intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát đặc điểm dịch tễ học của bệnh u mạch phẳng ở trẻ em tại Trung tâm U máu Đại học Y Dược Tp. HCM

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

73
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài: “Khảo sát đặc điểm dịch tễ học của bệnh u mạch phẳng ở trẻ em tại Trung tâm U máu Đại học Y Dược Tp. HCM” nhằm giúp cho các bác sĩ lâm sàng có cái nhìn tổng quát về tình hình thực tiễn của bệnh này tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát đặc điểm dịch tễ học của bệnh u mạch phẳng ở trẻ em tại Trung tâm U máu Đại học Y Dược Tp. HCM

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC VÀ LÂM SÀNG  <br /> CỦA BỆNH U MẠCH PHẲNG Ở TRẺ EM TẠI TRUNG TÂM U MÁU  <br /> ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HCM <br /> Trần Thế Viện*, Hoàng Văn Minh* <br /> <br /> TÓM TẮT <br /> Tổng quan và mục tiêu: U mạch phẳng là biến dạng mao mạch nông lành tính của da thường gặp nhất. <br /> Hiện nay tại Việt nam, các số liệu về tình hình dịch tễ học của bệnh u mạch phẳng chỉ mới thực hiện trên phạm <br /> vi nhỏ và còn nhiều hạn chế. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát đặc điểm dịch tễ học của <br /> bệnh u mạch phẳng ở trẻ em tại Trung tâm U máu Đại học Y Dược Tp. HCM” nhằm giúp cho các bác sĩ lâm <br /> sàng có cái nhìn tổng quát về tình hình thực tiễn của bệnh này tại Việt Nam. <br /> Phương pháp và đối tượng: phương pháp nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. Đối tượng nghiên cứu là bệnh <br /> nhân bị u mạch phẳng ≤ 15 tuổi đến khám tại Trung tâm U máu Đại học Y Dược Tp. HCM từ tháng 10/2010 <br /> đến 09/2013 được phỏng vấn và thăm khám trực tiếp. <br /> Kết quả: Có 175 trẻ bị u mạch phẳng đến khám tại Trung tâm U máu Đại học Y Dược Tp. HCM từ tháng <br /> 10/2010 đến 09/2013, tuổi thường gặp từ 0‐6, nữ mắc bệnh gấp hai lần nam, đa số các trường hợp đến từ Tp. <br /> Hồ Chí Minh. Vị trí bị u mạch phẳng thường gặp là vùng đầu mặt cổ chiếm khoảng 80%. Phương pháp điều trị <br /> trước  khi  vào  nghiên  cứu  đa  số  là  không  điều  trị  gì  (85%),  kế  đến  là  dán  đồng  vị  phóng  xạ  P32  (12%),  các <br /> phương pháp khác (3%). Có khoảng 02% các trường hợp u mạch phẳng có các hội chứng đi kèm: Sturge‐Weber, <br /> Klippel Trenaunay, Proteus syndrome. <br /> Kết luận: Hi vọng qua đề tài này sẽ giúp các bác sĩ lâm sàng có cái nhìn bao quát về tình hình bệnh và tư <br /> vấn phương pháp điều trị hiệu quả nhất nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân bị u mạch phẳng. <br /> Từ khóa: u mạch phẳng, dịch tễ, lâm sàng, trẻ em <br /> <br /> ABSTRACT <br /> PORT WINE STAINS’S EPIDEMIOLOGICAL AND CLINICAL FEATURES IN CHILDREN  <br /> AT HO CHI MINH MEDICAL UNIVERSITY’S VASCULAR ANOMALIES CENTER <br /> Tran The Vien, Hoang Van Minh <br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 485 ‐ 488 <br /> Background and Objective: Port wine stains (PWSs) are the most deformed benign vascular areas of the <br /> skin. Currently in Vietnam , the data on the epidemiology of the disease was limited. So, we carried out research <br /> “port  wine  stainsʹs  epidemiological  and  clinical  features  in  children  at  Ho  Chi  Minh  medical  universityʹs <br /> vascular anomalies center”to help clinicians with an overview of the practical situation of the disease in Vietnam. <br /> Methods and subjects: This is a case series study. Subjects studied are PWSʹs patients ≤ 15 years of age to <br /> enterat ho chi minh medical universityʹs vascular anomalies center from 10/2010 to 09/2013 were interviewed <br /> and examined directly . <br /> Results:  There  were  175  children  admitted  with  PWSs  at  ho  chi  minh  medical  universityʹs  vascular <br /> anomalies centerfrom 10/2010 to 09/2013. It was a commonage 0‐6, girl twice as boy, the majority of the cases <br /> came  from  Ho  Chi  Minh  City.  PWS  was  common  location  on  the  head  and  neck,  accounts  for  about  80%. <br /> Trung tâm U máu – Trường Đại học Y Dược TP.HCM <br /> Tác giả liên lạc: BS.CK1 Trần Thế Viện   ĐT: 0903731334  <br /> <br /> Nhi Khoa<br /> <br /> Email: drtranthevien@gmail.com <br /> <br /> 485<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br /> <br /> Treatment  before  entering  the  study  mostly  no  treatment  (85%),  followed  by  radioactive  phosphorus  32P <br /> treatment (12%), other methods (3%). Approximately 2 % of cases PWSs with the syndrome: Sturge ‐ Weber, <br /> Klippel Trenaunay, Proteus syndrome <br /> Conclusion: It is hoped this survey will help the clinicians with an overview of the diseaseʹs view and advise <br /> the most effective treatments to improve the quality of life for patients with PWSs <br /> Keywords: port wine stain, epidemiological, clinical features, children <br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ <br /> U mạch phẳng là biến dạng mao mạch nông <br /> lành  tính  của  da  thường  gặp  nhất.  Bệnh  hiện <br /> diện ngay lúc sinh, với biểu hiện là một dát hồng <br /> hay đỏ, ở bất kỳ  vùng  da  nào  của  cơ  thể,  ngày <br /> càng  lớn  dần  cùng  với  sự  phát  triển  của  trẻ  và <br /> không tự thoái triển. <br /> Tỷ lệ hiện mắc 0,3‐0,5% ở trẻ sơ sinh. Trong <br /> hầu  hết  các  trường  hợp  bất  thường  mao  mạch <br /> chỉ  biểu  hiện  ở  da,  tuy  nhiên,  bệnh  có  thể  ảnh <br /> hưởng  một  số  cơ  quan  khác  như:  mắt,  xương, <br /> cột  sống…  và  hiện  diện  trong  bệnh  cảnh  của <br /> một  số  hội  chứng:  Sturge‐Weber,  Klippel <br /> Trenaunay,  Proteus  syndrome...  Đa  số  các <br /> trường  hợp,  bệnh  không  gây  nguy  hiểm  đến <br /> tính mạng, nhưng lại gây mất thẩm mỹ (nhất là <br /> biểu  hiện  ở  vùng  mặt),  đã  ảnh  hưởng  đáng  kể <br /> đến  đời  sống,  sinh  hoạt,  học  tập  và  phát  triển <br /> tâm  sinh  lý  của  bệnh  nhân.  Có  nhiều  phương <br /> pháp  điều  trị,  tuy  nhiên  laser  màu  (pulse  dye <br /> laser) vẫn là điều trị chuẩn của u mạch phẳng. <br /> <br /> Mục tiêu chuyên biệt <br /> Xác định tỉ lệ đặc điểm dịch tễ học: tuổi, giới, <br /> địa phương. <br /> Xác định tỉ lệ đặc điểm lâm sàng: vị trí, hội <br /> chứng  đi  kèm,  phương  pháp  điều  trị  trước  đó, <br /> biến chứng. <br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP <br /> Phương pháp nghiên cứu <br /> Mô tả hàng loạt ca <br /> <br /> Đối tượng nghiên cứu <br /> Bệnh  nhân  bị  u  mạch  phẳng  ≤  15  tuổi  đến <br /> khám tại Trung tâm U máu Đại học Y Dược Tp. <br /> HCM từ tháng 10/2010 đến 09/2013 <br /> <br /> Cỡ mẫu <br /> Thuận  tiện,  toàn  bộ  bệnh  nhân  bị  u  mạch <br /> phẳng ≤ 15 tuổi đến khám tại Trung tâm U máu <br /> Đại học Y Dược Tp. HCM trong thời gian nghiên <br /> cứu <br /> <br /> Công cụ thu thập thông tin <br /> <br /> hình dịch tễ học của bệnh u mạch phẳng chỉ mới <br /> <br /> Theo mẫu bệnh án điện tử của tại trung tâm <br /> U máu Đại học Y Dược Tp. HCM <br /> <br /> thực  hiện  trên  phạm  vi  nhỏ  và  còn  nhiều  hạn <br /> <br /> Kỹ thuật thu thập thông tin <br /> <br /> chế.  Do  đó  chúng  tôi  tiến  hành  nghiên  cứu  đề <br /> <br /> Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng tham gia <br /> nghiên cứu bằng mẫu bệnh án <br /> <br /> Hiện  nay  tại  Việt  nam,  các  số  liệu  về  tình <br /> <br /> tài: “Khảo sát đặc điểm dịch tễ học của bệnh u mạch <br /> phẳng  ở  trẻ  em  tại  Trung  tâm  U  máu  Đại  Học  Y <br /> Dược Tp. HCM”  nhằm  giúp  cho  các  bác  sĩ  lâm <br /> sàng có cái nhìn tổng quát về tình hình thực tiễn <br /> <br /> Khám lâm sàng và cho các chỉ định lâm sàng <br /> (khi  cần  thiết)  để  đánh  giá  các  hội  chứng  hay <br /> biến chứng đi kèm <br /> <br /> của bệnh này tại Việt Nam. <br /> <br /> Phương pháp xử lý thông tin <br /> <br /> Mục tiêu nghiên cứu <br /> <br /> Nhập  và  phân  tích  số  liệu  bằng  phần  mềm <br /> SPSS 18.0 <br /> <br /> Mục tiêu tổng quát <br /> Khảo sát đặc  điểm  dịch  tễ  học  của  bệnh  u <br /> mạch phẳng ở trẻ em tại Trung tâm U máu Đại <br /> học Y Dược Tp.HCM <br /> <br /> 486<br /> <br /> Các chỉ số nghiên cứu <br /> Các  đặc  điểm  dịch  tễ  học:  tuổi,  giới,  địa <br /> phương <br /> <br /> Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Vị trí sang thương <br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN <br /> <br /> Phương pháp điều trị trước đó <br /> <br /> Có  175  trẻ  bị  u  mạch  phẳng  đến  khám  tại <br /> Trung tâm U máu Đại học Y Dược Tp. HCM từ <br /> tháng 10/2010 đến 09/2013 <br /> <br /> Biến chứng đi kèm <br /> Hội chứng đi kèm <br /> Bảng 1: Phân bố u mạch phẳng theo đặc điểm dịch tễ học <br /> Giới tính<br /> Tuổi<br /> <br /> Nam: 52 (29,7%)<br /> 0–6<br /> <br /> Nữ: 123 (70,3%)<br /> 7 – 15<br /> <br /> Địa phương<br /> <br /> Nam<br /> Nữ<br /> 43 (33,33%)<br /> 86 (66,67%)<br /> Thành phố: 106 (60,57%)<br /> <br /> Nam<br /> Nữ<br /> 9 (19,6%)<br /> 37 (80,4%)<br /> Tỉnh khác: 69 (39,43%)<br /> <br /> Bảng 2: Phân bố vị trí sang thương trên cơ thể <br /> Vị trí<br /> Tỉ lệ<br /> <br /> Đầu mặt cổ<br /> 80,67%<br /> <br /> Thân mình<br /> 6,68%<br /> <br /> Tay<br /> 7,16%<br /> <br /> Chân<br /> 4,53%<br /> <br /> Sinh dục<br /> 0,48%<br /> <br /> Toàn thân<br /> 0,48%<br /> <br /> Bảng 3: Phân bố vị trí sang thương vùng đầu mặt cổ <br /> Vị trí<br /> Tỉ lệ<br /> <br /> Da đầu<br /> 1,91%<br /> <br /> Gáy<br /> 0,96%<br /> <br /> Cổ<br /> 6,44%<br /> <br /> Má<br /> 25,3%<br /> <br /> Mi mắt<br /> 13,36%<br /> <br /> Môi<br /> 8,59%<br /> <br /> Mũi<br /> 2,38%<br /> <br /> Cằm Thái dương Trán Vành tai<br /> 3,58%<br /> 4,76%<br /> 8,11% 5,25%<br /> <br /> Bảng 4: Phương pháp điều trị trước khi đến trung tâm u máu <br /> Phương pháp điều trị trước<br /> đó<br /> Tỉ lệ<br /> <br /> Không điều trị gì<br /> <br /> Dán đồng vị phóng xạ P32<br /> <br /> 85%<br /> <br /> 12%<br /> <br /> Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ nữ mắc <br /> bệnh  nhiều  hơn  nam  gấp  hai  lần,  kết  quả  này <br /> khác với các nghiên cứu khác tỉ lệ nam bằng nữ. <br /> Đa số các trường hợp đến từ Thành Phố Hồ Chí <br /> Minh (61%), có thể do số lượng dân cư của TP. <br /> Hồ  Chí  Minh  đông  nhất  cả  nước,  bên  cạnh  đó <br /> việc  hạn  chế  về  phương  tiện  thông  tin  nên  các <br /> bệnh nhân ở các Tỉnh thành khác còn ít biết đến, <br /> nhất là các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ. <br /> Hầu  hết  các  trường  hợp  bị  u  mạch  phẳng <br /> trong nghiên cứu của chúng tôi tập trung ở vùng <br /> đầu  mặt  cổ,  chiếm  khoảng  80%,  điều  này  cũng <br /> phù hợp với y văn. Khoảng 50% các trường hợp <br /> các bệnh nhân bị u mạch phẳng trong nghiên cứu <br /> của chúng tôi có từ hai vị trí trở lên, khoảng 10% <br /> các  trường  hợp  liên  quan  ba,  bốn,  năm…  vị  trí <br /> trên cơ thể. Trong khảo sát của  chúng  tôi  có  hai <br /> trường hợp bị u mạch phẳng gần như toàn thân <br /> và hai trường hợp  u  mạch  phẳng  liên  quan  đến <br /> vùng  sinh  dục‐tầng  sinh  môn,  những  dạng  đặc <br /> biệt này theo y văn khá hiếm. Trong các vị trí có <br /> liên  quan  đến  vùng  đầu  mặt  cổ,  má  là  vị  trí <br /> thường gặp nhất (khoảng 25%), kế đến là mi mắt, <br /> môi, trán…thường thương tổn chỉ có một bên má, <br /> <br /> Nhi Khoa<br /> <br /> Phương pháp khác (phẫu thuật, chích<br /> xơ…)<br /> 3%<br /> <br /> tuy nhiên có một số trường hợp bị cả hai bên má. <br /> Điều  này  cũng  phù  hợp  với  y  văn  khoảng  55% <br /> các  trường  hợp  u  mạch  phẳng  liên  quan  đến <br /> vùng da mặt do dây thần kinh số V chi phối. <br /> Trong các bệnh nhi đến với chúng tôi phần <br /> lớn chưa điều trị gì trước đó với lý do chính là <br /> được  các  bác  sĩ  tư  vấn  chưa  có  phương  pháp <br /> điều trị triệt để. Tuy nhiên, tại Việt Nam, trong <br /> vài  năm gần đây, với sự có mặt của laser  xung <br /> màu (pulse dye laser), được y văn công nhận là <br /> điều trị chuẩn của bệnh u mạch phẳng, đã thắp <br /> lên tia hi vọng cho các bệnh nhân mắc phải căn <br /> bệnh này. Dán đồng vị phóng xạ P32 là phương <br /> pháp được các bệnh nhân sử dụng thường nhất <br /> trong khảo sát của chúng tôi (12%). Có lẽ do sự <br /> nhầm lẫn trong chẩn đoán trên lâm sàng giữa u <br /> máu  và  u  mạch  phẳng  mà  phần  lớn  các  bệnh <br /> nhân  đã  được  điều  trị  theo  phương  pháp  này. <br /> Đây là phương pháp điều trị cũ cho bệnh u máu <br /> được sử dụng rộng rãi tại Việt nam trong những <br /> thập niên 90. Tuy nhiên, phương pháp này trên <br /> thế  giới  đã  không  còn  áp  dụng  từ  lâu  do  hiệu <br /> quả  điều  trị  không  cao  mà  còn  để  lại  di  chứng <br /> nặng  nề  như:  sẹo  lồi,  sẹo  co  kéo,  sẹo  lõm,  dãn <br /> <br /> 487<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br /> <br /> mạch,  giảm  sắc  tố…và  tồn  tại  suốt  cả  cuộc  đời <br /> bệnh nhi. <br /> Các  hội  chứng  đi  kèm  với  u  mạch  phẳng: <br /> Sturge‐Weber,  Klippel  Trenaunay,  Proteus<br /> syndrome  cũng  được  ghi  nhận  trong  khảo  sát <br /> của chúng tôi với tỉ lệ 2%. Mặc dù các hội chứng <br /> này  hiếm  gặp,  tuy  nhiên  cũng  phải  cần  lưu  ý <br /> trong khi khám trên lâm sàng do các hội chứng <br /> không chỉ ảnh hưởng trên da đơn thuần mà còn <br /> ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng khác, như: <br /> mắt,  thần  kinh,  xương,  sụn,  mô  liên  kết,  tim <br /> mạch…có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của <br /> bệnh  nhân  nếu  không  được  chẩn  đoán  và  điều <br /> trị kịp thời. <br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO <br /> 1.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> 3.<br /> 4.<br /> 5.<br /> <br /> 6.<br /> 7.<br /> <br /> KẾT LUẬN <br /> Hi vọng qua đề tài này sẽ giúp các bác sĩ lâm <br /> sàng có cái nhìn bao quát về tình hình bệnh và <br /> tư  vấn  phương  pháp  điều  trị  hiệu  quả  nhất <br /> nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh <br /> nhân bị u mạch phẳng. <br /> <br /> 8.<br /> <br /> Dowling  MB,  Zhao  Y,  Darrow  DH  (2012).  Orodental <br /> manifestations of facial port‐wine stains. J Am Acad Dermatol <br /> 67:687‐93. <br /> Faurschou  A,  Olesen  AB,  Leonardi‐Bee  J,  Haedersdal  M <br /> (2011).  Lasers  or  light  sources  for  treating  port‐wine  stains. <br /> Cochrane Database Syst Rev; (11); CD007152. <br /> Garzon MC, Huang JT, Enjolras O, Frieden IJ (2007). Vascular <br /> malformations: Part I. J Am Acad Dermatol; 56(3):353‐70. <br /> Tasnádi  G  (2009).  Epidemiology  of  Vascular  Malformations. <br /> Hemangiomas and Vascular Malformations; 109‐110 <br /> Kanada KN, Merin MR, Munden A, Friedlander SF (2012). A <br /> prospective  study  of  cutaneous  findings  in  newborns  in  the <br /> United States: correlation with race, ethnicity, and gestational <br /> status  using  updated  classification  and  nomenclature.  J <br /> Pediatr. 161(2):240‐5. <br /> Melancon  JM,  Dohil  MA,  Eichenfield  LF  (2012).  Facial  port‐<br /> wine stain: when to worry? Pediatr Dermatol. 29(1):131‐3 <br /> Ng  BC,  San  CY,  Lau  EY,  Yu  SC  (2013).  Multidisciplinary <br /> vascular malformations clinic in Hong Kong.Hong Kong Med <br /> J. 19(2):116‐23. <br /> Vasani  RJ,  Khanna  D,  Singal  A  (2012).  Cutaneous  vascular <br /> lesions  and  their  management  in  Indian  setting.Dermatol <br /> Ther. 25(4):358‐75. <br /> <br />  <br /> Ngày nhận bài báo:  <br /> <br />  <br /> <br />  <br /> <br /> 06/11/2013 <br /> <br /> Ngày phản biện nhận xét bài báo:  <br /> <br /> 02/12/2013 <br /> <br /> Ngày bài báo được đăng:  <br /> <br /> 05/01/2014 <br /> <br />  <br /> <br />  <br /> <br /> 488<br /> <br /> Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em <br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2