intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ketone huyết trên bò sữa và thử nghiệm phòng trị bằng Propylene Glycol

Chia sẻ: Sở Trí Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

26
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu cho thấy các yếu tố như lứa đẻ, điểm thể trạng, thời gian cạn sữa đều liên quan đến bệnh ketone. Trong thử nghiệm về phòng bệnh ketone với PG, việc sử dụng PG liên tiếp 3 ngày sau khi sinh có hiệu quả phòng bệnh cao (P

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ketone huyết trên bò sữa và thử nghiệm phòng trị bằng Propylene Glycol

  1. KETONE HUYẾT TRÊN BÒ SỮA VÀ THỬ NGHIỆM PHÒNG TRỊ BẰNG PROPYLENE GLYCOL Diệp Tấn Toàn*, Nguyễn Văn Phát Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh * Email: dieptantoan@gmail.com; nv.phat@hutech.edu.vn TÓM TẮT Một nghiên cứu được tiến hành trên 81 bò sữa HF từ 11/2015 đến 04/2016 tại Trại trình diễn và thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao Israel (DDEF) nhằm đánh giá ảnh hưởng của bệnh ketone huyết đến sức khỏe bò sữa và xây dựng phác đồ có sử dụng propylene glycol (PG) để phòng trị bệnh ketone. Thử nghiệm phòng trị với PG được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố thí nghiệm. Các giá trị trung bình được so sánh bằng trắc nghiệm Tukey với sự khác biệt giữa các lô thí nghiệm khi P
  2. Đề tài nghiên cứu này được tiến hành nhằm: (i) đánh giá tình hình bệnh ketone trên đàn bò sữa và các yếu tố liên quan đến tỉ lệ bệnh ketone tại trại; (ii) thử nghiệm liệu pháp phòng - điều trị bệnh ketone với propylene glycol. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 11/2015 đến tháng 04/2016, trên 81 bò HF đang khai thác sữa tại Trại trình diễn và thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao Israel thuộc Trung Tâm Quản lý và Kiểm định Giống Cây trồng – Vật nuôi (DDEF), Tp Hồ Chí Minh. 2.1. Nội dung và phƣơng pháp 2.1.1. Đo nồng độ ketone, glucose trong máu Bò được lấy máu vào buổi sáng (10-11 giờ) để kiểm tra nồng độ thể ketone trong máu. Máu được lấy ở động mạch đuôi và không sử dụng chất kháng đông. Nồng độ glucose và ketone trong các mẫu máu được đo trực tiếp bằng máy Precision Xtra (Abbott Laboratories, Abbott Park, IL), có độ nhạy và độ đặc hiệu 96-100% và 98-100% (Iwersen và ctv, 2009). Tình trạng ketone huyết cận lâm sàng được kết luận khi nồng độ thể ketone từ ≥1,4 đến ≤2,9 mmol/L. 2.1.2. Kiểm tra sự vận động và nhai lại Thiết bị theo dõi SCR của Mỹ được thiết kế có dây đeo (thu nhận tín hiệu) được gắn trên cổ bò. Tín hiệu thu nhận được truyền về hệ thống đọc và phân tích dữ liệu. Sự vận động và nhai lại được thiết bị ghi nhận theo dõi sau mỗi 2 giờ và số liệu được lưu lại cho đến khi tháo rời thiết bị. Thiết bị đã được ứng dụng thực tế để theo dõi hoạt động nhai lại và vận động của bò có hiệu quả (Schirmann, 2009). Đơn vị tính cho nhai lại là số lần/phút; đơn vị tính cho vận động là tỉ lệ phần trăm (%) thay đổi. Các số liệu được thể hiện ở dạng biểu đồ. 2.1.3. Xác định điểm thể trạng (BCS) Chấm điểm BCS cho bò sữa Holstein theo thang điểm từ 1 đến 5 với khoảng cách 0,25. Thời điểm chấm BCS: 14 ngày trước khi sinh, 10 ngày sau sinh và 30 ngày sau sinh (Domecq và ctv, 1997). 2.1.4. Năng suất sữa Năng suất sữa được hệ thống vắt sữa Afimilk đo hằng ngày. Số liệu được lưu giữ sau mỗi ca vắt sữa. 2.1.5. Các thông tin khác Các thông tin về bệnh, tiền sử bệnh, liệu trình điều trị được cập nhật hàng ngày qua phần mềm quản lý đàn Afifarm có thể lưu trữ số liệu suốt đời của từng cá thể bò. 2.1.6. Phòng bệnh ketone 81 bò đang khai thác sữa ở trại được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: 1. Thí nghiệm: có 39 bò sữa được phòng bệnh với PG liên tục trong 3 ngày sau khi sinh (cho uống PG, 500 ml); 2. Đối chứng: có 42 bò, không được uống PG và không có biện pháp phòng bệnh nào khác. 2.1.7. Điều trị bệnh ketone Ngày thứ 4 sau khi sinh, tất cả bò của 2 nhóm được kiểm tra nồng độ ketone máu. Những bò có nồng độ beta-hydroxybutyrate (BHBA) trong máu
  3. và quan sát dấu hiệu biểu hiện bệnh ketone đến ngày 60 sau khi sinh. Những bò có nồng độ BHBA ≥1,4 mmol/L được điều trị với một trong 3 phác đồ (PĐ): – PĐ1: Kết hợp truyền glucose 30% (1L/ngày); tiêm (I/M) Catosal, 1 ml/20kg thể trọng, tiêm cách ngày; tiêm (I/M) Dexamethasone, 15ml/con/ngày, tiêm cách ngày. Liệu trình này được thực hiện trong 3 ngày liên tục; – PĐ2: Chỉ sử dụng PG liên tục trong 3 ngày (500ml/con/ngày); – PĐ3: Kết hợp cả 2 liệu pháp PĐ1 và PĐ2 liên tục trong 3 ngày. Vào ngày thứ 4 sau điều trị, kiểm tra lại máu của tất cả những bò được điều trị để xác định nồng độ thể ketone nhằm đánh giá hiệu quả của liệu pháp. Nếu nồng độ ketone huyết 1,4 mmol/L: ghi nhận nồng độ K, G, sau đó tiếp tục điều trị theo quy trình của Trại. 2.2. Xử lý số liệu Số liệu thu thập sẽ được ghi lại ở dạng số liệu thô, sau đó xử lý sơ bộ bằng phần mềm Microsoft Excel 2010, và được xử lý thống kê bằng phần mềm Minitab (version 16.2) theo phép phân tích phương sai (ANOVA) cho bố trí thí nghiệm theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố thí nghiệm. Các giá trị trung bình được so sánh bằng trắc nghiệm Tukey, sự khác biệt giữa các lô thí nghiệm (nghiệm thức thí nghiệm) có ý nghĩa khi giá trị P0,05). Nồng độ ketone trung bình của bò bệnh thể lâm sàng là 4,58 mmol/L, cận lâm sàng là 2,20 mmol/L, của bò không bệnh (bình thường) là 0,77 mmol/L. Nồng độ ketone huyết trung bình của 3 nhóm khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (P
  4. 3.2. Ảnh hƣởng của ketone huyết đến một số chức năng của bò đƣợc theo dõi 3.2.1. Vận động và nhai lại Có sự giảm vận động đáng kể ở bò bị ketone huyết so với bò không bị ketone huyết. Bò bị ketone huyết có tỷ lệ giảm vận động là 100% trong khi bò không bị ketone huyết thì không giảm vận động (P0,05) (Bảng 2). Ngoài vận động, sự nhai lại cũng thể hiện tình trạng sức khỏe của bò. Nhóm bò bệnh ketone giảm nhai lại 100%, trong khi nhóm không bệnh ketone chỉ giảm 40,38%, sự khác biệt rất có ý nghĩa (P0.05). Bảng 2. Sự thay đổi vận động, nhai lại và năng suất sữa khi bò bị bệnh ketone Vận động Nhai lại Sản lƣợng sữa n SD CV TB SD CV TB SD CV Mức độ TB (%) P P P (bò) (%) (%) (%) (%) (%) (%) (%) (%) Lâm 14 -11,74 6,28 -53,50 -14,57 8,16 -55,97 -16,06 9,20 -57,29 sàng Cận lâm 15 -9,78 7,74 -79,12 0,464 -23,60 18,43 -78,09 0,104 -14,00 11,01 -78,70 0,598 sàng Tổng 29 -10,73 7,02 -65,43 -19,24 14,89 -77,40 -14,99 10,05 -67,05 3.2.2. Năng suất sữa Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ giảm sản lượng sữa trên nhóm bò bệnh ketone là 96,55%, trên nhóm bò không bệnh là 34,61% (P
  5. 3.2.4. Lứa đẻ Kết quả khảo sát cho thấy bò trên lứa 3 có tỉ lệ ketone huyết cao nhất (52,50%), thấp nhất là bò lứa 1 (16,66%). Sự khác biệt này chỉ có ý nghĩa giữa lứa 1 và 3 (P3,5 thì nguy cơ phát triển ketosis loại II cao gấp 2,5 lần (Gillund và ctv, 2001). Do đó việc thu thập số liệu đánh giá điểm thể trạng cũng được xem là một trong những yếu tố liên quan đến bệnh ketone. Sự chênh lệch BCS trước khi sinh (14 ngày) và sau khi sinh (30 ngày) liên quan đến nồng độ ketone trong máu. Kết quả khảo sát cho thấy sự khác biệt rất có ý nghĩa về BCS giữa các nhóm (Bảng 3). Bảng 3. Sự chênh lệch BCS liên quan đến nồng độ ketone huyết BCS n Ketone huyết (mmol/l) SD P CV (%) ≤ 0,25 41 0,87c 0,41 46,85 b 0,5 20 1,70 1,18 69,55 0,75 7 2,04b 1,14 55,95 0,000 ≥1 13 4,12a 2,05 49,63 Tổng 81 1,70 1,57 92,47 Các ký tự bên cạnh số liệu cùng cột khác nhau biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Bảng 4. Thời gian cạn sữa liên quan đến sự chênh lệch BCS Thời gian cạn sữa (ngày) n TB (BCS) SD CV (%) P 60 - dưới 90 30 0,31b 0,38 125,40 90 – 120 11 0,54ab 0,50 91,25 0,002 Trên 120 16 0,78a 0,42 54,65 Tổng 57 0,48 0,46 94,80 Đối với nhóm bò có chênh lệch BCS ≥1 tại trước và sau khi sinh có nồng độ ketone trung bình là 4,12 mmol/L, rất khác biệt so với cả 3 nhóm còn lại (P
  6. 3.2.6. Thời gian cạn sữa Thời gian cạn sữa cũng có liên quan đến sự chênh lệch BCS. Sự khác biệt BCS giữa thời gian cạn sữa từ 60 đến 90 ngày (0,31) và trên 120 ngày (0,78) là có ý nghĩa thống kê (P
  7. Bảng 6. Nồng độ ketone giữa nhóm có phòng và nhóm không phòng bằng PG Biện pháp n Ketone huyết (mmol/L) SD CV (%) P Phòng PG 39 0,91a 0,30 32,96 0,044 Không phòng PG 42 1,14b 0,61 53,89 Các ký tự bên cạnh số liệu cùng cột khác nhau biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Bảng 7. Nồng độ ketone huyết trung bình trước và sau khi điều trị Mức độ Phác đồ Nồng độ ketone (mmol/L) P bệnh điều trị Trƣớc điều Sau điều trị Hiệu quả điều trị (tăng / trị giảm) Cận lâm PĐ1 1,98 1,20 - 0,78 0,104 sàng PĐ2 2,32 1,10 -1,22 PĐ3 2,30 0,80 -1,50 Lâm sàng PĐ1 4,75 3,47 -1,28b 0,002 PĐ2 4,20 2,52 -1,68b PĐ3 4,82 1,00 -3,82a Các ký tự bên cạnh số liệu cùng cột khác nhau biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. 3.3.2. Điều trị chứng ketone huyết với PG PG giàu năng lượng (4,7 Mcal NE/l) có thể nhanh chóng cung cấp năng lượng cho bò sữa. PG hấp thu một cách dễ dàng nhanh chóng và được chuyển hóa trong dạ cỏ (Lien và ctv, 2010). PG vào dạ cỏ sẽ được chuyển đổi thành propionate (Nielsen và Ingvartsen, 2004) và hấp thụ trực tiếp đi vào chu trình TCA để tăng quá trình oxy hóa của acetyl Co-A và kích thích quá trình biến dưỡng glucose (Studer và cs, 1993). Propionate được chuyển đổi từ PG cũng có thể được sử dụng cho quá trình biến dưỡng glucose và giúp kích thích sự tiết insulin (Studer và cs, 1993). Sự gia tăng insulin đáng kể sau 15 phút tính từ khi cho uống PG và kéo dài liên tục sau 2 giờ hoặc hơn nữa (Studer và cs, 1993). Sự gia tăng insulin này giúp cơ thể giảm phân hủy chất béo và gan giảm sản xuất thể xetone (Nielsen và Ingvartsen, 2004). Việc bổ sung PG vào trong khẩu phần thức ăn sẽ làm cho insulin được sinh ra không tăng đột ngột vì số lượng ổn định của PG trong thức ăn được dạ cỏ hấp thu từ từ trong suốt cả ngày và cũng làm thay đổi môi trường trong dạ cỏ giúp cho việc sản xuất nhiều propionate (Nielsen và Ingvartsen, 2004). Kết quả điều trị bệnh ketone cận lâm sàng: Kết quả trình bày ở Bảng 7 cho thấy nồng độ ketone giảm thấp nhất ở bò được dùng PĐ1 (0,78 mmol/L), giảm cao nhất ở PĐ3 (1,50 mmol/L). Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Có thể ở mức độ cận lâm sàng nồng độ ketone chỉ dao động từ 0,77 đến ≤2,9 mmol/L nên phác đồ sử dụng chưa cho thấy được sự thay đổi rõ trong quá trình điều trị, cũng như khả năng đáp ứng hiệu quả của phác đồ sử dụng trên từng cá thể. Kết quả điều trị bệnh ketone lâm sàng: Kết quả cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về hiệu quả làm giảm nồng độ ketone trong máu của 3 phác đồ (Bảng 7). Hiệu quả của PĐ3 cao hơn có ý nghĩa (P0,05) . 1082
  8. 4. KẾT LUẬN Bệnh ketone ảnh hưởng đến năng suất sữa, thay đổi các chỉ số sinh hóa như nồng độ ketone, nồng độ glucose trong máu, bò giảm vận động, nhai lại và giảm khả năng miễn dịch, làm gia tăng tình trạng viêm vú, giảm sữa. Các yếu tố liên quan đến tăng khả năng mắc bệnh có thể kể đến là: lứa đẻ, điểm thể trạng, thời gian cạn sữa. Trong quá trình điều trị bệnh ketone ở mức độ cận lâm sàng thì cả 3 phác đồ điều trị, có hay không có PG, đều cho hiệu quả gần như nhau. Ở mức độ lâm sàng, phác đồ 3 (kết hợp glucose 30%, dexamethasone, catosal, và PG) cho hiệu quả điều trị cao nhất, có thể sử dụng trong việc điều trị bệnh ketone trên bò sữa. Như vậy, các trang trại chăn nuôi bò sữa có thể phòng bệnh ketone bằng cách sử dụng chế phẩm PG trộn trong thức ăn để ngăn ngừa bệnh, và dùng kết hợp PG trong quá trình điều trị bệnh ketone. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Baird G.D. (1982), Primary ketosis in the high-producing dairy cow: clinical and subclinical disorders, treatment, prevention, and outlook, Journal of Dairy Science, pp 1–10. [2] Domecq J.J., et al. (1997), Relationship between body condition scores and conception at first artificial insemination in a large dairy herd of high yielding Holstein cows, Journal of Dairy Science, 80:113-120. [3] Duffield T.F., et al. (1997), Use of test day milk fat and milk protein to detect subclinical ketosis in dairy cattle in Ontario, The Canadian Veterinary Journal, La Revue Vétérinaire Canadienne, 38(11):713–718. [4] Duffield T.F., et al. (1998), Efficacy of monensin for the prevention of subclinical ketosis in lactating dairy cows, J. Dairy Science, 81:2866-2873. [5] Duffield T.F., et al. (1998a), Effect of prepartum administration of monensin in a controlledrelease capsule on postpartum energy indicators in lactating dairy cows, Journal of Dairy Science, 81:2354. [6] Duffield T.F., et al. (2009). Impact of hyperketonemia in early lactation dairy cows on health and production, Journal of Dairy Science, 92(2):571–580. [7] Duffield T.F. (2000), Subclinical ketosis in lactating dairy cattle, Vet. Clin. North Am. Food Anim. Pract, 16:231-253. [8] Geishauser T., et al. (1997), Evaluation of aspartate transaminase activity and β-hydroxybutyrate concentration in blood as tests for prediction of left displaced abomasum in dairy cows, Am. J. Vet. Res, 58(11):1216- 1220. [9] Gillund P., et al. (2001), Body condition related to ketosis and reproductive performance in Norwegian dairy cows, Journal of Dairy Science, 84:1390–1396. [10] Iwersen M., et al. (2009), Evaluation of an electronic cowside test to detect subclinical ketosis in dairy cows, Journal of Dairy Science, 92: 2618-2624 [11] Johnson R.B. (1954), The treatment of ketosis with glycerol and propylene glycol, Cornell Vet, 44(1): 6-21. [12] Leslie K. (2000), The influence of negative energy balance on udder health. National Mastitis Council, Regional Meeting Proceedings, pp 25-33. 1083
  9. [13] Lien T.F., et al. (2010), Effects of Propylene Glycol on Milk Production, Serum Metabolites and Reproductive Performance during the Transition Period of Dairy Cows, Asian-Aust. J. Anim. Sci., 23(3):372-378. [14] Nielsen N.I. and Ingvartsen K.L. (2004). Propylene glycol for dairy cows, Anim. Feed Sci. Technol., 115:191-213. [15] McArt J.A., et al. (2011), A field trial on the effect of propylene glycol on milk yield and resolution of ketosis in fresh cows diagnosed with subclinical ketosis, Journal of Dairy Science, 94(12):6011- 6020. [16] Mikula. R., et al. (2008), Effects of propylenglycol supplementation on blood biochemical parameters in dairy cows, Bull Vet Inst Pulawy, 52:461- 466. [17] Oetzel G.R. (2004), Monitoring and testing dairy herds for metabolic disease, Veterinary Clinics of North America. Vet. Clin. Food Anim, 20:651-674. [18] Schirmann K. (2009), Technical note: Validation of a system for monitoring rumination in dairy cows, Journal of Dairy Science,. 92:6052–6055 [19] Studer V.A., et al. (1993), Effect of prepartum propylene glycol administration on periparturient fatty liver in dairy cows, Journal of Dairy Science, 76:2931-2939. [20] Suriyasathaporn W., C. et al. (2000), Hyperketonemia and the impairment of udder defence: a review, Vet. Res. BioMed Central, 31(4):397–41. 1084
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2