intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khai thác và phát triển một số nguồn gen bưởi trụ, bưởi đường, bưởi quế dương

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

60
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài được thực hiện nhằm góp phần cải thiện tình hình sản xuất bưởi ở một số địa phương có giống đặc sản, trung tâm tài nguyên thực vất và Viện KHKTNN Nam Trung bộ đa thực hiện đề tài khoa học về đánh giá và sử dụng 3 giống bưởi bản địa trong gia đoạn 2012-2015. Kết quả của đề tài là đã điều tra bổ sung và hoàn thiện mô tả thực vật học, qua đó đã tuyển chọn các cây đầu dòng được các Sở NN và PTNT công nhận và xây dựng các vườn giống S0, S1 phục vụ cho việc cung cấp giống chuẩn đến người sản xuất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khai thác và phát triển một số nguồn gen bưởi trụ, bưởi đường, bưởi quế dương

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM <br /> <br /> KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGUỒN GEN BƯỞI TRỤ,<br /> BƯỞI ĐƯỜNG, BƯỞI QUẾ DƯƠNG<br /> Vũ Mạnh Hải1, Nguyễn Hữu Hải2,<br /> Nguyễn Khắc Quỳnh2, Vũ Văn Tùng2, Trần Văn Luyện2<br /> 1<br /> Viện KHNN Việt Nam<br /> 2<br /> Trung tâm Tài nguyên Thực vật<br /> TÓM TẮT<br /> Nhằm góp phần cải thiện tình hình sản xuất bưởi ở một số địa phương có giống đặc sản, trung<br /> tâm tài nguyên thực vất và Viện KHKTNN Nam Trung bộ đa thực hiện đề tài khoa học về đánh giá và<br /> sử dụng 3 giống bưởi bản địa trong gia đoạn 2012-2015. Kết quả của đề tài là đã điều tra bổ sung và<br /> hoàn thiện mô tả thực vật học, qua đó đã tuyển chọn các cây đầu dòng được các Sở NN và PTNT<br /> công nhận và xây dựng các vườn giống S0, S1 phục vụ cho việc cung cấp giống chuẩn đến người<br /> sản xuất. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về kỹ thuật thâm canh đã đưa vào xây dựng quy trình chăm<br /> sóc tổng hợp, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cho người sản xuất ở các địa<br /> phương khác nhau.<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Bưởi Đường trồng tại xã Hiệp Thuận Phúc Thọ, bưởi Quế Dương trồng tại xã Cát<br /> Quế - Hoài Đức của thành phố Hà Nội và<br /> giống bưởi Trụ trồng tại xã Quế Trung -Nông<br /> Sơn -Quảng Nam là các giống đặc sản lâu đời<br /> tại địa phương, khả năng sinh trưởng tốt, chống<br /> chịu sâu bệnh, năng suất cao, chất lượng tốt,<br /> đóng góp đáng kể cho kinh tế hộ gia đình.<br /> Mặc dù vậy, người dân vẫn chủ yếu<br /> trồng tự phát, thiếu kiến thức về kỹ thuật trồng<br /> trọt, chăm sóc, chưa chú ý phòng trừ sâu, bệnh<br /> nên đang có biểu hiện giống bị thoái hoá, năng<br /> suất, chất lượng không đồng đều, chưa khai<br /> thác đầy đủ tiềm năng của giống. Bảo tồn và<br /> phát triển các nguồn gen có giá trị và quý hiếm<br /> là một trong những nhiệm vụ chiến lược quan<br /> trọng để đảm bảo và duy trì an ninh lương thực<br /> của mỗi quốc gia. Bài học kinh nghiệm là<br /> muốn bảo tồn được các nguồn gen quý hiếm<br /> phải gắn với phát triển, nâng cao hiệu quả kinh<br /> tế, đáp ứng nhu cầu người tiêu dung, đề tài:<br /> “Khai thác và phát triển một số giống bưởi<br /> Trụ, bưởi Đường, bưởi Quế Dương”, do vậy,<br /> có ý nghĩa khoa học và thực tiễn lớn, đáp ứng<br /> yêu cầu bức xúc của sản xuất.<br /> II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 2.1. Vật liệu nghiên cứu<br /> - Các giống bưởi địa phương: bưởi Quế<br /> Dương, bưởi Đường và bưởi Trụ là nguồn thực<br /> <br /> 592<br /> <br /> liệu sử dụng trong các nghiên cứu chọn cây<br /> đầu dòng và các thí nghiệm kỹ thuật<br /> - Giống cam ba lá và bưởi chua được sử<br /> dụng làm gốc ghép trong kỹ thuật tạo cây sạch<br /> bệnh so bằng ghép đỉnh sinh trưởng (STG),<br /> giống Trấp Thái Bình làm gốc ghép cho 2<br /> giống bưởi Quế Dương và bưởi Đường, giống<br /> bưởi chua làm gốc ghép cho bưởi Trụ trong<br /> việc tạo cây S1.<br /> - Các hóa chất sử dụng trong xét nghiệm<br /> bệnh vi khuẩn greening và bệnh virus tristeza<br /> - Các loại phân bón, chất điều tiết sinh<br /> trưởng và các túi bao quả thông dụng.<br /> 2.2. Phương pháp nghiên cứu<br /> 2.2.1. Nội dung 1: Đánh giá bổ sung các đặc<br /> điểm chi tiết cho các giống bưởi Đường, bưởi<br /> Trụ và bưởi Quế Dương<br /> Điều tra đánh giá thực trạng sản xuất,<br /> đặc điểm hình thái giống bằng phương pháp<br /> điều tra trực tiếp có sự tham gia của người dân<br /> (PRA), phỏng vấn người thạo tin (KIP) mô tả<br /> hình thái, cân, đo, phân tích các chỉ tiêu về sinh<br /> hóa quả<br /> 2.2.2. Nội dung 2: Tuyển chọn cây đầu dòng<br /> và xây dựng các vườn giống sạch bệnh, chất<br /> lượng cao phục vụ sản xuất<br /> - Tuyển chọn cây đầu dòng theo phương<br /> pháp chọn cá thể theo tiêu chuẩn định sẵn và tổ<br /> chức thi tuyển theo thông tư 18/2012/TTBNNPTNT của Bộ NN& PTNT. Mô tả đặc<br /> <br /> Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai <br /> <br /> điểm giống theo hướng dẫn của Viện tài<br /> nguyên di truyền thực vật quốc tế (IPGRI, nay<br /> là Biodiversity).<br /> - Ứng dụng kỹ thuật vi ghép đỉnh sinh<br /> trưởng để tạo cây sạch bênh S0 và xây dựng<br /> vườn cây S1.<br /> - Giám định bệnh vàng lá Greening bằng<br /> PCR theo phương pháp của H.J.Su. Bệnh<br /> Tristeza được chuẩn đoán nhanh bằng phương<br /> pháp DAS – ELISA.<br /> - Xây dựng vườn cây mẹ cây ăn quả<br /> theo tiêu chuẩn nghành 10 TCN 596-2004<br /> 2.2.3. Nội dung 3: Nghiên cứu quy trình<br /> trồng trọt và chăm sóc nhằm nâng cao chất<br /> lượng cho các giống bưởi Đường, bưởi Trụ,<br /> bưởi Quế Dương<br /> Công thức<br /> I<br /> II<br /> III<br /> IV (ĐC)<br /> <br /> Phân chuồng<br /> 70<br /> 90<br /> 100<br /> 70<br /> <br /> Đạm ure<br /> 1,5<br /> 2,0<br /> 2,5<br /> 1,3<br /> <br /> Thí nghiệm sử dụng phân bón lá: Bố trí<br /> theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 4 công thức 3<br /> lần nhắc lại, mỗi lần nhắc 1 cây. CT1 (ĐC):<br /> Phun nước lã; CT2: Phun phân bón lá Grow;<br /> CT3: Phun phân bón lá Yogen; CT4: Phun<br /> phân bón lá Komix; CT5: Phun phân bón lá<br /> Thiên Nông.<br /> Thí nghiệm sử dụng chất điều tiết sinh<br /> trưởng: Bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với<br /> 4 công thức 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc 1 cây.<br /> CTI: Đối chứng (Không áp dụng); CTII: KNO<br /> 31%; Phun 1 lần trước khi ra hoa 10-15 ngày;<br /> CTIII: Flower 94/ Micracro (15:30:15); Phun 1<br /> lần sau đậu trái 10 ngày; CTIV: Flower 95/<br /> AFA 3; Phun 3 lần sau đậu trái cách nhau 10<br /> ngày; CTV: Gibberellin 5-10 ppm; Phun 2 lần<br /> sau đậu trái 10 ngày, 30 ngày.<br /> Thí nghiệm phòng trừ sâu bệnh: Bố trí<br /> riêng lẻ, mối TN gồm 3 công thức, theo kiểu<br /> khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, mỗi công thức 3<br /> cây, nhắc lại 3 lần; phun thuốc theo kết quả<br /> điều tra.<br /> Thí nghiệm thụ phấn bổ sung: Bố trí theo<br /> khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 công thức 3 lần<br /> nhắc lại, CT 1(ĐC): để tự nhiên; CT2: Thụ<br /> <br /> - Bố trí TNĐR đối với cây lâu năm, quan<br /> trắc, đo đếm các chỉ tiêu nông sinh học trên<br /> vườn có sẵn trong dân và bố trí các vườn thí<br /> nghiệm mới, kết hợp với nghiên cứu trong<br /> phòng đánh giá chất lượng sản phẩm. Chọn<br /> các vườn có độ tuổi trên 10 năm để bố trí các<br /> thí nghiệm kỹ thuật có chung nền chăm sóc (50<br /> kg phân hữu cơ hoai mục + 800g N + 400g<br /> P2O5 + 600g K2O + 1kg vôi bột/ 1 cây, chia<br /> làm 4 lần (sau thu quả, thúc hoa-T11, dưỡng<br /> hoa, quả non -T2,3 và thúc quả-T5).<br /> Các thí nghiệm biện pháp canh tác:<br /> Đối với thí nghiệm phân bón bố trí<br /> theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 công thức 3<br /> lần nhắc, mỗi lần nhắc 1 cây.<br /> <br /> Lân super<br /> 2,5<br /> 3,0<br /> 3,5<br /> 2,7<br /> <br /> Kali<br /> 1,5<br /> 2,0<br /> 2,5<br /> 1,7<br /> <br /> Vôi bột<br /> 1,2<br /> 1,4<br /> 1,6<br /> 0<br /> <br /> phấn cùng giống; CT3: Thụ phấn khác giống.<br /> Thí nghiệm cắt tỉa: Bố trí theo khối ngẫu<br /> nhiên đầy đủ với 2 công thức 3 lần nhắc lại, 1<br /> cây/ lần nhắc. CT 1(ĐC): không cắt tỉa; CT2:<br /> Cắt tỉa theo quy trình của Viện NC rau quả.<br /> Thí nghiệm bao quả: Bố trí theo khối<br /> ngẫu nhiên đầy đủ với 2 công thức 3 lần nhắc<br /> lại, 1 cây/ lần nhắc. Công thức I (ĐC): không<br /> bao; Công thức II: nilon trắng; Công thức III:<br /> nilon đen; Công thưc IV: bao xi măng; Công<br /> thức V: bao chuyên dụng.<br /> 2.2.4. Nội dung: Xây dựng mô hình trồng mới<br /> cho 3 giống bưởi<br /> - Áp dụng quy chuẩn của Bộ NN và<br /> PTNT với cây giống nhân vô tính từ cây S1 đã<br /> kiểm tra không mang mầm bệnh vàng lá<br /> Greening và bệnh Tristeza, sinh trưởng phát<br /> triển tốt.<br /> 2.2.5. Nội dung 5: Xây dựng mô hình canh<br /> tác cho 3 giống bưởi<br /> - Theo quy chuẩn của Bộ NN và PTNT,<br /> áp dụng cho cây trên 10 tuổi và các biện pháp<br /> kỹ thuật, chăm sóc và quản lý tiên tiến đúc rút<br /> từ kết quả của đề tài.<br /> <br /> 593<br /> <br /> VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM <br /> <br /> Xử lý số liệu: Các số liệu thí nghiệm<br /> được xử lý theo Excel và phần mềm<br /> IRRISTAT 5.0<br /> <br /> 60-65%, 40-50 hạt/quả, tép màu hồng, vị ngọt<br /> hơi chua. Có hai loại, bưởi trụ đỏ và bưởi trụ<br /> trắng, chất lượng như nhau.<br /> <br /> III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> <br /> 3.1.2. Thời kỳ thu hoạch và thành phần dinh<br /> dưỡng các giống bưởi<br /> <br /> 3.1. Đặc điểm nông sinh học của các giống<br /> bưởi<br /> 3.1.1. Đặc điểm hình thái các giống bưởi<br /> a, Đặc điểm bưởi Đường: Cây trên dưới<br /> 10 tuổi cao khoảng 8 m, đường kính gốc 22<br /> cm, đường kính tán 8 m, thân có 3-5 cành<br /> chính, cành phân bố không đều, tán rậm. Lá<br /> dài, phiến lá rộng, lòng máng, mép lá gợn<br /> sóng, chiều dài trung bình phiến lá 10,7 ± 0,3<br /> cm, rộng 5,3 ± 0,2 cm. Hoa có mùi rất thơm,<br /> dạng chùm, 4 cánh màu trắng, dài 1,87 cm,5-9<br /> hoa/chùm, hoa ra ở nách lá. Nhị hoa màu trắng,<br /> bao phấn màu vàng, hình ovan, số lượng nhị<br /> hoa là 23. dài hơn nhụy. Quả hình cầu, bình<br /> quân 617,3g/quả, đường kính 11,0 cm, cao quả<br /> 11,4 cm, khi chín màu vàng xanh, có 12-13<br /> múi/quả, múi dễ tách, màng múi giòn, dễ bóc;<br /> tép ráo, màu vàng nhạt, nhiều nước, vị ngọt<br /> mát độ Brix 10,2 (có cây lên đến 13), trung<br /> bình 120 hạt/quả. Tỉ lệ ăn được 49-58%.<br /> b. Đặc điểm bưởi Quế Dương: Cây trên<br /> dưới 10 tuổi cao 5-9 m, đường kính gốc 20 - 25<br /> cm, đường kính tán 4-7 m. Cây trồng bằng<br /> cành chiết thường có 5-6 thân chính, dạng tán<br /> dù. Cây trồng bằng hạt chỉ có 1 thân chính, tán<br /> hình trụ thẳng đứng. Lá to, màu xanh đậm,<br /> phiến lá thường cong lên ở phần giữa và mép lá<br /> vênh kiểu vỏ đỗ, dài trung bình 11,1 cm, rộng<br /> 5,4 ± cm. Hoa chùm 6-8 hoa, 5 cánh, 30<br /> nhị/hoa, quả hình cầu dẹt, trung bình 980<br /> g/quả, đường kính 15,6 cm, cao 13,1 cm. Vỏ<br /> quả khi chín màu vàng, túi tinh dầu nhỏ, 13-17<br /> múi/quả, dễ tách; tép ráo, màu vang nhạt, nhiều<br /> nước, vị ngọt, độ Brix 9,8%; 115 hạt/quả. Tỉ lệ<br /> ăn được khoảng 60%.<br /> c. Đặc điểm bưởi Trụ: Cây trồng bằng<br /> cành chiết hoặc ghép có tán hình cầu; trồng<br /> bằng hạt tán hình trụ. Cây 10 năm tuổi cao 6,0<br /> – 7,0m, đường kính tán 5,0–6,0m, đường kính<br /> thân 25-30 cm. Lá hình bầu dục, đuôi lá tù có<br /> cánh. Hoa màu trắng, có 18-20 nhị đực, rời<br /> nhau, thấp hơn nhụy cái, quả có hình quả lê hơi<br /> dài (hình trụ), vỏ có một lớp lông mịn.trung<br /> bình từ 0,8-1,3 kg/quả khi chín vỏ quả màu<br /> vàng nhạt, có từ 13 -14 múi, tỷ lệ phần ăn được<br /> <br /> 594<br /> <br /> a) Thời kỳ thu hoạch:<br /> Thời gian ra hoa và kết thúc hoa trên<br /> bưởi Trụ khá sớm, tuy ra rải rác nhưng chín tập<br /> trung, thu hoạch sớm nhất trong 3 giống bưởi<br /> (từ 10/8 – 15/8). Với bưởi Đường, thời gian thu<br /> hoạch 15-20/9, bưởi Quế Dương thu muộn hơn<br /> bưởi Đường 5-10 ngày.<br /> b) Đặc điểm quả các giống bưởi:<br /> Bưởi Đường có hàm lượng đường tổng<br /> số cao nhất và hàm lượng axit tổng số thấp<br /> nhất, tạo nên cảm giác ăn ngọt nhấy, bưởi Trụ<br /> có hàm lượng đường tổng số thấp nhất và hàm<br /> lượng axit tổng số cao nhất nên có vị hơi chua<br /> mát dễ chịu.<br /> 3.1.3. Tình hình sâu bệnh<br /> Bưởi Quế Dương thường bị các loại sâu<br /> bệnh gây hại, trong đó loài rệp muội<br /> (Toxoptera aurantii B. de F., Toxoptera<br /> citricidus Kirk.), rệp sáp, nhện đỏ (Panonychus<br /> citri (Mc Gregor)), ruồi đục quả (Bactrocera<br /> dorsalis H.) và bệnh loét (Xanthomonas<br /> campestris pv. Citri Dowson) là những loại gây<br /> hại chính.<br /> Với bưởi Đường, rệp muội (Toxoptera<br /> aurantii B. de F., Toxoptera citricidus Kirk.),<br /> nhện đỏ (Panonychus citri (Mc Gregor)), ruồi<br /> đục quả (Bactrocera dorsalis H.) và bệnh loét<br /> (Xanthomonas campestris pv. Citri Dowson), đặc<br /> biệt là rệp sáp được coi là các loại dịch hại chính<br /> Các đối tượng sâu bệnh hại chính của<br /> bưởi Trụ là: rệp muội (Toxoptera aurantii B.<br /> de F., Toxoptera citricidus Kirk.), sâu vẽ bùa<br /> (Phyllocnistis citrella), ruồi đục quả<br /> (Bactrocera dorsalis), bệnh thối gốc chảy mủ<br /> (nấm Phytopthora nicotianae).<br /> 3.2. Kết quả tuyển chọn cây đầu dòng<br /> - Đã điều tra, đánh giá và bình tuyển<br /> được 25 cây đầu dòng (danh sách kèm theo)<br /> được Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội (với<br /> bưởi Đường và bưởi Quế Dương) và Sở Nông<br /> nghiệp và PTNT Quảng Nam (với bưởi Trụ) ra<br /> quyết định công nhận và được cấp mã hiệu cho<br /> <br /> Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai <br /> <br /> từng cá thể.<br /> - Tất cả các cây đầu dòng đều được theo<br /> dõi, đánh giá qua 3 năm liên tục, các tiêu chí về<br /> sinh trưởng, năng suất đều vượt trội hơn bình<br /> quân của quần thể, chất lượng quả bao gồm cả<br /> đặc trưng hình thái ổn định và thể hiện bản chất<br /> của giống, đang được lưu trữ tại vườn gia đình.<br /> 3.3. Nghiên cứu quy trình trồng và chăm sóc<br /> nhằm nâng cao năng suất, chất lượng 3<br /> giống bưởi<br /> 3.3.1. Nghiên cứu xác định lượng bón phân<br /> thích hợp cho 3 giống bưởi<br /> a. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến tỷ lệ<br /> đậu quả:<br /> Năm 2012 có tỷ lệ đậu quả cao hơn so<br /> với các năm 2013, 2014. Điều này cũng lặp lại<br /> ở các thí nghiệm biện pháp canh tác khác. Lý<br /> do là: trước năm 2012 cách chăm sóc của<br /> người dân chưa hợp lý còn các năm sau điều<br /> kiện chăm sóc tốt hơn dẫn đến số hoa/cây nhiều<br /> nên tỷ lệ thấp hơn.<br /> Tỷ lệ đậu quả của các công thức năm<br /> 2014 trên bưởi Đường và bưởi Quế Dương<br /> thấp nhất trong 3 năm do thời kỳ cây ra hoa<br /> đậu quả gặp mưa nhiều, ảnh hưởng đến quá<br /> trình thụ phấn, thụ tinh.<br /> Với bưởi Đường, không có sự sai khác ở<br /> 2 năm 2012, 2013. Năm 2014, các công thức<br /> thí nghiệm cũng có sự sai khác so với đối<br /> chứng nhưng chỉ có công thức III là có ý nghĩa<br /> thống kê.<br /> Với bưởi Quế Dương, năm 2012 không<br /> có sự sai khác tỷ lệ đậu quả giữa các công thức.<br /> Năm 2013, 2014 tỷ lệ đậu quả có sự sai khác<br /> có ý nghĩa.<br /> Với bưởi Trụ tỷ lệ đậu quả giữa các công<br /> thức không có sự khác biệt qua 3 năm nghiên<br /> cứu.<br /> Như vậy, các công thức bón phân khác<br /> nhau đã có tác động rõ rệt đến tỷ lệ đậu quả<br /> trên bưởi Đường và bưởi Quế Dương còn bưởi<br /> Trụ chưa cho thấy sự sai khác có ý nghĩa.<br /> b. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến năng<br /> suất và các yếu tố cấu thành năng suất<br /> Với bưởi Đường, năm 2012 khi mới bắt<br /> đầu áp dụng các biện pháp kỹ thuật các công<br /> <br /> thức đều cho số quả/cây tương đối lớn (trên 300<br /> quả/cây) và không khác nhau giữa các công<br /> thức. Năm 2013, 2014 số quả trên cây ở các<br /> công thức cao hơn khác biệt so với đối chứng<br /> trong đó công thức III cho hiệu quả cao nhất.<br /> Với bưởi Quế Dương và bưởi Trụ cũng<br /> cho kết quả tương tự. Công thức III cho năng<br /> suất cao nhất, sai khác về mặt thống kê so với<br /> đối chứng.<br /> c. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến một số<br /> chỉ tiêu về quả:<br /> Các chỉ tiêu về số múi/quả, số hạt/quả, tỷ<br /> lệ phần ăn được không có sự khác biệt trên 3<br /> giống bưởi qua 3 năm theo dõi. Về độ Brix:<br /> Không có biến động giữa các năm trong đó<br /> bưởi Đường có độ Brix khá cao trên (11%).<br /> 3.3.2 Nghiên cứu sử dụng một số loại phân bón<br /> lá để cải tiến năng suất, chất lượng 3 giống bưởi.<br /> a. Ảnh hưởng của phân bón lá đến tỷ lệ đậu<br /> quả:<br /> Với bưởi Trụ, tỷ lệ đậu quả ở các công<br /> thức qua 3 năm không có sự khác biệt. Còn với<br /> bưởi Đường và bưởi Quế Dương, năm 2012 tác<br /> động không rõ nhưng 2 năm 2012 và 2013 phân<br /> bón lá đều đem lại kết quả tốt trong đó công<br /> thức IV (Komix) có tỷ lệ đậu quả cao nhất.<br /> b. Ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất và<br /> các yếu tố cấu thành năng suất:<br /> Năm 2012, bưởi Đường và bưởi Quế<br /> Dương không có sự khác biệt giữa các công<br /> thức. Với bưởi Trụ lại có sự sai khác rõ rệt,<br /> trong đó công thức III (Yogen) và V (Thiên<br /> nông) cho hiệu quả cao nhất.<br /> Năm 2013, 2014 năng suất bưởi Đường<br /> và bưởi Quế Dương có sự khác biệt giữa các<br /> công thức, trong đó công thức IV cho năng suất<br /> cao nhất. Riêng bưởi Trụ lại tác động không rõ.<br /> c. Ảnh hưởng của phân bón lá đến một số chỉ<br /> tiêu cơ giới quả:<br /> Kết qủa theo dõi 3 năm cho thấy , các chỉ<br /> tiêu số múi, số hạt/ quả, tỷ lệ phần ăn được và<br /> độ Brix ở các công thức trong mỗi giống<br /> không khác biệt.<br /> 3.3.3. Nghiên cứu sử dụng một số loại phân vi<br /> lượng, chất điều tiết sinh trưởng làm tăng<br /> khả năng ra hoa, đậu quả cho các giống bưởi<br /> <br /> 595<br /> <br /> VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM <br /> <br /> a. Ảnh hương của phân vi lượng và chất điều<br /> tiết đến tỷ lệ đậu quả:<br /> <br /> a. Biện pháp phòng trừ rệp muội (Toxoptera<br /> aurantii):<br /> <br /> Năm 2013, 2 giống bưởi Đường và bưởi<br /> Quế Dương có tỷ lệ đậu quả ổn định nhưng năm<br /> 2014 do mưa kéo dài nên tỷ lệ đậu quả giảm rất<br /> nhiều (trên dưới 0,5%). Năm 2012 không có sự<br /> sai khác có ý nghĩa giữa các công thức trên cả 2<br /> giống bưởi, năm 2013, 2014 có sự sai khác<br /> nhưng chỉ có công thức III (Flower 94), V<br /> (GA3) là sai khác rõ rệt so với đối chứng, trong<br /> đó công thức III cho kết quả cao nhất.<br /> <br /> Sau khi phun 7 ngày cho hiệu lực trừ rệp<br /> cao nhất trên cả 2 giống bưởi và qua các năm.<br /> <br /> b. Ảnh hưởng của phân vi lượng và chất điều tiết<br /> đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất:<br /> Năm 2012, số quả/ cây giữa các công<br /> thức trên 3 giống bưởi không có sự khác biệt<br /> về mặt thống kê.<br /> Năm 2013, bưởi Quế Dương cho năng<br /> suất ở công thức II, III sai khác có ý nghĩa so<br /> với đối chứng trong đó, công thức III cho năng<br /> suất cao nhất. Còn bưởi Đường và bưởi Trụ<br /> không có sự sai khác giữa các công thức.<br /> Năm 2014, bưởi Quế Dương và bưởi<br /> Đường cho năng suất ở công thức III cao nhất<br /> và sai khác ý nghĩa so với đối chứng. Tuy<br /> nhiên trên bưởi Trụ chưa thấy tác động rõ rệt.<br /> Như vậy, chất điều tiết sinh trưởng có tác<br /> động rõ rệt đến năng suất bưởi Đường và bưởi<br /> Quế Dương nhưng chưa biểu hiện rõ rệt với<br /> bưởi Trụ.<br /> c. Ảnh hưởng của phân vi lượng và chất điều<br /> tiết đến một số chỉ tiêu cơ giới của quả:<br /> Số múi, số hạt/quả và tỷ lệ ăn được<br /> tương đối ổn định ở cả 3 giống. Độ Brix trên<br /> bưởi Quế Dương và bưởi Trụ cũng không khác<br /> biệt giữa các công thức qua các năm.<br /> Với bưởi Đường, năm 2013 độ Brix ở<br /> công thức III, IV cao hơn khá rõ so với đối<br /> chứng, giảm vị the đắng, chứng tỏ chất điều<br /> tiết có tác dụng cải thiện phần nào chất lượng.<br /> 3.3.4. Nghiên cứu biện pháp phòng trừ một số<br /> đối tương sâu bệnh hại chính trên các giống<br /> bưởi Đường, bưởi Trụ và bưởi Quế Dương<br /> Qua điều tra, chúng tôi nhận thấy nhóm<br /> sâu bệnh hại chính trên các giống bưởi bao<br /> gồm: rệp, nhện đỏ, ruồi vàng, ruồi đục quả,<br /> bệnh loét.<br /> <br /> 596<br /> <br /> Với bưởi Đường, Polytrin 440EC cho hiệu<br /> lực cao nhất, sai khác rõ rệt so với 2 loại thuốc<br /> còn lại và dầu khoáng cho hiệu lực thấp nhất.<br /> Với bưởi Quế Dương, hiệu lực của<br /> Polytrin 440EC và Supracid 40EC không khác<br /> nhau nhưng sai khác có ý nghĩa với Dầu<br /> khoáng trong đó Supracid 40EC cho hiệu lực<br /> cao nhất.<br /> b. Biện pháp phòng trừ nhện đỏ:<br /> Kết quả nghiên cứu cho thấy: Hiệu lực<br /> của các loại thuốc phòng trừ nhện đỏ trên 2<br /> giống bưởi qua các năm đạt cao nhất là 7 ngày<br /> sau khi phun.<br /> Về hiệu quả của các loại thuốc: ở cả 2<br /> giống bưởi, hiệu lực của Comite 73EC,<br /> Abatimec 3.6 EC có sự khác nhau rõ rệt so với<br /> Dầu khoáng, trong đó Comite 73EC có hiệu<br /> lực cao nhất và sai khác rõ rệt với Abatimec<br /> 3.6 EC.<br /> c. Biện pháp phòng trừ ruồi vàng:<br /> Sử dụng thuốc đặc trị Vizubon D hoặc bả<br /> Ento-pro, treo trên cây ngay sau khi quả đã ổn<br /> định. Kết quả cho thấy: công thức đối chứng có<br /> tỷ lệ quả bị ruồi hại rất cao (50,65% với bưởi<br /> Đường, 46,99% với bưởi Quế Dương). Sử<br /> dụng bả Vizubon D và Ento - pro đều có tác<br /> dụng diệt ruồi cao (trên dưới 200 con/1 bẫy),<br /> nhất là bả Ento-pro.<br /> d. Biện pháp phòng trừ bệnh loét:<br /> Sử dụng Boocđô 1% và Kocide đều có<br /> hiệu quả cao trong phòng trị bệnh loét, tỷ lệ<br /> bệnh và chỉ số bệnh sau phun 7 ngày giảm<br /> mạnh so với đối chứng cả trên lá và quả. Thuốc<br /> Boocđô 1% có hiệu quả cao nhất, sau phun 7<br /> ngày chỉ số bệnh ở công thức phun Boocđô 1%<br /> là 4,27%, thấp hơn Kocide 53,8DF (6,02%) và<br /> đối chứng (18m, 53%).<br /> Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi dã xây<br /> dựng bảng tổng hợp biện pháp phòng trừ theo<br /> lịch phát sinh một số sâu bệnh hại cho cả 3 giống.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2