intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khả năng hấp phụ NH3/NH4+ nước nuôi biển của Zeolite

Chia sẻ: Danh Tuong Vi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

63
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thành phần các chất trong ao nuôi trồng thủy sản gây bất lợi, đặc biệt là NH3/NH4+, cho vật nuôi gia tăng mạnh mẽ theo thời gian. Chính vì vậy, việc hạn chế quá trình này góp phần quan trọng trong quản lý và ổn định hiệu quả nuôi trồng thủy sản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khả năng hấp phụ NH3/NH4+ nước nuôi biển của Zeolite

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> <br /> Soá 1/2012<br /> <br /> THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br /> <br /> KHẢ NĂNG HẤP PHỤ NH3/NH4+ NƯỚC NUÔI BIỂN CỦA ZEOLITE<br /> AMMONIA ADSORPTION BY ZEOLITE IN THE CASE OF MARINE CULTURE WATER<br /> ThS. Nguyễn Đắc Kiên1, ThS. Phan Minh Thụ2, Hoàng Xuân Thìn1<br /> TÓM TẮT<br /> Thành phần các chất trong ao nuôi trồng thủy sản gây bất lợi, đặc biệt là NH3/NH4+, cho vật nuôi gia tăng mạnh mẽ<br /> theo thời gian. Chính vì vậy, việc hạn chế quá trình này góp phần quan trọng trong quản lý và ổn định hiệu quả nuôi trồng<br /> thủy sản. Dựa vào kết quả thử nghiệm trên sáu nồng độ NH4+ khác nhau, bài báo đánh giá khả hấp phụ của 2 loại Zeolite<br /> đối với NH3/NH4+ trong ao nuôi biển trong điều kiện phòng thí nghiệm. Zeolite 2 dạng bột (Indonesia sản xuất, thành phần<br /> chính có SiO2: 75,50%; Al2O3: 10,56 %) có hiệu quả xử lý cao và ổn định hơn zeolite 1 dạng hạt (Việt Nam sản xuất với<br /> thành phần chính có SiO2: 69,5%; Al2O3: 15,58 %). Khi nồng độ NH4+ đủ thấp, hiệu quả xử lý của zeolite cao nhất trong<br /> 1-3 ngày đầu (hiệu quả xử lý là 100%), ngược lại nếu nồng độ NH4+ quá cao, quá trình hấp phụ của zeolite có thể kéo dài<br /> đến 7 ngày. Hiệu quả xử lý của zeolite có thể đạt đến 72% sau 7 ngày thí nghiệm. Ngoài ra, zeolite còn có vai trò tạo môi<br /> trường ổn định, kích thích thực vật nổi phát triển, từ đó tăng cường hiệu quả xử lý của zeolite một cách gián tiếp.<br /> Từ khóa: Zeolite, NH+, hiệu quả xử lý<br /> <br /> ABSTRACT<br /> In The chemical components (such as ammonia) in aquaculture water, which impact negatively on aquaculture<br /> species, have been significantly increasing during the cultured period. Therefore, restricting this process contributes<br /> management for aquaculture sustainable development. Based on the experiment results of six replicates of ammonium<br /> contents, the paper helps to evaluate the ammonia adsorption by two kind of zeolite in the indoor conditions. Zeolite<br /> 2 (powder form, made in Indonesia with SiO2: 75.50% and Al2O3: 10.56 %) had much more stable in processing of<br /> ammonia treatment of indoor condition compared with zeolite 1 (particle form - made in Vietnam with SiO2: 69.50%; Al2O3:<br /> 15.58 %). As NH4+ content was enough low, the effectiveness has a peak after the first 1-3 days of the treatment period. By<br /> contrast, as NH4+ content was very high, the effectiveness could be found in the last day. These values could be reached to<br /> 72% after 7-treatment-days. Moreover, both zeolites play an important role in making a stable environment, stimulating the<br /> development of phytoplankton. Thus, it resulted in the increasing effectiveness of ammonium treatment indirectly.<br /> Keywords: Zeolite, NH+4, aquaculture, treatment.<br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Ammoniac là dạng khí độc trong ao nuôi thủy<br /> sản, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp lên sức khỏe<br /> vật nuôi, ức chế sự sinh trưởng bình thường cũng<br /> như giảm khả năng chống bệnh của đối tượng<br /> nuôi… Từ đó làm ảnh hưởng đến tỉ lệ sống [4], năng<br /> suất nuôi, hiệu quả kinh tế và tăng chi phí đầu tư [7].<br /> Ở dạng ion, NH4+ là một chỉ thị ô nhiễm môi trường<br /> và phì dưỡng của thủy vực. Chính vì vậy, quản<br /> lý ammoniac trong ao nuôi và giảm thiểu lượng<br /> ammoniac thải ra môi trường đang được quan tâm.<br /> Tuy nhiên, sự tồn tại của hai dạng khí và ion của<br /> ammonia trong môi trường phụ thuộc vào pH và<br /> 1<br /> <br /> Khoa Nuôi trồng Thuỷ sản – Trường Đại học Nha Trang<br /> , Viện Hải dương học<br /> <br /> 2 3<br /> <br /> 14 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br /> <br /> nhiệt độ. Tại 25°C, khi pH = 7,25 thì hầu như 100 %<br /> lượng amoniac trong nước tồn tại ở dạng ion NH4+,<br /> còn khi pH = 11,25 thì amoniac gần như toàn bộ<br /> nằm ở dạng trung hòa NH3, tức là amoniac [4].<br /> Trong ao nuôi trồng thủy sản, ammonia hình<br /> thành từ quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ<br /> như thức ăn dư thừa, phân bón, xác phiêu sinh<br /> động thực vật, chất bài tiết của sinh vật thủy sinh…<br /> Đặc biệt, càng về cuối vụ nuôi, hàm lượng tăng lên<br /> đáng kể, nhất là các khí độc, trong đó có ammonia,<br /> nếu như các biện pháp quản lý chất lượng ao nuôi<br /> không tốt. Do đó, nhiều biện pháp xử lý ammonia<br /> trong ao nuôi đã được nghiên cứu. Ammoniac có<br /> <br /> Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> <br /> Soá 1/2012<br /> dụng sau 12 giờ thí nghiệm. Trong khi đó, các kết<br /> quả nghiên cứu khác chỉ ra rằng khả năng hấp thụ<br /> ammoniac cực đại của zeolite sau khoảng 1-2 giờ,<br /> tùy thuộc vào nồng độ của ammoniac [3, 8]. Do đó,<br /> bài báo đánh giá khả năng hấp phụ của hai loại<br /> zeolite đối với NH3/NH4+ trong nước nuôi trồng hải<br /> sản, từ đó lựa chọn loại zoelite phù hợp cho môi<br /> trường nuôi ở Việt Nam.<br /> <br /> thể được xử lý bằng phương pháp sinh học, lý học<br /> hoặc hóa lý [8]. Trong đó, Zeolite có thể là phương<br /> pháp xử lý có hiệu quả [8]. Zeolite là hỗn hợp của<br /> nhiều loại chất oxyt, với SiO2, Al2O3 chiếm phần<br /> lớn. Bản chất của quá trình xử lý ammoniac của<br /> Zeolite là quá trình trao đổi ion và hấp phụ. Chính<br /> vì vậy, bên cạnh các biện pháp xử lý ao nuôi, người<br /> nuôi thủy sản còn sử dụng Zeolite để quản lý lượng<br /> ammoniac trong ao nuôi. Theo khuyến cáo của nhà<br /> sản xuất thì chu kỳ xử lý Zeolite trong ao nuôi tôm<br /> là 7 ngày. Tuy nhiên, vẫn chưa có những đánh giá<br /> khoa học về hiệu quả xử lý của zeolite. Nguyễn Lê<br /> Hoàng Yến và Trương Quốc Phú [10] cho rằng khả<br /> năng hấp thụ ammoniac của Zeolite không còn tác<br /> <br /> II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Nghiên cứu xác định khả năng hấp phụ<br /> NH3/NH4+ trong nước nuôi nuôi hải sản của 2 loại<br /> zeolite trong điều kiện phòng thí nghiệm được bố<br /> trí ở hình 1.<br /> <br /> Hình 1. Sơ đồ thí nghiệm xác định hiệu quả xử lý NH3/NH4+ của zeolite<br /> <br /> Nước dùng để thí nghiệm được lấy từ ao nuôi tôm thẻ chân trắng (đã nuôi được 10 tuần) ở Đồng Bò, Nha<br /> Trang. Hàm lượng NH4+ trong mẫu nước là 1846 µgN/L. Nước không lọc qua lưới thực vật cho vào (6x3) bể<br /> (lô A, B, C) và nước lọc qua lưới thực vật cho vào (6x3) bể (lô D, E, F); với thể tích mỗi bể là 3 lít. Trong mỗi lô<br /> thí nghiệm (6 bể được đánh dấu từ 1-6), NH3/NH4+ ở dạng (NH4)2SO4 được bổ sung với liều lượng 0; 0,35; 0,70;<br /> 1,40; 2,80; 5,60mgN/l. Nồng độ thực tế (ngày thứ 0) ở bảng 1.<br /> Bảng 1. Nồng độ ban đầu các bể thí nghiệm trong 1 lô<br /> Bể<br /> <br /> A1<br /> <br /> A2<br /> <br /> A3<br /> <br /> A4<br /> <br /> A5<br /> <br /> A6<br /> <br /> NH4+ (µgN/L)<br /> <br /> 1846<br /> <br /> 2377<br /> <br /> 2985<br /> <br /> 4525<br /> <br /> 5363<br /> <br /> 7777<br /> <br /> Các lô B và E được xử lý bằng zeolite 1 (dạng hạt do Việt Nam sản xuất với thành phần chính SiO2: 69,5%;<br /> Al2O3: 15,58 %); Các lô C và F được xử lý bằng zeolite 2 (dạng bột do Indonesia sản xuất với thành phần chính<br /> SiO2: 75,50%; Al2O3: 10,56 %). Hàm lượng zeolite cho vào mỗi bể là 75mg, tức là 25mg/L. Lô A và D là lô đối<br /> chứng không cho zeolite.<br /> Các yếu tố môi trường nước thí nghiệm như nhiệt độ, độ mặn và pH được theo dõi hằng ngày. Mẫu nước<br /> để kiểm tra hàm lượng NH3/NH4+ được thu vào các ngày 0, 1, 2, 3, 5 và 7 sau khi xử lý zeolite. Mỗi mẫu thu<br /> 10ml, rồi đem phân tích ngay. Hàm lượng ammoniac được xác định bằng phương pháp Indophenol Blue [1].<br /> <br /> TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 15<br /> <br /> Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> <br /> Soá 1/2012<br /> <br /> Hiệu suất hấp phụ ammoniac được xác định theo công thức:<br /> Trong đó:<br /> <br /> (Ctjd - Ctji)<br /> Xt =  × 100 (%)<br /> C0j<br /> <br /> X tỷ lệ hấp thụ ammoniac (%) sau thời gian t;<br /> C0j: hàm lượng NH4+ ban đầu của bể thứ j,<br /> Ctjd và Ctji là hàm lượng NH4+ trong bể thứ j đối chứng và có bổ sung Zeolite thứ i (1 hoặc 2)<br /> sau t ngày xử lý.<br /> <br /> III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br /> 1. Khả năng tự làm sạch của vực nước<br /> <br /> Hình 2. Biến động NH4+ trong lô đối chứng (trái) và khả năng tự làm sạch của nước (phải) khi có<br /> sinh vật phù du<br /> <br /> Đối với các bể thí nghiệm không lọc sinh vật<br /> phù du, quá trình khoáng hóa của chất hữu cơ<br /> trong môi trường thí nghiệm diễn ra mạnh mẽ trong<br /> trong 5 ngày đầu ở các bể thí nghiệm có nồng độ<br /> NH4+ thấp (bể A1 - A3), còn các bể có nồng độ NH4+<br /> cao thì quá trình trong 1-3 ngày đầu (bể A4 - A6)<br /> (hình 2 - trái). Sau đó là xảy ra quá trình chuyển hóa<br /> tự làm sạch NH4+. Điều này tương tự kết quả nghiên<br /> cứu về biến động muối dinh dưỡng trong thủy vực<br /> hệ kín của Nguyễn Tác An [9]. Theo tác giả này,<br /> trong hệ kín bao gồm thực vật phù du, động vật phù<br /> du và vi sinh vật, sự biến động của muối vô cơ có<br /> chu kỳ là 5-7 ngày, sau đó đi đến thế cân bằng.<br /> <br /> Đối với các bể thí nghiệm lọc bỏ sinh vật<br /> phù du, quá trình khoáng hóa diễn ra mạnh trong<br /> vài ngày đầu ở các bể có nồng độ NH4+ thấp<br /> (bể D1 - D3), còn các bể có nồng độ cao (D4 - D6)<br /> thì quá trình này diễn ra không đáng kể. Quá trình<br /> tiếp diễn tương tự như ở các bể có sinh vật phù du.<br /> Ở bể có nồng độ NH4+ thấp (bể A1 - A3 và<br /> D1 - D3), quá trình tự làm sạch tương đối mạnh, sau<br /> 7 ngày thí nghiệm, hiệu suất tự làm sạch có thể đạt<br /> được đến 72% (có sinh vật phù du) và 64% (không<br /> có sinh vật phù du). Ở các bể còn lại, hiệu suất tự làm<br /> sạch diễn ra chậm hơn, sau 7 ngày thí nghiệm, hiệu<br /> suất tự làm sạch chỉ đạt khoảng 30% (A5, 6 và D5, 6).<br /> <br /> Hình 3. Biến động NH4+ trong lô đối chứng (trái) và khả năng tự làm sạch của nước (phải) khi lọc bỏ<br /> sinh vật phù du<br /> <br /> 16 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br /> <br /> Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> Trong môi trường của các thủy vực tự nhiên<br /> hay nuôi trồng thủy sản luôn xảy ra quá trình tự làm<br /> sạch, cụ thể là quá trình chuyển hóa chất hữu cơ<br /> thành chất vô cơ và quá trình khủ nitơ. Ở nồng độ<br /> vừa phải, quá trình tự làm sạch tự nhiên đáp ứng<br /> quá trình cân bằng vật chất trong chu trình sinh địa<br /> hóa. Tuy nhiên, trong các ao nuôi trồng thủy sản,<br /> chất hữu cơ dưới dạng thức ăn hay chất thải của<br /> đối tượng nuôi thường xuyên được bổ sung vào hệ.<br /> Điều này dẫn đến việc gia tăng quá mức nồng độ<br /> các muối vô cơ, từ đó gây hiện tượng phì dưỡng<br /> trong nước.<br /> 2. Hiệu quả xử lý NH4+ của zeolite<br /> Kết quả nghiêm cứu cho thấy, sau 7 ngày<br /> thí nghiệm, đối với lô thí nghiệm có vai trò tự làm<br /> sạch của thực vật nổi, nước sau khi xử lý bởi<br /> zeolite 2 có hàm lượng NH4+ dao động từ<br /> <br /> Soá 1/2012<br /> 57µgN/L – C1 đến 895 µgN/L – C6, trong khi đó, ở<br /> các lô thí nghiệm khác (B, E và F), chỉ có các bể từ 1<br /> đến 3 có hàm lượng NH4+ dao động từ 440 đến 993<br /> µgN/L (QCVN 08:2008/BTNMT về chất lượng nước<br /> mặt giới hạn NH4+ tính theo N là 1mg/L), còn lại các<br /> bể khác có hàm lượng cao hơn 1000 µgN/L. FAO chỉ<br /> ra NH3 gây độc cho đối tượng nuôi khi có nồng độ<br /> 0,2-2,0 µgN/L, thông thường là thấp hơn 0,5 µgN/L<br /> [6]. Trong khi đó, EPA chứng minh rằng ở nhiệt độ<br /> 30°C và pH là 7,25 và 8,00, thì giới hạn của NH3 lần<br /> lượt là 0,74 và 0,47 µgN/L [5]. Mặt khác, ATSDR<br /> tổng kết được ở nhiệt độ 25°C và pH = 9.25, đạt<br /> được cân bằng NH3/NH4+, còn pH là 7,25 và 8,25 thì<br /> NH4+ chiếm 99 và 90% trong cân bằng này [2]. Như<br /> vậy, với điều kiện thí nghiệm là pH la 7,36 ± 0,23 và<br /> nhiệt độ 28°C, nước sau xử lý đảm bảo yêu cầu đối<br /> với nuôi thủy sản, trừ các bể có hàm lượng cao hơn<br /> 1000 µgN/L.<br /> <br /> Hình 4. Hiệu quả xử lý NH4+ của zeolite 1 (trái) và zeolite 2 (phải) khi có sinh vật phù du<br /> <br /> Hình 5. Hiệu quả xử lý NH4+ của zeolite 1 (trái) và zeolite 2 (phải) khi có lọc sinh vật phù du<br /> <br /> Hiệu quả xử lý của zeolite 1 khi có hay không<br /> có sự hiện diện của sinh vật phù du sau 7 ngày thí<br /> nghiệm có thể đạt được 58% và 62%, trong khi đó<br /> zeolite 2 là 72% và 58%. Hơn nữa, zeolite 2 có kết<br /> <br /> quả xử lý ổn định hơn và hiệu quả xử lý cao hơn<br /> so với zeolite 1 (hình 4 và 5), nhất là khi nồng độ<br /> NH4+ cao. Trong cả 2 trường hợp có sinh vật phù du<br /> hay không sinh vật phù du, khi nồng độ NH+4 không<br /> <br /> TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 17<br /> <br /> Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> quá cao, hiệu suất xử lý của zeolite 1 và 2 đạt cực<br /> đạt sau 1 ngày xử lý. Điều này phù hợp với kết quả<br /> nghiên cứu trước đây [10]. Tuy nhiên, khác biệt với<br /> nghiên cứu của hai tác giả này là hiệu quả xử lý của<br /> zeolite tiếp tục kéo dài trong những ngày sau khi<br /> nồng độ chất được xử lý đủ lớn (trong trường hợp<br /> này là bể B6, C6, E6 và D6). Zeolite còn có vai trò<br /> như một chất tao môi trường ổn định để thực vật<br /> phù du phát triển.<br /> IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br /> Với khuyến cáo của nhà sản xuất, dùng zeolite<br /> để xử lý NH4+ trong ao nuôi hải sản nhằm mục đích tạo<br /> ra thế cân bằng mới của vật chất. Zeolite 2 (dạng bột)<br /> <br /> Soá 1/2012<br /> có hiệu quả xử lý cao và ổn định hơn zeolite 1 (dạng<br /> hạt) ở trong điều kiện phòng thí nghiệm. Khi nồng<br /> độ NH+4 không quá cao thì hiệu suất xử lý của cả<br /> hai zeolite đạt cực đạt sau 1 ngày xử lý. Nhưng khi<br /> nồng độ NH4+ quá lớn, quá trình hấp phụ của zeolite có thể kéo dài đến 7 ngày. Zeolite còn có vai<br /> trò tạo môi trường ổn định, kích thích thực vật nổi<br /> phát triển và hiệu quả tất yếu là hiệu suất xử lý của<br /> Zeolite được gia tăng một cách gián tiếp. Tuy nhiên,<br /> cần thiết phải nghiên cứu một cách đầy đủ hơn về<br /> hiệu quả xử lý của zeolite đối với NH3/NH4+ đối với<br /> nhiều loại nước nuôi hải sản cũng như so sánh với<br /> phương pháp xử lý khác để từ đó có những khuyến<br /> cáo hữu ích phục vụ nuôi trồng hải sản bền vững.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> <br /> APHA (2005). Standard Methods for the Examination of Water and Wastewater, 21st Edition. American Public Health<br /> Association. Washington, D.C.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> ATSDR (2004). Toxicological profile for ammonia. US. Department of Health and Human Services. Agency for Toxic<br /> Substances and Disease Registry. 223pp.<br /> <br /> 3.<br /> <br /> Balci, S. and Y. Dinçel (2002). Ammonium ion adsorption with sepiolite: use of transient uptake method. Chemical<br /> Engineering and Processing, 41, 79-85.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> Chen, J.C. and C.Y. Lin (1992). Effects of ammonia on growth and molting of Penaeus monodon juveniles. Comparative<br /> Biochemistry and Physiology Part C: Comparative Pharmacology, 101, 449-452.<br /> <br /> 5.<br /> <br /> EPA 1985 Ambient Water Quality Criteria for Ammonia. EPA-440/5-85-001, United States Environmental Protection<br /> Agency, Washington, D.C.<br /> <br /> 6.<br /> <br /> FAO (1992). Wastewater treatment and use in agriculture - FAO irrigation and drainage paper 47. Food and Agriculture<br /> Organization of the United Nations Rome.<br /> <br /> 7.<br /> <br /> Lê Văn Cát, 2006. Nước nuôi thủy sản - Chất lượng và giải pháp cải thiện chất lượng. NXB Khoa học kỹ thuật.<br /> <br /> 8.<br /> <br /> Liang, Z. & J. Ni (2009). Improving the ammonium ion uptake onto natural zeolite by using an integrated modification<br /> process. Journal of Hazardous Materials, 166, 52-60.<br /> <br /> 9.<br /> <br /> Nguyễn Tác An, 1979. Mô hình chu trình vật chất trong hệ sinh thái biển. Tạp chí sinh vật học, 1(4). 12-17.<br /> <br /> 10. Nguyễn Lê Hoàng Yến và Trương Quốc Phú (2006). Khả năng hấp thụ ammonia của Zeolite tự nhiên ở các độ mặn khác nhau.<br /> Tạp chí Nghiên cứu Khoa học, Trường Đại học Cần thơ. (http://www.ctu.edu.vn/colleges/aquaculture/thuysanweb/uploads/<br /> anpham/tapchi_2006/1yen_zeolite.pdf)<br /> <br /> 18 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2