intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

Chia sẻ: Rose_12 Rose_12 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:63

103
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Khánh Hòa vận hội đầu tư và phát triển”, được tổ chức tại thành phố Nha Trang hiền hòa và xinh đẹp. Đây là Hội thảo có ý nghĩa quan trọng nhằm giới thiệu những tiềm năng, lợi thế của tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh trong khu vực và bàn giải pháp xúc tiến và hợp tác trong phát triển các dự án bất động sản và du lịch. Khánh Hòa là tỉnh thuộc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, có diện tích tự nhiên trên đất...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

  1. HỘI THẢO VỀ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG, BẤT ĐỘNG SẢN VÀ DU LỊCH TỈNH KHÁNH HÒA KHÁNH HÒA VẬN HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
  2. PHÁT BIỂU KHAI MẠC Ô ng Nguyễn Chiến Thắng (Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa/ Ch ủ tịch Danh dự Hội thảo) Thay mặt Tỉnh uỷ, HĐND, UBND và MTTQ Việt Nam tỉnh Khánh Hòa, tôi nhiệt liệt chào mừng toàn thể quý vị đ ại biểu đã tới dự H ội thảo “Khánh Hòa vận hội đầu tư và phát triển”, được tổ chức tại thành phố Nha Trang hiền hòa và xinh đẹp. Đây là Hội thảo có ý nghĩa quan trọng nhằm giới thiệu những tiềm năng, lợi thế của tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh trong khu vực và bàn giải pháp xúc tiến và hợp tác trong phát triển các dự án bất động sản và du lịch. Khánh Hòa là tỉnh thuộc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, có diện tích tự nhiên trên đất liền là 5.197 km², có vùng biển đảo rộng lớn với hơn 200 hòn đảo lớn nhỏ và trên 300km bờ biển với ba vịnh đẹp là Nha Trang, Vân Phong và Cam Ranh, trong đó vịnh Nha Trang là một trong các vịnh biển đẹp nhất thế giới. Khánh Hòa có khí hậu ôn hòa quanh năm, có nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Với những tiềm năng, lợi thế đó Khánh Hòa có đủ điều kiện đ ể phát triển toàn diện, về kinh tế - xã hội; trong những năm gần đây đ ã thu hút rất nhiều dự án đầu tư vào 3 khu vực trọng điểm là thành phố N ha Trang, Khu kinh tế V ân Phong (Vạn Ninh, Ninh Hòa) và Khu vực nam Khánh Hòa (Khu công nghiệp Nam Cam Ranh, Khu du lịch b ắc bán đ ảo Cam Ranh). Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 73 dự án đầu tư nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký gần 800 triệu USD; Ngoài ra, có các dự án trọng điểm có m ức đầu tư lớn đã và đang thực hiện đầu tư, xây dựng như Cảng trung chuyển quốc tế V ân Phong, Kho xăng dầu ngoại quan, các Khu đô thị và Khu công nghiệp công nghệ cao, Khu công nghiệp dịch vụ dầu khí, Nhà máy lọc hóa dầu, Nhà máy nhiệt điện, Nhà máy đóng tàu, các dự án dịch vụ, du lịch cao cấp tại Khu du lịch b ắc bán đảo Cam Ranh…
  3. Khánh Hòa đang dần trở thành là trung tâm về kinh tế, xã hộ i của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; là Trung tâm tổ chức các sự kiện văn hóa mang tầm cỡ quốc gia, khu vực và quốc tế (các cuộ c thi hoa hậu thế giới, hoa hậu hoàn vũ, Festival biển, các Hộ i nghị quốc tế của APEC, ASEAN...). Ngành Du lịch Khánh Hòa cũng đã và đ ang tích cực phát huy tố i đa tiềm năng về con người và thiên nhiên, các lợi thế về biển, đảo và các thế mạnh sẵn có để phát triển toàn diện trên mọi m ặt, từng bước trở thành mộ t ngành kinh tế mũi nhọn. Ngành du lịch tăng trưởng cao với mức tăng trưởng bình quân năm từ 10 – 25%, lượng khách lưu trú năm 2010 đón 1,6 triệu lượt người, trong đó khách quốc tế đ ạt khoảng 350.000 người. Khánh Hòa không những là điểm sáng trong thu hút khách du lịch mà còn là một địa điểm hấp dẫn nhiều doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước đến tìm kiếm cơ hội đầu tư nhất là trong lĩnh vực b ất độ ng sản (Vinacapital, An Viên Group, Vingroup, Hoàn Cầu Group, Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam…) Với việc hình thành Khu kinh tế V ân Phong và đầu tư cơ sở hạ tầng (chủ yếu là giao thông) đã m ở ra mộ t quỹ đ ất khá lớn để p hát triển du lịch, dịch vụ; trong đó đặc biệt là phát triển Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh (Bãi Dài). Tiềm năng du lịch đã thực sự có cơ hội phát triển mạnh mẽ, hàng loạt các dự án được các nhà đầu tư đăng ký đầu tư ở khu vực Bãi Dài và Khu kinh tế V ân Phong. Theo quy ho ạch được phê duyệt ở các vùng kinh tế trọng điểm, số lượng các dự án phát triển du lịch khá lớn trong đó tập trung ở K hu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh và Khu kinh tế Vân Phong, trong đó Khu Bãi Dài hiện tại có 31 dự án được UBND tỉnh cho phép đầu tư với số vốn đăng ký lên đến gần 14.000 tỷ đồng. Hiện nay, tỉnh đã có chủ trương cho phép các chủ đầu tư được liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước để có đủ năng lực và kinh nghiệm đ ể phát huy tối đa tiềm năng thế mạnh của Khu du lịch Bãi Dài và cũng cho phép chuyển mục đích sử dụng một phần từ đất sản xuất kinh doanh sang đất ở, đây là một giải pháp tích cực nhằm tháo gỡ khó khăn cho các chủ dự án trong việc huy độ ng
  4. thêm vốn và có thể thực hiện tố t hơn dự án trong thời gian sắp tới. Một số dự án nằm trong Vịnh Nha Trang đã và đang phát huy hiệu quả cao, trong đó phải kể đến dự án Khu du lịch Vinpearland, Khu du lịch Hòn Tằm, khu đô thị An Viên, Trung tâm thương mại Nha Trang 20 Trần Phú và một số dự án đang hoàn tất các bước lập thủ tục đầu tư như Khu du lịch Hòn Một, Khu Du lịch Hòn Thị, khu đô thị Mỹ G ia, khu đô thị Vennesia và một số dự án dọ c trục đường Trần Phú... Phát triển du lịch , dịch vụ đã thực sự kéo theo sự p hát triển của mô hình Bất động sản, du lịch và Nghỉ d ưỡng tạo ra một sức bật mới cho phát triển du lịch và khuấy động thị trường b ất động sản ở Khánh Hòa nói riêng và các tỉnh Nam trung bộ nói chung. Thực hiện phương châm phát huy lợi thế, tiềm năng đặc thù của tỉnh và liên kết hợp tác phát triển với các tỉnh lân cận, các vùng kinh tế độ ng lực của cả nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi vào đầu tư trên địa bàn tỉnh. Khánh Hoà luôn mong muốn hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư và tin tưởng rằng: Khánh Hoà sẽ là điểm đến đầu tư và cũng là nơi thăm quan du lịch tốt nhất của quí vị. Chúng tôi luôn đánh giá cao những đóng góp của nhà đầu tư, các doanh nghiệp. Cuối cùng, một lần nữa, xin kính chúc quý vị đại biểu mạnh khoẻ, hạnh phúc và có những trải nghiệm thú vị tại thành phố Nha Trang xinh đẹp trong những ngày tham dự Hội thảo. Chúc hội thảo thành công tốt đẹp!
  5. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH, MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH KHÁNH HÒA VÀ Đ ỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẦ M NHÌN 2030 Ô ng Trần Hòa Nam (Phó Giám đố c Sở Kế hoạ ch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa) 1.1. Tổng quan về Vị trí địa lý, con người: Khánh Hòa là một tỉnh thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ , có diện tích tự nhiên trên đất liền là 5.197 km2, có vùng biển đảo rộng lớn với hơn 200 hòn đảo lớn nhỏ. Cảnh quan xinh đẹp: bờ biển dài trên 385 km, trong đó gần 100 km là bãi cát trắng, 3 bán đảo và vịnh lớn là Vịnh Vân Phong, Vịnh Nha Trang, V ịnh Cam Ranh. Đ ặc biệt vịnh Nha Trang với nhiều đảo ven bờ được công nhận là một trong những vịnh đ ẹp nhất thế giới. Khánh Hòa cách Hà Nội 1.280 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 448km, được thiên nhiên ưu đãi có khí hậu ôn hoà lại nằm trên trục giao thông Bắc Nam, thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không, là cửa ngõ lên Tây Nguyên và là tỉnh có nhiều vịnh, cảng gần tuyến hàng hải quố c tế nhất ở V iệt Nam. Mạng lưới cấp điện, cấp nước, giao thông, liên lạc, ngân hàng, tài chính, y tế, d ịch vụ công cộng phát triển mạnh. Dân số Khánh Hoà năm 2010 là 1.150 nghìn người, có số lượng trí thức lớn; trên địa bàn tỉnh hiện có 4 trường đại học, 5 viện nghiên cứu khoa học công nghệ, 6 trường Cao đẳng và hệ thống các trường Trung cấp nghề, cơ sở dạy nghề đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu lao động của doanh nghiệp và của địa phương. 1.2. Những thành quả về Kinh tế, xã hộ i
  6. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của tỉnh liên tục tăng trưởng qua các năm và đạt m ức bình quân hàng năm tăng khoảng 10,8%, đ ến năm 2010 tổng sản phẩm trong nước (GDP) của tỉnh đ ạt khoảng 12.318 tỷ đồ ng tăng gấp 1,7 lần so với năm 2005. GDP bình quân đầu người hàng năm tăng khoảng 19,5%; đ ến năm 2010 GDP bình quân đầu người của tỉnh đạt 29 triệu đồng (tương đương khoảng 1.480 USD). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, nông - lâm - thủy sản. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật được cải thiện đáng kể; các chương trình chỉnh trang, mở rộng đô thị, cải tạo vệ sinh môi trường; xây dựng các trục, nút giao thông trọ ng yếu,… đã làm bộ mặt đô thị ngày càng văn minh, hiện đại. Đời sống người dân được tăng lên đáng kể. 1.3. Đ ịnh hướng phát triển 03 vùng Kinh tế trọng điểm Quy hoạch tổ ng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ p hê duyệt theo quyết định số 251/2006/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2006. Theo quy hoạch này đã xác định Khánh Hoà có 3 vùng kinh tế trọng điểm, đó là: Vùng kinh tế Nha Trang và phụ cận; Vùng kinh tế Cam Ranh và phụ cận; Vùng kinh tế Vân Phong, 3 vùng kinh tế này được xem là đòn bẩy để đưa tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 đạt các tiêu chí của một thành phố trực thuộ c Trung ương, có tiền lực kinh tế m ạnh và phát triển năng động với cơ cấu kinh tế hiện đ ại; là một trong những trung tâm kinh tế lớn của vùng và cả nước. Vùng kinh tế Nha Trang và phụ cận được định hướng: là Trung tâm kinh tế, khoa học, kỹ thuật, và giáo dục đào tạo của vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên; là một trong những trung tâm du lịch, đô thị d u lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế; trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, thương mại, tài chính, của tỉnh Khánh Hòa.
  7. Vùng kinh tế Cam Ranh và phụ cận được định hướng: Nâng cấp thành phố Cam Ranh, huyện Cam Lâm; xây dựng tổ hợp hạ tầng Khu vực bán đ ảo Cam Ranh, phát triển Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh thành Khu du lịch quốc gia, tầm cỡ q uốc tế; nâng cấp, hiện đại hóa Sân bay quốc tế Cam Ranh; phát triển cảng Ba Ngòi và d ịch vụ hậu cần cảng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương và khu vực; xây d ựng một số khu công nghiệp tập trung. Vùng kinh tế Vân Phong được định hướng: Xây dựng tổ hợp hạ tầng Khu kinh tế vân phong với định hướng trở thành Khu kinh tế tổng hợp, trong đó cảng trung chuyển công - tai - nơ quốc tế giữ vai trò chủ đạo, kết hợp phát triển kinh tế tổ ng hợp đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ, nuôi trồng hải sản. 1.4. Tiềm năng Bất động sản theo định hướng phát triển 03 vùng Kinh tế trọng điểm Định hướng phát triển 3 vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Khánh Hòa đã mở ra tiềm năng to lớn phát triển lĩnh vực bất động sản, du lịch, đó là: đầu tư xây dựng các công trình xây dựng về kho bãi, cảng, hậu cần cảng; các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; các khu đô thị, khu dân cư; các khu du lịch, khách sạn. . . . . Để khai thác nhanh, có hiệu quả tiềm năng này, UBND tỉnh Khánh Hòa đã và đang huy động nguồn lực của Trung ương và địa phương, nguồn lực từ các doanh nghiệp đ ể tiến hành lập quy hoạch xây dựng chi tiết, đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng kinh tế trọng điểm, từ đó tạo điều kiện thuận lợi hình thành các d ự án đầu tư, thu hút vốn đ ầu tư. Hiện nay đối với Vùng kinh tế N ha Trang và phụ cận đã có các quy hoạch: Quy hoạch chi tiết xây dựng 1/2000 khu vực phía tây Trung tâm Nha Trang quy mô 326 ha (đã được phê duyệt); Quy ho ạch chi tiết xây d ựng 1/2000 khu vực phía tây Nha Trang quy mô 2.032 ha (đã được phê duyệt); Quy hoạch tại khu sân bay
  8. Nha Trang cũ với quy mô 238 ha (đang lập quy hoạch); Đang triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông quan trọng. Một số dự án nằm trong Vịnh Nha Trang đã và đang phát huy hiệu quả cao, trong đó có d ự án Khu du lịch Vinpearland, Khu du lịch Sông Lô, Khu du lịch Hòn Tằm, các dự án du lịch, căn hộ nghỉ dưỡng, thương mại tại Trung tâm thành phố Nha Trang. Đối với Vùng kinh tế Cam Ranh và phụ cận đ ã có các quy hoạch: Quy hoạch chi tiết xây dựng 1/2000 Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh với quy mô 2.300 ha (đã được phê duyệt); Quy hoạch chi tiết xây d ựng 1/2000 một số khu vực thuộ c thành phố Cam Ranh, huyện Cam Lâm với quy mô 850 ha; đã hình thành Khu công nghiệp Nam Cam Ranh và Khu công nghiệp Bắc Cam Ranh; đang đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nước khu vực bán đ ảo cam Ranh và trung tâm thành phố Cam Ranh, huyện Cam Lâm. Tại Khu Du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh hiện nay đã có 30 dự án phát triển du lịch với số vốn đăng ký lên đến gần 14.000 tỷ đồng. Tại Khu công nghiệp Nam Cam Ranh đã hình thành các dự án về công nghiệp đóng tàu, cơ khí. . . Đối với Vùng kinh tế Vân Phong và phụ cận đã có các quy hoạch: Quy hoạch chi tiết cảng trung chuyể n quốc tế V ân Phong 750 ha; Khu du lịch Tuần lễ H òn Ngang 700 ha, Khu đô thị Tuần lễ Hòn Ngang 490 ha; Khu du lịch Bãi Cát Thắm 295 ha, Khu du lịch Hồ Na – Cột Buồm 170 ha;, Khu du lịch Dốc lếch 164 ha. . . .; đang thực hiện đ ầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, cấp điện, cấp nước. Tại khu vực này đang hình thành các dự án công nghiệp cấu kiện phục vụ khai thác dầu khí, công nghiệp lọc hóa dầu, công nghiệp điện . . .Ngoài ra đến nay đ ã có 33 dự án thuộc lĩnh vực bất động sản du lịch và nghỉ dưỡng với tổ ng vố n đăng ký đầu tư khoảng 1 tỷ USD và 11.491 tỷ đồ ng, diện tích chiếm đất khoảng 2.200 ha. 1.5. Các cơ chế, Chính sách, Ưu đãi đầu tư
  9. Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa triển khai áp dụng cụ thể các quy định của Chính phủ về chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh theo hướng cho phép các nhà đầu tư được hưởng các ưu đãi đầu tư về miễn giảm tiền thuê đ ất, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, ở mức cao nhất trong khung theo quy định. Ngoài ra, để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thuận lợi trong quá trình triển khai dự án đầu tư; hợp tác, huy động vốn, UBND tỉnh Khánh Hòa chú ý đến việc đơn giản hóa các bước thủ tục đầu tư; tạo cơ chế mở về liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư để thực hiện các dự án đầu tư; cho phép chuyển từ hình thức thuê đất sang giao đất có thời hạn đối với khu chức năng dịch vụ - du lịch, và giao đất ổn đ ịnh lâu dài đối với khu nhà ở biệt thự nghỉ dưỡng trong các khu du lịch.
  10. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ HẠ TẦNG TỈNH KHÁNH HÒA 1. TỔNG K ẾT HOẠ T ĐỘNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG N GHIỆP ĐÓNG TÀU TẠI KHÁNH HÒA Công ty TNHH Nhà máy Tà u biển Huyndai Vinashin Kính thưa tất cả quý vị! Trước tiên, tôi xin giới thiệu một vài nét sơ lược về nhà máy tàu biển Hyundai- Vinashin. Hyundai-Vinashin là công ty liên doanh giữa tập đoàn Hyundai Hàn Quốc (với 70% vốn) với đại diện là công ty Hyundai-Mipo Dockyard và tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam VINASHIN (30% vốn). Liên doanh được thành lập vào ngày 16 tháng 10 năm 1996 tại số 1 thôn Mỹ Giang, xã Ninh Phước thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Quả là một điều may mắn khi HVS được xây dựng tại một vị trí thuận lợi và nhiều điều kiện khí hậu ôn hòa như: không bị ảnh hưởng nhiều bởi gió mùa, nhiệt độ trung bình năm từ 25 0C ~ 350C, độ ẩm trung b ình từ 65~ 80% trừ các tháng 10, 11 12. Ngoài ra, HVS tọa lạc trong khu vực Vịnh Vân Phong, một vịnh biển an toàn và nằm trên tuyến hàng hải quốc tế của vùng viễn đông và Đông Nam Á. HVS được xây dựng trên diện tích 100 ha mặt đất và gần 172 ha mặt nước biển với các trang thiết bị hiện đại như: 2 ụ khô với công suất 400.000 tấn và 80.000 tấn, cầu cảng dài 1.400 m, 9 cẩu trọng tải từ 15 đến 250 tấn và 1 cẩu goliath 450 tấn cùng nhiều phân xưởng chuyên d ụng, đội ngũ kỹ sư nhân viên lên đ ến 5000 người và hơn 80 chuyên gia Hàn Quốc giàu kinh nghiệm. Từ ngày thành lập đến nay, công ty đ ã sửa chữa và hoán cải được hơn 870 lượt tàu với nhiều chủng loại khác nhau cho các chủ tàu trên toàn thế giới. Dựa vào kinh nghiệm tích lũy và năng lực về công nghệ, từ tháng 8 năm 2008 HVS bắt đầu mạnh dạn đầu tư và điều chỉnh lại trang thiết bị, nhà xưởng phục vụ cho công
  11. nghiệp đóng mới tàu biển. Đến thời điểm này, chúng tôi đ ã bàn giao được 11 chiếc tàu chất lượng cao theo đúng tiến độ hợp đồng, tạo đ ược ấn tượng mạnh mẽ và niềm tin vững chắc trong lòng khách hàng về một nhà máy đóng tàu hàng đầu thế giới. Với những thành quả trên, chúng tôi vô cùng biết ơn sự tận tình và nỗ lực làm việc của đội ngũ công nhân viên. Họ là những con người cần cù siêng năng và hết sức sáng tạo, là đ ộng lực để công ty vượt qua mọi khó khăn, thách thức để đưa con thuyền HVS đến bến bờ thành công, và đóng những con tàu tốt nhất thế giới cho quý khách hàng. Thêm vào đó, công ty chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự hỗ trợ và đồng hành của các cơ quan chức năng, các tổ chức, ban ngành, địa phương và đặc biệt là những chính sách ưu đ ãi về thuế và và các điều kiện kinh doanh thuận lợi khác. Mặt khác, chúng tôi cũng nhận được sự hỗ trợ về quản lý, thiết kế và máy móc từ phía công ty mẹ Hyundai-Mipo Hàn Quốc. Tuy nhiên, HVS cũng gặp phải không ít khó khăn trong quá trình kinh doanh. Thứ nhất, vì công ty nằm ở khá xa trung tâm thành phố Nha Trang và thị x ã Ninh Hòa nên công nhân viên chúng tôi tốn khá nhiều thời gian để đến được nơi làm việc. Thứ 2, tuy Khánh Hòa có lực lượng lao động rất dồi dào với khoảng 60% dân số dưới 39 tuổi, nhưng hầu hết người lao động còn thiếu phong cách làm việc công nghiệp, còn chậm trong việc nắm bắt các kỹ thuật công nghệ tiên tiến hiện nay, chưa có các trung tâm đào tạo chuyên sâu về đóng tàu, đặt biệt là về lĩnh vực thiết kế và máy móc… Theo đánh giá chuyên môn thì phần vỏ tàu và máy chính là 2 bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị của một con tàu. Nhưng hiện nay, chúng tôi vẫn phải nhập khẩu tất cả các trang thiết bị này từ nước ngoài b ởi vì ở V iệt Nam không có nhà sản xuất hay cung cấp các loại vật tư này. Đó là một trong những yếu tố làm giảm
  12. sức mạnh cạnh tranh của HVS trên trường quốc tế mặc dù nhân công ở Việt Nam có trình độ tay nghề cao và giá rẻ hơn. Tàu của chúng tôi hầu hết được đóng cho chủ tàu nước ngoài và sẽ được xuất khẩu sau khi bàn giao. Về vấn đề này, tôi thiết nghĩ chúng ta nên có một chế độ hay chính sách ưu tiên cho việc nhập khẩu trang thiết bị đóng tàu. Mặc dù vật tư được nhập khẩu trên danh nghĩa “vật tư trung chuyển”, không phải vì m ục đích thương mại nhưng chúng tôi vẫn phải trả một khoảng khá lớn cho thuế nhập khẩu và các khoản thuế khác. Năm 2008, khủng hoảng kinh tế thế giới đã gây ra rất nhiều biến cố cho ngành vận tải tàu và đóng tàu biển. Thời điểm đó, chúng tôi không nhận đ ược bất kỳ đơn đặt hàng nào, nhiều hợp đồng đã ký lại bị hủy và giá tàu giảm đến 30% trong khi giá vật tư, nhiên liệu, điện, lãi suất ngân hàng … tăng đáng kể. Tuy vậy, công ty cũng đ ã làm tất cả mọi việc trong nỗ lực duy trì hoạt động sản xuất b ình thường, giữ nhà máy vững vàng qua cơn khủng hoảng nhằm bảo đảm đời sống cho công nhân viên cũng như sự phát triển bền vững của nhà máy. Từ đó, chúng tôi thấu hiểu và mãi không bao giờ quên sức mạnh của tinh thần đoàn kết, hợp tác cùng nhau vượt qua những khó khăn như thế. Ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam cũng vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các nhà máy đóng tàu của nước láng giềng Trung Quốc. Hiện tại, tỷ trọng đóng tàu của các nhà máy Trung Quốc chiếm 15% thị phần sản xuất và 17% tổng số đơn đ ặt hàng đóng tàu của thế giới. Cạnh tranh với Trung Quốc là một việc hết sức khó khăn vì họ có một lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ và tay nghề cao, có nhà cung cấp vật tư nội địa, thị trường trong nước rộng lớn và được hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ về huy động vốn và các chính sách ưu tiên khác. Sự khủng hoảng tài chính và chậm tiến độ hợp đồng của tập đoàn VINASHIN cũng trực tiếp ảnh hưởng đến danh tiếng của ngành đóng tàu Việt Nam nói chung và HVS nói riêng. Vì vậy, rất nhiều khách hàng rất băn khoăn về khả năng công
  13. nghệ đóng tàu của HVS, họ tự mình tìm hiểu rất kỹ về chúng tôi trước khi quyết định có nên đóng tàu ở đây hay không. Với khẩu hiệu “Có ước mơ – Có thử thách –Có tương lai”, HVS luôn trong tư thế sẵn sàng đương đ ầu với khó khăn để đạt được mục tiêu đóng 20 chiếc tàu/ năm với đa dạng chủng loại trong tương lai không xa. Nhằm phục vụ cho công cuộc chuyển đổi hoàn toàn sang đóng mới từ tháng 3 năm 2011, chúng tôi đã đầu tư hơn 120 triệu đô la lắp đặt máy móc, trang thiết bị và nhà xưởng đồng thời đưa hơn 200 công nhân xuất sắc sang Hyundai-Mipo Hàn Quốc huấn luyện kỹ năng chuyên môn. Công ty cũng đã lập kế hoach mở rộng diện tích nhà máy để đầu tư thêm phân xưởng thoải mãn nhu cầu về chất lượng của khách hàng. HVS và ngành đóng tàu Việt Nam đã và đang phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế to àn cầu và sự cạnh tranh quyết liệt từ Trung Quốc. Cách duy nhất chúng ta có thể làm lúc này là cùng nhau nâng cao hơn nữa sức mạnh cạnh tranh của m ình bằng giá cả hợp lý, chất lượng tối ưu, đúng tiến độ nhằm bắt kịp sự thay đổi không ngừng của thị trường để có thể tồn tại và phát triển bền vững. Chúng tôi luôn nhận thức rằng góp phần nâng cao tỷ trọng công nghiệp địa phương và sự phát triển của ngành đóng tàu Việt Nam là bổn phận và trách nhiệm của HVS. Công ty rất tự hào vì mình những doanh nghiệp có đóng góp ngân sách cao nhất cho tỉnh hàng năm. Ngoài hoạt động kinh doanh, chúng tôi cũng rất quan tâm đến sự phát triển xã hội trong địa bàn. Đến nay, công ty đã tuyển dụng được hơn 4.000 lao động địa phương, huấn luyện cho hàng trăm công nhân viên từ các nhà máy đóng tàu khác, hỗ trợ và trao học bổng cho các trường tại phương và gây quỹ từ thiện. Cuối cùng, tôi xin khẳng định vịnh Vân Phong, nằm trên tuyến hàng hải quốc tế với điều kiện khí hậu ôn hòa, là một điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư. Tại đây, tôi tin bạn sẽ có những thành công như HVS chúng tôi đã đạt được. Xin chân thành cảm ơn!
  14. 2. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ V ÂN PHONG, THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN Đại diện Ban Quả n lý Vân Phong 2.1. Quy hoạch chung Khu kinh tế Vân Phong Khu kinh tế (KKT) Vân Phong tỉnh Khánh Hòa được thành lập theo Quyết đ ịnh số 92/2006/QĐ -TTg ngày 25/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ với định hướng xây dựng KKT Vân Phong trở thành cửa m ở hướng ra biển và theo hướng hợp tác phát triển hành lang kinh tế Đông –Tây và Bắc-Nam. Với tính chất này, KKT Vân Phong là điểm động lực trong chiến lược phát triển vùng kinh tế trọ ng điểm vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ . KKT Vân Phong với tổng diện tích 150.000 ha (gồm 80.000 ha m ặt nước và 70.000 ha mặt đất) thuộc địa bàn thị x ã Ninh Hòa và huyện Vạn Ninh. Khu vực vịnh Vân Phong nằm ở vị trí thu ận lợi gần các tuyến hàng hải quốc tế, có độ sâu trung bình 20-27 m, được đồi núi che chắn bốn phía, địa chất tốt thuận lợi cho việc phát triển Cảng biển. Ngoài ra, đây là khu vực có khí hậu ôn hòa, phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, địa hình phong phú, đặt biệt là hệ thố ng đảo, bán đảo, vịnh sâu và kín gió, bờ và bãi biển đẹp, các rạng san hô & cồn cát hấp dẫn, có hệ sinh thái đa dạng như rừng nhiệt đ ới, rừng ngập mặn, động thực vật biển nông. Nơi đây hộ i đ ủ các điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các lo ại hình kinh tế biển, du lịch sinh thái biển, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó đường giao thông có Quốc lộ 1A chạy dọc bờ biển Vịnh Vân Phong nối cảng trung chuyển Quốc tế; có tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua KKT; về cảng biển có Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, Cảng Hòn Khói, Cảng trung chuyển d ầu; về đường hàng không: Khu kinh tế Vân Phong cách sân bay Cam Ranh cách 80 km, cách sân bay Tuy Hòa 30 km. Tỉnh Khánh Hòa có nguồ n nhân
  15. lực dồi dào, lực lượng lao động có trình độ tố t nghiệp từ các trường cao đẳng, đại học, công nhân kỹ thuật hằng năm trên địa bàn tỉnh khoảng 6.000 người. Chính nhờ những lợi thế đó, tại Quy hoạch Khu kinh tế vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa đ ã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, KKT Vân Phong đã được xác định là “ KKT tổ ng hợp đa ngành, đa lĩnh vực trong đó cảng trung chuyể n container quốc tế, công nghiệp lọc hóa d ầu, trung chuyển dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ giữ vai trò chủ đạo, kết hợp phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ, công nghiệp, nuôi trồng hải sản và các ngành kinh tế khác. KKT Vân Phong là trung tâm kinh tế của tỉnh Khánh Hòa có vai trò đầu tàu thu hút đầu tư và làm động lực phát triển kinh tế cho các vùng lân cận và cho cả nước”. KKT Vân Phong gồ m 2 khu chức năng chính: Khu phi thuế quan và Khu thuế quan; Khu phi thuế quan gồm khu cảng trung chuyển quốc tế, khu hậu cần cảng và khu trung tâm thương mại tài chính; Khu thuế quan là các phân khu còn lại gồm khu cảng trung chuyển dầu, cảng tổ ng hợp, khu công nghiệp, khu du lịch, khu nuôi trồ ng thủy sản, khu dân cư đô thị, khu hành chính. KKT Vân Phong gồm hai khu vực chính: khu vực Bắc Vân Phong (thuộc huyện Vạn Ninh) và khu vực Nam Vân Phong (thuộc thị xã Ninh Hòa). - Khu Bắ c Vân Phong gồm các phân khu chức năng chính: Cảng trung chuyển container quốc tế với tổng diện tích khoảng 750 ha trong đó giai đoạn khởi động 41,5 ha, giai đo ạn 1 khoảng 93 ha, giai đoạn 2 khoảng 157,5 ha, giai đoạn tiềm năng đến năm 2020 khoảng 461,8 ha; Khu hậu cần cảng và trung tâm thương mại đa chức năng khoảng 950 ha; Khu du lịch bãi Cát Thấm 295 ha, Khu du lịch bãi Hồ N a 150 ha, Khu dịch vụ hỗn hợp và du lịch Tuần Lễ- Hòn Ngang 920 ha; Thị trấn Vạn Giã 500 ha, Khu đô thị mới Tu Bông khoảng 2.000 ha; Khu công nghiệp Vạn Thắng khoảng 144 ha …. - Khu Nam Vân Phong gồm các phân khu chức năng chính:
  16. Kho xăng d ầu ngoại quan khoảng 80 ha, Tổ hợp lọ c hóa dầu Nam Vân Phong khoảng 300 ha; khu công nghiệp hóa dầu khoảng 350 ha; Căn cứ dịch vụ công nghiệp D ầu khí khoảng 345 ha; Trung tâm điện lực Vân Phong 1 kho ảng 353 ha; Trung tâm điện lực Vân Phong 2 khoảng 250 ha Khu; Khu công nghiệp Ninh Thủy khoảng 207 ha; Khu du lịch Dốc Lết khoảng 175 ha; Thị trấn Ninh Hòa 500 ha, Khu đô thị mới Đông Bắc Ninh Hòa khoảng 550 ha; Khu dân cư Ninh Long - Ninh Thủy khoảng 500 ha… 2.2. Tình hình triển khai thực hiện quy hoạ ch Việc quản lý, tổ chức thực hiện quy ho ạch là mộ t nhiệm vụ quan trọng, ngay từ những ngày đầu thành lập KKT đã khẩn trương triển khai lập, phê duyệt nhiều quy hoạch như: quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch chi tiết xây dựng các phân khu chức năng quan trọng như Khu kinh tế tổ ng hợp Đầm Môn (5.615 ha); Khu phi thuế q uan (950 ha); phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000, 1/500 cho các dự án đ ầu tư làm cơ sở lập dự án đầu tư và triển khai đầu tư xây dựng công trình. đồng thời thực hiện xúc tiến đầu tư các dự án theo quy hoạch được duyệt. Quá trình triển khai quy ho ạch, trên cơ sở thế mạnh về đ ịa kinh tế và tiềm năng của nhiều khu vực trong KKT chưa được khai thác, đ ịa phương đã chủ động kêu gọi đầu tư và đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét thoả thuận chủ trương đầu tư các dự án chưa có trong quy ho ạch theo Quyết đ ịnh số 51/2005/QĐ -TTg như: Trung tâm Điện lực Vân Phong, Tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong, Khu công nghiệp hóa dầu, Căn cứ dịch vụ Dầu khí. Địa phương đã chủ động đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng KKT Vân Phong đến năm 2030 và các năm tiếp theo. Đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong đ ến năm 2030 cho phép địa phương phát huy tố t hơn lợi thế địa kinh tế của KKT với mục tiêu phát triển bền vững, phát triển kinh tế biển, phát triển hài hoà, bền vững về công nghiệp, dịch vụ, du lịch…theo hướng kết hợp chặt chẽ với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quố c
  17. phòng an ninh và bảo vệ môi trường. Tăng cường mở rộng hợp tác quố c tế p hù hợp với đ ịnh hướng chiến lược biển đến năm 2020 của tỉnh theo Chương trình hành động số 11 -Ctr/TU ngày 18/4/2007 của Ban chấp hành đảng bộ tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết H ội nghị BCHTW đảng (khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. 2.3. Thực trạ ng phát triển KKT Vân Phong: - Về tình hình thu hút đầu tư trong thời gian qua: Hiện đã có 103 dự án đăng ký đầu tư vào Khu kinh tế Vân Phong, gồm 24 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (7,97 tỷ USD) và 77 dự án trong nước (160.199 tỷ đồng). Trong đó: + 38 dự án đi vào hoạt độ ng (tổng vốn đăng ký đầu tư: 341,24 triệu USD và 342,06 tỷ đồng; tổng vốn thực hiện 324,04 triệu USD và 513,58 tỷ đồng); + 42 dự án đ ã được cấp phép đang làm thủ tục đầu tư xây dựng (tổ ng vố n đầu tư: 128,27 triệu USD và 42.906,77 tỷ đồng); + 23 dự án đã đ ược cấp có thẩm quyền thỏ a thuận chủ trương hoặc đang xem xét chủ trương đầu tư (vốn đầu tư : 13.028 triệu USD và 6.535,49 tỷ đồng). - Về cải cách hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa tại chỗ”: + Đến cuối tháng 12/2009, hệ thố ng Quản lý chất lượng theo “cơ chế một cửa tại chỗ” của Ban Quản lý đã được Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Bộ Khoa học – Công nghệ) cấp chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn TCVN 9001:2008. Hiện tại hệ thống này vẫn được tiếp tục duy trì và cải tiến. + Hiện nay, Ban Quản lý đã thực hiện công khai 8 thủ tục hành chính ở các lĩnh vực theo chức năng nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, một số lĩnh vực khác được thực hiện theo cơ chế phối hợp với các sở ngành liên quan theo quy chế
  18. phối hợp đã được UBND tỉnh ban hành. Thủ tục hành chính thực hiện đơn giản, nhanh chóng theo quy định tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch phát triển KKT Vân Phong, Ban Quản lý gặp mộ t số khó khăn, cụ thể như: - Q uy ho ạch chung phát triển KKT Vân Phong trong thời gian qua chưa phát huy hết tiềm năng, khả năng thu hút đầu tư của KKT Vân Phong. N guyên nhân là do quy hoạch chung xây dựng KKT Vân Phong và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội chưa thực sự gắn kết rõ nét với nhau. Một số d ự án lớn có tính động lực của KKT do chưa có trong quy ho ạch của KKT phải trình Thủ tướng Chính phủ thỏa thuận chủ trương đầu tư nên m ất nhiều thời gian cho việc hoàn thành thủ tục, đ ã ảnh hưởng đến tiến đ ộ xây dựng KKT cũng như thu hút đầu tư tại KKT. Vì vậy, để tăng tính hiệu quả cho sự phát triển của KKT, đòi hỏi năng lực của tư vấn lập quy hoạch, đồng thời công tác lập quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây d ựng phải thực sự gắn với thực tiễn, sát với định hướng thu hút đầu tư tại KKT. Bên cạnh đó, công tác quy hoạch và xây d ựng phải gắn với mục tiêu phát triển bền vững của KKT Vân Phong nói riêng và của tỉnh Khánh Hòa nói chung. - Cơ sở hạ tầng KKT Vân Phong còn ở giai đoạn triển khai xây d ựng, vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật – xã hộ i của KKT rất khó khăn. Là 1 trong những KKT vào loại lớn nhất trong cả nước, 4 năm qua chủ yếu tập trung cho công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng các dự án và bước đầu triển khai xây dựng một số dự án quan trọ ng. Đ ể cơ bản hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho KKT Vân Phong, nhu cầu vốn đầu tư tới năm 2015 cần khoảng 11.000 tỷ đồng. Trong khi đó, trong 4 năm từ 2007-2010, tổng vốn đầu tư mới có khoảng 392 tỷ đồ ng (TW: 320 tỷ đ ồng; ĐP: 72 tỷ đồng) chủ yếu phục vụ cho việc giải phóng m ặt bằng và chuẩn bị đầu tư.
  19. - Tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng trong KKT còn chậm so với yêu cầu do ảnh hưởng do việc ban hành chính sách mới (Nghị đ ịnh 69/2009/NĐ-CP); tiến đ ộ xây dựng các khu tái định cư chậm do thủ tục và vốn. Những hạn chế trên ít nhiều ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư. 2.4. Định hướng phát triển KKT Vân Phong trong thời gian tới: Thực hiện Nghị quyết số 05 -NQ/TU ngày 04/4/2011 của Tỉnh ủy Khánh Hòa về việc tiếp tục đ ẩy nhanh phát triển KKT Vân Phong giai đoạn 2011-2015, Ban Quản lý Khu kinh tế V ân Phong đề ra mộ t số nhiệm vụ trọng tâm như sau: - Về công tác thu hút đầu tư: + Đẩy mạnh hơn nữa công tác xúc tiến đầu tư, chú ý đi vào chiều sâu; hiện Khu kinh tế Vân Phong đã xúc tiến đầu tư các dự án với vốn đăng ký đ ầu tư khoảng 15 tỷ USD; phấn đấu vốn thực hiện kho ảng 3-4 tỷ USD trong giai đoạn đến năm 2015, đóng góp thu ngân sách trên địa bàn chiếm khoảng 35-45%, gía trị công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 50% của tỉnh, tạo công ăn việc làm ổn định cho khoảng 15.000 - 20.000 người. Các dự án có tính động lực như Cảng trung chuyển quốc tế, Tổ hợp lọ c hóa dầu, Trung tâm Điện lực Vân Phong, Căn cứ dịch vụ công nghiệp Dầu khí, Kho xăng dầu ngoại quan, Khu phi thuế quan hoàn thành thủ tục, khởi công xây d ựng và đi vào hoạt động. + Phối hợp hỗ trợ nhà đ ầu tư hoàn thành công tác chuẩn b ị đầu tư để khởi công xây dựng các dự án đô thị, du lịch có quy mô lớn như: Khu đô thị mới TuBong, Khu đô thị sinh thái Mũi Đá Son, Khu du lịch dịch vụ Tuần Lễ Hòn Ngang, Khu du lịch cao cấp Hồ Na, Khu du lịch Dốc Lết - Phương Mai; xúc tiến đầu tư dự án Khu phi thuế quan, Khu đô thị Đông Bắc Ninh Hòa. - Về công tác quy hoạch: + Hoàn thành đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng KKT Vân Phong đến năm 2030 để Bộ Xây dựng thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2011 và tổ chức thực hiện đáp ứng linh hoạt các nhu cầu phát
  20. triển trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, bảo đảm khả năng cạnh tranh để phát triển. + Triển khai nhanh công tác lập quy ho ạch chi tiết xây dựng các khu chức năng còn lại theo quy hoạch chung đã được phê duyệt, trình cấp thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện. - Về huy động nguồn vốn đầu tư: + Tập trung huy động các nguồn vốn để thực hiện đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng kỹ thuậ t quan trọng, thiết yếu như đã nêu trên; ưu tiên đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu tái định cư, hệ thống giao thông, hệ thống cấp nước, hệ thống xử lý chất thải rắn, chất thải công nghiệp nguy hại, khu nghĩa trang tại Khu kinh tế. Thực hiện đầu tư xây dựng các công trình xã hội, văn hóa bảo đảm người dân được hưởng các chính sách về phúc lợi xã hội. - Về công tác giải phóng mặt bằng: + Phối hợp thị x ã Ninh Hòa và huyện V ạn Ninh đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng; ưu tiên thực hiện cho các d ự án lớn có vai trò động lực. Tham mưu UBND tỉnh thực hiện chính sách tốt nhất về đền bù, hỗ trợ người dân bị giải tỏa phù hợp với quy định đối với Khu kinh tế. - Về công tác đào tạo nguồn nhân lực: + Phối hợp Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, thị xã Ninh Hòa và huyện Vạn Ninh bảo đảm nguồn nhân lực cho các dự án đ ầu tư. Đ ặc biệt quan tâm thực hiện chính sách đào tạo nghề, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động tại Khu kinh tế Vân Phong; tham mưu UBND tỉnh có những cơ chế, chính sách phù hợp, tạo điều kiện giải quyết tốt hơn đ ời số ng của người dân trong khu vực dự án. - Về công tác bả o vệ môi trường:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2