intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khám phá Hà Giang (phần 3)

Chia sẻ: Phan Thị Hạ Hạ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

97
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh II Hà Giang Vị trí địa lý: nằm trên địa phận các xã: Cao Bo, Quảng Ngân, Trung San; Huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì; Tỉnh Hà Giang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khám phá Hà Giang (phần 3)

  1. Khám phá Hà Giang (phần 3) Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh II Hà Giang Vị trí địa lý: nằm trên địa phận các xã: Cao Bo, Quảng Ngân, Trung San; Huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì; Tỉnh Hà Giang. Đặc điểm: Khu b ảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh II Hà Giang đư ợc thành lập theo Quyết định Số 493/QĐ, ngày 21/9/1994 c ủa Uỷ ban nhân dân tỉnh H à Giang, v ới Quy mô diện tích l à 21.554 ha và to ạ độ địa lý nh ư sau: - Vĩ độ: Từ 22o39' đến Từ 22o50' - Kinh độ: Từ 104o39' đến 104o59' Mục tiêu chung c ủa khu b ảo t ồn Tây Côn Lĩnh l à đóng vai trò quan trọng về bảo vệ rừng đầu nguồn cho cộng đồng dân cư đ ịa phương. Khu b ảo t ồn hi ện do Chi Cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Hà Giang tr ực ti ếp quản lý
  2. Dân số trong vùng: 919 hộ. 5.856 khẩu bao gồm các dân tộc: Dao, Nùng, H Mông, Cao Lan, Hoa, Tày Các giá trị đa dạng sinh học: Khu bảo tồn có8.612 ha diện tích rừng tự nhiên, chiếm 40% tổng diện tích to àn khu b ảo tồn. Phần lớn diện tích còn lại là đất trống cỏ, cây bụi. Rừng chỉ bắt đầu từ độ cao 1.200m, và các loại rừng còn lại ở đây thuộc loại rừng thường xanh ở vùng đồi núi trung bình và núi cao. Ở đây đã tìm thấy 236 loài thực vật bậc cao, 46 loài thú, 114 loài chim, 18 loài bò sát và 11 loài ếch nhái. Hiện nay khu bảo tồn đang thu hút đâù tư thêm vào hoạt động du lịch nhằm tăng thêm hiệu quả của công tác bảo tồn đồng thời giới thiệu h ình ảnh khu bảo tồn đến với nhân dân và du khách Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Quang (Vị Xuyên) Vị trí: Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Quang n ằm phần lớn trên huyện Vị Xuyên và một phần huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Đặc diểm: Đây là khu bảo tồn thiên nhiên được theo Quyết định số 194/CT, ngày 9/8/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) có tổng diện tích là 18.840 ha , thuộc tỉnh Hà Tuyên trước đây . Dự án đầu tư khu bảo tồn do Phân viện ĐTQH Rừng Tây Bắc xây dựng năm 1997. Dự án đã được Bộ NN&PTNT phê duyệt ngày 11/12/1997 theo Công văn số 4564/NN KH/CV, và được Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Giang ra quyết định thành lập Số 59/UB-QD, ngày 17/01/1998. UBND tỉnh Hà Giang cũng đ ã có quyết định thành lập Ban quản lý khu bảo tồn ngày 26/5/1998.
  3. Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Quang ở phía tây bắc tỉnh Hà Giang, giáp biên giới Trung Quốc. Khu bảo tồn nằm trên một đường dông núi, ch ạy dài từ tây bắc xuống đông nam, từ biên giới Trung Quốc đến thị xã Hà Giang. Khu bảo tồn có địa hình dốc và gồ ghề, độ cao dao động từ 300 đến 1.310 m. Lớp đá chính bên dưới là đá vôi lẫn ít đá phiến và đá phiến cát. Bờ phía đông khu bảo tồn ph ần lớn lấy sông Pác Xum làm ranh giới. Đây là một nhánh đổ vào sông Lô, hình thành nên ranh giới tây nam của khu bảo tồn. Hai sông gặp nhau ở thị xã Hà Giang Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Quang có 2 kiểu rừng chính: rừng thường xanh trên đất thấp và rừng thường xanh trên núi thấp. Rừng thường xanh đất thấp phân bố dưới 800 m, có 5.656 ha nhưng đã bị tác động và phân cắt mạnh. Rừng thường xanh núi thấp phân bố từ độ cao trên 800 m, với 2.484 ha. Khu hệ thực vật ưu thế bởi loài Nghiến và các loài thuộc họ Dẻ, Long não và Hồng xiêm Ngoài 2 kiểu rừng trên, ở khu bảo tồn còn có một số vùng nhỏ có 2 kiểu rừng phụ là loại rừng hỗn giao cây lá rộng và lá kim, với diện tích 58 ha, điển hình là các loài Kim giao và Pơ-mu . Rừng lùn có diện tích 120 ha với các loài cây thấp, đ ường kính nhỏ, trên thân có nhiều loài thực vật cộng sinh. Trảng cỏ và cây b ụi cũng phổ biến ở đai thấp do sự tác động của con người Tổng số đã phát hiện 377 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 109 họ ở khu bảo tồn. Trong số đó có 7 loài được ghi trong Nghị định Số 48/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/4/2002 như Hoàng đàn , Lát hoa và Trầm hương
  4. Theo dự án đầu tư tại đây có 213 loài động vật, gồm 55 loài thú, 125 loài chim, 21 loài bò sát và 12 loài ếch nhái. Trong số đó có 32 loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam. Đặc biệt, có nhiều loài Linh trưởng như loài Voọc má trắng , Voọc xám và đ ặc biệt có Voọc mũi hếch là loài Voọc đang bị đe dọa tuyệt chủng toàn cầu. Khu BTTN Phong Quang có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ vùng rừng đầu nguồn sông Lô.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2