intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kết quả phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc điều trị ung thư tuyến tiền liệt khu trú

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

62
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu với mục tiêu nhằm đánh giá kết quả điều trị sau phẫu thuật tuyến tiền liệt tận gốc qua nội soi ngoài phúc mạc ở những bệnh nhân ung thư khu trú điều trị tại khoa niệu C, bệnh viện Bình Dân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kết quả phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc điều trị ung thư tuyến tiền liệt khu trú

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI NGOÀI PHÚC MẠC ĐIỀU TRỊ  <br /> UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT KHU TRÚ <br /> Vũ Lê Chuyên*, Nguyễn Tiến Đệ* <br /> <br /> TÓM TẮT <br /> Đặt vấn đề và Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị sau phẫu thuật tuyến tiền liệt tận gốc qua nội soi ngoài <br /> phúc mạc ở những bệnh nhân ung thư khu trú điều trị tại khoa Niệu C, Bệnh viện Bình Dân. <br /> Phương pháp nghiên cứu: Là phương pháp tiền cứu. <br /> Kết quả: Từ 2009‐2012 nghiên cứu đã tiến hành điều trị 53 bệnh nhân bằng phương pháp phẫu thuật tận <br /> gốc tuyến tiền liệt qua nội soi ngoài phúc mạc. Biến chứng tiểu không kiểm soát sau mổ 3,8% sau 12 tháng. Tỉ lệ <br /> bệnh nhân không bị rối loạn cương sau 12 tháng là 28,3%. Tỉ lệ bệnh nhân có PSA/máu tăng sau mổ 13,6%. <br /> Đánh giá kết quả phẫu thuật 83,0% tốt, trung bình là 11,3% và xấu là 5,7%. <br /> Kết luận: Ung thư tuyến tiền liệt khu trú có thể điều trị bằng phương pháp nội soi. Kết quả phẫu thuật nội <br /> soi có thể chấp nhận được. <br /> Từ khóa: Phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc điều trị tận gốc ung thư tuyến tiền liệt khu trú. <br /> <br /> ABSTRACT <br /> RESULT OF TRANSPERINEAL LAPAROSCOPY IN TREATMENT  <br /> OF LOCALIZED PROSTATE CANCER <br /> Vu Le Chuyen, Nguyen Tien De  <br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 306 ‐ 309 <br /> Introduction  and  objectives:  The  goal  of  the  report  was  to  determine  the  result  of  laparoscopic  radical <br /> prostatectomy at urologic department C, Bình Dân hospital. <br /> Patients and methods: This is a prospective study. <br /> Results:  This  study  was  used  to  evaluate  53  patients  who  were  treated  with  laparoscopic  radical <br /> prostatectomy from 2009 to 2012. Complications were confirmed and treated. The complications were recognized. <br /> After 12 months 96.2% patients had urinary continence and 28.3% patients had not erectile dysfunction, 13.6% <br /> patients had the clinical state of a rising PSA level after laparoscopic radical prostatectomy. <br /> Conclusions: Clinically localized prostate cancer can be treated by laparoscopic radical prostatectomy. The <br /> result of this procedure may be acceptable. <br /> Key words: laparoscopic radical prostatectomy; result of the procedure <br /> cho bệnh nhân có cuộc sống tốt sau phẫu thuật. <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ <br /> Các  di  chứng  của  phẫu  thuật  nếu  có  như  tiểu <br /> Ung  thư  tuyến  tiền  liệt  là  ung  thư  thường <br /> không  kiểm  soát,  liệt  dương...  làm  cho  chất <br /> gặp trong niệu khoa. Phẫu thuật vẫn được nhiều <br /> lượng  cuộc  sống  của  người  bệnh  không  trọn <br /> bác sĩ niệu khoa chọn lựa. Khác với những ung <br /> vẹn.  Chính  vì  vậy,  mục  đích  bài  viết  đánh  giá <br /> thư  khác,  trong  phẫu  thuật  tận  gốc  ung  thư <br /> kết quả điều trị sau phẫu thuật. <br /> tuyến  tiền  liệt  ngoài  vấn  đề  phải  lấy  hết  tế  bào <br /> ung thư, nhằm tránh tái phát, còn phải đảm bảo <br /> * Bệnh viện Bình Dân <br /> Tác giả liên lạc: THS. BS. Nguyễn Tiến Đệ <br /> <br /> Chuyên Đề Thận ‐ Niệu <br /> <br /> ĐT: 0903622073<br /> <br /> Email: nguyende116@yahoo.com <br /> <br /> 307<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br /> Tiểu không kiểm soát sau mổ <br /> <br /> PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br /> Phương pháp nghiên cứu <br /> Tiền cứu.Thời gian nghiên cứu: 2009‐2012. <br /> <br /> Cách thức thực hiện <br /> Những bệnh nhân được chẩn đoán ung thư <br /> tuyến  tiền  liệt  khu  trú  sẽ  được  tiến  hành  phẫu <br /> thuật nội soi ngoài phúc. Kết qủa nghiên cứu sẽ <br /> được  ghi  nhận  lại,  và  xử  lý  bằng  phần  mềm <br /> SPSS‐16  for  Window  để  thống  kê  các  kết  quả <br /> phẫu thuật nội soi. <br /> <br /> KẾT QUẢ <br /> Phương pháp phẫu thuật <br /> Trong 53 bệnh nhân thực hiện cắt tuyến tiền <br /> liệt tận gốc qua nội soi trong nghiên cứu, có 17% <br /> bệnh nhân cắt tuyến tiền liệt tận gốc. 83% bệnh <br /> nhân có kết hợp nạo hạch chậu. <br /> <br />  <br /> Biểu đồ 3. Diễn tiến tiểu không kiểm soát sau mổ. <br /> Sau 1 tháng tỉ lệ bệnh nhân rối loạn tiểu là 47 <br /> bệnh nhân (88,6%). Những bệnh nhân này phải <br /> mang tã từ 2‐4 tã/ ngày. Càng về sau tỉ lệ bệnh <br /> nhân  tiểu  không  kiểm  soát  càng  giảm.  Sau  3 <br /> tháng tỉ lệ bệnh nhân mang tã giảm đáng kể còn <br /> 11  bệnh  nhân  (20,7%).  Sau  12  tháng,  chỉ  còn  2 <br /> bệnh nhân (3,8%) mang tã. <br /> Bảng 1. Tái phát sau mổ. <br /> Không tái phát<br /> Psa tăng<br /> Tổng số<br /> Số BN không theo dõi<br /> Tổng số<br /> <br /> Số BN Tỉ lệ %<br /> 38<br /> 71.7<br /> 6<br /> 11.3<br /> 44<br /> 83.0<br /> 9<br /> 17.0<br /> 53<br /> 100<br /> <br /> Tỉ lệ<br /> 86.4<br /> 13.6<br /> 100.0<br /> 100<br /> <br /> Bảng 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật. <br />  <br /> Biểu đồ 1. Phương pháp phẫu thuật. <br /> <br /> Rối loạn cương sau mổ <br /> <br /> Tốt<br /> Trung bình<br /> Kém<br /> Tổng số<br /> <br /> Số BN<br /> 44<br /> 6<br /> 3<br /> 53<br /> <br /> Tỉ lệ (%)<br /> 83,0<br /> 11,3<br /> 5,7<br /> 100<br /> <br /> BÀN LUẬN <br /> <br />  <br /> Biểu đồ 2. Diễn biến rối loạn cương sau mổ. <br /> Trong nghiên cứu, sau 3 tháng tỉ lệ này tăng <br /> lên là 22,6% (12 bệnh nhân). Sau 6 tháng tỉ lệ này <br /> thay  đổi  không  nhiều  24,5%  (13  bệnh  nhân)  và <br /> sau  24  tháng  tỉ  lệ  này  tăng  lên  28,3%  (15  bệnh <br /> nhân không rối loạn cương). <br /> <br /> 308<br /> <br /> Khác  với  những  ung  thư  khác,  trong  phẫu <br /> thuật tận gốc ung thư  tuyến  tiền  liệt  ngoài  vấn <br /> đề  phải  lấy  hết  tế  bào  ung  thư,  nhằm  tránh  tái <br /> phát, còn phải đảm bảo cho bệnh nhân có cuộc <br /> sống tốt sau phẫu thuật. Các di chứng của phẫu <br /> thuật  nếu  có  như  tiểu  không  kiểm  soát,  liệt <br /> dương...  làm  cho  chất  lượng  cuộc  sống  của <br /> người  bệnh  không  trọn  vẹn(2,3,4,6).  Chính  những <br /> di  chứng  này  gây  cho  bệnh  nhân  nhiều  phiền <br /> toái, do đó các yếu tố đánh giá kết quả sau mổ <br /> dựa  vào  PSA/máu  tăng,  tình  trạng  tiểu  không <br /> kiểm soát, và rối loạn cương sau mổ. <br /> <br /> Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Rối loạn cương <br /> <br /> Tình trạng lâm sàng PSA tăng sau mổ <br /> <br /> Để  tránh  rối  loạn  cương,  trong  mổ  cố  gắng <br /> tránh đụng chạm dây thần kinh, tránh dùng dao <br /> đốt  điện  nhiều,  vì  có  thể  trong  khi  mổ  không <br /> làm đứt dây thần kinh, nhưng điện năng có thể <br /> làm  thương  tổn  thần  kinh(1,3,4).  Nói  chung, <br /> thương tổn thần kinh do dao điện hoặc do đụng <br /> chạm  sẽ  có  thể  hồi  phục  nhưng  chậm.  Trong <br /> nghiên  cứu,  sau  1  tháng  ghi  nhận  không  có <br /> trường hợp nào cương được, nhưng sau 3 tháng <br /> tỉ lệ này tăng lên là 22,6% (12 bệnh nhân). Sau 6 <br /> tháng tỉ  lệ  này  thay  đổi  không  nhiều  24,5%  (13 <br /> bệnh  nhân).  Sau  một  năm  tỉ  lệ  bệnh  nhân  rối <br /> loạn cương vẫn chỉ có 24,5%, và sau 24 tháng, tỉ <br /> lệ  này  tăng  lên  28,3%  (15  bệnh  nhân  cương <br /> được). <br /> <br /> Nếu  sau  mổ  trị  số  PSA/máu  >0,2ng/ml <br /> nhiều  tác  giả  cho  rằng  ung  thư  tái  phát,  mặc <br /> dù  từ  khi  có  PSA  tăng  đến  khi  tìm  thấy  bằng <br /> chứng  ung  thư  đòi  hỏi  một  thời  gian  dài. <br /> Trong  nghiên  cứu,  số  bệnh  nhân  theo  dõi  sau <br /> mổ  là  44  bệnh  nhân  (chiếm  tỉ  lệ  83%)  và  thời <br /> gian theo dõi sớm nhất là một tháng sau mổ và <br /> dài nhất là 36 tháng sau mổ. <br /> <br /> Kết quả phẫu thuật <br /> Đánh  giá  kết  quả  điều  trị  dựa  vào  tái  phát <br /> ung  thư,  di  chứng  rối  loạn  cương,  tiểu  không <br /> kiểm soát.  <br /> Bảng 5. Kết quả điều trị phân chia thành 3 nhóm tốt, <br /> trung bình, và xấu. <br /> K tái phát<br /> <br /> Bảng 3. So sánh tỉ lệ cương sau mổ với các tác giả khác. <br /> Hoznek<br /> Turk<br /> Guillonneau<br /> Roumeguere<br /> Stolzenburg<br /> Rassweiler<br /> Nghiên cứu<br /> <br /> Số bệnh<br /> nhân<br /> 200<br /> 125<br /> 550<br /> 88<br /> 700<br /> 5842<br /> 53<br /> <br /> Thời gian sau<br /> mổ<br /> 1 tháng<br /> 12 tháng<br /> 1,5tháng<br /> 12 tháng<br /> 6 tháng<br /> 12 tháng<br /> 12 tháng<br /> <br /> Tỉ lệ<br /> cương%<br /> 46%<br /> 59%<br /> 66%<br /> 65,3%<br /> 47%<br /> 52%<br /> 28,3%<br /> <br /> Tiểu không kiểm soát <br /> Khâu nối niệu đạo‐cổ bàng quang sau khi đã <br /> cắt tuyến tiền liệt cũng đóng vai trò quan trọng <br /> hạn chế tiểu không kiểm soát sau mổ. Nếu bảo <br /> tồn tối đa cơ thắt niệu đạo và thực hiện khâu nối <br /> kín,  sẽ  không  dò  nước  tiểu  sau  mổ.  Tỉ  lệ  bệnh <br /> nhân tiểu không kiểm soát sau mổ 12 tháng của <br /> nghiên cứu là 96,2%. <br /> Bảng 4. So sánh tiểu không kiểm soát sau mổ. <br /> Catolina<br /> Ahlering<br /> Guillonneau<br /> Patel<br /> Joseph<br /> Stolzenburg<br /> Nghiên cứu<br /> <br /> Sau 1 tháng Sau 3 tháng Sau 12 tháng<br /> 96%<br /> 76%<br /> 82.3%<br /> 98%<br /> 96%<br /> 92%<br /> 11,4%<br /> 79,3%<br /> 96,2%<br /> <br /> Chuyên Đề Thận ‐ Niệu <br /> <br /> Tốt<br /> Trung bình<br /> Xấu<br /> <br /> Không<br /> Không<br /> Có<br /> <br /> Tiểu không<br /> kiểm soát<br /> Không<br /> Có<br /> Có<br /> <br /> Rối loạn cương<br /> Không<br /> Không<br /> Có<br /> <br /> Nếu  dựa  vào  các  tiêu  chuẩn  trên  kết  quả <br /> nghiên  cứu  như  sau:  tốt  ghi  nhận  83%  các <br /> trường hợp. Tỉ lệ xấu chiếm 5,7%, kết quả trung <br /> bình là 11,3%. <br /> <br /> KẾT LUẬN <br /> Phẫu  thuật  nội  soi  ngày  nay  đã  được  công <br /> nhận là phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền <br /> liệt khu trú. Để đạt kết quả tốt ngoài yếu tố đảm <br /> bảo  ung  thư  khôn  tái  phát,  cò  phải  đảm  bảo <br /> bệnh  nhân  không  bị  di  chứng  do  phẫu  thuật <br /> như rối loạn cương, tiểu không kiểm soát. <br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO <br /> 1.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> 3.<br /> <br /> 4.<br /> 5.<br /> <br /> Guillonneau  B  (2002).  Perioperative  complications  of <br /> laparoscopic  radical  prostatectomy.  The  Montsouris  3‐years <br /> experience. J urol;167; pp 51‐56. <br /> Li MS (2007). Laparoscopic and Robotic –Assisted Laproscopic <br /> Radical  Prostatectomy  and  Pelvic  Lymphadenectomy. <br /> Campbell Urol; pp 2985‐3004. <br /> Partin  AW  (1997).  Combination  of  PSA,  clinical  stage,  and <br /> Gleason  score  to  predict  pathological  stage  of  localizied <br /> prostate cancer. JAMA; 277; pp 1445‐1451.  <br /> Trần  Ngọc  Sinh  (2004).  Ung  thư  tiến  liệt  tuyến.  Sổ  tay  Niệu <br /> Học Lâm Sàng, pp 64‐67. <br /> Trần văn Sáng (1998). Bướu ác tiền liệt tuyến. Bài giảng bệnh <br /> học Niệu Khoa, pp 251‐264. <br /> <br /> 309<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> 6.<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br /> <br /> Vũ lê Chuyên và cs (2005). Những kinh nghiệm bước đầu về <br /> phẫu thuật tận gốc ung thư tiền liệt tuyến tại bệnh viện Bình <br /> Dân. Y học Việt nam, 313, pp 629‐637. <br /> <br />  <br /> <br /> Ngày nhận bài báo <br />  <br />  <br /> Ngày phản biện nhận xét bài báo: <br /> Ngày bài báo được đăng: <br />   <br /> <br /> 14‐05‐2013 <br /> 15‐06‐2013 <br /> 15–07‐2013 <br /> <br />  <br /> <br /> 310<br /> <br /> Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  <br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2