intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khả năng phân hủy DDT của chủng nấm sợi FNA1 phân lập từ đất ô nhiễm hỗn hợp thuốc trừ sâu tại Nghệ An

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

67
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung bài viết là nghiên cứu khả năng phân hủy DDT của chủng FNA1 sau 7 ngày nuôi cấy trên môi trường czapek nghèo có chứa 200 ppm DDT bằng phương pháp sắc ký khối phổ, kết quả cho thấy chủng này đã phân hủy 92,69 % DDE, 97,19 % DDD, 97,23 % DDT so với mẫu đối chứng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khả năng phân hủy DDT của chủng nấm sợi FNA1 phân lập từ đất ô nhiễm hỗn hợp thuốc trừ sâu tại Nghệ An

KHẢ NĂNG PHÂN HỦY DDT CỦA CHỦNG NẤM SỢI FNA1 PHÂN LẬP TỪ<br /> ĐẤT Ô NHIỄM HỖN HỢP THUỐC TRỪ SÂU TẠI NGHỆ AN<br /> Đào Thị Ngọc Ánh1, Đặng Thị Cẩm Hà1*<br /> 1<br /> <br /> Viện Công nghệ Sinh học – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về khả năng của vi sinh vật có thể phân hủy<br /> thuốc diệt côn trùng DDT và các dẫn xuất là DDD và DDE .v.v, ở Việt Nam<br /> những công trình về vấn để này vẫn rất khiêm tốn. Kết quả nhận được trong bài<br /> báo này cho thấy, chủng FNA1 được phân lập từ đất ô nhiễm thuốc trừ sâu có khả<br /> năng phát triển mạnh trên môi trường chứa DDT (200 ppm). Khuẩn lạc FNA1 có<br /> dạng bông xốp, màu xanh lá mạ, viền ngoài màu trắ<br /> . Nghiên cứu khả năng phân hủy DDT<br /> của chủng FNA1 sau 7 ngày nuôi cấy trên môi trường czapek nghèo có chứa 200<br /> ppm DDT bằng phương pháp sắc ký khối phổ, kết quả cho thấy chủng này đã<br /> phân hủy 92,69 % DDE, 97,19 % DDD, 97,23 % DDT so với mẫu đối chứng.<br /> Từ khóa: DDT, phân hủy sinh học, FNA1.<br /> ∗<br /> <br /> 1. MỞ ĐẦU<br /> DDT<br /> [1,1,1-trichloro-2,2-bis(pchlorophenyl)ethan] là hợp chất hữu cơ<br /> bền vững khó phân huỷ, rất độc hại đối<br /> với con người và môi trường. Chúng được<br /> sử dụng ở hầu hết các nước trên thế giới<br /> trong nhiều thập niên trước với mục đích<br /> trừ sâu và diệt muỗi truyền bệnh sốt rét.<br /> Hiện nay đã bị cấm sử dụng nhưng DDT<br /> vẫn còn tồn dư một lượng rất lớn trong tự<br /> nhiên gây ô nhiễm môi trường đất, nước<br /> và không khí, gây ra những hậu quả lâu<br /> dài đến sức khoẻ con người và môi<br /> trường . Do đó v iệc nghiên cứu để tìm ra<br /> giải pháp tẩy độc các vùng nhiễm độc là<br /> một nhiệm vụ hết sức cần thiết ở rất nhiều<br /> quốc gia trên thế giới như Mỹ, Trung<br /> Quốc, Mexico v.v. trong đ ó có cả ở Việt<br /> Nam.<br /> Ở nước ta, theo thống kê của Bộ Tài<br /> nguyên và Môi trường năm 2007 thì hi ện<br /> nay nước ta còn 108 tấn hoá chất bảo vệ<br /> ∗<br /> Đặng Thị Cẩm Hà, Tel: 04. 38360892,<br /> E-mail: dangcha80@gmail.com<br /> <br /> thực vật nguy hại, chiếm 8 trong 12 hợp<br /> chất hữu cơ khó phân huỷ (POPs) và<br /> 55.000m3 đất nhiễm hoặc lẫn các loại<br /> hoá chất này, trong đó có 1,1,1-trichloro2,2-bis (p-chlorophenyl) ethane (DDT)<br /> nằm rải rác ở 23 tỉnh, đặc biệt diện tích<br /> đất bị ô nhiễm nặng được tìm thấy tại các<br /> địa phương như Nghệ An (Kim Liên I và<br /> II, Nam Đàn). Tại Nghệ An DDT vẫn<br /> còn trong một nhà kho từ năm 1965 đến<br /> năm 1985. Nồng độ của DDT thay đổi từ<br /> 3,38 đến 960,6 mg/kg trong các mẫu đất<br /> và từ 0,00012 đến 0,00168 mg/l trong<br /> các mẫu nước. Trong nhiều năm liên<br /> tiếp, mùi thuốc DDT nồng nặc bay xa<br /> đến 600 mét. Đã có 25 người chết vì ung<br /> thư, và 22 trường hợp dị thai được ghi<br /> nhận [7].<br /> Xử lý các chất ô nhiễm bằng phương pháp<br /> phân hủy sinh học hiện nay đang được<br /> xem là một hướng đi mới mẻ và nhiều<br /> triển vọng trong việc giải quyết các vấn<br /> đề ô nhiễm trong đó có ô nhiễm DDT.<br /> Phương pháp này dựa trên nguyên tắc<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Đào Thị Ngọc Ánh và cs<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> kích thích các tập đoàn vi sinh vật bản địa<br /> có khả năng phân hủy các chất ô nhiễm,<br /> nên công nghệ này rất an toàn, thân thiện<br /> với hệ sinh thái và môi trường. Phương<br /> pháp phân hủy sinh học là phương pháp ít<br /> phức tạp, không đòi hỏi các điều kiện môi<br /> trường quá khắt khe, chi phí thấp dó đó<br /> rất phù hợp với điều kiện nước ta. Cơ chế<br /> của quá trình phân hủy sinh học DDT và<br /> đồng phân của nó có thể là nhờ quá trình<br /> loại clo hoặc cắt vòng. Các vi sinh vật có<br /> khả năng chuyển hóa DDT và các đồng<br /> phân của nó (o,p,-DDT, p,p,-DDT) thành<br /> dạng bớt độc hơn, không độc hoặc khoáng<br /> hóa hoàn toàn thành CO2 và nước.<br /> Hiện nay, trên thế giới có nhiều tác giả đã<br /> phân lập được vi sinh vật có khả năng<br /> phân hủy DDT chủ yếu là vi khuẩn và<br /> nấm. Một số chủng nấm có khả năng phân<br /> hủy DDT được biết đến như Nocardia .sp,<br /> Phanerochaete<br /> chrysosporium,<br /> Trichoderma viridae v.v.[11].<br /> ết quả<br /> nghiên cứu phân lập và khả năng phân<br /> huỷ DDT của nấm sợi phân lập từ đất ô<br /> nhiễm thuốc trừ sâu ở Nghệ An. Loài nấm<br /> này có khả năng phân hủy DDT và các<br /> đồng phân của nó ở mức độ cao so với<br /> các chủng đã đư ợc nghiên cứu và công<br /> bố.<br /> 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> 2.1. Nguyên liệu<br /> Ba chủng nấm sợi được phân lập từ đất ô<br /> nhiễ<br /> ợp DDT, DDD, DDE,<br /> Hexachlorocyclorohexane<br /> (HCH),<br /> Heptachlor, Aldrin, Diendrin, Endrin ở<br /> nồng độ cao của Nam Đàn, Nghệ An. Các<br /> chủng nấm này đ ược đặt tên lần lượt là<br /> FNA1, FNA2, FNA3. Đây là 3 chủng nấm<br /> sợi trong bộ giống của phòng Công nghệ<br /> Sinh học Môi trường – Viện Công nghệ<br /> Sinh học, Viện KH&CN Việt Nam [9].<br /> Hóa chất sử dụng để nghiên cứu là các<br /> hóa chất tinh khiết, đảm bảo chất lượng<br /> được nhập ngoại từ các công ty hóa chất<br /> có u y tín n hư Sigma, Merk .v.v. Th iết bị<br /> sử dụng có độ chính xác, tin cậy cao của<br /> Viện Công nghệ Sinh học và Viện Công<br /> <br /> 57(9): 46 – 51<br /> <br /> nghệ Môi trường – Viện Khoa học và<br /> Công nghệ Việt Nam.<br /> 2.2. Phương pháp<br /> Nghiên cứu hình thái khuẩn lạc và hình<br /> thái bào tử nấm sợi<br /> Để nghiên cứu hình thái của nấm các<br /> chủng nấm sạch được cấy trên môi trường<br /> Czapek nghèo, thành phần môi trường<br /> gồm có (g/lít): 2,4g KNO3, 0,42g MgSO4,<br /> 0,44g KH2PO4, 0,56g Na2HPO4, 1g NaCl,<br /> 0,4g NaNO3, 0,1g KCl, 0,001g FeSO4, 6g<br /> Saccharose. Trong môi trường nuôi cấy<br /> có bổ sung 100ppm hỗn hợp DDT, DDD<br /> và DDE, nuôi cấy ở 30oC. Sau 5 ngày<br /> nấm phát triển tốt, chúng được quan sát<br /> và chụp ảnh khuẩn lạc trên đĩa thạch.<br /> Hình thái bào tử của các chủng nấm được<br /> quan sát và chụp ảnh dưới kính hiển vi<br /> quang học (Nikon eclipse 50i, Nhật Bản)<br /> với độ phóng đại 40 lần.<br /> Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ<br /> DDT đến khả năng sinh trưởng của<br /> chủng nghiên cứu<br /> Với mục đích tìm n ồng độ thích hợp nhất<br /> cho sinh trưởng của chủng nấm được<br /> chọn thì nghiên cứu khảo sát nồng độ<br /> DDT cũng được tiến hành trên môi trường<br /> Czapek nghèo có bổ sung hỗn hợp DDT,<br /> DDD, DDE lần lượt là 50ppm, 100ppm,<br /> 200ppm, và 300ppm. Từ kết quả của<br /> nghiên cứu sẽ lựa chọn nồng độ thích hợp<br /> để tiến hành các khảo sát về khả năng<br /> phân hủy DDT của chủng nấm sợi trên.<br /> Nghiên cứu khả năng phân hủy DDT<br /> của chủng nấm sợi<br /> Khả năng phân hủy DDT của chủng<br /> FNA1 được xác định sau 7 ngày nuôi lắc<br /> 180 vòng/phút ở 30oC trên môi trường<br /> Czapek nghèo có bổ sung nồng độ DDT<br /> thích hợp. Độ tồn lưu DDT, DDD, DDE<br /> sau 7 ngày nuôi cấy được tách chiết và<br /> phân tích bằng phương pháp sắc ký lỏng<br /> cao áp (HPLC), sử dụng máy GC/ECD<br /> 2010 của hãng Shimadzu Nhật Bản.<br /> 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Đào Thị Ngọc Ánh và cs<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 3.1. Các đặc điểm hình thái khuẩn lạc<br /> và cuống sinh bào tử của FNA1, FNA2,<br /> FNA3<br /> Sau 5 ngày nuôi cấy trên môi trường<br /> Czapek nghèo có bổ sung DDT hình thái<br /> khuẩn lạc của 3 chủng nấm được quan<br /> sát và miêu tả ở hình 1. Chủng FNA1 có<br /> khuẩn lạc mọc lan rộng, đường kính 2<br /> cm, khuẩn ty khí sinh màu xanh lá mạ<br /> viền ngoài màu xanh trắng, bông xốp.<br /> Khuẩn lạc chủ<br /> , đường kính<br /> 1,2 cm, bề mặt khuẩn ty khí sinh chắc, có<br /> múi, màu xanh rêu đậm, viền ngoài<br /> trắng, tâm có giọt tiết màu đen. Chủng<br /> FNA3 có khuẩn lạc tròn, rộng 1,5 cm,<br /> viền ngoài khẩn ty khí sinh có màu trắng<br /> hơi khứa, trong màu nâu, sinh giọt tiết<br /> màu nâu đậm. Khuẩn ty cơ chất của cả 3<br /> chủng trên đều màu trắng. Cuống sinh<br /> bào tử<br /> <br /> 57(9): 46 – 51<br /> <br /> chủng FNA1 phát triển tốt nhất (Hình 2,<br /> Hình 3).<br /> Tên<br /> chủn<br /> g<br /> <br /> Hình thái<br /> khuẩn lạc<br /> <br /> Hình thái<br /> cuống sinh<br /> bào tử<br /> <br /> FNA<br /> 1<br /> <br /> FNA<br /> 2<br /> <br /> FNA<br /> 3<br /> <br /> Hình 1. Hình thái khuẩn lạc và cuống<br /> sinh bào tử chủng FNA1, FNA2, FNA3<br /> (Hình 1).<br /> Với các đặc điểm về hình thái khuẩn lạc<br /> và bào tử n h ư trên có thể xếp 3 chủng<br /> nấm sợi này vào chi Aspergillus. Do<br /> chủng FNA1 phát triển nhanh nhất, tạo<br /> sinh khối lớn nên đã được chọn để tiến<br /> hành các nghiên cứu tiếp theo.<br /> 3.2. Ảnh hưởng của nồng độ DDT đến<br /> khả năng sinh trưởng của chủng FNA1<br /> Để lựa chọn môi trường nuôi cấy với<br /> nồng độ DDT thích hợp môi trường<br /> Czapek nghèo vẫn tiếp tục được sử dụng<br /> và các nồng độ DDT khác nhau được bổ<br /> sung vào bình nuôi cấy. Sinh khối nấm<br /> được sấy khô đến khối lượng không đổi<br /> và cân bằng cân phân tích sau 7 ngày nuôi<br /> cấy. Kết quả cho thấy ở nồng độ 200 ppm<br /> <br /> Hình 2. Khả năng phát triển của chủng<br /> FNA1 trên môi trường czapek nghèo chứa<br /> DDT<br /> 3.3. Khả năng phân hủy DDT của<br /> chủng nấm sợi FNA1<br /> Sau khi xác định được ở nồng độ DDT là<br /> 200 ppm chủng FNA1 phát triển tốt nhất,<br /> nghiên cứu đánh giá khả năng phân hủy<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Đào Thị Ngọc Ánh và cs<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> DDT đã được tiến hành bằng phương<br /> pháp sắc ký lỏng cao áp để phân tích độ<br /> tồn lưu của DDT và các đồng phân của<br /> nó. Sau 7 ngày nuôi cấy mẫu không có vi<br /> sinh vật và có FNA1 đã đư ợc so sánh, kết<br /> quả phân tích được thể hiện trên sắc ký đồ<br /> ở hình 4 (A, B). Khả năng phân hủy DDE,<br /> DDD và DDT của chủng FNA1 đạt rất<br /> cao, các chất trên được loại bỏ lần lượt là<br /> 92,69 %, 97,19 % và 97,23 % (Bảng 1).<br /> <br /> 57(9): 46 – 51<br /> <br /> nhiễ<br /> m<br /> <br /> Khôn<br /> g có<br /> VSV<br /> (ppm)<br /> <br /> FNA<br /> 1<br /> (ppm<br /> )<br /> <br /> (ppm<br /> )<br /> <br /> (%)<br /> <br /> DDE<br /> <br /> 4,271<br /> <br /> 0,312<br /> <br /> 3,959<br /> <br /> 92,6<br /> 9<br /> <br /> DDD<br /> <br /> 10,23<br /> 8<br /> <br /> 0,287<br /> <br /> 9,951<br /> <br /> 97,1<br /> 9<br /> <br /> DDT<br /> <br /> 162,8<br /> <br /> 4,5<br /> <br /> 158,3<br /> <br /> 97.2<br /> 3<br /> <br /> Tỷ lệ phần trăm<br /> <br /> Nồng độ DDT<br /> <br /> Hình 3. Tỷ lệ phân trăm khối lượng khô sinh<br /> khối nấm<br /> <br /> Hình 4. Phổ sắc ký đồ của mẫu nuôi cấy<br /> không có vi sinh vật (A) và có vi sinh vật<br /> (B).<br /> Bảng 1. Khả năng phân hủy DDT, DDE,<br /> DDD bởi chủng FNA1<br /> Chất<br /> ô<br /> <br /> Lượng thu<br /> hồi<br /> <br /> Lượng bị<br /> loại bỏ<br /> <br /> Đã có nhiều công bố về khả năng phân<br /> hủy sinh học DDT của vi sinh vật. Các<br /> nhóm vi sinh vật tiềm năng cho quá trình<br /> phân hủy DDT phục vụ cho xây dựng qui<br /> trình công nghệ khử độc đất nhiễm hỗn<br /> hợp DDT, HCH và các chất ô nhiễm hữu<br /> cơ chứa clo khác được quan tâm là nấm,<br /> xạ khuẩn và vi khuẩn. Theo các nghiên<br /> cứu thì có tới hơn 300 chủng vi sinh vật<br /> có khả năng phân hủy DDT và các dẫn<br /> suất, một số vi sinh vật chuyển hoá DDT<br /> đã được công bố bao gồm Escheria coli,<br /> Enterobacter aerogenes, Enterobacter<br /> cloacae,<br /> Klebsiella<br /> pneumoniae,<br /> Pseudomonas aeruginosa, Pseudomonas<br /> putida, Bacillus sp. v.v. và một số nấm như<br /> Saccharomyces cerevisiae, Phanerochaete<br /> chrysosporium, Trichoderma [5]. Quá trình<br /> chuyển hoá DDT của các vi sinh vật đã<br /> được nghiên cứu phần lớn đều theo cơ chế<br /> đồng trao đổi chất. Cũng có thể chủng<br /> FNA1 được phân lập từ đất ô nhiễm DDT<br /> và các thuốc trừ sâu khác cũng phân h ủy<br /> DDT theo cơ chế đồng trao đổi chất. Các<br /> nghiên cứu trước đã s ử dụng môi trường<br /> muối khoáng chứa DDT nhưng chủng<br /> FNA1 không phát triển, chủng này chỉ<br /> phát triển trên môi trường có bổ sung<br /> saccharose. Tuy nhiên cần rất nhiều<br /> nghiên cứu tiếp theo để làm sáng tỏ cơ<br /> chế chuyển hóa DDE, DDD, DDT của<br /> chủng nấm sợi này.<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Đào Thị Ngọc Ánh và cs<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Khả năng phân hủy hỗn hợp DDT của<br /> nấm FNA1 cao hơn hằn so với khả năng<br /> phân hủy của vi khuẩn được phân lập từ<br /> cùng mẫu nghiên cứu là BNA71 và<br /> BNA73 [9]. Hai chủng này phân hủy lần<br /> lượt là 12,53 % và 19,66 % DDT tổng sau<br /> 14 ngày nuôi cấy, trong khi chủng FNA1<br /> phân hủy được 94,41 % sau 7 ngày. Điều<br /> này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu<br /> trong và ngoài nước cho thấy khả năng<br /> phân hủy DDT của nấm tốt hơn hẳn vi<br /> khuẩn và xạ khuẩn. Aislabie và cộng sự<br /> đã sử dụng chủng Terrabacter sp. DDE-1<br /> để nghiên cứu khả năng phân huỷ sinh<br /> học của vi khuẩn. Nồng độ DDE đã giảm<br /> n 0,062 mg/ml (48<br /> từ 0,1 mg/ml xuố<br /> %) sau 10 ngày nuôi cấy Terrabacter sp.<br /> đị<br /> Aerobacter aerogenes<br /> Bacillus subtilis<br /> 5µg/ml [4].<br /> Bumpus và Aust đã sử dụng nấm đả<br /> P. chrysosporium nghiên cứu xử lý DDT<br /> trong môi trường thiếu nitơ, sau 30 ngày<br /> nuôi cấy, khoảng 50 % DDT đã được<br /> chuyển hoá trong đ ó có 1 0 % đã được<br /> khoáng hoá hoàn toàn và thấy xuất hiện<br /> các sản phẩm của quá trình trao đổi chất<br /> như dicofol, FW-152 và DBP [2].<br /> Fernando (1989) kiểm tra khả năng phân<br /> huỷ 14C-DDT trong hỗn hợp đất và lõi<br /> ngô bởi nấm P. chrysosporiumi cho thấy<br /> sau 60 ngày 10% 14C chuyển sang dạng<br /> 14<br /> C-CO2, 5% sang dạng hoà tan trong<br /> nước và 18% ở dạng không thể tách chiết.<br /> Con đường chuyển hóa DDT của vi khuẩn<br /> E. Aerogenes được công bố bởi<br /> Wedemeyer năm 1976ũng<br /> c t ạo ra sản<br /> phẩm trung gian là DDD và DDE [8]. Từ<br /> kết quả phân tích DDD và DDE cho thấy<br /> hàm lượng DDD và DDE của mẫu có bổ<br /> sung chủng FNA1 thấp hơn nhiều của<br /> mẫu đối chứng. Số liệu này chứng tỏ<br /> chủng FNA1 có khả năng phân hủy cả<br /> DDT, DDD và DDE. So sánh khả năng<br /> <br /> 57(9): 46 – 51<br /> <br /> chuyển hóa DDT và các dẫn xuất với con<br /> đường chuyển hóa bởi hai chủng P.<br /> Chrysosporium, E. Aerogenes, chúng tôi<br /> nhận thấy kiểu phân hủy sinh học DDT<br /> của chủng FNA1 khá giống với các chủng<br /> nêu trên.<br /> Như vậy chủng FNA1 có khả năng phát<br /> triển tốt và phân hủy DDT ở nồng độ rất<br /> cao trong thời gian ngắn. Còn rất nhiều<br /> chủng vi khuẩn và nấm khác đã được phát<br /> hiện có khả năng phân hủy DDT rất tốt<br /> với nồng độ rất thấp từ 0,1 – 2 ppm như<br /> loài Rhodotorula gracilis, Torulopsis<br /> utilis phân hủy lần lượt 97 %, 94 % DDT<br /> với nồng độ ban đầu là 2ppm, còn loài<br /> Blepharisma intermedium phân hủy 90 %<br /> DDT với nồng độ ban đầu là 1ppm.<br /> Bidlan và Manonmaniã đch ứng minh<br /> chủng Serratia marcescens DT-1P làm<br /> giảm 50% DDT sau 48 giờ với nồng độ<br /> ban đầu là 5ppm. Kanoknit phân lập được<br /> 167 chủng từ tỉnh Songkhla, Thái Lan có<br /> khả năng phát triển trên môi trường có<br /> chứa 25ppm DDT. Chỉ có năm chủng sinh<br /> trưởng và phát triển và tạo vòng phân hủy<br /> ở nồng độ 100ppm DDT, sau 10 ngày<br /> nuôi cấy năm chủng này có khả năng<br /> phân loại bỏ từ 20,3 % đến 37,4 % DDT<br /> với nồng độ ban đầu là 25 ppm. Chúng<br /> mình trên cho thấy khả năng phân hủy<br /> DDT của chủng FNA1 cao hơn hẳn nhiều<br /> chủng đã được công bố [12].<br /> Theo các khảo sát bước đầu mà chúng tôi<br /> đã tiến hành cho thấy chủng FNA1 sinh<br /> enzyme ngoại bào trên môi trường chọn<br /> lọc đặc hiệu với chất cảm ứng là 100 ppm<br /> DDT. Đây có thể là một trong các lý do<br /> tại sao loài nấm sợi này phân hủy chuyển<br /> hóa DDE, DDD, DDT rất tốt so với các<br /> chủng vi sinh vật khác. Để tìm hiểu và<br /> ứng dụng chủng FNA1 như là một ứng cử<br /> viên cho phương pháp tăng cường sinh<br /> học xử lý đất nhiễm nặng hỗn hợp thuốc<br /> trừ sâu và côn trùng cần rất nhiều nghiên<br /> cứu khác. Theo các kết quả thu được từ<br /> rất nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới<br /> thì enzyme ngoại bào do nấm sợi sinh<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2