intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khả năng chuyển đổi của đồng tiền, bài học của Trung quốc và liên hệ Việt Nam

Chia sẻ: Vu Xuan Huyen | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:32

294
lượt xem
110
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, có những chuyển biến theo xu hướng hội nhập và liên tục đạt mức tăng trưởng khá cao. Đồng thời, Chính phủ cũng đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực để tăng tính chuyển đổi của VND và khắc phục hiện tượng Đô la hoá. thể thực hiện trong một thời gian ngắn. Vì vậy việc đề ra lộ trình cụ thể, một hệ thống các giải pháp tổng thể nhằm nâng cao khả năng chuyển đổi của VND là...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khả năng chuyển đổi của đồng tiền, bài học của Trung quốc và liên hệ Việt Nam

  1. Khả năng chuyển đổi của đồng tiền. Bài học lộ trình của Trung Quốc và liên hệ thực tiễn Việt Nam MỤC LỤC   ỤC LỤC                                                                                                                                     M    ................................................................................................................................. 1   ỜI MỞ ĐẦU                                                                                                                                 L    ............................................................................................................................. 2   ƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KHẢ NĂNG CHUYỂN ĐỔI CỦA ĐỒNG TIỀN                          CH    ....................... 4     1.1.Tính chuyển đổi của đồng tiền                                                                                            ..................................................................................... 4     1.2. Đánh giá tính chuyển đổi của đồng tiền                                                                             ...................................................................... 4     1.3. Ý nghĩa của việc nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền:                                                ......................................... 6     1.4. Các yếu tố nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền:                                                          ................................................... 7     ƯƠNG II: BÀI HỌC LỘ TRÌNH CỦA TRUNG QUỐC                                                            CH    ....................................................... 8     À LIÊN HỆ VIỆT NAM                                                                                                             V    ......................................................................................................... 8   2.1. Lộ trình Trung Quốc                                                                                                           .................................................................................................... 8   2.2. Liên hệ với Việt Nam qua các giai đoạn:                                                                           ................................................................... 14     ƯƠNG III: NGUYÊN NHÂN, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO                                 CH    ............................22     Ả NĂNG CHUYỂN ĐỔI VND                                                                                               KH    .......................................................................................... 22     3.1. Nguyên nhân của thực trạng trên:                                                                                     ............................................................................. 22     3.2. Mục tiêu nâng cao tính chuyển đổi của VND                                                                    ............................................................ 23     3.3. Giải pháp nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền:                                                          .................................................. 24     ẾT LUẬN                                                                                                                                   K    .............................................................................................................................. 29   DANH MỤC CÁC BẢNG. BIỂU                                                                                                       ............................................................................................... 30     DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO                                                                                               ....................................................................................... 31   1 Nhóm 4 - CH18G
  2. Khả năng chuyển đổi của đồng tiền. Bài học lộ trình của Trung Quốc và liên hệ thực tiễn Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU Nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam (VND), khắc phục hiện tượng Đô la hoá là những nội dung có quan hệ mật thiết với phát triển kinh t ế, trong đó, phát triển kinh tế vừa là nền tảng, vừa là mục đích chính, còn nâng cao tính chuyển đổi của VND và khắc phục hiện tượng Đô la hoá sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Mục tiêu “tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững”, “tăng khả năng chuyển đổi của đồng tiền Việt nam, thu hẹp việc sử dụng ngoại tệ trong nước” và “Đẩy nhanh tiến độ thực hiện nguyên tắc trên đất nước Việt Nam phải thanh toán bằng đồng Việt Nam” là những mục tiêu được Đ ảng và Nhà nước ta đề tại các Văn kiện Đại hội Đảng và Nghị quyết Đại hội. Mục tiêu chiến lược “đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển” với quan điểm “coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm”, và tiếp tục yêu cầu “nâng dần và tiến tới thực hiện đầy đủ tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam” là những bước đi quan trọng và cấp thiết đ ể đưa Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới, thực sự trở thành nền kinh tế thị trường. Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, có những chuyển biến theo xu hướng hội nhập và liên tục đạt mức tăng trưởng khá cao. Đồng thời, Chính phủ cũng đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực để tăng tính chuyển đổi của VND và khắc phục hiện tượng Đô la hoá. Kết quả là niềm tin vào VND của người dân cũng như các nhà đầu tư nước ngoài đã đ ược c ủng c ố, quan hệ cung - cầu ngoại tệ trên thị trường bớt căng thẳng, mục tiêu trên lãnh thổ Việt nam chỉ sử dụng đồng tiền Việt nam đã có những cơ sở hiện thực. Tuy nhiên, tính chuyển đổi của VND vẫn bị đánh giá là thấp và hiện tượng Đô la hoá còn chưa được khắc phục một cách cơ bản. Kinh nghiệm của các nước, đặc biệt là Trung Quốc cho thấy giải quyết những vấn đề như vậy hoàn toàn không phải là công việc dễ dàng, có thể thực hiện trong một thời gian ngắn. Vì vậy việc đề ra lộ trình cụ thể, 2 Nhóm 4 - CH18G
  3. Khả năng chuyển đổi của đồng tiền. Bài học lộ trình của Trung Quốc và liên hệ thực tiễn Việt Nam một hệ thống các giải pháp tổng thể nhằm nâng cao khả năng chuyển đổi của VND là rất cần thiết. Dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của Cô giáo - PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thảo, nhóm tôi đã rất cố gắng để hoàn thành đề tài. Tuy nhiên, do thời gian và trình độ có hạn, bài viết của nhóm không thế tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm 4 r ất mong sẽ nhận được sự góp ý của cô giáo và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn... Kết cấu của đề tài như sau: Chương I: Tổng quan về khả năng chuyển đổi của đồng tiền Chương II: Thực trạng khả năng chuyển đổi của VND Chương III: Nguyên nhân, mục tiêu, giải pháp nâng cao khả năng chuyển đ ổi của VND 3 Nhóm 4 - CH18G
  4. Khả năng chuyển đổi của đồng tiền. Bài học lộ trình của Trung Quốc và liên hệ thực tiễn Việt Nam CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KHẢ NĂNG CHUYỂN ĐỔI CỦA ĐỒNG TIỀN 1.1.Tính chuyển đổi của đồng tiền Quá trình phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá dẫn đến sự ra đời của tiền tệ. Khi hàng hoá được trao đổi ở phạm ci quốc tế thì xuất hiện nhu cầu trao đổi các đồng tiền với nhau. Về cơ bản, tiền tệ có ba chức năng chính là: chức năng phương tiện thanh toán, chức năng phương tiện tính toán và chức năng bảo toàn giá trị. Đồng tiền có tính chuyển đổi cao được quốc tế sử dụng cả ba chức năng. Người ta sử dụng làm phương tiện thanh toán theo tập quán quốc tế những đồng tiền mạnh có tính lịch sử do uy tín, vị thế của nền kinh tế. Các đ ồng tiền đó cũng đ ược s ử d ụng như các tài sản tài chính và là đơn vị tính toán trên thị trường quốc tế. Như vậy, đồng tiền có tính chuyển đổi cao có đặc điểm là được chấp nhận một cách rộng rãi trong các giao dịch về thanh toán và tiền tệ trong nước và quốc tế. Đặc điểm này vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan: Về khách quan, đó là đồng tiền mạnh, có uy tín được thị trường tin tưởng chấp nhận. Về chủ quan, đó là ý của Nhà nước, thông qua quy định về quản lý ngoại hối cho phép dùng đồng nội tệ mua ngoại tệ trong các giao dịch được phép, hoặc được mang ra và chuyển đổi ở thị trường quốc tế. 1.2. Đánh giá tính chuyển đổi của đồng tiền Việc nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế hiện nay có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế và quá trình hội nhập quốc tế. Đồng tiền có tính chuyển đổi cao sẽ liên kết kinh tế trong n ước v ới quốc tế, thúc đẩy kinh tế đối ngoại phát triển, thu hút mạnh nguồn vốn nước ngoài, tạo vị thế cho quốc gia trên thị trường quốc tế. Đồng tiền có tính chuyển đổi cao cũng sẽ làm giảm hiện tượng “đô la hóa”, qua đó nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá. 4 Nhóm 4 - CH18G
  5. Khả năng chuyển đổi của đồng tiền. Bài học lộ trình của Trung Quốc và liên hệ thực tiễn Việt Nam Tính chuyển đổi của đồng tiền được đánh giá qua tính chuyển đổi trong nước và tính chuyển đổi quốc tế: Tính chuyển đổi trong nước của đồng tiền thể hiện qua việc được ưa thích sử dụng và dễ dàng mua ngoại tệ với mức giá thị trường. Điều này một mặt phụ thuộc sự ổn định về giá trị và sự thuận tiện khi sử dụng đồng tiền, mặt khác phụ thuộc vào việc đươc phép chuyển đổi ra ngoại tệ trong các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và khả năng đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của hệ thống ngân hàng. Đánh giá tính chuyển đổi của đồng tiền của các nước đang phát triển chủ yếu dựa vào việc đánh giá tính chuyển đổi trong nước. Với các nước này, uy tín, vị thế của đ ồng nội tệ có thể đánh giá qua chỉ số lạm phát, mức độ đô la hóa của nền kinh tế, sự phát triển của các thị trường tài chính, trình độ của hệ thống ngân hàng, mức độ thông thoáng của chính sách quản lý ngoại hối và sự linh hoạt của tỷ giá hối đoái Tính chuyển đổi quốc tế của đồng tiền thể hiện ở mức độ phổ biến được sử dụng làm phương tiện thanh toán trong các giao dịch thương mại, tài chính quốc t ế. Tính chuyển đổi quốc tế là cấp độ cao, chỉ có một số đông tiền mạnh như USD, EUR, …(còn được gọi là các đồng tiền tự do chuyển đổi). Đa số các đồng tiền còn lại có tính chuyển đổi thấp hơn, ở mức độ chuyển đổi trong nước Tiền tệ tự do chuyển đổi là những tiền tệ mà luật tiền tệ của nước hoặc khối kinh tế có tiền tệ đó cho phép bất cứ ai có thu nhập tiền tệ này đều có quyền yêu cầu Ngân hàng nước đó chuyển đổi tự do tiền tệ này ra các tiền tệ nước khác mà không cần phải có giấy phép. Có hai loại tiền tệ tự do chuyển đổi: tự do chuyển đổi toàn bộ và tự do chuyển đổi một phần. Tiền tệ tự do chuyển đổi toàn bộ có thể chuyển đổi ra bất cứ loại tiền quốc gia nào mà không cần phải thỏa mãn một điều kiện nào, ví dụ như USD của Mỹ, EURO của châu Âu, GBP của Anh, JPY của Nhật Bản, AUD của Australia, CHF của Thụy Sĩ, CAD của Canada. Hầu hết đó đều là các đồng tiền mạnh của các nền kinh tế phát triển và ổn định. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, thường quy định 5 Nhóm 4 - CH18G
  6. Khả năng chuyển đổi của đồng tiền. Bài học lộ trình của Trung Quốc và liên hệ thực tiễn Việt Nam đồng tiền thanh toán là tiền tự do chuyển đổi để tránh rủi ro đồng tiền xuống giá và linh hoạt đổi ra bất cứ tiền nước nào nếu người xuất khẩu muốn. Với tiền tệ tự do chuyển đổi một phần, việc chuyển đổi của nó phụ thuộc vào một trong 3 yếu tố sau: - Chủ thể chuyển đổi: có hai loại chủ thể chuyển đổi được luật quản lý ngoại hối của các quốc gia phân loại là người cư trú và người phi cư trú. Người cư trú phải có được giấy phép chuyển đổi thì mới đổi được tiền tệ đang nắm giữ, còn người phi cư trú được quyền chuyển đổi tự do - Mức độ chuyển đổi: từ hạng mức nào đó do luật quy định trở lên, muốn chuyển đổi thì phải có giấy phép chuyển đổi ngoại tệ, dưới hạng mức đó thì được tự do chuyển đổi - Nguồn thu nhập tiền tệ: các nguồn thu nhập bằng tiền của những người phi cư trú từ hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ quốc tế, từ hoạt đ ộng đ ầu t ư nước ngoài...tại nước có tiền tệ đó sẽ được chuyển đổi tự do, còn các nguồn thu nhập khác phi thương mại, phi đầu tư muốn chuyển đổi phải có giấy phép. Ví dụ những tiền tệ chuyển đổi tự do một phần là PHP- Peso Philippines, TWD- Đô la Đài Loan, THB- Bạt Thái Lan, KRW- Won Hàn Quốc, IDR- Rupiad Indonesia, EGP- Pound Ai Cập... Một đồng tiền được chuyển đổi phụ thuộc vào 4 yếu tố. Cụ thể là tự do hoá các giao dịch vãng lai; nới lỏng các giao dịch tài khoản vốn (nguồn vốn vào - ra không gặp trở ngại); thả nổi tỷ giá hối đoái; và cuối cùng là phải có thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường hối đoái mở. 1.3. Ý nghĩa của việc nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền: Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, việc nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế và quá trình hội nhập 6 Nhóm 4 - CH18G
  7. Khả năng chuyển đổi của đồng tiền. Bài học lộ trình của Trung Quốc và liên hệ thực tiễn Việt Nam quốc tế. Với xu hướng tự do hoá thương mại và đầu tư, đồng tiền có tính chuyển đổi cao có tác dụng: Liên kết kinh tế trong nước với quốc tế; - Hỗ trợ,thúc đẩy kinh tế đối ngoại phát triển; - Thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn nước ngoài; - Nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo vị thế quốc gia trên thị trường quốc - tế; Làm giảm hiện tượng đô la hoá, nâng cao hiệu quả điều hành chính sách - tiền tệ và chính sách tỷ giá. 1.4. Các yếu tố nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền: Khả năng chuyển đổi của đồng triền phụ thuộc vào các yếu tố: Thứ nhất là đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, nâng cao năng l ực cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ. Đây là yếu tố cơ bản,là điều kiện khách quan t ạo s ức mạnh và niềm tin lâu dài vào đồng nội tệ; Thứ hai là các chính sách tài chính - tiền tệ phải hướng tới mục tiêu kiểm soát lạm phát và tạo vị thế cho đồng nội tệ, chính sách quản lý ngoại hối thông thoáng phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế, trong đó thực hiện một cơ chế tỷ giá linh hoạt; Thứ ba là các thị trường tài chính (thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối, thị trường vốn) phải được hình thành, phát triển đồng bộ và hoạt động có hiệu quả; Thứ tư là các định chế tài chính phát triển, thực hiện các giao dịch tiền tệ một cách thuận lợi với chi phí thấp. 7 Nhóm 4 - CH18G
  8. Khả năng chuyển đổi của đồng tiền. Bài học lộ trình của Trung Quốc và liên hệ thực tiễn Việt Nam CHƯƠNG II: BÀI HỌC LỘ TRÌNH CỦA TRUNG QUỐC VÀ LIÊN HỆ VIỆT NAM 2.1. Lộ trình Trung Quốc Trong tiến trình mở rộng kinh tế, Trung Quốc đang nỗ lực đưa đồng Nhân dân tệ (CNY) trở thành đồng tiền quốc tế, tạo thế cân bằng với đồng USD trong hệ thống tiền tệ toàn cầu, CNY trở thành đồng tiền tự do chuyển đổi, đưa Nhân dân tệ thành một trong số những đồng tiền dự trữ của thế giới, sánh ngang với những đồng tiền như USD hay EUR. Hành trình điều chỉnh CNY của Trung Quốc qua các giai đoạn: - 1988: Trung Quốc lập các trung tâm hoán đổi tiền tệ bán chính thức, cho phép giao dịch đồng CNY ở một tỷ giá sát hơn phản ánh nhu cầu thị trường. - 1/1/1994: Tỷ giá chính thức và tỷ giá ở các trung tâm hoán đổi được thống nhất, theo đó đồng CNY bị đánh tụt giá trị khoảng 33% xuống còn 8,7 CNY/USD. - 4/1994: Thị trường tiền tệ liên ngân hàng đầu tiên được thành lập ở Thượng Hải. Ngân hàng trung ương can thiệp vào thị trường để duy trì đồng CNY ổn định. - 1/12/1996: Cho phép đồng CNY có khả năng chuyển đổi toàn diện. - 1994 - 1996: Đồng CNY tăng từ 8,7 lên 8,28 CNY/USD. - 1997 - 1999: Trung Quốc được đánh giá cao khi giữ đồng CNY ổn định trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. 8 Nhóm 4 - CH18G
  9. Khả năng chuyển đổi của đồng tiền. Bài học lộ trình của Trung Quốc và liên hệ thực tiễn Việt Nam - 2000: Đồng CNY được cho phép có biên độ tỷ giá rộng hơn so với đồng USD, cụ thể là 8,2760 - 8,2800 CNY/USD. - 12/2001: Trung Quốc gia nhập WTO và cam kết sẽ dần điều chỉnh chính sách tiền tệ. - 2003: Sức ép tăng mạnh về định giá lại đồng CNY để giúp cân bằng thương mại toàn cầu. - 12/2004: Trung Quốc tuyên bố sẽ dần theo cơ chế tiền tệ linh hoạt. - 21/7/2005: Đồng CNY được nâng giá trị 2,1% lên một “tỷ giá hối đoái thả nổi có kiểm soát” theo cách gọi của Trung Quốc. - 7/2008: Ngân hàng trung ương “trói” đồng CNY ở mức 6,83 CNY/USD đối phó với khủng hoảng - Tháng 6/2010: Trung Quốc tuyên bố nối lại cải cách tỷ giá hối đoái đồng CNY, tăng tính linh hoạt tiền tệ. Với bước đi vững chắc của mình, Trung Quốc đã trở thành quốc gia có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ. GDP của Trung Quốc qúy II năm 2010 tăng 10,3%, quý I năm 2010 tăng 11,9% so với cuối năm 2009; trong khi GDP của Hoa Kỳ quý II năm 2010 chỉ tăng 0,6% và quý I năm 2010 tăng 0,9% so với cuối năm 2009. Trong khi nhập siêu của Hoa Kỳ vẫn chưa có chiều hướng giảm (tháng 4 năm 2010 nhập siêu 40,3 tỷ USD, tháng 5 tăng lên 42 tỷ USD và tháng 6 là 49,9 tỷ USD) thì Trung Quốc liên tục tăng xuất siêu (tháng 4 năm 2010 xuất siêu đạt 1,7 tỷ USD, tháng 5 là 19,6 tỷ USD và tháng 6 là 20 tỷ USD) Trong thương mại quốc tế, Trung Quốc luôn theo đuổi chế độ tỷ giá hối đoái trên cơ sở định giá thấp đồng nhân dân tệ so với các ngoại tệ khác (đặc biệt với USD) để tạo lợi thế thương mại nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thặng dư cán cân thương mại tạo sự ổn định và bền vững trong dự trữ ngoại hối. 9 Nhóm 4 - CH18G
  10. Khả năng chuyển đổi của đồng tiền. Bài học lộ trình của Trung Quốc và liên hệ thực tiễn Việt Nam Bảng 1: Diễn biến tỷ giá, cán cân thương mại, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc 2002-2009 Tỷ giá CCTM (triệu Dự trữ ngoại hối Năm (triệu USD) (CNY/USD) USD) 2002 8,2770 44.167 286.407 2003 8,2770 44.652 403.251 2004 8,2768 58.982 609.932 2005 8,1943 134.189 818.872 2006 7,9734 217.746 1.066.340 2007 7,6075 261.9 1.528.250 2008 6.949 297 1.946.000 2009 6.831 198 2.400.000   (Nguồn: http://tradingeconomics.com/Economics) Với việc duy trì tỷ giá phù hợp đã giúp Trung Quốc luôn đạt đ ược thặng dư thương mại, kể cả trong giai đoạn khó khăn nhất của nền kinh tế thế giới (Cán cân thương mại thặng dư 261,9 triệu USD trong năm 2007 đến năm 2008 tăng lên 297 triệu USD, năm 2009 giảm nhưng không đáng kể, đạt 198 triệu USD. Bên cạnh thặng dư cán cân thương mại liên tiếp qua các năm phải kể đến sự bền vững kho d ự tr ữ ngoại hối của Trung Quốc (tăng từ 1.528 tỷ USD trong năm 2007 lên 1.946 tỷ USD và tính đến hết năm 2009, con số này lên đến 2.400 tỷ USD). 10 Nhóm 4 - CH18G
  11. Khả năng chuyển đổi của đồng tiền. Bài học lộ trình của Trung Quốc và liên hệ thực tiễn Việt Nam Biểu đồ 1: Tỷ giá CNY/USD trung bình qua các năm (Nguồn: Reuter) Một số nước đã hối thúc Trung Quốc nới lỏng kiểm soát tiền tệ hơn nữa, mục tiêu là giảm sự mất cân đối thương mại và tiết kiệm giữa các quốc gia. Đề xuất này đã buộc Trung Quốc phải lưu tâm và mới đây đã tiến hành nới l ỏng tiền tệ, góp phần tăng tỉ giá giữa đồng nhân dân tệ với USD. Đồng nhân dân tệ lên giá đã tạo ra khả năng đa dạng hóa cơ cấu dự trữ quốc gia, hệ quả là đẩy đồng đô la giảm sâu hơn so với các đồng tiền mới nổi nhưng tăng lên so với euro. Một số Ngân hàng Trung ương vốn đã mua USD nhằm duy trì việc neo tỉ giá này đã nhanh chóng đa dạng hóa danh mục dự trữ bằng cách bán 1/3 lượng USD thu được để mua những ngoại tệ khác, chủ yếu là euro vì có rất ít lựa chọn khác và nếu đồng nhân dân tệ tăng giá thì tương quan euro/đô la sẽ giảm xuống. Điều này được nhiều nhà đầu tư và đầu cơ kỳ 11 Nhóm 4 - CH18G
  12. Khả năng chuyển đổi của đồng tiền. Bài học lộ trình của Trung Quốc và liên hệ thực tiễn Việt Nam vọng, kết cục là giá vàng đã tăng lên so với euro, bảng anh và yên nhật trong thời gian qua (bắt đầu từ ngày 23/11/2009). Biểu đồ 2: Tỷ giá CNY/USD theo ngày trong 2 tháng đầu năm 2010 (Nguồn: Reuter) Có nhiều áp lực phải đánh giá lại đồng nhân dân tệ, nhất là sự mất giá gần 40% của USD trong 8 năm qua thể hiện sự không tương xứng với những ngoại tệ chủ chốt, trong khi Trung Quốc và nhiều nền kinh tế mới nổi lại neo tỉ giá với USD vốn đang trượt giá để hỗ trợ xuất khẩu. Nhằm đạt được mục tiêu của mình, Trung Quốc từng bước thực hiện lộ trình của mình: 12 Nhóm 4 - CH18G
  13. Khả năng chuyển đổi của đồng tiền. Bài học lộ trình của Trung Quốc và liên hệ thực tiễn Việt Nam Trước tiên, Trung Quốc sẽ thúc đẩy hơn nữa cải cách cơ chế tỷ giá hối đoái của đồng CNY nhằm tăng tính linh hoạt về tỷ giá đồng tiền này trong khi vẫn chú trọng quan hệ cung - cầu của thị trường. Tiếp đến là các nỗ lực thúc đẩy mạnh mẽ chương trình cho phép các công ty trong nước thanh toán các giao dịch quốc tế bằng đồng CNY. Trung Quốc đã và đang đẩy mạnh việc sử dụng rộng rãi đồng CNY ở nước ngoài, ký một loạt các hiệp đ ịnh trao đổi tiền tệ song phương. Trung Quốc đã nới lỏng những hạn chế đối với giao dịch bằng đồng tiền này tại Hong Kong - đặc khu hành chính vẫn mở rộng cửa cho các nhà đầu tư quốc tế và dự kiến sẽ là bệ phóng cho đồng nội tệ của Trung Quốc tiến ra toàn cầu. Theo quy định mới, bất cứ công ty nào trên thế giới cũng có th ể mở một tài khoản bằng đồng CNY ở Hong Kong và chuyển đổi sang các đồng tiền khác tùy thích, đồng thời các tổ chức tài chính ở đặc khu này được tự do thực hiện các công cụ đầu tư bằng CNY. Trung Quốc cũng không hạn chế các đối tượng doanh nghiệp được nhận vốn vay hay hạn chế các loại hình vốn vay bằng nội tệ - một bước tự do hóa cơ bản có thể dẫn tới bùng nổ các giao dịch tín dụng bằng đồng CNY ở nước ngoài Trung Quốc cũng thực hiện thí điểm dùng đồng CNY để thanh toán qua biên giới. Mở rộng sử dụng CNY để thực hiện các giao dịch mua bán qua biên giới có ý nghĩa rất lớn, giúp các công ty tránh được rủi ro về dao động tỷ giá hối đoái cũng như giảm được chi phí phát sinh trong quá trình trao đổi ngoại tệ Những bước đi này có tầm quan trọng đặc biệt bởi nó tạo ra các công c ụ mới cho các công ty nước ngoài nắm giữ và đầu tư đối bằng nguồn CNY họ thu được qua các giao dịch thương mại với Trung Quốc. Rõ ràng, đây là những động thái thể hiện một sự điều chỉnh quan trọng trong chính sách tiền tệ của Trung Quốc theo hướng linh hoạt, rộng mở và phổ biến hóa đồng CNY 13 Nhóm 4 - CH18G
  14. Khả năng chuyển đổi của đồng tiền. Bài học lộ trình của Trung Quốc và liên hệ thực tiễn Việt Nam Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo sẽ phải mất hàng thập kỷ nữa đồng CNY mới có thể đảm đương vai trò quốc tế thực sự và thách thức đồng USD. Đ ồng CNY chưa đủ khả năng để nắm giữ vai trò quốc tế. Để có thể đảm nhận vai trò quốc tế, một đồng tiền phải hội tụ các yếu tố sau: một là, tính cạnh tranh kinh tế của đ ồng tiền đó; hai là, thị trường tài chính của nước đó phải rất mạnh và phát triển và bản thân đồng tiền phải chuyển đổi được; ba là, môi trường mà đồng tiền đó đ ược sử dụng phải ổn định. Đồng CNY hiện không thể chuyển đổi một cách tự do mà thay vào đó đ ược gắn với một rổ tiền tệ và bị kiểm soát chặt chẽ bởi cơ quan ngoại hối của Trung Quốc. Trung Quốc cũng như Việt Nam là những nước có nền kinh tế đang phát triển ở trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế phát triển dựa trên cơ chế kế hoạch hoá tập trung "khép kín" sang nền kinh tế phát triển dựa trên cơ chế thị trường "mở" chịu sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN. Mặc dù, thời điểm bắt đầu chuyển đổi và "mầu sắc" của định hướng có khác nhau, nhưng ở nhiều góc độ chúng ta đều có thể nhận thấy có những nét tương đồng giữa hai nền kinh tế này. Đặc biệt, với những thành công “đáng nể” sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa rồi, Trung Quốc đáng là một “tấm gương” để Việt Nam học tập. Qua bài học kinh nghiệm của Trung Quốc về điều hành chính sách tỷ giá, nâng cao khả năng chuy ển đổi của đồng tiền, Việt Nam cần phải có sự phối hợp đồng bộ các chính sách kinh tế vĩ mô và duy trì một chính sách tỷ giá hối đoái phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam trong từng giai đoạn. 2.2. Liên hệ với Việt Nam qua các giai đoạn: Việc đánh giá tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam (VND) sẽ chủ yếu dựa trên sự đánh giá tính chuyển đổi trong nước thông qua phân tích vị thế của VND, chính sách quản lý ngoại hối và khả năng đáp ứng ngoại tệ của hệ thống ngân hàng. Do đặc 14 Nhóm 4 - CH18G
  15. Khả năng chuyển đổi của đồng tiền. Bài học lộ trình của Trung Quốc và liên hệ thực tiễn Việt Nam thù của cơ chế quản lý và biến động của kinh tế thế giới có ảnh hưởng đ ến Việt Nam, việc đánh giá tính chuyển đổi của Việt Nam chia thành các giai đoạn như sau: 2.2.1. Giai đoạn trước khi mở cửa - Về tình hình kinh tế trong nước: Việt Nam thực hiện cơ chế quản lý tập trung bao cấp. Nhà nước nắm độc quyền về ngoại thương, ngoại hối. Quy mô nền kinh tế nhỏ, khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ rất thấp, kinh tế đối ngoại kém phát triển, hệ thống ngân hàng còn sơ khai. Chính phủ nghiêm cấm các tổ chức và cá nhân sở hữu, sử dụng trong nước phải thực hiện bằng VND - Khả năng chuyển đổi của VND trong giai đoạn này: Việc chuyển đổi VND sang ngoại tệ được thực hiện theo kế hoạch với cơ chế đa tỷ giá (tỷ giá mậu dịch và tỷ giá phi mậu dịch) do Nhà nước công bố. Xuất, nhập khẩu và thanh toán quốc tế chủ yếu theo các hiệp định song biên-đa biên, đồng tiền sử dụng trong quan hệ thanh toán đối ngoại thường là đồng Rúp và đ ồng nhân dân tệ. Vì vậy, khả năng chuyển đổi của VND rất hạn chế. Cuối giai đoạn này xuất hiện dấu hiệu khủng hoảng kinh tế, VND suy yếu mạnh sau thất bại của chính sách giá-lương-tiền; trong dân cư xuất hiện việc mua vàng, ngoại tệ để tích trữ, đầu cơ giá và sử dụng làm phương tiện thanh toán 2.2.2. Giai đoạn bắt đầu mở cửa đến trước khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực (1988-1997): - Tình hình kinh tế trong nước: Việt Nam chuyển sang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước dần xóa bỏ chế độ độc quyền ngoại thương, đồng thời ban hành nhiều chính sách để thúc đẩy kinh tế để phát triển và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Kinh tế tăng trưởng cao và ổn định (trung bình gần 8%/năm), lạm phát được kiểm 15 Nhóm 4 - CH18G
  16. Khả năng chuyển đổi của đồng tiền. Bài học lộ trình của Trung Quốc và liên hệ thực tiễn Việt Nam soát ở mức dưới 10%, kinh tế đối ngoại phát triển mạnh ở cả xuất nhập khẩu, đầu tư và vay nợ nước ngoài. Hình thành trung tâm giao dịch ngoại tệ, Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Hệ thống thanh toán bắt đầu phát triển, VND được hỗ trợ bởi các ngân phiếu thanh toán có mệnh giá lớn làm cho việc sử dụng thuận tiện hơn. Trong điều kiện tỷ giá tương đối ổn định, lạm phát đã được kiềm chế nên mức lãi suất cao làm cho VND trở nên khá hấp dẫn. Khả năng chuyển đổi của VND: - Tính chuyển đổi của VND đã được nâng cao đáng kể so với giai đoạn trước do vị thế của VND đã được phục hồi, chính sách quản lý ngoại hối có sự nới l ỏng hơn và khả năng đáp ứng ngoại tệ được cải thiện một bước: + Giao dịch vãng lai: Các tổ chức kinh tế được mua ngoại tệ để thanh toán xuất nhập khẩu, trả lãi các khoản vay nước ngoại, chuyển lợi nhuận của nhà đầu tư nước ngoài về nước theo tỷ giá giao dịch của Ngân hàng. Kiều hối được khuyến khích chuyển ngoại tệ về, được gửi vào ngân hàng và được rút ra bằng ngoại tệ. Người cư trú Việt Nam khi có nhu cầu về ngoại tệ để đi công tác, học tập, lao động, du lịch chữa bệnh ở nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp phép cho mua số ngoại tệ cần thiết. + Giao dịch vốn: Tổ chức kinh tế được vay nước ngoài và mua ngoại tệ để trả nợ nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài được phép mua ngoại tệ trong một số trường hợp đặc biệt (xây dựng hạ tầng hoặc sản xuất hàng thay thế nhập khẩu). Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế như nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện chế độ cân đối ngoại tệ, việc tiếp cận ngoại tệ phải có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước, vay nợ nước ngoài phải được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài không được vay ngoại tệ của ngân hàng 16 Nhóm 4 - CH18G
  17. Khả năng chuyển đổi của đồng tiền. Bài học lộ trình của Trung Quốc và liên hệ thực tiễn Việt Nam + Khả năng đáp ứng cung cầu ngoại tệ: Khả năng đáp ứng cung cầu ngoại tệ của hệ thống ngân hàng được cải thiện hơn do xuất khẩu tăng và nguồn vốn nước ngoài vào nhiều qua vay nợ và đầu tư trực tiếp. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng bắt đầu phát huy tác dụng. Tỷ giá chính thức vẫn do Ngân hàng Nhà nước công bố nhưng linh hoạt hơn do đã áp dụng biên độ tỷ giá. Về cuối giai đoạn, khi khu vực bị khủng hoảng, vay nợ và đầu tư nước ngoài giảm mạnh thì cung-cầu ngoại tệ bị mất cân đối nghiêm trọng. Mặt khác, do cơ chế tỷ giá còn thiếu linh hoạt, thị trường ngoại tệ kém phát triển, công cụ thị trường còn hạn chế làm chu chuyển ngoại tệ trong nền kinh tế bị ách tắc, khó mua được ngoại tệ nên các tổ chức kinh tế và ngân hàng cũng có xu hướng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ 2.2.3. Giai đoạn từ khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực đến nay: 2.2.3.1. Giai đoạn từ 1998 đến 2001: Do khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực mức tăng GDP của Việt Nam bị giảm mạnh, trung bình chỉ còn 6%/năm. Năm 1998, lạm phát lên đến 9,2% (năm 1997, lạm phát ở mức 3,6%), sau đó rơi vào giảm phát mà thấp nhất là vào năm 2000 (- 0,6%). Trong giai đoạn này, tawngg trưởng xuất nhập khẩu cũng biến động ới mức độ lớn, đầu tư trực tiếp nước ngoài su giảm mạnh và vay nợ cũng gặp khó khăn Trước tình hình đó, để chấn hưng nền kinh tế, Nhà nước đã áp dụng một số biện pháp tich cực như đẩy mạnh tự do hóa thương mại, cải tổ chính sách thuế, ban hành các loại luật quan trong như Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại. Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, đồng thời thực hiện việc đổi mới, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, hình thành các tập đoàn mạnh để nâng cao năng lực cạnh tranh sau khi ký hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Hệ thống ngân hàng tiếp tục được củng cố sau khi ban hành Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Các Tổ chức tín dụng. Tiến hành sắp xếp và cơ cấu lại các NHTM cổ phần. Hình thành thị trường Chứng khoán với quy định cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường 17 Nhóm 4 - CH18G
  18. Khả năng chuyển đổi của đồng tiền. Bài học lộ trình của Trung Quốc và liên hệ thực tiễn Việt Nam + Giao dịch vãng lai: hình thành cơ bản xu hướng tự do hoá các giao dịch vãng lai. Chỉ còn một số hạn chế liên quan đến thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của daonh nghiệp FDI, hạn chế chuyển ngoại tệ ra nước ngoài của các cá nhân + Giao dịch vốn: Có một số nới lỏng hơn về kiểm soát vay ngắn hạn nước ngoài và điều kiện vay nợ nước ngoài, các doanh nghiệp được quyền tự chủ trong việc thoả thuận,ký kết hợp đồng vay vốn nước ngoài, sau đó phải đăng ký khoản vay với Ngân hàng Nhà nước (trừ các trường hợp là doanh nghiệp nhà nước). Xoá bỏ chế độ tự cân đối ngoại tệ đối với doanh nghiệp FDI + Khả năng đáp ứng ngoại tệ: Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng và tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ nên khả năng đáp ứng ngoại tệ của hệ thống ngân hàng gặp khó khăn. Để điều hoà cung cầu ngoại tệ, Chính phủ đã pjải áp dụng chế độ kết hối ngoại tệ với tỷ lệ rất cao, đồng thời phải áp dụng một số hình thức ưu tiên bán ngoại tệ, giấy phép mua ngoại tệ đối với doanh nghiệp FDI. Trong thời gian này, tỷ giá hối đoái của VND có nhiều biến động do ảnh hưởng của khủng hoảng 2.2.3.2. Giai đoạn từ 2002 đến nay: - Về tình hình kinh tế trong nước: Kinh tế bắt đầu phục hồi và bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng với tốc độ trên 7%/năm, kim ngạch xuất khẩu lần đầu tiên đạt gần 60 tỷ USD vào năm 2004. Đầu tư và vay nợ nước ngoài cũng tăng mạnh do sự nỗ lực của Chính phủ trong việc cải thiện môi trường đầu tư. Tuy nhiên, lạm phát đã đột ngột tăng cao tr ở l ại với mức 9,5% năm 2004 do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là thiên tai, dịch cúm gia cầm và giá nguyên, nhiên vật liệu trên thế giới tăng Đây là thời kỳ nhà nước đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hoá và thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO. Thị trường ngoại hối phát triển, hoàn thiện các công cụ phaá sinh để tạo điều kiện tiến đến một cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn 18 Nhóm 4 - CH18G
  19. Khả năng chuyển đổi của đồng tiền. Bài học lộ trình của Trung Quốc và liên hệ thực tiễn Việt Nam - Khả năng chuyển dổi của VND trong giai đoạn này: Vị thế của VND được cải thiện mạnh mẽ qua việc đổi mới về mệnh giá, hình thức của đồng tiền, sự phát triển của hệ thống các Tổ chức tín dụng với nhiều tiện ích và thanh toán hiện đại. Điều hành chính sách tiền tệ đã có s ự thay đ ổi v ề ch ất và quy định quản lý ngoại hối tiếp tục được nới lỏng. Về cơ bản, giao dịch vãng lai và một phần giao dịch vốn đã được tự do hoá, khả năng đáp ứng ngoại tệ tiếp tục được cải thiện, đáp ứng tương đối đầy đủ các giao dịch được phép + Giao dịch vãng lai: Việt Nam đã thực hiện tự do hoá giao dịch vãng lai và đã được IMF công nhận: Bảng 2: Tỷ trọng nhập khẩu của các nước sang Việt Nam Tỷ trọng nhập khẩu của các nước sang Việt Nam Nước 2007 2008 2009 Khối ASEAN 25.34% 24.24% 19.98% Trung Quốc 20.25% 19.79% 23.77% Đài Loan 11.07% 10.36% 9.04% Nhật Bản 9.86% 10.21% 10.80% Hàn Quốc 8.51% 8.99% 10.09% Khối EU 8.19% 7.20% 8.43% Australia 1.69% 1.68% 1.52% Hồng Kông 3.11% 4.28% 1.36% Ấn Độ 2.16% 2.59% 2.36% Các nước khác 7.11% 8.67% 9.44% Nhập khẩu cả nước 100.00% 100.00% 100.00% 19 Nhóm 4 - CH18G
  20. Khả năng chuyển đổi của đồng tiền. Bài học lộ trình của Trung Quốc và liên hệ thực tiễn Việt Nam Về nhập khẩu, ASEAN, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và khối EU là những thị trường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong những năm qua. Nhưng ngoại tệ được sử dụng trong thanh toán hàng nhập khẩu của Việt Nam hầu như là USD, luôn chiếm trên 90% tỷ trọng các loại ngoại tệ được sử dụng trong thanh toán nhập khẩu hàng hoá. 6 tháng đầu năm 2009, tỷ trọng thanh toán nhập khẩu bằng USD của Việt Nam chiếm 92,24%, tiếp đến là EUR với 3,01% và JPY là 2,89%. Tính chung cho 6 tháng đầu năm 2010, tỷ trong thanh toán nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam bằng USD đã tăng lên 96,41%, JPY chiếm 1,17% và EUR chiếm 1,5%. Bảng 3: Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước Nước 2007 2008 2009 Mỹ 20.23% 18.96% 20.00% Khối EU 18.21% 17.38% 16.40% Khối ASEAN 16.23% 16.49% 15.13% Nhật Bản 12.19% 13.51% 11.08% Trung Quốc 7.30% 7.74% 8.64% Australia 7.12% 6.74% 4.01% Đài Loan 2.28% 2.24% 1.97% Hàn Quốc 2.49% 2.86% 3.64% Các nước khác 13.47% 14.07% 19.13% Xuất khẩu cả nước 100.00% 100.00% 100.00% Về xuất khẩu, các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam qua các giai đoạn chủ yếu là Mỹ, khối EU, khối ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc và Australia. Cũng tương tự như nhập khẩu, loại ngoại tệ được sử dụng chủ yếu trong thanh toán 20 Nhóm 4 - CH18G
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2