intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kết quả ứng dụng phẫu thuật nội soi một vết mổ qua rốn điều trị thoát vị bẹn ở trẻ nhỏ

Chia sẻ: ViHephaestus2711 ViHephaestus2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

43
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu: Báo cáo kết quả phẫu thuật nội soi một vết mổ qua rốn (PTNSMVMQR) điều trị thoát vị bẹn (TVB) ở trẻ nhỏ có cân nặng ≤ 5 kg. Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu trên loạt bệnh nhi (BN) thoát vị bẹn có cân nặng ≤ 5 kg được phẫu thuật theo phương pháp phẫu thuật nội soi một vết mổ qua rốn dùng kim xuyên qua da khâu đóng lỗ bẹn sâu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kết quả ứng dụng phẫu thuật nội soi một vết mổ qua rốn điều trị thoát vị bẹn ở trẻ nhỏ

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> <br /> KẾT QUẢ ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT NỘI SOI MỘT VẾT MỔ<br /> QUA RỐN ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ BẸN Ở TRẺ NHỎ<br /> Trần Ngọc Sơn*, Hoàng Văn Bảo*, Trần Văn Quyết*, Nguyễn Thị Hồng Vân*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Báo cáo kết quả phẫu thuật nội soi một vết mổ qua rốn (PTNSMVMQR) điều trị thoát vị bẹn<br /> (TVB) ở trẻ nhỏ có cân nặng ≤ 5 kg.<br /> Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu trên loạt bệnh nhi (BN) thoát vị bẹn có cân nặng ≤ 5 kg được phẫu<br /> thuật theo phương pháp phẫu thuật nội soi một vết mổ qua rốn dùng kim xuyên qua da khâu đóng lỗ bẹn sâu.<br /> Kết quả: Có 99 bệnh nhi, 84,8% nam, 15,2% nữ. Tuổi trung vị 56 ngày (20 ngày đến 120 ngày). Cân nặng<br /> trung bình 4,2 kg (từ 2,3 – 5 kg), có 37,4% bệnh nhi có tiền sử đẻ non (< 36 tuần). Thoát vị bẹn bên phải 39,4%,<br /> bên trái 48,5%, và 2 bên 12,1%. Trong 87 bệnh nhi thoát vị bẹn 1 bên, trong mổ phát hiện 73,6% có OPTM bên<br /> đối diện. Không có tai biến trong mổ, không có bệnh nhi nào phải chuyển mổ mở. Thời gian mổ trung vị 18 phút<br /> cho OPTM 1 bên và 26 phút cho OPTM 2 bên. Theo dõi sau mổ 3 - 24 tháng, không có bệnh nhi tái phát, có 5,1%<br /> bệnh nhi nhiễm khuẩn vết mổ rốn và 2% phản ứng viêm chỉ dưới da. Kết quả thẩm mỹ rất tốt, các bệnh nhi coi<br /> như không thấy sẹo mổ.<br /> Kết luận: phẫu thuật nội soi một vết mổ qua rốn trong điều trị thoát vị bẹn ở trẻ có cân nặng ≤ 5 kg có tính<br /> khả thi, an toàn, với khả năng phát hiện và xử lý được sự tồn tại OPTM bên đối diện và tính thẩm mỹ cao.<br /> Từ khóa: Phẫu thuật nội soi một vết mổ, thoát vị bẹn, trẻ nhỏ.<br /> ABSTRACT<br /> RESULTS OF TRANSUMBILICAL LAPARO-ENDOSCOPIC SINGLE SITE SURGERY FOR INGUINAL<br /> HERNIA IN SMALL INFANTS<br /> Tran Ngoc Son, Hoang Van Bao, Tran Van Quyet, Nguyen Thi Hong Van<br /> * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 4- 2018: 117 – 121<br /> <br /> Objectives: To present the results of transumbilical laparoendoscopic single site surgery (TULESS) for<br /> inguinal hernia in small infants with bodyweight ≤ 5 kg.<br /> Methods: Prospective study of a series of infants with bodyweight ≤ 5 kg, which underwent TULESS for<br /> inguinal hernia with extraperitoneal closure of internal inguinal orifice by percutaneous needle.<br /> Results: 99 infants were enrolled: 84.8% boys, 15.2% girls, with a median age of 56 days (range 20 days to<br /> 120 days). Mean bodyweight was 4.2 kg (2.3-5.0 kg). 37.4% of patients were born preterm (< 36 weeks). Inguinal<br /> hernia was in the right side in 19.4%, in the left side 48.5% and bilateral 12.1%. Intraoperative, patent<br /> contralateral processes vaginalis (PCPV) was noted in 73.6% of 87 patients with unilateral inguinal hernia. There<br /> was no intraoperative complication, no conversion to open surgery. Median operative time was 18 minutes and 26<br /> minutes for unilateral and bilateral procedure, respectively. At follow up 3 - 24 months after discharge, there was<br /> no recurrence. 5.1% of patients had umbilical wound infection and 2% - stitch inflammatory reaction. The<br /> postoperative cosmesis was excellent as all the patients were virtually scarless.<br /> Conclusions: Tuless for repair of inguinal hernia in small infants with bodyweight ≤ 5 kg is feasible, safe<br /> with the ability of detection and management of PCPV and excellent postoperative cosmesis.<br /> <br /> * Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn.<br /> Tác giả liên lạc: TS. BS Trần Ngọc Sơn, ĐT 0904138502, Email: drtranson@yahoo.com.<br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Nhi 117<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018<br /> <br /> Keywords: Laparo-endoscopic single site surgery, inguinal hernia, small infants.<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br /> Thoát vị bẹn (TVB) là một trong những bệnh Thiết kế nghiên cứu<br /> lý ngoại khoa phổ biến nhất ở trẻ em(10). Tỷ lệ Nghiên cứu tiến cứu trên loạt bệnh nhi (BN)<br /> TVB ở trẻ em gặp ở 3% đến 5% trẻ sinh đủ tháng, bị TVB có cân nặng từ 5kg trở xuống, được mổ<br /> 9% - 11% trẻ sinh non tháng và 30% đến 60% trẻ<br /> theo phương pháp PTNSMVMQR kết hợp với<br /> sinh non tháng nhẹ cân(3). Thoát vị bẹn hay gặp<br /> kim xuyên từ ngoài da khâu đóng OPTM ngoài<br /> nhất ở trẻ dưới một tuổi và khoảng một phần ba<br /> phúc mạc tại bệnh viện Xanh Pôn từ 6/2016 đến<br /> số trường hợp được mổ trước 6 tháng(4), tỷ lệ các<br /> 3/ 2018.<br /> biến chứng của TVB cũng xảy ra nhiều nhất ở trẻ<br /> sơ sinh và trẻ nhỏ(17). Thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh và Kỹ thuật mổ<br /> trẻ nhỏ cần được phẫu thuật sửa chữa ngay khi Kỹ thuật mổ theo phương pháp<br /> chẩn đoán để tránh biến chứng nghẹt(17). Phẫu PTNSMDRQR của Trần Ngọc Sơn(16). Trẻ tư thế<br /> thuật mổ mở đường bẹn vẫn là phương pháp nằm ngửa, gây mê nội khí quản kết hợp gây tê<br /> kinh điển và phổ biến trong điều trị TVB ở trẻ cùng cụt. Phẫu thuật viên (PTV) đứng bên phải<br /> em. Tuy nhiên mổ mở điều trị TVB ở trẻ sơ sinh BN, phụ mổ giữ camera đứng bên trái PTV hoặc<br /> và trẻ nhỏ được coi là một phẫu thuật khó, kèm có thể đứng bên trái BN nếu là TVB phải. Màn<br /> theo nhiều nguy cơ tái phát, xuất hiện TVB bên<br /> hình đặt ở phía dưới bên trái BN. Rạch da dọc tại<br /> đối diện và teo tinh hoàn cao so vơi trẻ em nói<br /> rốn 10mm, tách da rốn ra khỏi tổ chức dưới da.<br /> chung(17,9). Sau mổ mở TVB một bên có một tỷ lệ<br /> Đặt 1 trocar 5,5 mm ở giữa rốn, bơm hơi áp lực ổ<br /> không nhỏ sẽ bị TVB bên đối diện và phải mổ<br /> bụng được duy trì 8 mmHg. Đặt tiếp 1 trocar 3<br /> lần 2 khâu đóng OPTM bên đối diện, tỷ lệ này ở<br /> trẻ sơ sinh là 25% - 50 %(13,7) và ở trẻ dưới 2 tháng mm trong đường rạch da rốn cách trocar 5<br /> là 13,6%(5). Trong những năm gần đây việc áp khoảng 5- 6 mm (hình 1A). Dùng kim chọc tủy<br /> dụng PTNS trong điều trị TVB ở sơ sinh và trẻ sống 17 G đưa qua cân cơ tới phúc mạc, dưới<br /> nhỏ đã trở lên phổ biến với kết quả tốt(5). quan sát nội soi kết hợp với pank 3mm trợ giúp<br /> Tại Việt Nam, PTNSMVMQR đã được ứng luồn kim đi ngoài phúc mạc tách phúc mạc ra<br /> dụng trong điều trị TVB ở trẻ em bởi Trần Ngọc khỏi bó mạch tinh và ống dẫn tinh rồi đưa 1 sợi<br /> Sơn từ 2016(16), tuy nhiên chưa có báo cáo nào chỉ 2/0 (không tiêu hoặc tiêu chậm: prolene hoặc<br /> đánh giá việc ứng dụng kỹ thuật này trong điều PDS) đi hết 1 vòng chu vi OPTM tại lỗ bẹn sâu,<br /> trị TVB ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh viện Đa sau đó buộc chỉ đóng kín OPTM (hình D). Nếu<br /> khoa Xanh Pôn đã ứng dụng PTNSMVMQR còn OPTM bên đối diện, ống bên đấy cũng được<br /> trong điều trị TVB ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ khâu kín lại tương tự.<br /> năm 2016. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu<br /> Các dữ liệu được tập hợp và phân tích bao<br /> này nhằm đánh giá kết quả của PTNSMVMQR<br /> gồm đặc điểm bệnh nhân (tuổi, giới), biều hiện<br /> điều trị TVB ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có cân nặng<br /> từ 5 kg trở xuống. lâm sàng, giải phẫu lỗ bẹn sâu 2 bên trong mổ,<br /> diễn biến trong và sau mổ, tai biến, biến chứng,<br /> Mục tiêu nghiên cứu<br /> thời gian nằm viện sau mổ, kết quả theo dõi sau<br /> Báo cáo kết quả phẫu thuật nội soi một vết<br /> mổ qua rốn (PTNSMVMQR) điều trị thoát vị bẹn ra viện. Các dữ liệu được thu thập tiến cứu theo<br /> (TVB) ở trẻ nhỏ có cân nặng ≤ 5 kg. mẫu bệnh án thống nhất.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 118 Chuyên Đề Ngoại Nhi<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Phẫu thuật mổ mở điều trị TVB ở trẻ sơ sinh<br /> và trẻ nhỏ được coi là một phẫu thuật khó, kèm<br /> theo nhiều nguy cơ tái phát, xuất hiện TVB bên<br /> đối diện và teo tinh hoàn cao so vơi trẻ em nói<br /> chung(17,9). Một tỷ lệ không nhỏ trẻ sau mổ mở<br /> TVB một bên sẽ bị TVB bên đối diện và phải mổ<br /> lần 2 khâu đóng OPTM bên đối diện, tỷ lệ này ở<br /> trẻ sơ sinh là 25% - 50%(13,7), và ở trẻ dưới 2 tháng<br /> Hình 1: (A) đặt 2 trocar qua 1 đường rạch da tại rốn. là 13,6%(5). PTNS điều trị TVB ở trẻ em giải quyết<br /> (B) quan sát sự tồn tại OPTM (C) một sợi chỉ 2/0 được vấn đề này. PTNS không những giúp phát<br /> được luồn 1 vòng quanh OPTM. (D) OPTM đóng hiện sự tồn tại của OPTM bên đối diện mà còn<br /> kín sau khi thắt chỉ. cho phép đóng lại OPTM này mà không cần<br /> KẾT QUẢ thêm bất kỳ đường rạch nào khác.<br /> Phẫu thuật nội soi dựa trên nguyên tắc giống<br /> Có 99 BN thuộc diện nghiên cứu, trong đó có<br /> với mổ mở truyền thống là thắt lại OPTM tạo vị<br /> 84,8% nam và 15,2% nữ. Tuổi trung vị 2 tháng<br /> trí lỗ bẹn sâu. Năm 1999 Montupet và Esposito<br /> (20 ngày đến 4 tháng). Cân nặng trung bình 4,2<br /> đã báo ứng dụng thành công bằng PTNS 3 trocar<br /> kg (từ 2,3 kg – 5 kg), có 37,4% BN có tiền sử đẻ<br /> khâu trong ổ bụng để điều trị TVB ở trẻ em(8).<br /> non (< 36 tuần). TVB bên phải 39,4%, bên trái<br /> Năm 2000 Takehara đã giới thiệu một kỹ thuật<br /> 48,5% và 2 bên 12,1% (bảng 1). Trong số 87 BN bị<br /> nội soi mới trong điều trị TVB ở trẻ em: PTNS<br /> TVB 1 bên, trong mổ phát hiện thấy còn OPTM<br /> đóng OPTM ngoài phúc mạc với kim chuyên<br /> bên đối diện ở 73,6%. Không có tai biến trong<br /> dụng(14). Với ứu điểm có khả năng phát hiện và<br /> mổ, không có BN nào phải chuyển mổ mở. Thời<br /> xử lý sự tồn tại OPTM bên đối diện, ít sang chấn,<br /> gian mổ trung vị là 18 phút cho OPTM 1 bên và<br /> kỹ thuật đơn giản, thời gian mổ ngắn, tính thẩm<br /> 26 phút cho OPTM 2 bên. Thời gian nằm viện<br /> mý cao nên kỹ thuật này đã nhanh chóng phát<br /> sau mổ trung vị là 1 ngày. Theo dõi sau mổ 3 - 24<br /> nhiển với nhiều các kỹ thuật cải tiến khác nhau<br /> tháng, không có BN bị TVB tái phát, có 5,1 % BN<br /> và được áp dụng ở nhiều trung tâm nhi khoa<br /> bị nhiễm trùng vết mổ rốn và 2% bị phản ứng<br /> trên thế giới(1).<br /> viêm chỉ dưới da tại chỗ khâu đóng OPTM.<br /> Không có BN nào bị teo tinh hoàn hay tràn dịch Tỷ lệ TVB 2 bên chủ yếu gặp ở trẻ sơ sinh và<br /> màng tinh hoàn (bảng 2). Kết quả thẩm mỹ là rất trẻ nhỏ, trong báo cáo của Ho IG trên 399 trẻ<br /> tốt, không BN nào còn thấy sẹo mổ. dưới 1 tuổi bị TVB, có tới 16,5% trẻ bị TVB cả 2<br /> bên. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ này là<br /> Bảng 1: Đặc điểm bệnh lý<br /> 12,1%. Tỉ lệ này giảm dần theo tuổi, ở trẻ lớn là<br /> Đặc điểm bệnh lý n %<br /> TVB bên phải 39 39,4% 5,4%(16).<br /> TVB bên trái 48 48,5% Tỉ lệ phát hiện sự tồn tại ống phúc tinh mạc<br /> TVB 2 bên 12 12,1% bên đối diện được báo cáo giảm dần theo tuổi,<br /> Bảng 2: Biến chứng sau mổ Rowe và cộng sự báo cáo có 64% trẻ dưới 2<br /> Biến chứng sau mổ n % tháng tuổi phát hiện thấy sự tồn tại OPTM bên<br /> Tái phát 0 0% đối diện trong mổ. Tỷ lệ này giảm dần, ở trẻ trên<br /> Nhiễm trùng vết mổ 5 5,1%<br /> một tuổi là từ 33% đến 50% và chỉ còn 15% ở trẻ<br /> Phản ứng viêm chỉ 2 2%<br /> Hydrocele 0 0% trên 5 tuổi(11,12). Tỷ lệ này trong loạt ca bệnh của<br /> Teo tinh hoàn 0 0% chúng tôi tỷ lệ này là 73,6%. Ho IG báo cáo trên<br /> <br /> <br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Nhi 119<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018<br /> <br /> 113 trẻ dưới 1 tuổi được mổ nội soi TVB thấy tỉ lệ hoàn cao hơn ở nhóm TVB nghẹt, có những báo<br /> tồn tại OPTM bên đối diện là 73,5%(5). cáo tỷ lệ này lên tới 10%(2), trong nghiên cứu của<br /> Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy thực chúng tôi có 2 trường hợp bị nghẹt nhưng không<br /> hiện TULESS ở trẻ nhỏ có nhứng khó khăn hơn có trường hợp nào bị teo tinh hoàn.<br /> so với các trẻ lớn hơn: (1) trẻ nhỏ phẫu trường Tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ tại rốn trong<br /> hẹp, thao tác thường khó khăn hơn. (2) phúc mạc nghiên cứa này của chúng tôi là 5,1%, tỉ lệ tương<br /> ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mỏng, dễ bị rách nên đối cao so với các tác giả khác là 1,5% của mổ nội<br /> thao tác cần hết sức nhẹ nhàng. soi(9). Lý giải về tỉ lệ nhiễm khuẩn rốn trong<br /> Thời gian phẫu thuật trung vị trong nghiên nghiên cứu của chúng tôi có thể là do vị trí vết<br /> cứu của chúng tôi là 18 phút cho đóng OPTM 1 rạch da tại chính giữa rốn, đây là vị trí khó có thể<br /> bên và 26 phút cho đóng OPTM 2 bên kết quả vệ sinh sạch, mặc dù trước khi rạch da, rốn đã<br /> này tương tự với các nghiên cứu gần đây cho được bộc lộ và vệ sinh sạch bằng povidone<br /> thấy thời gian mổ đóng OPTM 1 bên từ 15 - 25 iodine và thời gian đầu chúng tôi không dùng<br /> phút và 2 bên từ 20 - 30 phút(15). Trong một kháng sinh dự phòng. Từ khi chúng tôi quyết<br /> nghiên cứu phân tích gộp so sánh giữa mổ nội định sử dụng 1 liều kháng sinh dự phòng trước<br /> soi và mổ mở trên 53 nghiên cứu thấy rằng thời mổ 30 phút, không thấy có trường hợp nào bị<br /> gian mổ trung vị cho đóng OPTM 1 bên của nội nhiễm khuẩn vết mổ được ghi nhận.<br /> soi là 23,7 phút, còn mổ mở là 30,1 phút, không Tỉ lệ phản ứng viêm chỉ dưới da tại chỗ khâu<br /> có sự khác biệt đáng kể giữa 2 phương pháp chỉ trong nghiên cứu của chúng tôi là 2%. Phản<br /> (p=0,33). Tuy nhiên thời gian mổ đóng OPTM 2 ứng viêm chỉ được nghi nhận xuất hiện từ 1<br /> bên của kỹ thuật nội soi (30,9 phút) ngắn hơn tháng cho tối 18 tháng với những mức độ khác<br /> đáng kể so với mổ mở (46,1 phút) (P=0,01)(1). nhau. Tỉ lệ này được nghi nhận trung vị 0,33% (0<br /> Tỉ lệ tái phát sau mổ mở TVB ở trẻ sơ sinh và - 4,9%)(9,1). Đáng chú ý là phản ứng viêm chỉ xuất<br /> trẻ nhỏ được ghi nhận là cao hơn so với trẻ lớn. hiện ở các bệnh nhân được dùng chỉ không tiêu<br /> Tỉ lệ tái phát của mổ mở trên những trẻ dưới 5kg đa sợi, tuy sự khác biệt này chưa đạt ý nghĩa<br /> được báo cáo là 2,3%, ở trẻ sơ sinh từ 4 - 9%(9). thống kê.<br /> Tuy nhiên tỉ lệ này lại rất thấp trong mổ nội soi, KẾT LUẬN<br /> Kozlov Y báo cáo PTNS cho trẻ TVB trên trẻ<br /> Phẫu thuật nội soi một vết mổ qua rốn điều<br /> dưới 3 tháng tuổi cũng không có trường hợp nào<br /> trị TVB ở trẻ nhỏ có cân nặng từ 5kg trở xuống<br /> tái phát(6). Trong nghiên cứu này của chúng tôi<br /> có tính khả thi, an toàn, có khả năng kiểm tra xử<br /> cũng không ghi nhận trường hợp nào tái phát. Tỉ<br /> lý được OPTM bên đối diện, tỉ lệ tái phát thấp và<br /> lệ tái phát của PTNS ở trẻ em từ 0,2 – 5,5%(16,1).<br /> tính thẩm mỹ cao. Kỹ thuật này có thể là một lựa<br /> Trong nghiên cứu này không có trường hợn chọn mới trong điều trị TVB ở trẻ nhỏ.<br /> nào bị teo tinh hoàn. Phẫu thuật nội soi cho phép<br /> quan sát một cách rõ ràng bó mạch tinh và ống<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Chen Y, Wang F, Zhong H, Zhao J, Li Y, Shi Z (2017). A<br /> dẫn tinh, nên khả năng làm tổn thương những systematic review and meta-analysis concerning single-site<br /> thành phần này là rất thấp. Tuy nhiên trong mổ laparoscopic percutaneous extraperitoneal closure for pediatric<br /> mở, việc quan sát và phẫu tích tách OPTM ra inguinal hernia and hydrocele. Surg Endosc, 31(12): pp.4888-<br /> 4901.<br /> khỏi bó mạch tinh và ống dẫn tinh khó hơn, 2. Fung A, Barsoum G, Bentley TM, Wild K, Klidjian AM (1992).<br /> nguy cơ tổn thương các thành phần này cao hơn Inguinal herniotomy in young infants. Br J Surg, 79: pp.1071–<br /> 1072.<br /> trong nội soi, đặt biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.<br /> 3. Gauderer MWL and Cina RA (2014) Hernias of the inguinal<br /> Tỉ lệ biến chứng teo tinh hoàn sau mổ mở TVB ở region. Operative Pediatric Surgery, pp. 489- 509.<br /> trẻ nhỏ được báo cáo là 0,6 - 2,7%(9). Tỉ lệ teo tinh<br /> <br /> <br /> <br /> 120 Chuyên Đề Ngoại Nhi<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> 4. Har RG, Garcia A, Sia C (1975). Inguinal hernia: a common unilateral inguinal hernia: an improved technique with<br /> problem of premature infatns weighing 1,000 gams or less at transhernia multiple-channel scope. J Pediatr Surg. 46(5):<br /> birth. Pediatrics, 56: pp.112 – 114. pp.1011–1014.<br /> 5. Ho IG, Ihn K, Koo EJ, Chang EY, Oh JT (2018).Laparoscopic 13. Snyder WH (1969) Pediatric Surgery. Vol 1. Chicago, IL: Year<br /> repair of inguinal hernia in infants: Comparison with open Book Medical Publishers; Volume 103, Issue 7, Pages 1034–1057.<br /> hernia repair. J Pediatr Surg, S0022-3468(18)30053-8. 14. Takehara H, Ishibashi H, Sato HL (2000). Aparoscopic surgery<br /> 6. Kozlov Y, Novozhilov V (2015). Technology of Single-Incision for inguinal lesions of pediatric patients. Proceedings of 7th World<br /> Laparoscopic Surgery in Treatment of Inguinal Hernia in Small Congress of Endoscopic Surgery, Singapore; pp. 537- 41.<br /> Babies. Journal of laparoendoscopic & advanced surgical techniques, 15. Takehara H, Yakabe S, Kameoka K (2006). Laparoscopic per-<br /> 25: pp.526 – 530. cutaneous extraperitoneal closure for inguinal hernia in children:<br /> 7. McGregor DB, Halverson K, McVay CB (1980). The unilateral clinical outcome of 972 repairs done in 3 pediatric surgical<br /> pediatric inguinal hernia: Should the contralateral side by institutions. J Pediatr Surg, 41: pp.1999–2003.<br /> explored? J Pediatr Surg. 15(3): pp.313–317. 16. Trần Ngọc Sơn, Hoàng Văn Bảo, Trần Văn Quyết, Nguyễn Thị<br /> 8. Montupet P, Esposito C (1999). Laparoscopic treatment of Hồng Vân (2017). Phẫu thuật nội soi một vết mổ qua rốn điều trị<br /> congenital inguinal hernia in children. J Pediatr Surg, 34: pp.420- thoát vị bẹn ở trẻ em. Tạp chí y học Việt Nam, Tập 460, tr. 196 –<br /> 423. 199.<br /> 9. Nagraj S, Sinha S, Grant H, Lakhoo K, Hitchcock K, Johnson P 17. Wang KS (2012). Assessment and management of inguinal<br /> (2006). The incidence of complications following primary hernia in infants. Pediatrics. 130(4):pp.768-73.<br /> inguinal herniotomy in babies weighing 5 kg or less. Pediatr Surg<br /> Int, 22: 500–502.<br /> 10. Potts WJ, Riker WL, Lewis JE (1950). The treatment of inguinal Ngày nhận bài báo: 20/06/2017<br /> hernia in infants and children. Ann Surg,132: pp.566–576. Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/06/2018<br /> 11. Rowe MI, Copelson LW, Clatworthy HW (1969). The patent<br /> processus vaginalis and the inguinal hernia. J Pediatr Ngày bài báo được đăng: 15/08/2018<br /> Surg;4(1):pp.102–107.<br /> 12. Saad S, Mansson J, Saad A, Goldfarb MA (2011). Tenyear review<br /> of groin laparoscopy in 1001 pediatric patients with clinical<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Nhi 121<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2