intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khả năng vượt khó của sinh viên thiệt thòi ở trường Đại học Sư phạm và Đại học Nông lâm - Đại học Huế

Chia sẻ: Lâm Đức Duy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

81
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Khả năng vượt khó của sinh viên thiệt thòi ở trường Đại học Sư phạm và Đại học Nông lâm - Đại học Huế trình bày: Khả năng vượt khó là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần đem đến sự thành công trong cuộc sống. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng và từ đó đề xuất biện pháp phát triển khả năng vượt khó cho thế hệ trẻ là việc làm cần được quan tâm,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khả năng vượt khó của sinh viên thiệt thòi ở trường Đại học Sư phạm và Đại học Nông lâm - Đại học Huế

KHẢ NĂNG VƯỢT KHÓ CỦA SINH VIÊN THIỆT THÒI Ở TRƯỜNG<br /> ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VÀ ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC HUẾ<br /> TRẦN THỊ TÚ ANH<br /> Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế<br /> NGUYỄN THỊ DIỄM HẰNG<br /> Đại học Quảng Bình<br /> Tóm tắt: Khả năng vượt khó là một trong những yếu tố quan trọng, góp<br /> phần đem đến sự thành công trong cuộc sống. Vì vậy, nghiên cứu thực<br /> trạng và từ đó đề xuất biện pháp phát triển khả năng vượt khó cho thế hệ<br /> trẻ là việc làm cần được quan tâm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khả<br /> năng vượt khó của khá nhiều sinh viên thiệt thòi (SVTT) Trường đại học<br /> Nông lâm và Đại học Sư phạm, Đại học Huế còn ở mức thấp. Những<br /> biện pháp phù hợp giúp SVTT nâng cao khả năng kiểm soát khó khăn,<br /> khả năng nhận trách nhiệm, khả năng khống chế mức độ và phạm vi ảnh<br /> hưởng của khó khăn và đặc biệt là khả năng nhận thức về thời gian ảnh<br /> hưởng của khó khăn là những hỗ trợ hướng đến mục tiêu bền vững dành<br /> cho SVTT.<br /> <br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Trong thời gian dài, chỉ số thông minh IQ và chỉ số cảm xúc EQ được xem là thước đo<br /> quan trọng nhất để dự báo thành công trong cuộc sống và sự nghiệp của mỗi người. Từ<br /> năm 1997, giới chuyên môn bắt đầu quan tâm đến một chỉ số mới là AQ (Adversity<br /> Quotitent), chỉ số biểu thị khả năng vượt qua nghịch cảnh, khó khăn, gian khổ... (gọi tắt<br /> là chỉ số vượt khó). Theo Stotlz (1997), người đề xuất chỉ số vượt khó, AQ mới thực sự<br /> là chỉ số quyết định thành công, bởi nó giúp con người phát huy tác dụng của hai chỉ số<br /> IQ và EQ. Lý thuyết về chỉ số vượt khó cũng như trắc nghiệm đo chỉ số AQ đã nhanh<br /> chóng thuyết phục được các nhà tâm lý học bởi cơ sở lý luận vững chắc, cũng như tính<br /> hiệu lực và độ tin cậy cao [3], [4], [5].<br /> Trong khi lý thuyết AQ và việc đo lường chỉ số AQ được thế giới quan tâm tìm hiểu,<br /> nghiên cứu và vận dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống thì chúng chưa được quan<br /> tâm thấu đáo và chưa được sử dụng ở Việt Nam. Ngoài những bài giới thiệu sơ lược về<br /> AQ trên các báo hàng ngày, báo mạng [2], có rất ít công trình nghiên cứu khoa học liên<br /> quan đến khả năng vượt khó [7], [8] và đặc biệt, chưa có công trình nào nghiên cứu về<br /> khả năng vượt khó của những sinh viên cần sự quan tâm nhiều hơn của xã hội như<br /> SVTT. Để cho lý thuyết AQ và chỉ số AQ đến được với xã hội Việt Nam và phát huy<br /> thế mạnh của nó, một trong những việc làm cần thiết là thực hiện những nghiên cứu ban<br /> đầu, tìm hiểu cơ sở lý luận và tính khả dụng của chỉ số vượt khó đối với người Việt<br /> Nam. Những nghiên cứu này sẽ cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cần thiết cho việc<br /> thích nghi hóa công cụ đo lường chỉ số AQ một cách chính thống sau này.<br /> Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br /> ISSN 1859-1612, Số 03(23)/2012, tr. 103-110<br /> <br /> 104<br /> <br /> TRẦN THỊ TÚ ANH – NGUYỄN THỊ DIỄM HẰNG<br /> <br /> Theo định nghĩa của Dự án PHE (Dự án Những nẻo đường đến đại học, Pathways to<br /> Higher Education của Quỹ Ford, Mỹ), SVTT là những người học đến từ vùng sâu, vùng<br /> xa, miền núi và người khuyết tật, mồ côi hoặc dân tộc thiểu số. Sinh ra và lớn lên trong<br /> môi trường địa lý, kinh tế, xã hội không thuận lợi, họ ít có điều kiện để phát triển bản<br /> thân. Thêm vào đó, với bản tính rụt rè, khép kín, họ không mạnh dạn tìm kiếm sự giúp<br /> đỡ từ bên ngoài mỗi khi gặp khó khăn, khiến cho khó khăn có thể trở nên trầm trọng<br /> hơn và bản thân họ bị tổn thương nặng nề hơn, ảnh hưởng đến học tập và cuộc sống [1].<br /> Những năm gần đây, SVTT đã nhận được sự quan tâm hỗ trợ của nhiều ban ngành, tổ<br /> chức nhằm giúp họ vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, sức mạnh nội lực của mỗi SVTT mới<br /> là yếu tố quan trọng giúp họ đối diện với những khó khăn, thách thức trong cuộc sống.<br /> Nghiên cứu thực trạng khả năng vượt khó của SVTT, từ đó xác định hướng tác động<br /> nhằm nâng cao khả năng vượt khó cho họ là một trong những việc làm cần thiết, hướng<br /> đến mục tiêu bền vững của những hỗ trợ xã hội.<br /> 2. KHÁCH THỂ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Khách thể nghiên cứu: gồm 437 SVTT thuộc trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) và Đại<br /> học Nông Lâm (ĐHNL), hai trường có tỉ lệ SVTT cao nhất ở Đại học Huế. Khách thể<br /> nghiên cứu được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên.<br /> Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu khả năng vượt khó của SVTT tại hai trường<br /> thuộc Đại học Huế, chúng tôi đã sử dụng trắc nghiệm chỉ số AQ, phiên bản AQ Profile<br /> (AQP) QuickTake 1.0. của Stoltz [6] làm phương pháp chủ đạo. Phiên bản này đã được<br /> Việt hóa ban đầu và sử dụng thử nghiệm trong nghiên cứu của Nguyễn Phước Cát<br /> Tường và Trần Thị Tú Anh [7] với sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế.<br /> AQP được xây dựng dưới dạng bảng hỏi tự đánh giá, theo kiểu thang đo, để phát hiện,<br /> khám phá cách thức ứng phó với các tình huống khó khăn hoặc thử thách của mỗi<br /> người. AQP QuickTake 1.0 gồm 20 tình huống giả định và câu hỏi kèm theo cho mỗi<br /> tình huống. 20 tình huống này phản ánh 4 thành phần của AQ (AQ thành phần) là C<br /> (Control: Khả năng kiểm soát)), O (Ownership: Khả năng nhận trách nhiệm), R (Reach:<br /> Khả năng khống chế mức độ và phạm vi ảnh hưởng của nghịch cảnh) và E (Endurance:<br /> Nhận thức về thời gian ảnh hưởng của nghịch cảnh).<br /> Sinh viên được yêu cầu tự đánh giá mức độ đã thực hiện 20 tình huống đó trên thang<br /> lưỡng cực gồm 5 mức (từ 1 = không chịu bất cứ trách nhiệm nào đến 5 = chịu hoàn toàn<br /> trách nhiệm). Mức đo 1, 2, 3, 4, 5 đồng thời là điểm số cho câu trả lời đó và điểm AQ là<br /> tổng điểm của các tình huống thành phần. Tổng điểm AQ cao phản ánh những người có<br /> bản lĩnh kiên cường, khả năng vượt khó cao.<br /> Kết quả kiểm tra độ tin cậy và tính hiệu lực của bảng hỏi cho thấy bảng hỏi có độ tin<br /> cậy và tính hiệu lực phù hợp (chỉ số Cronbach Alpha là 0,70; trọng số của mỗi câu, kết<br /> quả KMO, phép thử Barlett đều thỏa mãn yêu cầu). Số liệu được phân tích bằng phần<br /> mềm SPSS phiên bản 16.0.<br /> <br /> 105<br /> <br /> KHẢ NĂNG VƯỢT KHÓ CỦA SINH VIÊN THIỆT THÒI...<br /> <br /> 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> 3.1. Khả năng vượt khó của sinh viên thiệt thòi<br /> 3.1.1. Chỉ số AQ của sinh viên thiệt thòi trường Đại học Sư phạm và Đại học Nông<br /> Lâm – Đại học Huế<br /> a. Điểm AQ chung<br /> Kết quả hiển thị ở bảng 1 cho thấy điểm trung bình AQ chung cho toàn mẫu là 124, ở<br /> mức trung bình thấp và thấp hơn so với điểm AQ trung bình trên thế giới (AQ trung<br /> bình là 147) [6] cũng như điểm AQ trung bình của nhóm sinh viên Trường Đại học<br /> Ngoại ngữ, Đại học Huế (AQ trung bình là 135) [7]. Như vậy, có thể thấy, dù có thể<br /> phải đối diện với nhiều khó khăn hơn, mức độ khó khăn cao hơn so với những sinh viên<br /> khác, khả năng vượt khó của SVTT lại hạn chế hơn. Điều này gây bất lợi “kép” đối với<br /> SVTT, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống tinh thần, kết quả học tập và có thể cả<br /> sự thành công trong tương lai.<br /> Bảng 1. Điểm AQ chung của sinh viên thiệt thòi<br /> Tần suất<br /> <br /> ĐTB<br /> AQ<br /> Chung<br /> <br /> ĐLC<br /> <br /> 124<br /> <br /> 20,7<br /> <br /> Min<br /> <br /> 40<br /> <br /> Max<br /> <br /> 178<br /> <br /> 40 - 119<br /> (AQ thấp)<br /> <br /> 120 – 149<br /> (AQ trung bình)<br /> <br /> 150 – 200<br /> (AQ cao)<br /> <br /> N<br /> <br /> %<br /> <br /> N<br /> <br /> %<br /> <br /> N<br /> <br /> %<br /> <br /> 156<br /> <br /> 36<br /> <br /> 231<br /> <br /> 53<br /> <br /> 50<br /> <br /> 11<br /> <br /> Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình; ĐLC: Độ lệch chuẩn; Min: Giá trị nhỏ nhất; Max: Giá trị lớn<br /> nhất; N: Số lượng<br /> <br /> Bảng 1 cũng cho thấy SVTT đạt AQ cao chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ. Đây là những người<br /> luôn cố gắng vượt qua mọi trở ngại, luôn học hỏi, rèn luyện bản thân một cách kiên<br /> định, cố gắng thay đổi, cải thiện tình thế để đạt kết quả tốt nhất. Chính vì vậy, đây có<br /> thể là những cá nhân có nhiều khả năng thành công trong học tập hiện tại và trong cuộc<br /> sống tương lai. Bên cạnh đó, hơn một nửa SVTT trong nhóm khảo sát có chỉ số AQ ở<br /> mức trung bình. Nhóm sinh viên này thường là những người dễ thỏa hiệp, dễ hài lòng<br /> với bản thân và không thực sự nỗ lực hết mình để vượt qua những thử thách lớn lao.<br /> Điều đáng lưu ý là còn một tỉ lệ khá lớn SVTT có chỉ số AQ thấp, chiếm 36%. Đây là<br /> một tỉ lệ đáng lo ngại bởi nó cao hơn nhiều so với 16% của sinh viên ngoại ngữ [7].<br /> Những người có chỉ số AQ thấp thường không dám đối đầu với nghịch cảnh, dễ dàng<br /> nản chí, dễ dàng từ bỏ mục đích, nhiệm vụ khi gặp khó khăn, từ đó dễ dẫn đến thất bại.<br /> Chính vì vậy, những người có chỉ số AQ thấp cần được hỗ trợ để rèn luyện nâng cao kỹ<br /> năng vượt khó để có thể tồn tại và phát triển trong xã hội. Điều này càng đặc biệt quan<br /> trọng với SVTT bởi nhóm sinh viên này thường có nhiều khó khăn, thách thức hơn so<br /> với những sinh viên khác.<br /> <br /> 106<br /> <br /> TRẦN THỊ TÚ ANH – NGUYỄN THỊ DIỄM HẰNG<br /> <br /> Như vậy, kết quả cho thấy, nhìn chung, phần lớn SVTT trong nhóm khảo sát đã có khả<br /> năng vượt khó từ mức trung bình trở lên, nhờ đó, họ có thể vượt qua những thử thách<br /> trong học tập, các mối quan hệ xã hội và những khó khăn tâm lý tiềm ẩn trong mỗi cá<br /> nhân. Bên cạnh đó, vẫn còn một tỉ lệ khá lớn SVTT cần được hỗ trợ để nâng cao khả<br /> năng vượt khó.<br /> b. Các AQ thành phần<br /> Bảng 2. Điểm AQ thành phần của sinh viên thiệt thòi<br /> Tần suất<br /> ĐTB AQ<br /> thành phần<br /> <br /> ĐLC<br /> <br /> Min<br /> <br /> Max<br /> <br /> 5 – 11<br /> (Thấp)<br /> <br /> 12 – 18<br /> (Trung bình)<br /> <br /> 19 – 25<br /> (Cao)<br /> <br /> N<br /> <br /> %<br /> <br /> N<br /> <br /> %<br /> <br /> N<br /> <br /> %<br /> <br /> C<br /> <br /> 15,8<br /> <br /> 3,45<br /> <br /> 5<br /> <br /> 24<br /> <br /> 43<br /> <br /> 10<br /> <br /> 272<br /> <br /> 62<br /> <br /> 122<br /> <br /> 28<br /> <br /> O<br /> <br /> 15,8<br /> <br /> 3,45<br /> <br /> 5<br /> <br /> 24<br /> <br /> 50<br /> <br /> 12<br /> <br /> 285<br /> <br /> 65<br /> <br /> 102<br /> <br /> 23<br /> <br /> R<br /> <br /> 15,9<br /> <br /> 3,90<br /> <br /> 5<br /> <br /> 24<br /> <br /> 56<br /> <br /> 13<br /> <br /> 260<br /> <br /> 59<br /> <br /> 121<br /> <br /> 28<br /> <br /> E<br /> <br /> 14,6<br /> <br /> 3,68<br /> <br /> 5<br /> <br /> 25<br /> <br /> 92<br /> <br /> 21<br /> <br /> 282<br /> <br /> 65<br /> <br /> 63<br /> <br /> 14<br /> <br /> Kết quả ở bảng 2 cho thấy điểm AQ thành phần ở bốn AQ thành phần, C, O, R, E đều ở<br /> mức Trung bình. Các chỉ mục C, O, R có chỉ số AQ trung bình ở mức tương đương và<br /> sự khác biệt trong tỉ lệ SVTT ở các nhóm có AQ thành phần Thấp, Trung bình và Cao<br /> là không đáng kể. Như vậy, kết quả cho thấy đa số SVTT đã có khả năng kiểm soát<br /> nghịch cảnh, nhận trách nhiệm và khống chế nghịch cảnh, chỉ khoảng 10% SVTT có<br /> mức Thấp ở những chỉ mục này.<br /> Bảng số liệu trên cũng cho thấy chỉ mục E có điểm trung bình thấp hơn so với các chỉ<br /> mục khác. Trong đó, tỉ lệ SVTT có điểm ở mức Thấp gần/hơn gấp hai lần so với tỉ lệ<br /> này ở các chỉ mục C, O, R. Ngược lại, tỉ lệ SVTT có điểm ở mức Cao lại chỉ khoảng<br /> một nửa của tỉ lệ này ở các chỉ mục C, O, R. So sánh với kết quả thu được trong nghiên<br /> cứu của Nguyễn Phước Cát Tường và Trần Thị Tú Anh [7] cho thấy tỉ lệ sinh viên có<br /> điểm Cao ở chỉ mục E ở nhóm SVTT thấp hơn rất nhiều so với tỉ lệ này ở nhóm sinh<br /> viên ngoại ngữ (14% ở SVTT so với 37% ở sinh viên ngoại ngữ). Như vậy, có thể thấy,<br /> trong khi chỉ có 14% SVTT thực sự lạc quan khi đối diện với khó khăn, cho rằng khó<br /> khăn sẽ qua nhanh để duy trì hy vọng thì có hơn 1/5 SVTT bi quan, cho rằng nghịch<br /> cảnh kéo dài và tiếp tục ảnh hưởng đến cá nhân. Đây là một vấn đề cần được quan tâm,<br /> bởi cái nhìn bi quan, tiêu cực về ảnh hưởng lâu dài của nghịch cảnh không chỉ khiến<br /> SVTT lo lắng, buồn phiền mà còn làm giảm ý chí quyết tâm vượt qua khó khăn, cố<br /> gắng tìm cách giải quyết vấn đề. Những biện pháp tác động nhằm nâng cao khả năng<br /> vượt khó cho SVTT cần lưu ý cải thiện nhận thức của họ về tính bền vững của nghịch<br /> cảnh.<br /> <br /> 107<br /> <br /> KHẢ NĂNG VƯỢT KHÓ CỦA SINH VIÊN THIỆT THÒI...<br /> <br /> 3.1.2. Sự khác biệt trong khả năng vượt khó của SVTT xét theo giới, năm học,<br /> trường<br /> Xét theo giới, kiểm định t cho hai mẫu độc lập cho thấy có sự khác biệt giữa nam và nữ<br /> SVTT trong chỉ số vượt khó, như được trình bày ở bảng 3. Nhìn chung, nữ SVTT có<br /> khả năng vượt khó cao hơn nam SVTT, tuy nhiên, sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống<br /> kê chỉ thể hiện ở chỉ số C và O.<br /> Bảng 3. Khả năng vượt khó của SVTT theo giới tính<br /> Loại chỉ số<br /> <br /> Nam<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> t(435)<br /> <br /> TBC<br /> <br /> ĐLC<br /> <br /> TBC<br /> <br /> SD<br /> <br /> C<br /> <br /> 15,4<br /> <br /> 3,76<br /> <br /> 16,0<br /> <br /> 3,19<br /> <br /> 1,84*<br /> <br /> O<br /> <br /> 15,4<br /> <br /> 3,76<br /> <br /> 16,0<br /> <br /> 3,19<br /> <br /> 1,84*<br /> <br /> R<br /> <br /> 15,8<br /> <br /> 4,26<br /> <br /> 16,1<br /> <br /> 3,66<br /> <br /> 0,87<br /> <br /> E<br /> <br /> 14,4<br /> <br /> 3,75<br /> <br /> 14,7<br /> <br /> 3,63<br /> <br /> 0,75<br /> <br /> AQ chung<br /> <br /> 122,4<br /> <br /> 22,1<br /> <br /> 126,1<br /> <br /> 19,6<br /> <br /> 1,82<br /> <br /> Ghi chú: *: p < 0,05<br /> <br /> Kết quả cho thấy, nữ SVTT có khả năng kiểm soát khó khăn và khả năng nhận trách<br /> nhiệm cao hơn nam SVTT. Điều này thể hiện, nữ SVTT tác động nhiều hơn đến tình<br /> huống khó khăn, cố gắng để thay đổi nó; sẵn sàng nhận trách nhiệm để cải thiện tình<br /> huống khó khăn, sẵn sàng đóng góp trách nhiệm của mình để cải thiện tình hình. Đây là<br /> những điểm tích cực trong khả năng vượt khó của nữ SVTT so với nam SVTT. Những<br /> đặc điểm này phần nào gắn với đặc điểm của người phụ nữ Á Đông, đó là, trông yếu ớt<br /> về thể chất nhưng lại mạnh mẽ về tinh thần, chịu thương, chịu khó, chịu áp lực, sẵn sàng<br /> đối diện với khó khăn, tìm cách cải thiện tình hình (Yiu (2005), Chen và các cộng sự<br /> (2009).<br /> Bảng 4. Khả năng vượt khó của SVTT dưới lát cắt trường<br /> AQ<br /> <br /> Nông Lâm<br /> TBC<br /> <br /> Sư phạm<br /> SD<br /> <br /> TBC<br /> <br /> t(435)<br /> <br /> SD<br /> <br /> C<br /> <br /> 15,7<br /> <br /> 3,68<br /> <br /> 15,9<br /> <br /> 3,20<br /> <br /> 0,69<br /> <br /> O<br /> <br /> 15,7<br /> <br /> 3,68<br /> <br /> 15,9<br /> <br /> 3,20<br /> <br /> 0,69<br /> <br /> R<br /> <br /> 16,1<br /> <br /> 4,00<br /> <br /> 15,8<br /> <br /> 3,85<br /> <br /> 1,02<br /> <br /> E<br /> <br /> 14,8<br /> <br /> 3,57<br /> <br /> 14,8<br /> <br /> 3,79<br /> <br /> 1,02<br /> <br /> Chung<br /> <br /> 122,4<br /> <br /> 21,40<br /> <br /> 124,8<br /> <br /> 21,40<br /> <br /> 20,0<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2