intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kết quả nghiên cứu về khả năng phục hồi rừng sau nương rẫy ở phân ban khe Rỗ - khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, Bắc Giang

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

70
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong nội dung bài báo này, chúng tôi trình bày một số kết quả nghiên cứu một cách khái quá về diễn thế phục hồi rừng của hệ sinh thái rừng sau nương rẫy, bao gồm biến đổi thảm thực vật gắn liền với các yếu tố sinh thái theo thời gian.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kết quả nghiên cứu về khả năng phục hồi rừng sau nương rẫy ở phân ban khe Rỗ - khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, Bắc Giang

52(4): 76 - 81<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 4 - 2009<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ KHẢ NĂNG PHỤC HỒI RỪNG SAU NƢƠNG RẪY Ở<br /> PHÂN BAN KHE RỖ - KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TÂY YÊN TỬ, BẮC GIANG<br /> Nguyễn Văn Hoàn (Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang)<br /> Lê Ngọc Công (Trường ĐH Sư phạm – ĐH Thái Nguyên)<br /> <br /> I. Đặt vấn đề<br /> Rừng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời<br /> sống con người, đó là nơi cung cấp nhiều sản<br /> phẩm có giá trị. Nơi lưu giữ nguồn gen quý cho<br /> chọn lọc tự nhiên và tiến hóa của sinh vật. Thế<br /> nhưng trong quá trình phát triển, con người đã tác<br /> động quá mức làm cho rừng bị suy kiệt, nhiều<br /> vùng trên trái đất đã tàn phá rừng để trồng cây<br /> lương thực hoặc khai thác trắng lặp đi lặp lại nhiều<br /> lần làm cho rừng bị hủy diệt. Theo các nhà khoa<br /> học, năm 1999 toàn thế giới chỉ còn khoảng 3.044<br /> triệu hecta. Ở Việt Nam, năm 1943 diện tích rừng<br /> chiếm 43% tổng diện tích thì nay chỉ còn 28 – 32%,<br /> có nơi như vùng Đông Bắc Bộ chỉ còn dưới 10%.<br /> Phân ban Khe Rỗ trước đây là khu bảo tồn<br /> thiên nhiên Khe Rỗ, được thành lập năm 1995<br /> thuộc xã An Lạc - huyện Sơn Động - tỉnh Bắc<br /> Giang. Là nơi có hệ thực vật phong phú và điển<br /> hình cho vùng Đông Bắc Việt Nam. Cùng với tình<br /> hình chung của cả nước, trước khi thành lập, rừng<br /> ở đây bị khai thác, chặt phá mạnh ở nhiều nơi, nên<br /> để lại rừng tự nhiên có mức độ suy thoái khác<br /> nhau, chủ yếu là phục hồi sau khai thác kiệt, sau<br /> nương rẫy chiếm tới gần 2/3 diện tích có rừng tự<br /> nhiên. Từ khi các tác động tiêu cực vào rừng được<br /> ngăn chặn, rừng đang dần phục hồi trở lại. Để làm<br /> tốt công tác bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển<br /> vốn rừng, những năm qua khu bảo tồn thiên nhiên<br /> Tây Yên Tử đã chú trọng đến công tác phục hồi<br /> rừng tự nhiên. Song để phục hồi nhanh hệ sinh thái<br /> rừng có hiệu quả, cần phải có những nghiên cứu<br /> cơ bản từng đặc điểm của quá trình tái sinh qua<br /> các giai đoạn phục hồi, trên cơ sở đó đề ra các giải<br /> pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp, tận dụng tối đa<br /> năng lực tái sinh tự nhiên của rừng gắn liền với<br /> điều kiện sinh thái của khu vực. Trong nội dung<br /> bài báo này, chúng tôi trình bày một số kết quả<br /> nghiên cứu một cách khái quá về diễn thế phục hồi<br /> rừng của hệ sinh thái rừng sau nương rẫy, bao gồm<br /> <br /> biến đổi thảm thực vật gắn liền với các yếu tố sinh<br /> thái theo thời gian.<br /> II. Đối tƣợng, phƣơng pháp nghiên cứu<br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu<br /> Thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy ở các<br /> trạng thái khác nhau về cấu trúc hình thái, thời<br /> gian phục hồi ở phân ban Khe Rỗ - Khu bảo tồn<br /> thiên nhiên Tây Yên Tử - Bắc Giang.<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu<br /> - Ngoài thực địa.<br /> + Trong hình vuông lớn 400m2 (20×20m) điều<br /> tra tất cả các cây gỗ có đường kính ngang ngực ≥<br /> 5cm và có chiều cao > 1,3m, ghi lại các thông số:<br /> tên loài, chiều cao vút ngọn, đường kính ngang<br /> ngực, chất lượng tốt, xấu, trung bình.<br /> + Trong hình vuông lớn, lập 5 ô dạng bản 25m2<br /> (5×5m) thống kê tất cả các cây gỗ có đường kính<br /> ngang ngực < 5cm và có chiều cao > 1,3 và các cây<br /> có chiều cao nhỏ hơn 1,3m ghi lại các thông số: tên<br /> loài, chiều cao vút ngọn phân thành 6 cấp chiều<br /> cao: cấp I ≤ 0,5cm; cấp II (0,6 – 1,0m); cấp III (1,1<br /> – 1,5m); cấp IV (1.6 – 2m); cấp V (2,1 – 3m); cấp<br /> VI > 3m, đường kính ngang ngực, phẩm chất tốt,<br /> xấu, trung bình và nguồn gốc cây tái sinh.<br /> + Ô tiêu chuẩn (OTC) được chọn theo chuỗi<br /> thời gian bỏ hoá từ 1 cho đến 12 năm và được chia<br /> thành 4 giai đoạn: giai đoạn I: từ 1 - 3 năm; giai<br /> đoạn II: từ 4 - 6 năm; giai đoạn III: từ 7 - 9 năm;<br /> giai đoạn IV: từ 10 - 12 năm.<br /> + Thông tin về thời gian bỏ hóa và lịch sử canh<br /> tác nương rẫy được thu thập thông qua phỏng vấn<br /> người dân sở tại (thường là chủ nương rẫy bỏ hóa).<br /> - Phương pháp phân tích số liệu: các số liệu<br /> thu thập, được xử lí theo toán thông kê sinh học<br /> trên phần mềm Excel.<br /> III. Kết quả nghiên cứu<br /> 1. Sự biến đổi tổ thành loài cây<br /> Tất cả các loại rừng phục hồi ở phân ban Khe<br /> Rỗ thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử đều<br /> nằm ở vùng đệm và phân khu phục hồi sinh thái,<br /> chúng đều phát triển trên đất rừng đã bị tàn phá từ<br /> lâu. Rừng bị tàn phá làm nương rẫy luân canh<br /> nhiều lần, tầng A bị rửa trôi cơ bản hết. Đất rừng<br /> <br /> 76<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 52(4): 76 - 81<br /> <br /> không còn là đất rừng nguyên trạng như lúc ban<br /> đầu. Năng suất canh tác thấp, có khi không cho thu<br /> hoạch, nên đồng bào bỏ hóa. Sau khi khu bảo tồn<br /> thiên nhiên Khe Rỗ được thành lập, nay là phân<br /> ban Khe Rỗ, khoanh giữ lại bảo vệ rừng được<br /> phục hồi dần trở lại thành một thảm thực vật mới.<br /> Thảm thực vật mới này bắt đầu bằng những loài<br /> chịu được hoàn cảnh khắc nghiệt đất đai khô cằn,<br /> nghèo kiệt, không có tiểu khí hậu của rừng. Đó là<br /> những loài thực vật tiên phong trên đất trống, đồi<br /> núi trọc, thường có số loài nghèo nàn. Kết quả<br /> nghiên cứu về sự biến đổi về tổ thành loài được<br /> trình bày ở bảng 1.<br /> Giai đoạn I: Rừng phục hồi dưới 3 năm có 40<br /> loài, 9 loài có đường kính ngang ngực D1.3 ≥ 5cm,<br /> có chỉ số đa dạng H’ = 1.82, đạt 275 cây/ha, tiết<br /> diện ngang 1.3m2/ha và chiều cao trung bình<br /> 5.32m, đường kính trung bình là 5.08cm. Độ tàn<br /> che của cây gỗ có chiều cao lớn hơn 3m đạt 0.2.<br /> Loài cây tiên phong ưa sáng trong giai đoạn<br /> này tổ thành chủ yếu gồm 3 loài là: Cratoxylum<br /> cochinchinense, Aporosa dioica, Liquidambar<br /> <br /> 4 - 2009<br /> <br /> formosana chiếm tới 72.7%, các loài khác chiếm<br /> 27.3%. Tầng thảm tươi là cỏ quyết có mức độ rậm<br /> dày soc, cop3.<br /> Giai đoạn II: Rừng đang ở thời phục hồi mạch.<br /> Số loài cây tái từ 40 loài giai 1 tăng lên 49 loài. Số<br /> loài có D1.3 ≥ 5cm từ 9 loài giai đoạn 1 tăng 14<br /> loài, chỉ số đa dạng H ’ = 2.47, mật độ cây từ 275<br /> cây/ha tăng lên 800 cây/ha, độ tàn che 0.3. Loài ưu<br /> thế vẫn giữ như giai đoạn đầu gồm: Cratoxylum<br /> cochinchinense, Aporosa dioica, Liquidambar<br /> formosana, nhưng có thêm 3 loài tham gia vào<br /> công thức tổ thành là: Vernonia arborea 9.4%,<br /> Toxicodendron succedanea 8.3% và Xylopia<br /> vielana<br /> 12%.<br /> Tuy<br /> nhiên,<br /> Cratoxylum<br /> cochinchinense từ 22.7% giảm xuống còn 18.8%,<br /> Aporosa dioica từ 36.4% giảm xuống còn 17.7%,<br /> Liquidambar formosana từ 13.6% giảm xuống còn<br /> 11.3%. Chiều cao trung bình 5.82m, đường kính<br /> 5.53cm với tiết diện ngang 9.23m2/ha. Tầng thảm<br /> tươi gồm cỏ quyết đạt độ rậm dày Cop3 và cop2.<br /> <br /> Bảng 1. Sự biến đổi tổ thành loài cây<br /> Giai đoạn diễn thế<br /> <br /> TT<br /> Tên loài<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> 6<br /> 7<br /> 8<br /> 9<br /> 10<br /> 11<br /> 12<br /> 13<br /> 14<br /> 15<br /> 16<br /> 17<br /> 18<br /> 19<br /> 20<br /> 21<br /> 22<br /> <br /> Xylopia vielana<br /> Cratoxylum cochinchinense<br /> Liquidambar formosana<br /> Aporosa dioica<br /> Vernonia arborea<br /> Toxicodendron succedanea<br /> Canarium album<br /> Prunus arborea<br /> Erythrophleum fordii<br /> Engelhardtia roxburghiana<br /> Machilus bonii<br /> Loài khác<br /> D 1.3 (cm)<br /> H (m)<br /> G (m2/ha)<br /> Tổng số cây D1.3 ≥5cm<br /> Loài/ha<br /> Loài cây gỗ tái sinh<br /> H’<br /> K độ tàn che (%)<br /> Tổng số cây tái sinh/ha<br /> Độ che phủ thảm tươi<br /> <br /> I<br /> <br /> II<br /> <br /> N/ha<br /> <br /> N%<br /> <br /> 63<br /> 38<br /> 100<br /> <br /> 22.7<br /> 13.6<br /> 36.4<br /> <br /> 74<br /> <br /> 27.3<br /> 5.08<br /> 5.32<br /> 1.3<br /> 275<br /> 40<br /> 9<br /> 1.82<br /> 0.2<br /> 14867<br /> Soc, Cop3<br /> <br /> III<br /> <br /> N/ha<br /> 100<br /> 150<br /> 90<br /> 142<br /> 75<br /> 67<br /> <br /> N%<br /> 12.5<br /> 18.8<br /> 11.3<br /> 17.7<br /> 9.4<br /> 8.3<br /> <br /> N/ha<br /> 78<br /> 88<br /> 93<br /> 238<br /> 175<br /> 150<br /> 250<br /> 113<br /> <br /> 176<br /> <br /> 22<br /> <br /> 179<br /> <br /> 5.53<br /> 5.82<br /> 9.23<br /> 800<br /> 49<br /> 14<br /> 2.47<br /> 0.3<br /> 20547<br /> Cop2<br /> <br /> IV<br /> N%<br /> 5.7<br /> 6.4<br /> 6.8<br /> 17.4<br /> 12.8<br /> 11.0<br /> 18.3<br /> 8.3<br /> <br /> 13.2<br /> 7.95<br /> 8.31<br /> 16.73<br /> 1363<br /> 54<br /> 23<br /> 2.50<br /> 0.6<br /> 21497<br /> Cop2<br /> <br /> N/ha<br /> <br /> N%<br /> <br /> 82<br /> 88<br /> 175<br /> 113<br /> 300<br /> 88<br /> 100<br /> 138<br /> 88<br /> 243<br /> <br /> 5.8<br /> 6.2<br /> 12.4<br /> 8.0<br /> 21.2<br /> 6.2<br /> 7.1<br /> 9.7<br /> 6.2<br /> 17.2<br /> <br /> 9.36<br /> 8.41<br /> 22.71<br /> 1413<br /> 58<br /> 24<br /> 2.67<br /> 0.75<br /> 19574<br /> Cop1<br /> <br /> 77<br /> <br /> 52(4): 76 - 81<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Giai đoạn III: Rừng đang ở thời kỳ phát triển<br /> mạnh, tăng cả về chiều cao, đường kính, số loài<br /> cây tái sinh từ 49 loài giai đoạn 2 tăng lên 54 loài.<br /> Loài có đường kính D1.3 ≥ 5cm tăng lên 23 loài,<br /> chỉ số đa dạng H’= 2.50, với mật độ 1363 cây/ha.<br /> Số loài ưu thế vẫn giữ như giai 2 nhưng có thêm 2<br /> loài mới là: Canarium album 18.3% và Prunus<br /> arborea 8.3%. Hai loài Vernonia arborea và<br /> Toxicodendron succedanea tham gia tổ thành ở<br /> giai đoạn 2 tiếp tục tham gia ở giai đoạn nay với<br /> hệ số tổ thành là 12.8% và 11.0%. Rừng đạt chiều<br /> cao trung bình và đường kính trung bình là 8.31m<br /> và 7.95cm, độ tàn che là 0,6 với tiết diện ngang đạt<br /> 16.73m2/ha. Tầng thảm tươi gồm cỏ quyết đạt độ<br /> rậm dày cop2.<br /> Giai đoạn IV: So với 3 pha đầu, rừng có cấu<br /> trúc phức tạp và kích thước lớn hơn. Vào đầu pha<br /> này, các loài cây tiên phong ưa sáng có dấu hiệu<br /> giảm dần về độ nhiều, các cá thể của những loài ưa<br /> sáng có giá trị kinh tế đời sống dài tăng dần lên và<br /> thay thế dần. Số lượng loài tăng lên 1 so với pha 3<br /> và tăng lên 15 loài so với pha 1. Số cây có D 1.3 ≥<br /> 5cm tham gia tổ thành là 1413 cây/ha, trong đó có<br /> 9 loài tham gia tổ thành có 6 loài của giai đoạn 3<br /> và thêm 3 loài mới xuất hiện là: Erythrophleum<br /> fordii, Engelhardtia roxburghiana, Machilus<br /> bonii. Do tán của chúng phát triển mạnh nên độ<br /> tàn che được nâng lên 0.73, đạt chỉ số đa dạng H ’<br /> = 2.67. Chiều cao bình quân của rừng ở giai đoạn<br /> này đạt 8.41m, đường kính bình quân là 9.36cm,<br /> tiết diện ngang 22.71m2/ha. Ở giai đoạn này, tầng<br /> cỏ quyết thưa dần ở mức độ thấp cop1, nguyên<br /> nhân chính là do ánh sáng. Ở các giai đoạn trước,<br /> do thừa ánh sáng nên cỏ quyết phát triển ở mức độ<br /> rậm. Đến giai đoạn này, rừng đã bắt đầu khép tán,<br /> các loại cỏ quyết thiếu ánh sáng nên chết dần đi một<br /> cách đáng kể, số còn lại tập trung sức vươn lên cao<br /> nhưng vẫn thiếu ánh sáng và chết dần nhường chỗ<br /> cho các loài chịu bóng ưa ẩm phát triển.<br /> 2. Sự biến đổi phân bố cây theo chiều cao<br /> Mật độ cây tái sinh phản ánh khả năng phục<br /> hồi rừng trong các giai đoạn của quá trình diễn thế<br /> đi lên trong từng giai đoạn. Trong đó mật độ cây<br /> tái sinh theo chiều cao, số lượng cây tái sinh cần<br /> được nghiên cứu xem xét kỹ trong từng giai đoạn<br /> của quá trình phục hồi. Nhìn vào tổng thể mật độ<br /> cây tái sinh ở các giai đoạn của quá trình phục hồi,<br /> <br /> 4 - 2009<br /> <br /> tăng từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 3 và giảm ở giai<br /> đoạn 4.Thời gian phục hồi tăng, số loài tăng, thì<br /> mật độ cây tái sinh giảm.<br /> Bảng 2. Tổng hợp mật cây tái sinh theo chiều cao<br /> Giai<br /> đoạn bỏ<br /> hóa<br /> Giai đoạn<br /> I<br /> Giai đoạn<br /> II<br /> Giai đoạn<br /> III<br /> Giai đoạn<br /> IV<br /> <br /> Mật độ cây tái sinh theo chiều cao<br /> (cây/ha)<br /> Cấp<br /> I<br /> 920<br /> <br /> Cấp<br /> II<br /> 1680<br /> <br /> Cấp<br /> III<br /> 3150<br /> <br /> Cấp<br /> IV<br /> 4100<br /> <br /> Cấp<br /> V<br /> 4878<br /> <br /> Cấp<br /> VI<br /> 915<br /> <br /> 5853<br /> <br /> 1627<br /> <br /> 1693<br /> <br /> 1307<br /> <br /> 4747<br /> <br /> 3520<br /> <br /> 7842<br /> <br /> 3200<br /> <br /> 2075<br /> <br /> 1100<br /> <br /> 1792<br /> <br /> 5488<br /> <br /> 7252<br /> <br /> 3542<br /> <br /> 2436<br /> <br /> 813<br /> <br /> 1978<br /> <br /> 3553<br /> <br /> Giai đoạn I: Đây là giai đoạn mà ánh sáng<br /> nhiều nhất, thuận lợi cho những cây ưa sáng sinh<br /> trưởng và phát triển, nhưng do đặc điểm đất thời<br /> điểm nay tầng A bị rửa trôi cơ bản hết, tầng hội tụ<br /> B cũng bị xói mòn nên chất dinh dưỡng không<br /> còn, nên đầu giai đoạn này cỏ tranh, dây leo, cây<br /> bụi thấp phủ kín đạt 100%. Các loài cây bụi, cây<br /> tiên phong ưa sáng cạnh tranh mạnh mẽ với thảm<br /> cỏ cho đến khi nó che bóng và tiêu diệt cỏ, nên ở<br /> giai đoạn này chưa có loài nào chiếm ưu thế tuyệt<br /> đối mà chủ yếu là Cratoxylum cochinchinense,<br /> Aporosa<br /> dioica,<br /> Rhodomyrtus<br /> tomentosa,<br /> Melastoma candium… đạt 14867cây/ha, phân bố<br /> cây tái sinh tập trung chủ yếu ở chiều cao 1.6 – 3m<br /> với 8978 cây/ha. Ở dưới tán của thảm cây bụi mật<br /> độ cây mạ rất lớn đạt 5750 cây/ha chủ yếu là cây<br /> tiên phong ưa sáng nhưng bên cạnh đó có xuất<br /> hiện nhiều cây có giá trị kinh tế nhưng lúc nhỏ cần<br /> chịu bóng.<br /> Giai đoạn II: Lớp cây bụi, thảm cỏ, cây tiên<br /> phong ưa sáng đầu tiên đã tạo lập hoàn cảnh thuận<br /> lợi, mặt đất không còn phơi trống như khi mới bỏ<br /> hoá, lớp đất dưới tán đã được cải thiện về độ ẩm,<br /> chính vì vậy đã tạo điều kiện cho những cây ưu<br /> sáng tiếp tục phát triển, tạo điều kiện cho các loài<br /> cây mới có mặt như Vernonia arborea,<br /> Toxicodendron succedanea sinh trưởng và phát<br /> triển phân bố cây tái sinh tập trung chủ yếu ở cỡ<br /> chiều cao 2.1 – 3m. Cây tái sinh có chiều cao >3m<br /> ở giai đoạn này cũng tăng nên 2605cây/ha so với<br /> giai đoạn 1. hiện tượng trên có thể giải thích là do<br /> <br /> 78<br /> <br /> 52(4): 76 - 81<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> nhân tố ánh sáng. ở giai đoạn 1 do thừa ánh sáng<br /> nên số lượng cây mạ của các loài cây ưa sáng phát<br /> triển mạnh, các cá thể trong loài và giữa các loài<br /> với nhau cạnh tranh nhau về không gian dinh<br /> dưỡng dẫn đến một số cá thể có chiều cao
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2