu là: Người tiếp xúc hộ gia đình của bệnh nhân lao phổi được nhận diện, tỷ lệ % người tiếp xúc hộ gia đình còn lại lũy tích qua mỗi bước trong chuổi dịch vụ quản lý lao tiềm ẩn. Tỷ lệ % người tiếp xúc hộ gia đình còn lại so với số người tiếp xúc bước vào bước đó trong chuổi dịch vụ quản lý lao tiềm ẩn. Kết quả: Dù chưa đồng đều, các đơn vị can thiệp đã hoàn tất triển khai thí điểm ACT4 với kết quả khả quan hơn các điểm đối chứng, nhất là trong quản lý lao tiềm ẩn. Ý nghĩa trọn vẹn của sàng lọc lao trong quản lý lao tiềm ẩn cần được chú ý trong mở rộng triển khai sau này. Ổn định nhân sự nhân viên giữ vai trò quan trọng trong duy trì hoạt động quản lý lao tiềm ẩn. Từ khóa: Lao tiềm ẩn; ATC4; Can thiệp y tế công cộng; Quảng Nam. RESEARCH RESULTS ON IMPROVING INTERVENTION OF HUMIDITY MANAGEMENT INTERVENTION IMPLEMENTATIONS 2017-2019 IN QUANG NAM In Quang Nam province, in collaboration with Woolcock Institute of Medical Research, conducted research to enhance the potential tuberculosis management intervention (ACT4) in the districts of Tam Ky City, Phu Ninh District and Dien Ban Town, Duy Xuyen and Que Son districts. The study’s output indicators are: Household contacts of identified pulmonary tuberculosis patients, the percentage of remaining household contacts accumulated through each step in the latent tuberculosis management service series. The percentage of remaining household contacts relative to the number of contacts who entered that step in the latent TB management series. Results: Although uneven, the intervention units have completed the ACT4 pilot implementation with better results than the control points, especially in the management of latent tuberculosis. The full significance of tuberculosis screening in latent TB management needs to be considered in future implementation expansion. Stabilizing personnel plays an important role in maintaining potential tuberculosis management activities. Keywords: Latent tuberculosis; ATC4; Public health intervention; Quang Nam. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tại Việt Nam, Quyết định 374/QĐ-TTg ngày 17/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt chiến lược Quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 mục tiêu đến năm 2030 giảm số người chết do bệnh lao và giảm số người mắc bệnh lao trong cộng đồng xuống dưới 20/100.000 dân. Hướng tới mục tiêu để người dân Việt Nam được sống trong môi 28
  2. CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 trường không còn bệnh lao [1]. Vì vậy, để đạt được mục tiêu vào năm 2030 và năm 2035 đòi hỏi ngoài việc phát hiện, quản lý, điều trị cho người bệnh lao như hiện nay thì cần phải điều trị lao tiềm ẩn cho những người có nguy cơ cao. Tại Việt Nam, việc phát hiện, quản lý, điều trị cho người bệnh lao như hiện nay thì bệnh lao mới chỉ giảm 3-4%/năm [2]. Tại tỉnh Quảng Nam, bệnh nhân lao các thể thu nhận hàng năm từ 1500-1600 trường hợp nhưng tỷ lệ bệnh nhân lao giảm hàng năm là dưới 1%/năm, để đạt được mục tiêu vào năm 2030 và năm 2035 ở trên đòi hỏi giảm %14-13/năm [3]. Vì vậy, điều trị lao tiềm ẩn cho những người có nguy cơ cao góp phần vào giảm nhanh bệnh nhân lao. Thực hiện chủ trương điều tra thí điểm của Dự án Phòng chống Lao trung ương tại tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng làm cơ sở cho việc mở rộng ra toàn quốc. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Kết quả nghiên cứu tăng cường can thiệp quản lý lao tiềm ẩn các điểm triển khai can thiệp 2017-2019”. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu này chọn đối tượng nghiên cứu là người được chẩn đoán mắc bệnh lao phổi và người sống chung nhà với người mắc bệnh lao phổi trong 3 tháng gần nhất. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu: Trong nghiên cứu này sử dụng thiết kế nghiên cứu can thiệp. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu này được tiến hành tại tỉnh Quảng Nam với thời gian thu thập số liệu: 01/7/2017 - 31/12/2019. Cỡ mẫu, chọn mẫu: Chúng tôi chọn mẫu là tất cả người tiếp xúc với người mắc bệnh lao phổi. Đánh giá kết quả điều trị lao tiềm ẩn đáp ứng đủ tiêu chuẩn chẩn đoán trong Quyết định 3126/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao [2]. Biến nghiên cứu Lao tiềm ẩn (LTA): Tình trạng cơ thể có phản ứng do sự hiện diện của vi trùng lao nhưng không có biểu hiện lâm sàng của bệnh lao tiến triển. Điều trị lao tiềm ẩn: Công thức 6 tháng Isoniazid hàng ngày đối với trẻ từ 0-14 tuổi. Công thức 9 tháng Isoniazid hàng ngày đối với người tiếp xúc >14 tuổi [2]. Đánh giá kết quả điều trị bệnh lao tiềm ẩn Hoàn thành điều trị Phác đồ 6 tháng Isoniazid hàng ngày: Uống đủ 180 liều Isoniazid trong 6 tháng liên tục hoặc không quá 9 tháng tính từ lúc bắt đầu điều trị (trong đó không có lần nào bỏ điều trị quá 8 tuần). Phác đồ 9 tháng Isoniazid hàng ngày: Uống đủ 270 liều Isoniazid tính từ lúc bắt đầu điều trị (trong đó không có lần nào bỏ điều trị quá 8 tuần). Không hoàn thành điều trị (bỏ trị) Phác đồ Isoniazid: Là những trường hợp bỏ uống thuốc quá 8 tuần, hoặc trong thời gian 9 tháng kẻ từ khi bắt đầu điều trị không uống đủ 180 liều Isoniazid (với phác đồ 6 tháng Isoniazid hàng ngày) hoặc không uống đủ 270 liều Isoniazid (với phác đồ 9 tháng Isoniazid hàng ngày) [2]. 29
  3. HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII Xử lý và phân tích số liệu: Trong nghiên cứu này Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý số liệu. Số liệu điều tra được kiểm tra, làm sạch các lỗi, mã hoá và sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để phân tích số liệu. Đạo đức nghiên cứu: Trong nghiên cứu này được tiến hành trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và được sự đồng ý của Hội đồng khoa học kỹ thuật Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam và bệnh nhân (hoặc người nhà bệnh nhân). III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 3.1. Bệnh nhân định hướng đăng ký Đơn vị Soi Cấy Expert Soi cấy Soi Expert Cấy Expert Tổng Điện Bàn 59 1 6 2 22 1 91 Duy Xuyên 16 6 2 0 20 0 44 Quế Sơn 13 1 3 2 29 0 48 Phú Ninh 21 4 0 6 147 8 186 Tam Kỳ 16 2 0 9 297 5 329 Tổng 125 14 11 19 515 14 698 Nhận xét: Bệnh nhân định hướng có bằng chứng vi khuẩn học có đăng ký điều trị tại tổ chống lao tuyến huyện trong thời gian nghiên cứu. 350 317 Người tiếp xúc được nhận diện 300 238 /100 BN định hướng 250 Điện Bàn 196 200 Duy Xuyên Quế Sơn 150 Phú Ninh 100 85 78 Tam Kỳ 50 29 19 19 9 9 0 < 5 tuổi > 5 tuổi Hình 1. Người tiếp xúc hộ gia đình nhận diện được Nhận xét: Tổng số 86 trẻ dưới 5 tuổi được nhận diện và 899 người trên 5 tuổi được nhận diện. 100%100% 100% Tỷ lệ % NTX lũy �ch theo các bước 90% 78% 78% 80% 72% 67% 70% 56% 60% 47% 47% 50% 44% 40% 35% 34% 31% 28% 30% 19% 22% 20% 10% 0% NTX trong Tiến hành Hoàn tất Thẩm định Hoàn tất Chỉ định trị Tiến hành Hoàn tất DS sàng lọc sàng lọc y tế thẩm định LTA điều trị điều trị Tổng hợp TG Quảng Nam Hình 2. Tỷ lệ NTX lũy tích theo các bước quản lý LTA 30
  4. CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 Nhận xét: Tỷ lệ NTX lũy tích theo các bước quản lý LTA tại Quảng Nam: 4 người tiếp xúc được nhận diện thì có 01 người hoàn thành điều trị. 100% 100%100% 100% 99.257%97% 98.701%100% 97.468%97% Tỷ lệ % NTX lũy tích theo các 80% 86.434%86% 81% 77.803% 78.027% 60% 67.895%68% 40% bước 20% 0% Gặp được Tiến hành Hoàn tất Thẩm định Hoàn tất Chỉ định Tiến hành Hoàn tất NTX sàng lọc sàng lọc y tế thẩm định trị LTA điều trị điều trị < 5 tuổi 5 tuổi + Hình 3. Tỷ lệ NTX hoàn tất từng bước so với số vào bước đó Nhận xét: Tỷ lệ NTX hoàn thành điều trị ở nhóm tuổi < 5 tuổi nhiều hơn so với nhóm tuổi > 5 tuổi. 100% 100% 100% 93% 91% 83% 87% 77% 80% 67% 67% 64% 60% 40% 20% 0% < 5 tuổi > 5 tuổi Điện Bàn Duy Xuyên Quế Sơn Phú Ninh Tam Kỳ Hình 4. Kết quả điều trị LTA theo tuổi và đơn vị triển khai Nhận xét: Kết quả điều trị lao tiềm ẩn ở các huyện triển khai là khác nhau theo huyện và theo nhóm tuổi. IV. BÀN LUẬN Trong nghiên cứu này, đối tượng nghiên cứu là những người tiếp xúc trong hộ gia đình với bệnh nhân chỉ điểm là bệnh nhân lao phổi có bằng chứng vi khuẩn học đăng ký điều trị trong thời gian nghiên cứu. Chúng tôi đã liên lạc với bệnh nhân lao phổi chỉ điểm được đăng ký và quản lý điều trị trong hệ thống số sách theo quy định của Chương trình chống lao Quốc gia. Đối được bệnh nhân chỉ điểm được định nghĩa như sau: Là bệnh nhân lao phổi có bằng chứng vi khuẩn học dựa trên kết quả soi đờm dương tính, kết quả xét nghiệm Gene Xpert dương tính, kết quả nuôi cấy dương tính. Từ bệnh nhân lao phổi, chúng tôi tiếp tục tiến hành xác định danh sách những người sống cùng nhà với bệnh nhân lao phổi với những tiêu chuẩn của Người tiếp xúc trong hộ gia đình của bệnh nhân lao phổi như sau: Sống chúng 03 tháng trước khi bệnh nhân được phát hiện (vì thời gian này có khả năng lây truyền bệnh lao cao nhất); Người tiếp xúc có ngủ trong cùng nhà với người bệnh ít nhất 01 đếm/tuần; Hoặc Người tiếp xúc có ở trong nhà bệnh nhân lao phổi ít nhất 01 giờ/ ngày và 05 ngày/ tuần. Chỉ số Người tiếp xúc nhận diện được mô tả cụ thể trong Hình 1 như trong phần kết quả ở trên. Từ 698 bệnh nhân chỉ điểm lao phổi, Chuyên trách lao tuyến huyện căn cứ theo tiêu chuẩn Người tiếp xúc trong hộ gia đình được ghi nhận được 985 người tiếp xúc. Bình quân 1 gia đình bệnh nhân lao phổi có 1,4 người tiếp xúc. Phát hiện và điều trị cho người bị nhiễm lao được xem như là một trong các giải pháp quan trọng giúp chiến lược đầy 31
  5. HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII tham vọng này trở thành hiện thực. Tuy nhiên phát hiện và điều trị cho 1/4-1/3 dân số trái đất thì không phải là chuyện đơn giản. Với những chứng cớ thu thập được, Tổ chức Y tế Thế giới nhấn mạnh: Ngoài người nhiễm HIV thì người tiếp xúc hộ gia đình với nguồn lây cần được ưu tiên nhận diện và điều trị lao tiềm ẩn [4-7]. Kết quả điều trị lao tiềm ẩn là khác nhau giữa các đơn vị triển khai và khác nhau theo nhóm tuổi. Nhóm tuổi < 5 tuổi, huyện Duy Xuyên và Quế Sơn có tỷ lệ hoàn thành điều trị cao nhất (100%), lần lượt tiếp theo là các đơn vị Điện Bàn (93%), Duy Xuyên (83%), Tam Kỳ (67%). Tương tự, Nhóm tuổi > 5 tuổi, huyện Quế Sơn có tỷ lệ hoàn thành điều trị cao nhất (91%), lần lượt tiếp theo là các đơn vị Điện Bàn (87%), Phú Ninh (77%), Duy Xuyên (67%), Tam Kỳ (64%). Vì vậy, để đạt được mục tiêu vào năm 2030 và năm 2035 đòi hỏi ngoài việc phát hiện, quản lý, điều trị cho người bệnh lao như hiện nay thì cần phải điều trị lao tiềm ẩn cho những người có nguy cơ cao. Chẩn đoán và điều trị lao tiềm ẩn là một trong những giải pháp trong chiến lược thanh toán bệnh lao. Cần sàng lọc đối tượng thuộc nhóm nguy cơ để chẩn đoán và giám sát việc tuân thủ điều trị cũng như theo dõi tác dụng phụ của thuốc trong điều trị lao tiềm ẩn [6]. Điều trị bệnh Lao tiềm ẩn nhằm để diệt vi trùng Lao bất hoạt (đang ngủ) trong cơ thể, với mục tiêu để giảm nguy cơ bị bệnh sau này, việc điều trị bệnh lao tiềm ẩn sẽ làm giảm %90 nguy cơ bệnh lao tiềm ẩn tái phát thành lao hoạt động (có nghĩa là trong 100 người bị lao tiềm ẩn, nếu không can thiệp có chừng 10-5 người sẽ bị lao bộc phát trở lại; nếu 100 người đó uống thuốc, chỉ có không tới 1 người sẽ bị lao tái phát, hoạt động), hiệu quả của điều trị bệnh lao tiềm ẩn nếu uống đủ liệu trình sẽ kéo dài trên 10 năm [5-7]. V. KẾT LUẬN Dù chưa đồng đều, các đơn vị can thiệp đã hoàn tất triển khai thí điểm ACT4 với kết quả khả quan hơn các điểm đối chứng, nhất là trong quản lý lao tiềm ẩn. Ý nghĩa trọn vẹn của sàng lọc lao trong quản lý lao tiềm ẩn cần được chú ý trong mở rộng triển khai sau này. Ổn định nhân sự nhân viên giữ vai trò quan trọng trong duy trì hoạt động quản lý lao tiềm ẩn. Lời cảm ơn: Nhóm tác giả xin cảm ơn Ban giám đốc Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam, nguồn kinh phí từ Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm nghiên cứu thu thập số liệu để hoàn thành đề tài này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 1. Thủ tướng Chính phủ (2014). Quyết định 374/QĐ-TTg ngày 17/3/2014 Phê duyệt chiến lược Quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 mục tiêu đến năm 2030. 2. 2. Bộ Y tế (2018). Quyết định 3162/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao. Hà Nội ngày 31/05/2018. 3. 3. Chương trình Chống lao Quốc gia (2020). Báo cáo tổng kết hoạt động Chương trình chống lao năm 2016. Hà Nội 03/2020. 4. 4. Kim, H. W., & Kim, J. S. (2018). Treatment of Latent Tuberculosis Infection and Its Clinical Efficacy. Tuberculosis and Respiratory Diseases, 81(1), 6. doi:10.4046/trd.2017.0052. 5. 5. LoBue, P. A., & Moser, K. S. (2003). Use of Isoniazid for Latent Tuberculosis Infection in a Public Health Clinic. American Journal of Respiratory and Critical Care Medicine, 168(4), 443–447. doi:10.1164/ rccm.390-200303oc . 6. 6. Sterling, T. R., Villarino, M. E., Borisov, A. S., Shang, N., Gordin, F., Bliven-Sizemore, E., Chaisson, R. E. (2011). Three Months of Rifapentine and Isoniazid for Latent Tuberculosis Infection. New England Journal of Medicine, 365(23), 2155–2166. doi:10.1056/nejmoa1104875. 7. 7. WHO guidelines on tuberculosis infection prevention and control: 2019 update. Geneva: World Health Organization; 2019. Available from: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK539297/. 32
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2