intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khai thác công nghệ thông tin trong hoạt động dạy - học tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Chia sẻ: Liễu Yêu Yêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

21
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Khai thác công nghệ thông tin trong hoạt động dạy - học tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân" liệt kê một số công cụ thông dụng và những tiêu chí để lựa chọn theo nhu cầu của người học và cơ sở đào tạo. Một vài khuyến nghị về những công cụ nên dùng ở cơ sở đào tạo đại học (cụ thể là Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) sẽ được đề xuất. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khai thác công nghệ thông tin trong hoạt động dạy - học tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

  1. KHAI THÁC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Trần Thị Bích Hạnh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt: Dạy - học trực tuyến đã tạo ra sự thay đổi căn bản về phong cách dạy và học. Tính ưu việt của “trực tuyến” đã được khẳng định và thừa nhận trên phạm vi toàn thế giới nên hầu như không cần bàn luận thêm. Công nghệ thông tin (CNTT) đã sản sinh rất nhiều công cụ mới để tiến hành dạy - học trực tuyến. Vấn đề đặt ra là nên lựa chọn công cụ nào cho phù hợp với loại hình đào tạo và bối cảnh hiện thời để đạt được hiệu quả cao nhất. Bài viết này liệt kê một số công cụ thông dụng và những tiêu chí để lựa chọn theo nhu cầu của người học và cơ sở đào tạo. Một vài khuyến nghị về những công cụ nên dùng ở cơ sở đào tạo đại học (cụ thể là Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - ĐHKTQD) sẽ được đề xuất. Từ khóa: học tập kết hợp, ngân hàng câu hỏi, LMS-Hệ thống quản lý học tập. 1. Ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý ngành và quản lý hành chính Trong văn bản gửi các cơ sở giáo dục và đào tạo ngày 20/9/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cho biết: “Thực hiện Đề án 06, Bộ GDĐT được giao hai nhóm nhiệm vụ, đó là: nhóm nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý ngành của Bộ GDĐT và nhóm nhiệm vụ liên quan đến các thủ tục hành chính nói chung. Với nhóm nhiệm vụ liên quan đến các thủ tục hành chính nói chung, Bộ GDĐT đã triển khai đồng bộ và đạt hiệu quả các nhiệm vụ được giao. Năm nhiệm vụ trong nhóm nhiệm vụ này đều đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ, đến nay, Bộ GDĐT đã tiến hành chuẩn hóa các danh mục thủ tục hành chính và kết quả giải quyết thủ tục hành chính đối với 201 thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính”. 2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học Bộ GDĐT đã và đang triển khai thực hiện Đề án 06 với những kết quả đáng ghi nhận về quản lý ngành và quản lý hành chính. Những phần mềm với cơ sở dữ liệu để quản lý ngành và quản lý hành chính phải được thiết kế đồng bộ để tiện dùng trong phạm vi cả nước. Theo các tác giả hiểu thì mỗi cơ sở giáo dục, đào tạo có thể ứng dụng CNTT một cách linh hoạt để dạy và học sao cho phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và tình hình thực tế. 2.1. Kết hợp đào tạo trực tuyến với trực tiếp là giải pháp lâu dài Đào tạo trực tuyến có những ưu điểm rõ ràng so với đào tạo trực tiếp, chẳng hạn: giảm được chi phí; có thể dễ dàng lồng ghép video hay audio vào bài giảng; ít phụ thuộc vào địa điểm dạy và học; nhiều khóa học trực tuyến mở rộng quy mô lớn (Massive Open Online Course - MOOC) không hạn chế số học viên tiếp cận từ xa qua internet, nhờ thế mà góp phần giảm cường độ giao thông. Ngoài những học liệu trực tuyến thông thường như bài giảng quay thành phim, sách điện tử, câu hỏi ôn tập và bài tập, nhiều MOOC còn tạo ra những diễn đàn tương tác (interactive forum) để cộng đồng các học viên, giảng viên và trợ giảng trao đổi, hỏi đáp qua lại với nhau… 406
  2. Mặc dù “đào tạo trực tuyến” có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với “đào tạo trực tiếp”, nhưng nếu kết hợp hai phương thức để học tập kết hợp (Blended Lerning) thì người học sẽ tận dụng được những gì tốt nhất từ cả hai phương thức. Achievevirtual.org đã liệt kê 10 lợi ích của học tập kết hợp, tóm tắt như sau: (1) vừa học theo hình thức mặt đối mặt trên lớp, vừa học “ảo” qua mạng thì không sinh viên nào bị lẻ loi nhưng vẫn cảm thấy độc lập trong quá trình học tâp; (2) sinh viên có thể chuyển đổi linh hoạt từ học trên lớp sang học trực tuyến, điều đó tạo ra sự pha trộn lành mạnh giữa khả năng tự giải quyết vấn đề và hướng dẫn trực diện; (3) sinh viên được học theo tốc độ riêng của mình tùy mức độ thông thạo ở mỗi lĩnh vực; (4) chi phí phải chăng hơn; (5) cải thiện được mối quan hệ giao tiếp giữa sinh viên và giáo viên; (6) nhờ cách trưng bày tình hình trên thế giới thực thông qua các bài viết hay hình ảnh mà sinh viên hiểu biết nhiều hơn và vẫn có thể hỏi giáo viên để biết thêm thông tin; (7) sinh viên được quyền truy cập 24/7 vào tài liệu học tập; (8) sinh viên có thể học trực tuyến để bù nên không bị tụt hậu quá xa khi phải nghỉ học trên lớp vì một lý do nào đó; (9) cha mẹ học sinh biết rõ hơn về sự tiến bộ của con, giáo viên ít gặp gỡ cha mẹ nhưng vẫn sẵn sàng cung cấp thêm thông tin nếu cần; (10) sinh viên được mài giũa kỹ năng số trong môi trường học tập, thể hiện khả năng học hỏi trên nền tảng số nên sẽ dễ tìm được việc làm khi ra trường. Ngoài những lợi ích nêu trên, hình thức học tập kết hợp còn đáp ứng nhu cầu về tình cảm của người học: “Muốn gặp gỡ thầy cô giáo và bạn bè dưới mái trường yêu thương”. 2.2. Phần mềm dạy và học trực tuyến Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều trang trên mạng giới thiệu phần mềm dạy và học trực tuyến với các tiêu đề: “Top 10 phần mềm học trực tuyến”, “Top 12 phần mềm học trực tuyến tốt nhất năm 2022”… Trang “Top 10 phần mềm giảng dạy và học tập trực tuyến được Bộ Giáo Dục khuyên dùng” liệt kê các phần mềm: Microsoft Teams, OLM, Zoom Cloud Meeting, vnEdu, Google Classroom… Nhiều cơ sở giáo dục, đào tạo (trong đó có Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (ĐHKTQD)) đã và đang sử dụng các phần mềm: Microsoft Teams, Zoom Cloud Meeting, Eneu.vn, Trans, Elc.ehou.edu.vn, elo.edu.vn… Ngoài ra, các phần mềm giao và chấm bài như OLM, Azota, Violympic cũng được tận dụng. Nói chung, việc vận hành các phần mềm đều thuận tiện, về cơ bản, đáp ứng được nhu cầu của người giảng và người học. Phần mềm còn giúp thầy cô giáo, phụ huynh và bản thân học sinh, sinh viên theo dõi tiến trình và kết quả học tập. Chẳng hạn, phần mềm OLM (hiện chỉ dùng cho học sinh phổ thông) có thể giúp thày cô lựa chọn câu hỏi để giao bài tập. Đáp án đúng và điểm nhận được theo từng câu hỏi hiện ra ngay sau khi trả lời, kết quả làm bài được lưu giữ để xem lại về sau. 2.3. Hệ thống quản lý học tập Theo Kate Brush và các chuyên gia khác, Hệ thống quản lý học tập (Learning Management System - LMS) là phần mềm để lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá một quá trình học tập riêng biệt. Hệ thống này được sử dụng khi dạy và học trực tuyến. LMS cung cấp phương tiện cho giảng viên truyền đạt nội dung, quản lý lớp học: điểm danh, theo dõi quá trình học tập, nhận biết tính chuyên cần và mức độ tiếp thu kiến thức của sinh viên. LMS là cổng phần mềm mà qua đó học viên truy cập tới các khóa học. Hiện nay đã có hàng trăm hãng cung cấp LMS. Tất cả các LMS đều có những chức năng cơ bản đại loại như nhau, chẳng hạn, liệt kê danh mục và giới thiệu tóm tắt về các khóa học, quản lý việc đăng nhập và tiếp cận khóa học. LMS cũng có những tính năng tương tác để sinh viên thảo luận theo nhóm, hội thảo video và trao đổi trên diễn đàn. 407
  3. 2.4. Phần mềm tạo bài giảng trực tuyến Ngoài các phần mềm để dạy và học trực tuyến còn có những phần mềm được sử dụng như công cụ soạn thảo bài giảng (authoring tools). Nhờ công cụ này mà giảng viên biên soạn được bài giảng, tạo dựng được những khóa học trực tuyến và trình chiếu với phim, ảnh, âm thanh sao cho sinh động, hấp dẫn, học viên dễ tiếp thu. Trên trang mạng O2 Education có liệt kê 12 phần mềm tạo bài giảng trực tuyến, đó là: Eludicat, Adobe Cativate, Storyline 360, Easy generator, iSpring Suite… 2.5. Coi thi từ xa - Giám thị trực tuyến Vấn đề khó khăn nhất là chống gian lận, đảm bảo tính nghiêm túc và công bằng cho mỗi kỳ thi trực tuyến. Nhìn chung, các website đào tạo trực tuyến ở Việt Nam chủ yếu chỉ hỗ trợ việc học trực tuyến còn những kỳ thi hết môn thì vẫn phải tổ chức trên giảng đường, trong khi các website khác, như edX chẳng hạn, tổ chức thi trực tuyến để cấp chứng chỉ cho tất cả các khóa học. Hai Trang web Ứng dụng Azota giám sát như thế nào? và Gen Z, Khóc thét vì phần mềm chống gian lận thi online Azota, đều viết về cách giám sát của Azota. Trên trang Gen Z có đoạn: “Nếu học sinh thoát khỏi màn hình, thậm chí chỉ chuyển sang tab khác thôi thì sẽ có thông báo cảnh báo. Đây sẽ là chức năng được sử dụng trong các buổi thi online, nó không chỉ giám sát được việc chuyển tab mà sẽ tổng kết cả số lần học sinh thoát khỏi màn hình hoặc chuyển tab trong thời gian thi. Chưa dừng lại ở đây, trong chương trình Tiêu điểm: Kiểm tra học kỳ trực tuyến, anh Nguyễn Văn Đại, “cha đẻ” của Azota còn bật mí rằng trong thời gian sắp tới, ứng dụng sẽ được bổ sung thêm tính năng giám sát 360 bằng công nghệ AI. Tính năng này có thể nhận diện tất cả các tình huống như dùng thiết bị thứ hai, dùng phần mềm điều khiển máy tính từ bên ngoài để gian lận”. Nếu chỉ theo dõi động tác chuyển sang tab khác hay thoát khỏi màn hình thì chưa phát hiện được trường hợp có người mách bảo hay thi hộ. Một vài cơ sở giáo dục, đào tạo yêu cầu thí sinh phải dùng hai thiết bị kết nối với giám thị, một thiết bị để thí sinh xem đề và làm bài, thiết bị thứ hai đặt ở vị trí sao cho giám thị nhìn thấy thí sinh và màn hình hiện bài thí sinh đang làm. Theo cách này thì vẫn thi hộ được nếu viết lời giải trên giấy rồi giơ lên sao cho thí sinh chép được mà giám thị không nhìn thấy. Nhu cầu coi thi từ xa sẽ tăng nhanh bởi vì nhiều người mong muốn các thủ tục thi cử cũng không lệ thuộc khoảng cách địa lý để thuận tiện cho cả giám thị lẫn thí sinh. Điều đáng mừng là sự xuất hiện dịch vụ coi thi từ xa Proctor360. Dịch vụ này cho phép thí sinh dự thi ở chỗ thuận tiện tại nhà hay cơ quan mà vẫn phát hiện được sự gian lận. Một bộ tai nghe có gắn camera 3600, mic và loa được chuyển đến từng thí sinh để sử dụng trong lúc thi. Nhờ bộ tai nghe có gắn camera 3600 kết hợp với camera của máy tính và trình duyệt web mà giám thị có thể nhắc nhở thí sinh, nghe và quan sát toàn bộ không gian thi theo nhiều góc cạnh giống như coi thi trong bốn bức tường. Công ty Proctoru cũng đang quảng bá một dịch vụ coi thi từ xa có sử dụng trí tuệ nhân tạo. 2.6. Học liệu tham khảo trực tuyến Nội dung chính của mỗi môn học thường được trình bày trong các buổi học trực tuyến hay trực tiếp để cả lớp cùng tham dự theo thời khóa biểu định trước. Vì thời gian học tập trung 408
  4. có hạn nên cần phải cung cấp thêm các học liệu tham khảo trực tuyến sao cho mỗi sinh viên có thể sử dụng ở mọi nơi, mọi lúc để bổ sung kiến thức. Học liệu tham khảo trực tuyến bao gồm những bài giảng do chính giảng viên của cơ sở đào tạo biên soạn hay các bài trên mạng có nội dung liên quan đến môn học. Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến là một loại học liệu tham khảo thông dụng, giúp sinh viên tự đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của mình và chỉnh sửa những thiếu sót, nhầm lẫn nếu có. Một ví dụ là Đề tài KTQD/V2020.08: “Nghiên cứu ứng dụng Microsoft Forms để xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến học phần Tin học ứng dụng”. Ngân hàng này là một học liệu mới nhằm bổ sung vào kho học liệu điện tử (học liệu số hay học liệu trực tuyến) để hỗ trợ chương trình học tập kết hợp dành cho môn Tin học ứng dụng ở Trường ĐHKTQD. Sinh viên có thể sử dụng ngân hàng trên PC, iPpad hay điện thoại có kết nối với Internet ở bất cứ đâu vào bất kỳ lúc nào. X-Soft là một trong những đơn vị phần mềm của Việt Nam cung cấp phần mềm ngân hàng đề thi trực tuyến với sản phẩm “X-QUIZTEST Solutions”. 3. Những tiêu chí để lựa chọn công cụ đào tạo trực tuyến Các công ty cung cấp công cụ hay dịch vụ đào tạo trực tuyến thường chỉ đề cao các thế mạnh của mình chứ ít khi nhắc tới những điểm yếu. Dưới đây xin trích dẫn một số tiêu chí do các chuyên gia đào tạo trực tuyến đề xuất để lựa chọn công cụ phù hợp.Lauren Anstey và Gavan Watson (2018) ở Đại học Western, Canada, đã viết một chuyên mục bao gồm các tiêu chí để đánh giá công cụ tạo khóa học trực tuyến có đủ khả năng hay có phù hợp với nhu cầu của giảng viên và sinh viên đại học hay không. Các tiêu chí được phân thành 8 loại, bao gồm: (1) Chức năng (Functionality), (2) Dễ tiếp cận (Accessibility), (3) Kỹ thuật/ công nghệ (Technical), (4) Thiết kế di động (Mobile Design), (5) Bảo vệ dữ liệu, tính riêng tư và chủ quyền (Privacy, Data Protection, and Rights), (6) Thể hiện tính xã hội (Social Presence), (7) Thể hiện việc giảng bài (Teaching Presence), (8) Thể hiện sự nhận thức (Cognitive Presence). Mỗi loại có một số tiêu chí. Chẳng hạn: - Loại “Chức năng” có các tiêu chí: Quy mô (Scale) - Công cụ có thể tổ chức những khóa học với rất nhiều người đăng ký hay không?; Dễ dùng (Ease of Use) - Công cụ phải có giao diện trực giác, thân thiện với người dùng; Sẵn sàng trợ giúp (Tech Support / Help Availability) - Trợ giúp kịp thời khiến giảng viên cảm thấy tiện lợi và sinh viên có thể tự điều chỉnh việc học tập của mình; Tăng cường phương tiện truyền thông (Hypermediality) - Công cụ có nhiều kênh truyền thông (tiếng nói, phim ảnh, văn bản) để hỗ trợ giảng viên và sinh viên trao đổi qua lại dễ dàng. - Loại “Thể hiện tính xã hội” có các tiêu chí: Cộng tác (Collaboration) - Tạo điều kiện thuận lợi để giảng viên thiết kế các hoạt động và môi trường học tập sao cho sinh viên thường xuyên có nhiều cơ hội trao đổi và cộng tác hoạt động với các bạn cùng khóa như trong một cộng đồng; Trách nhiệm giải trình với người dùng (User Accountability) - Nếu sinh viên tự nguyện cam kết học tập thì phải tạo cho họ một môi trường an toàn và đáng tin cậy. Giảng viên phải có phương tiện để theo dõi ý kiến của sinh viên bằng cách điều khiển và cho quyền phát biểu tại các diễn đàn. Chức năng này không những thể hiện tính xã hội mà còn giúp đánh giá sự tham gia tích cực của sinh viên; Mức độ phổ biến (Diffusion) - Nếu công cụ đã được dùng một cách phổ biến trong xã hội thì những sinh viên cảm thấy quen thuộc với công cụ sẽ hăng hái sử dụng nó. 409
  5. Các tiêu chí để lựa chọn công cụ đào tạo trực tuyến ở bậc đại học được Lauren Anstey và Gavan Watson (2018) đề ra rất chi tiết. Tuy nhiên, tùy theo loại hình đào tạo mà việc lựa chọn công cụ có thể đơn giản hơn. 4. Một vài khuyến nghị về đào tạo trực tuyến ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1) Coi học tập kết hợp là giải pháp lâu dài: Sau khi đại dịch Covid-19 không còn nghiêm trọng ở Hà Nội, Nhà trường ta đã tiếp tục tổ chức và duy trì hình thức giảng dạy và học tập kết hợp. Nhà trường nên tăng cường trực tuyến, giảm thiểu nhưng không loại bỏ trực tiếp bởi vì giảng đường mãi mãi là nơi gắn bó với thầy và trò, bù đắp những phương tiện không sẵn có khi dạy học từ xa. 2) Chọn phần mềm dạy và học trực tuyến: Những phần mềm các khoa đang sử dụng đều có nhiều ưu điểm, đạt các tiêu chí nêu trên và có tên trong danh sách phần mềm được Bộ GDĐT khuyên dùng. Giảng viên và sinh viên trường ta đã quen với các phần mềm này, vì vậy, việc tiếp tục sử dụng thì thuận tiện hơn. Tuy nhiên, các phần mềm ứng dụng CNTT thường xuyên được cải tiến, nâng cấp nên các thầy cô giáo cần theo dõi để tiếp cận phiên bản mới nhất, tốt nhất. 3) Chọn phần mềm tạo bài giảng và khóa học trực tuyến: Giảng viên đại học, nhất là giảng viên tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân với trang thiết bị trình chiếu hiện đại, đã quen dùng PowerPoint, bởi vậy các tác giả xin đề xuất một công cụ nên chọn, đó là phần mềm tạo khóa học trực tuyến iSpring Suite dựa trên PowerPoint với những ưu điểm nổi bật như sau: - Dễ dàng chuyển đổi bài trình bày PowerPoint thành bài giảng trong khóa học trực tuyến: Khi đã cài phiên bản dùng thử 14 ngày của iSpring Suite, sau đó mở PowerPoint thì ngoài các thẻ (tab) Home, Insert..., người dùng còn thấy một thẻ mới giành riêng cho iSpring Suite với các nút (button) để kích hoạt những chức năng. Lúc này, người dùng có thể mở bài trình bày, bổ sung thêm các chi tiết cần thiết như video, lời thuyết minh... rồi xuất bản (publish) qua LMS thành tệp dùng cho khóa học. - Có thể tạo ra các bài giảng video nhờ chức năng quay video tường thuật (Record video narration) hoặc chèn thêm tệp video đã ghi từ trước. - Có thể tạo ra các bài kiểm tra với những câu hỏi trắc nghiệm đa dạng. - Có thể ghi lại các trạng thái màn hình để tạo ra những bài video dạy kèm nhờ chức năng Screencasting. - Tạo được những cuộc hội thoại theo kịch bản và cho phép trao đổi trực tuyến. - Tương thích với hầu hết các LMS bởi vì có thể xuất bản theo các chuẩn SCORM 1.2, SCORM 2004, AICC, cmi5, Tin Can (xAPI). - Vì những gì được tạo ra trên iSpring Suite đều hỗ trợ HTML5 nên dùng được trên điện thoại thông minh, iPad và máy tính bảng. - Các chuyên gia của iSpring Suite có thể trợ giúp tức thời qua điện thoại, email hay chat (trò chuyện trực tuyến) vào bất cứ lúc nào (24/7). - Giá: Phiên bản cực nhanh (ultralfast version - iSpring Suite Max) có giá $930/năm nếu đăng ký hàng năm cho 1 người dùng. Khi đăng ký cho nhiều người dùng thì thương lượng để giảm giá bằng cách nhấn Contact Us trên bảng giá. 410
  6. 4) Cung cấp học liệu tham khảo trực tuyến: Những việc giảng viên nên tiến hành là: yêu cầu sinh viên xem các trang web có nội dung liên quan đến khóa học; sử dụng công cụ miễn phí như Google Classroom để biên soạn những bài giảng bổ sung cho bài giảng chính; dùng Microsoft Forms để kiến tạo ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm hay khảo sát nguyện vọng của sinh viên. Microsoft Forms đặc biệt tiện dùng trong lĩnh vực đào tạo, chẳng hạn, giúp giảng viên khảo sát, thu thập ý kiến phản hồi của sinh viên. Nhờ ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm mà giảng viên có thể kiểm tra, đánh giá tiến bộ của sinh viên và nếu cần thì giải thích thêm hay thay đổi cách truyền đạt cho phù hợp. 5) Coi thi từ xa - Giám thị trực tuyến: Tổ chức coi thi từ xa thì thuận tiện cho cả giám thị và thí sinh vì không lệ thuộc khoảng cách địa lý. Hiện nay trở ngại lớn nhất vẫn là chống gian lận. Thông tư số 10/2017/BGDĐT về Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học có quy định: “Việc tổ chức thi kết thúc học phần phải được thực hiện tập trung tại cơ sở giáo dục đại học hoặc tại Trạm Đào tạo từ xa, được giám sát bởi cán bộ của cơ sở giáo dục đại học...” Điều này đã trở thành bất cập và nên loại bỏ khi công nghệ có thể cung cấp những phương tiện coi thi từ xa mà vẫn đảm bảo nghiêm túc, công bằng. Hy vọng Trường ĐHKTQD sẽ sớm tiếp cận với những công cụ giám sát có sử dụng trí tuệ nhân tạo như các hãng Proctor 360, Proctoru hay Azota đang quảng cáo. 5. Kết luận Công nghệ thông tin ngày càng tạo ra nhiều phần mềm ứng dụng để tiến hành dạy học trực tuyến. Lựa chọn và khai thác các ứng dụng CNTT phù hợp để quản lý và hỗ trợ người học là vấn đề quan trọng mà cơ sở đào tạo đại học cần đặc biệt quan tâm. Đào tạo trực tuyến (đồng nghĩa với đào tạo từ xa) là phương thức đào tạo mang lại nhiều lợi ích đáng trân trọng, tuy nhiên, các trường vẫn cần kết hợp với phương thức đào tạo truyền thống để giải quyết những công đoạn của quá trình dạy học hiện nay chưa thuận tiện đối với phương thức trực tuyến. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Văn bản gửi các cơ sở giáo dục và đào tạo ngày 20/9/2021, truy cập từ: Chuyển đổi số trong GDĐT (moet.gov.vn) 2. achievevirtual.org, 10 Benefits of Integrating Online Learning WithTraditional Education, truy cập từ: https://achievevirtual.org/blog/online-high-school/10-benefits-of- integrating-online-learning-with-traditional-education/ 3. Ứng dụng Azota giám sát như thế nào? truy cập từ: Azota giám sát như thế nào? có gian lận được không? - 6W.com.vn 4. Gen Z, Khóc thét vì phần mềm chống gian lận thi online Azota, truy cập từ: Gen Z “khóc thét” vì phần mềm chống gian lận thi online Azota (yan.vn) 5. Proctor 360, Proctor 3600 Total View, truy cập từ: https: //proctor360.com/ 6. Proctoru, Remote Proctoring Essential to E-Learning During the COVID-19 Pandemic, truy cập từ: Secure Remote ProctorU Proctoring Platform - Meazure Learning 7. Xsoft, Phần mềm ngân hàng câu hỏi và thi trắc nghiệm trực tuyến, truy cập từ: https://xsoft.vn/phan-mem-ngan-hang-cau-hoi-va-thi-trac-nghiem-truc-tuyen/ 411
  7. 8. O2 Education, 12 phần mềm tạo bài giảng e-leaning, truy cập từ: 12 phần mềm tạo bài giảng e-leaning - O₂ Education (o2.edu.vn) 9. Ispring-elearning software that really works, truy cập từ: iSpring - eLearning Software That Really Works (ispringsolutions.com) 10. iSpringSuite Features, Truy cập từ: Key Features of eLearning Courses Created with iSpring Suite (ispringsolutions.com) 11. Kate Brush, What is a Learning Management System (LMS) and what is it used for, truy cập từ: What is a Learning Management System (LMS) and What is it Used For? (techtarget.com) 12. Top 10 phần mềm giảng dạy và học tập trực tuyến được Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyên dùng, truy cập từ: Top 10 Phần mềm học trực tuyến của Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyên dùng 2022 | KTPM (kienthucphanmem.com) 13. 5 Best Free LMS Ssoftware Systems for Teachers, truy cập từ: 5 Best Free LMS Software Systems for Teachers (capterra.com) 412
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2