intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kết quả xét nghiệm giun sán tại cộng đồng dân cư khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia bằng kỹ thuật elisa

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

63
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài thực hiện nhằm tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và giám sát một số bệnh bị lãng quên tại cộng đồng ở một số tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia, và nhằm xác định tỷ lệ nhiễm các loại giun, sán (giun lươn, chó mèo, sán gạo và sán lá dây) ở một số cộng đồng điểm nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kết quả xét nghiệm giun sán tại cộng đồng dân cư khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia bằng kỹ thuật elisa

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br />  <br /> <br /> KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM GIUN SÁN TẠI CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ  <br /> KHU VỰC BIÊN GIỚI VIỆT NAM – CAMPUCHIA BẰNG KỸ THUẬT ELISA <br /> Lê Thành Đồng*, Trịnh Ngọc Hải*, Hoàng Thị Mai Anh*, Phạm Nguyễn Thúy Vy* <br /> <br /> TÓM TẮT <br /> Đặt vấn đề: Nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm, chính vì vậy bệnh giun sán rất phổ <br /> biến. Biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, phong phú. Xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán bằng kỹ thuật ELISAđể <br /> gián  tiếp  chẩn  đoán  bệnh  nhiễm  giun  sán  đang  được  quan  tâm.Đề  tài  thực  hiện  nhằm  tăng  cường  công  tác <br /> nghiên cứu khoa học và giám sát một số bệnh bị lãng quên tại cộng đồng ở một số tỉnh Biên giới Việt Nam – <br /> Campuchia. <br /> Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ nhiễm các loại giun, sán (giun lươn, chó mèo, sán gạo và sán lá dây) ở <br /> một số cộng đồng điểm nghiên cứu. <br /> Phương  pháp  nghiên  cứu: Sử dụng  kỹ  thuật  ELISA  xét  nghiệm  tìm  kháng thể  giun  lươn, sán  gạo,  ấu <br /> trùng giun đũa chó, mèo, ấu trùng sán dây trong các mẫu huyết thanh tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Bình <br /> Phước, Kiên Giang, Long An và Tây Ninh, trong thời gian từ tháng 4 năm 2012 đến tháng 9 năm 2013. <br /> Kết quả: Tổng số mẫu thu thập là 2151. Tỷ lệ mẫu dương tính là 64%. Số lam thu thập là 1.283, trong số <br /> đó số mẫu có bạch cầu ái toan trên 5% là 734 mẫu (chiếm 57,2%    <br /> Kết luận: Tỷ lệ nhiễm giun sán (lươn, đũa chó mèo, sán gạo, sán dây) chiếm 64%. Tỷ lệ nhiễm giun đũa chó <br /> mèo là cao nhất chiếm trên 51%. Tỷ lệ nhiễm phối hợp 2 loại là 24%, 3 loại là 9,2% và 4 loại giun sán là 3,5%. <br /> Từ khóa: Giun sán, ELISA <br /> <br /> ABSTRACT <br /> HELMINTHTEST RESULTS IN THE COMMUNITY IN BORDER AREAS  <br /> OF VIETNAM – CAMBODIA BY ELISA METHODOLOGY <br /> Le Thanh Dong, Trinh Ngoc Hai, Hoang Thi Mai Anh, Pham Nguyen Thuy Vy  <br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 321 – 325 <br /> Background: Our country under the tropical monsoon climate hot and humid, so very popular cysticercosis. <br /> The clinical manifestations are varied and plentiful. Serology tests using indirect ELISA for diagnosis of helminth <br /> infections  are  interested.Threadundertaken  tostrengthenscientific  researchandmonitoringneglecteddiseasesin  the <br /> communityin <br /> someFrontier <br /> ProvinceVietnamCambodia. <br /> Objectives: Determine the prevalence of type worms ( worm eels, dogs and cats, tapeworm and fluke wire rice ) <br /> in a number of research communities. <br /> Method:Using ELISA method for determinationantibody of strongyloidiasis, rice fluke, roundworm larvae <br /> dogs, cats, tapeworm larvae in serum samples at An Giang, Dong Thap, Binh Phuoc, Kien Giang, Long An and <br /> Tay Ninh, from April 2012 to September 2013 . <br /> Results: The total sample was collected in 2,151 . The percentage of positive samples was 64 %. 1,283 slide <br /> samples is collected, samples of which have eosinophils than 5% of the 734 samples (representing57.2%). <br /> Conclusion: The prevalence of helminths (threadworm, toxocara canis, toxocara cati, tapeworms) accounted <br /> for 64 %. The rate of dog and cat roundworm infection is the highest, occupying over 51 %. The prevalence of <br /> * ViệnSốt rét ‐ Ký sinh trùng – côn trùng TP.HồChí Minh <br /> Tác giả liên lạc: PGS. TS. LêThànhĐồng <br /> ĐT: 0839239946 <br /> <br /> Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br /> <br /> Email: lethanhdong@gmail.com <br /> <br /> 321<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br /> <br />  <br /> type 2 coordination is 24 %, of type 3is 9.2 % and of type 4is 3.5 %. <br /> Keywords: Helminths, ELISA <br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ  <br /> Hiện  nay,  các  bệnh  nhiệt  đới  bị  lãng  quên <br /> (Neglected  Tropical  Diseases‐NTDs)  đang  được <br /> Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế Việt Nam quan <br /> tâm. Những bệnh này xuất hiện ngày càng nhiều <br /> tại một số vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Một <br /> trong số các căn bệnh bị lãng quên đó là nhóm <br /> bệnh ký sinh trùng đường ruột, chúng góp phần <br /> không  nhỏ  làm  ảnh  hưởng,  gây  thiệt  hại  nền <br /> kinh  tế  và  sức  khỏe  của  cộng  đồng.  Nước  ta <br /> thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và <br /> ẩm,  chính  vì  vậy  bệnh  giun  sán  rất  phổ  biến. <br /> Biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, phong phú. Tùy <br /> vị  trí  ký  sinh  mà  chúng  gây  triệu  chứng  lâm <br /> sàng  tương  ứng,  rất  dễ  nhầm  lẫn  với  những <br /> bệnh lý nội, ngoại khoa khác ở đường tiêu hóa. <br /> Như bệnh nhân nhiễm giun lươn thường bị chẩn <br /> đoán nhầm với các bệnh lý khác của dạ dày – tá <br /> tràng, rối loạn tiêu hóa. <br /> Ngày  nay,  trào  lưu  phát  triển  khoa  học <br /> không  ngừng,  việc  xét  nghiệm  cận  lâm  sàng  là <br /> rất cần thiết. Đưa các tiêu chuẩn chẩn đoán theo <br /> một  khung  chẩn  đoán  cụ  thể  từng  bệnh  (bao <br /> gồm  tiêu  chuẩn  lâm  sàng,  cận  lâm  sàng;  tiêu <br /> chuẩn chính và phụ) để giúp các thầy thuốc lâm <br /> sàng dựa vào đó đưa ra quyết định điều trị cho <br /> bệnh nhân chính xác hơn.  <br /> Làm  thế  nào  để  chẩn  đoán  và  phát  hiện <br /> một  cách  chính  xác  ca  bệnh  vẫn  còn  nhiều <br /> phức  tạp  và  khó  khăn  vì  các  triệu  chứng  lâm <br /> sàng  khá  giống  với  một  số  bệnh  lý  nội  khoa, <br /> truyền nhiễm và bệnh về da khác. Xét nghiệm <br /> theo  tiêu  chuẩn  vàng  cho  từng  bệnh  không <br /> phải  lúc  nào  chúng  ta  cũng  có  thể  thực  hiện <br /> được  hoặc  thực  hiện  nhưng  không  chỉ  ra  kết <br /> quả  dương  tính,  nên  một  số  bệnh  ký  sinh <br /> trùng  phải  nhờ  đến  xét  nghiệm  huyết  thanh <br /> chẩn đoán như ELISA, IFA,..để gián tiếp chẩn <br /> đoán. Tuy nhiên, vấn đề độ nhạy, độ đặc hiệu, <br /> giá  trị  dự  đoán  âm  tính,  dương  tính  và  tính <br /> chính  xác  của  từng  xét  nghiệm  vẫn  còn  hạn <br /> <br /> 322<br /> <br /> chế và chưa có biện pháp khắc phục. Điều này <br /> đã dẫn đến chẩn đoán không đúng hậu quả là <br /> dùng thuốc không cần thiết, tăng độc tính cho <br /> cơ thể. <br /> Bệnh  viện  Y  học  Nhiệt  đới  Thành  phố  Hồ <br /> Chí  Minh  đã  nghiên  cứu  vai  trò  của  kỹ  thuật <br /> ELISA  trong  chẩn  đoán  phân  biệt  bệnh  nhiễm <br /> giun  lươn.  Vấn  đề  chẩn  đoán  bệnh  giun  lươn <br /> gây  viêm  dạ  dày  –  tá  tràng  cho  thấy  kỹ  thuật <br /> ELISA là phương pháp phát hiện bệnh với tỷ lệ <br /> cao nhất và nhanh. Các phương pháp khác như <br /> nội  soi,  sinh  thiết,  soi  phân  tìm  ấu  trùng  giun <br /> lươn nên bổ sung thêm nếu có điều kiện(2). <br /> Từ  năm  1998,  kỹ  thuật  ELISA  đã  được  sử <br /> dụng phổ biến tại nhiều bệnh viện ở Thành phố <br /> Hồ Chí Minh, ghi nhận một số kết quả: Kỹ thuật <br /> ELISA  với  kháng  nguyên  được  điều  chế  sẵn  từ <br /> ấu  trùng  giun  lươn  cho  kết  quả  khá  tốt.  Mẫu <br /> dương tính đạt ở độ pha loãng 1/800 trở lên, độ <br /> nhạy của kỹ thuật ELISA trong chẩn đoán bệnh <br /> giun lươn là 93%, độ đặc hiệu là 95%, giá trị tiên <br /> đoán là 93% (2). <br /> Các số liệu cho thấy các bệnh do giun, sán là <br /> một  vấn  đề  y  tế  cần  phải  giải  quyết  nếu  muốn <br /> cải  thiện  sức  khoẻ  của  người  dân  nói  chung, <br /> cũng như sự phát triển thể lực và trí lực của trẻ <br /> em  trong  lứa  tuổi  học  đường  nói  riêng.  Tuy <br /> nhiên,  cần  phải  xác  định  tỷ  lệ  nhiễm  giun,  sán <br /> một cách cụ thể cho từng đối tượng, từng vùng <br /> địa lý khác nhau, vì tùy theo tỷ lệ và cường độ <br /> nhiễm bệnh, ý thức vệ sinh của đối tượng, mức <br /> độ ô nhiễm trứng giun, sán ở ngoại cảnh (nước, <br /> đất, thực phẩm…) mà các biện pháp can thiệp có <br /> thể khác nhau về mức độ và quy mô. <br /> Vùng  biên  giới  Tây  Nam  giữa  Việt  Nam  ‐ <br /> Campuchia  có  6  tỉnh  của  Việt  Nam  là  Bình <br /> Phước,  Tây  Ninh,  Long  An,  Đồng  Tháp,  An <br /> Giang  và  Kiên  Giang  tiếp  giáp  với  8  tỉnh  của <br /> Campuchia  là  Mondolkiri,  Kratie,  Kampong <br /> Cham, Svay Rieng, Prey Veng, Kandal, Takeo và <br /> Kampot. Một báo cáo của UNICEF, dựa trên các <br /> <br /> Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br />  <br /> số liệu điều tra trước đó, đã ước tính tỷ lệ nhiễm <br /> giun  đũa  và  giun  tóc  trong  cộng  đồng  dân  cư <br /> của  Campuchia  vào  năm  2002  tại  các  tỉnh  biên <br /> giới Campuchia ‐ Việt Nam là cao (3). Vấn đề cần <br /> nắm bắt thực trạng nhiễm giun sán tại biên giới <br /> các  nước  với  Việt  Nam  là  rất  thiết  thực  và  cần <br /> được quan tâm hơn. <br /> Nhằm  tăng  cường  công  tác  nghiên  cứu <br /> khoa học và giám sát một số bệnh bị lãng quên <br /> tại cộng đồng ở một số tỉnh Biên giới Việt Nam <br /> ‐ Campuchia, chúng tôi tiến hành thực hiện đề <br /> tài với: <br /> <br /> + Lấy máu tĩnh mạch bằng kim và ống chích <br /> vô trùng (2 ml). <br /> +  Rút  kim  và  bơm  nhẹ  máu  vào  ống  đựng <br /> tuýp có chứa heparin. <br /> + Để yên và bảo quản mẫu máu trong thùng <br /> xốp có chứa đá khô, chuyển ngay từ thực địa về <br /> Viện Sốt rét ‐ KST ‐ CT TP. Hồ Chí Minh. <br /> ‐ Các bước thực hiện: <br /> + Pha nước rửa P2 (1/20 lần trong nước cất). <br /> +  Chuẩn  bị  giá  để  kháng  nguyên.  Rửa  lại <br /> bằng dung dịch rửa P2. <br /> <br /> Mục tiêu nghiên cứu <br /> <br /> + Pha P3 theo tỷ lệ 1/10 nước cất. Cho 90 μl <br /> dung dịch P3 vào các giếng. <br /> <br /> Xác định tỷ lệ nhiễm các loại giun, sán (giun <br /> lươn,  chó  mèo,  sán  gạo  và  sán  lá  dây)  bằng  kỹ <br /> thuật ELISA ở một số cộng đồng dân cư nghiên <br /> cứu. <br /> <br /> + Pha loãng huyết thanh trong nước cất. Tỷ <br /> lệ  pha  là  1/40.  Hút  10  μl  vào  các  giếng  rồi  trộn <br /> đều. <br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br /> Đối tượng nghiên cứu <br /> Các mẫu huyết thanh thu thập được tại cộng <br /> đồng dân cư điểm nghiên cứu. <br /> <br /> Địa điểm nghiên cứu <br /> Tại  các  tỉnh  An  Giang,  Đồng  Tháp,  Bình <br /> Phước, Kiên Giang, Long An và Tây Ninh. Phân <br /> tích  mẫu  bằng  kỹ  thuật  elisa  tại  Viện  Sốt  rét  – <br /> KST – CT Tp. Hồ Chí Minh. <br /> <br /> Thời gian nghiên cứu <br /> Tháng 4 năm 2012 đến tháng 9 năm 2013. <br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu  <br /> Chọn mẫu <br /> Thu  thập  mẫu  ngẫu  nhiên  tại  các  điểm <br /> nghiên cứu. <br /> <br /> Kỹ  thuật  ELISA  xét  nghiệm  tìm  kháng  thể <br /> giun  lươn,  sán  gạo,  ấu  trùng  giun  đũa  chó, <br /> mèo, ấu trùng sán dây <br /> Kít do Công ty TNHH Thương mại hóa chất <br /> Việt  Sinh  sản  xuất,  địa  chỉ:  71  Ỷ  Lan,  phường <br /> Hiệp  Tân,  quận  Tân  Bình  Tp.  Hồ  Chí  Minh. <br /> Ngày sản xuất: 9 ‐2012, hạn sử dụng: 9 ‐ 2013. <br /> ‐ Kỹ thuật lấy mẫu: <br /> <br /> Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br /> <br /> + Ủ 450C/ 30’‐1h hoặc 370C/1h‐1h30’.Rửa lại 5 <br /> lầnbằng P2, đậpchokhô. <br /> + Pha P4/P3 (tỷlệ 1/200), hút 100 μl P4 đã pha <br /> với P3 cho vào mỗi giếng. Ủ 450C /30’. <br /> + Pha dung dịch P5a +P5b theo tỷ lệ 1:1. Hút <br /> vào mỗi giếng 100 μl dung dịch P5a+P5b.  <br /> + Đọc kết quả sau 20 phút. <br /> ‐ Cách đọc kết quả: <br /> +  Chứng  âm  không  màu  hay  màu  rất  nhạt. <br /> Chứng dương màu xanh nước biển. <br /> +  Bệnh  phẩm:  so  sánh  với  màu  của  chứng <br /> âm và chứng dương. <br /> Các mẫu dương tính phải đạt độ pha loãng <br /> huyết thanh từ 1/800 trở lên, nếu nhỏ hơn hoặc <br /> bằng 1/400 được coi là âm tính. <br /> Xử  lý  kết  quả:  Xử  lý  theo  phần  mềm  được <br /> cài  sẵn  của  máy  ELISA.  Độ  tin  cậy  95%  và  độ <br /> lệch chuẩn 2SD  0,05.  <br /> <br /> KẾT QUẢ  <br /> Bảng 1: Tỷ lệ dương tính chung cho cả 4 loại giun <br /> sán (giun lươn, chó mèo, sán gạo và sán lá dây) <br /> TT<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> <br /> Tên tỉnh<br /> An Giang<br /> BìnhPhước<br /> ĐồngTháp<br /> KiênGiang<br /> <br /> Tổng mẫu Dương tính<br /> 94<br /> 72 (77%)<br /> 672<br /> 378 (56%)<br /> 271<br /> 184 (67%)<br /> 612<br /> 417 (68)<br /> <br /> Âm tính<br /> 28 (23%)<br /> 294 (44%)<br /> 87 (23%)<br /> 195 (22%)<br /> <br /> 323<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br /> <br />  <br /> TT<br /> 5<br /> 6<br /> <br /> Tên tỉnh<br /> Long An<br /> TâyNinh<br /> Tổngsố<br /> <br /> Tổng mẫu Dương tính Âm tính<br /> 94<br /> 87 (92%)<br /> 7 (8%)<br /> 408<br /> 239 (59%) 169 (41%)<br /> 2151<br /> 1374 (64%) 777 (36%)<br /> <br /> Tổng số mẫu thu thập là 2.151. <br /> Tỷ lệ mẫu dương tính chung cho 4 loại giun <br /> là 64%. <br /> Bảng 2: Tỷ lệ nhiễm từng loại giun sán tại các tỉnh <br /> TT<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> 6<br /> <br /> Giun đũa Giun<br /> Sán Gạo Sán dây<br /> Chó mèo Lươn<br /> An Giang<br /> 64<br /> 22<br /> 14<br /> 25<br /> BìnhPhước<br /> 290<br /> 106<br /> 78<br /> 78<br /> ĐồngTháp<br /> 158<br /> 29<br /> 30<br /> 62<br /> KiênGiang<br /> 328<br /> 93<br /> 47<br /> 122<br /> Long An<br /> 74<br /> 35<br /> 27<br /> 37<br /> TâyNinh<br /> 186<br /> 88<br /> 39<br /> 55<br /> 1.100<br /> 373<br /> 379<br /> Tổngsố<br /> 235 (12%)<br /> (51%) (18.4%)<br /> (18.6%)<br /> Tên tỉnh<br /> <br /> Số  người  nhiễm giun  đũa  chó mèo  cao hơn <br /> hẳn  so  với  các  loại  giun  sán  khác:  trên  51%.  <br /> Nhiễm thấp nhất là sán gạo: 11%. <br /> Bảng 3: Tỷ lệ nhiễm phối hợp các loại giun sán <br /> TT<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> 6<br /> <br /> Tên tỉnh<br /> An Giang<br /> BìnhPhước<br /> ĐồngTháp<br /> KiênGiang<br /> Long An<br /> TâyNinh<br /> Tổngsố<br /> <br /> 2 loại<br /> 3 loại<br /> 4 loại<br /> 12<br /> 13<br /> 5<br /> 87<br /> 30<br /> 11<br /> 39<br /> 12<br /> 12<br /> 113<br /> 34<br /> 0<br /> 9<br /> 18<br /> 14<br /> 73<br /> 19<br /> 6<br /> 333 (24%) 126 (9.2%) 48 (3.5%)<br /> <br /> Số  mẫu  nhiễm  phối  hợp  2  loại  giun  sán <br /> chiếm tỷ lệ cao nhất 24%, nhiễm phối hợp 4 loại <br /> là thấp nhất 3,5%. <br /> Bảng 4: Tỷ lệ bạchcầu ái toan >5% tính theo số mẫu <br /> TT<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> 6<br /> <br /> Tên tỉnh<br /> Tổng số lam Số lam >5% Tỷ lệ %<br /> An Giang<br /> 72<br /> 32<br /> 44.4%<br /> BìnhPhước<br /> 350<br /> 245<br /> 70%<br /> ĐồngTháp<br /> 178<br /> 88<br /> 49.4%<br /> KiênGiang<br /> 383<br /> 215<br /> 56.1%<br /> Long An<br /> 83<br /> 44<br /> 53.0%<br /> TâyNinh<br /> 217<br /> 110<br /> 50.7%<br /> Tổngsố<br /> 1.283<br /> 734<br /> 57.2%<br /> <br /> Nhận xét: Số lam thu thập là 1.283, trong số <br /> đó  số  mẫu  có  bạch  cầu  ái  toan  trên  5%  là  734 <br /> mẫu (chiếm 57,2%). <br /> <br /> 324<br /> <br /> BÀN LUẬN <br /> Bệnh  do  nhiễm  ký  sinh  trùng  chủ  yếu  qua <br /> đường ăn uống hoặc tiếp xúc qua da. Ở đường <br /> ăn  uống,  việc  lây  nhiễm  gặp  phải  chủ  yếu  khi <br /> con  người  sử  dụng  các  loại  thực  phẩm  sống, <br /> chưa  qua  chế  biến  hoặc  chế  biến  chưa  kỹ,  nấu <br /> chưa  chín.  Ở  đường  tiếp  xúc  qua  da,  ký  sinh <br /> trùng  có  thể  lây  nhiễm  khi  con  người  tiếp  xúc <br /> với những bề mặt có chứa giun, sán… trong quá <br /> trình lao động, sinh hoạt; ký sinh trùng sẽ đi vào <br /> mạch máu rồi tấn công các cơ quan nội tạng. <br /> Tác  hại  của  bệnh  do  nhiễm  ký  sinh  trùng <br /> phụ thuộc nhiều vào cơ quan mà ký sinh trùng <br /> xâm  nhập,  có  thể  chia  ra  làm  3  mức  độ  khác <br /> nhau. Nặng nhất là ký sinh trùng xâm nhập vào <br /> hệ  thần  kinh  trung  ương  như  não,  màng  não, <br /> gây tác động trực tiếp, có tỉ lệ tử vong cao. Mức <br /> độ thứ 2 là ký sinh trùng xâm nhập cơ quan nội <br /> tạng, hay gặp nhất là gan, gây ra áp xe, kế đến là <br /> phổi,  gây  áp  xe  phổi,  tổn  thương  màng  phổi… <br /> Dạng bệnh này ít nguy cấp, nhưng có thể sẽ diễn <br /> biến nặng. Mức độ thứ 3 là ký sinh trùng gây tổn <br /> thương  ở  ngoài  da,  trường  hợp  này  ít  khi  gây <br /> bệnh quá nặng, nhưng thường kéo dài, gây khó <br /> chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng <br /> ngày của người bệnh. <br /> Kết  quả  nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  tỷ  lệ <br /> nhiễm  giun  đũa  chó  mèo  là  51%.  Tỷ  lệ  nhiễm <br /> cùng  nhiều  loại  giun  trong  nghiên  cứu  của  là: <br /> nhiễm phối hợp 2 loại 24%; 3 loại 9,2% và 4 loại <br /> 3,5%, tỷ lệ tương đối cao và phù hợp với một số <br /> nghiên cứu của các tác giả khác (1) <br /> Đa  phần  tỷ  lệ  bạch  cầu  ái  toan  tăng  khi  xét <br /> nghiệm  ELISA  dương  tính,  trong  trường  hợp <br /> này thì các bác sỹ kết hợp với một số triệu chứng <br /> lâm sàng khác sẵn sàng kê đơn thuốc cho bệnh <br /> nhân  nhiễm  giun  đũa  chó  mèo.  Trong  nghiên <br /> cứu  của  chúng  tôi,  tỷ  lệ  bạch  cầu  ái  toan  >  5% <br /> song  hành  với  tỷ  lệ  dương  tính  bằng  kỹ  thuật <br /> ELISA là 5,.2%. <br /> <br /> Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br />  <br /> đồng xã  Thạnh  Tân,  thị xã  Tây  Ninh.  Kỷ  yếu  công  trình  nghiên <br /> cứu khoa học Viện Sốt rét ‐ KST ‐ CT TP. HồChí Minh. Tr. 67‐78. <br /> <br /> KẾT LUẬN <br /> Tỷ  lệ  nhiễm  giun  sán  (lươn,  đũa  chó  mèo, <br /> sán  gạo,  sán  dây)  bằng  kỹ  thuật  ELISA  tại  dân <br /> cư cộng đồng nghiên cứu chiếm 64%. <br /> Tỷ  lệ  nhiễm  giun  đũa  chó  mèo  là  cao  nhất <br /> chiếm trên 51%. <br /> <br /> 2.<br /> <br /> Trần Phủ Mạnh Siêu (2000), Ứng dụng phương pháp huyết thanh <br /> miễn  dịch  men  trong  chẩn  đoán  bệnh  nhiễm  giun  lươn. <br /> LuậnvănThạcsỹ y học. ĐH Y dược Tp. HồChí Minh. Tr. 23‐45. <br /> <br /> 3.<br /> <br /> World Health Organization (2008), Review on the Epidemiological <br /> Profile  of  Helminthiases  and  their  Control  in  the  Western  Pacific <br /> Region, 1997‐2008. MVP/WPRO. Pp. 45‐67. <br /> <br /> Tỷ lệ nhiễm phối hợp 2 loại là 24%, 3 loại là <br /> 9,2% và 4 loại giun sán là 3,5%. <br /> <br />  <br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO <br /> <br /> Ngày phản biện nhận xét bài báo:  <br /> <br /> 19/6/2014 <br /> <br /> Ngày bài báo được đăng:  <br /> <br /> 14/11/2014 <br /> <br /> 1.<br /> <br /> NguyễnThị Khả Ái, Nguyễn Thị Thanh Hà và cs (2009). Khảo sát <br /> tình hình nhiễm ấu trùng giun đũa chó và các yếu tố liên quan ở cộng <br />  <br /> <br /> Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br /> <br /> Ngày nhận bài báo:  <br /> <br />  <br /> <br />  <br />  <br /> <br /> 17/5/2014 <br /> <br /> 325<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2