intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát đột biến JAK2V617F trên bệnh nhân đa hồng cầu nguyên phát tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Chia sẻ: Tran Hanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

73
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định các đặc điểm về huyết học, tỉ lệ đột biến JAK2V617F trên bệnh nhân đa hồng cầu nguyên phát. Nghiên cứu tiến hành trên tất cả các bệnh nhân chẩn đoán đa hồng cầu nguyên phát theo tiêu chuẩn của WHO 2008 tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 01 năm 2013.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát đột biến JAK2V617F trên bệnh nhân đa hồng cầu nguyên phát tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> KHẢO SÁT ĐỘT BIẾN JAK2V617F TRÊN BỆNH NHÂN  <br /> ĐA HỒNG CẦU NGUYÊN PHÁT TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY <br /> Bùi Lê Cường*, Tô Phước Hải*, Lê Hoàng Oanh* <br /> <br /> TÓM TẮT <br /> Mục  tiêu:  Xác  định  các  đặc  điểm  về  huyết  học,  tỉ  lệ  đột  biến  JAK2V617F  trên  bệnh  nhân  Đa  hồng  cầu <br /> nguyên phát.  <br /> Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả các BN chẩn đoán Đa hồng cầu nguyên phát (ĐHCNP) <br /> theo tiêu chuẩn của WHO 2008 tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 01 năm 2013; nghiên <br /> cứu mô tả hồi cứu. <br /> Kết quả: 30 BN được chẩn đoán ĐHCNP có tuổi trung bình 53 (18 – 84) với dấu hiệu chính là đỏ da niêm, <br /> nhức đầu, tăng huyết áp. Tỉ lệ nam/nữ 1,14. Nồng độ Hemoglobin trung bình là 18,8g/dl. Tỉ lệ phát hiện đột <br /> biến JAK2V617F là 73,3%. Hai nhóm có nồng độ Hemoglobin tương đương nhau, nhóm đột biến có độ tuổi lớn <br /> hơn (p0,05). <br /> Kết luận: Việc phát hiện ra đột biến JAK2V617F là một bước ngoặc quan trọng trong chẩn đoán các nhóm <br /> bệnh thuộc Hội chứng tăng sinh tủy, mở ra thời kỳ nghiên cứu các thuốc điều trị trúng đích đối với các bệnh có <br /> đột biến JAK2V617F. <br /> Từ khoá: Hội chứng tăng sinh tủy (HCTST), Đa hồng cầu nguyên phát (TTCNP), JAK2V617F. <br /> <br /> ABSTRACT <br /> CHARACTERISTICS OF THE JAK2V617F MUTATION IN ESSENTIAL THROMBOCYTHEMIA  <br /> IN CHO RAY HOSPITAL <br /> Bui Le Cuong, To Phuoc Hai, Le Hoang Oanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 5 ‐ 2013: 165 ‐ <br /> 168 <br /> Objectives: To characterize the features of hematology, the rate of JAK2V617F mutation in Polycythemia <br /> vera. <br /> Method and patients: A retrospective study was conducted on all patients diagnosed as Polycythemia vera <br /> (PV) according to WHO 2008 classification, at Cho Ray from January 2012 to January 2013. <br /> Results: A total of 30 ET patients, with the mean age of 53 years (range: 18 – 84 years) with the major <br /> symptom  of  ruddy  cyanosis,  headache,  hypertension.  The  ratio  of  male  to  female  is  1.14.  Mean  hemoglobin <br /> concentration is 18,8g/dl. The rate of JAK2V617F mutation was 73.3%. Two groups have the same hemoglobin <br /> concentration,  mean  age  with  mutation  group  is  higher  than  one  without  mutation  (p0.05).  <br /> Conclusions:  The  detection  of  JAK2V617F  mutation  has  a  very  important  role  in  diagnosis  of  myeloid <br /> proliferative neoplasms. It will open the time of research the target drugs for diseases with JAK2V617F mutation. <br /> Key words: Myeloid proliferative neoplasms (MPNs), Polycythemia Vera (PV), JAK2V617F.  <br /> hoặc tất cả các dòng tế  bào  tạo  ra  tại  tủy.  Theo <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ <br /> Tổ  chức  Y  tế  thế  giới  (WHO  2008),  nhóm  này <br /> Hội chứng tăng sinh tủy là một nhóm bệnh <br /> bao gồm 7 bệnh: Bạch cầu mạn dòng tủy (CML), <br /> của  tủy  xương  do  phát  triển  riêng  một  dòng <br /> * Bệnh viện Chợ Rẫy <br /> Tác giả liên lạc: BS. CKI. Bùi Lê Cường  <br /> <br /> ĐT: 0903 850 950  <br /> <br /> 166<br /> Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học  <br /> <br /> Email: cuongbuile@yahoo.com <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 <br /> Bạch cầu mạn dòng Neutrophil (CNL), Bạch cầu <br /> mạn  dòng  Eosinophil(CEL),  Đa  hồng  cầu <br /> nguyên  phát  (ĐHCNP),  Tăng  tiểu  cầu  nguyên <br /> phát  (TTCNP),  Xơ  tủy  vô  căn  và  Tăng  sinh  tế <br /> bào Mast. Tất cả đều có nguyên nhân từ tế bào <br /> máu gốc vạn năng sản sinh  quá  mức  một  hoặc <br /> nhiều dòng tế bào, một số bệnh thuộc nhóm này <br /> chuyển thành Bạch cầu cấp. Các bệnh Đa hồng <br /> cầu nguyên phát, Tăng tiểu cầu nguyên phát và <br /> Xơ tủy vô căn có thể chuyển dạng lẫn nhau. <br /> Nhờ  sự  tiến  bộ  về  sinh  học  phân  tử  và  di <br /> truyền tế bào, ngày nay người ta đã tìm ra được <br /> các  đột  biến  gây  ra  đối  với  từng  bệnh  trong <br /> nhóm này. CML là do chuyển đoạn giữa NST số <br /> 9 và 22, CNL là do chuyển đoạn giữa NST 15 và <br /> 19, CEL liên quan đến đột biến gen PDGFR. Ba <br /> bệnh còn lại gồm ĐHCNP, TTCNP và Xơ tủy vô <br /> căn có liên quan đến đột biến gen JAK2 tại vị trí <br /> 617,  guanine  được  thay  bằng  thymidine  và  kết <br /> quả  là  Valine  được  thay  bằng  Phenylalanine. <br /> Đột biến này làm xáo trộn dẫn truyền qua trục <br /> JAK‐STAT,  làm  sản  sinh  quá  mức  các  tế  bào <br /> máu không kiểm soát được. Nhóm bệnh này có <br /> tiên  lượng  khá  tốt,  các  phương  pháp  điều  trị <br /> kinh  điển  gồm  các  thuốc  Hydroxyurea, <br /> Busulfan,  Interferon,  Bipobroman...  có  thể  kiểm <br /> soát được bệnh và kéo dài thời gian sống 10 ‐20 <br /> năm.  Tuy  nhiên,  một  số  trường  hợp  chuyển <br /> sang bệnh lý ác tính như Rối loạn sinh tủy hoặc <br /> AML và tử vong, bệnh nhân cũng có thể tử vong <br /> do các biến chứng huyết khối hoặc xuất huyết. <br />  Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu về <br /> đột biến JAK2V617F nhưng cỡ mẫu tương đối <br /> nhỏ. <br /> Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, ĐHCNP là bệnh rất <br /> thường gặp với những biểu hiện lâm sàng rất đa <br /> dạng,  được  phát  hiện  tại  nhiều  chuyên  khoa <br /> khác  nhau  không  phải  Huyết  học.  Đa  số  bệnh <br /> nhân được điều trị bằng Hydroxyurea và chống <br /> kết tập tiểu cầu. Chúng tôi chưa có thống kê cụ <br /> thể  về  số  lượng  bệnh  nhân  và  tỉ  lệ  đột  biến <br /> JAK2V617F phát hiện được trên nhóm bệnh này. <br /> Nghiên  cứu  này  được  tiến  hành  tại  Bệnh <br /> viện  Chợ  Rẫy  nhằm  khảo  sát  các  đặc  điểm  về <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> huyết học và tỉ lệ đột biến JAK2V617F trên bệnh <br /> nhân ĐHCNP. <br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br /> Đối tượng nghiên cứu  <br /> Tiêu chuẩn chọn mẫu <br /> Các BN chẩn đoán ĐHCNP theo tiêu chuẩn <br /> của WHO 2008 tại BV Chợ Rẫy từ tháng 01 năm <br /> 2012 đến tháng 01 năm 2013. <br /> Tiêu chuẩn loại trừ <br /> ‐  Được chẩn đoán Bạch cầu mạn dòng tủy, <br /> Tăng tiểu cầu nguyên phát, Tăng sinh tủy mạn <br /> tính, Xơ tủy vô căn. <br /> ‐  Không  có  điều  kiện  tái  khám  thường <br /> xuyên theo lịch hẹn của bệnh viện. <br /> ‐  Thân nhân hoặc bệnh nhân không đồng ý <br /> tham gia nghiên cứu. <br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu <br /> ‐ Thiết kế nghiên cứu: mô tả hồi cứu. <br /> Xử lý số liệu <br /> <br /> ‐   Số  liệu  thu  thập  được  nhập  vào  phần <br /> mềm Epidata 3.1. <br /> Phương pháp thống kê: Sử dụng phần mềm <br /> thống kê STATA 10.0. <br /> Trình  bày  kết  quả  dưới  dạng  bảng  tần  số, <br /> biểu đồ. <br /> ‐   Giá  trị  các  chỉ  số  được  trình  bày  dưới <br /> dạng  trung  bình  và  độ  lệch  chuẩn,  kiểm  định <br /> giữa. <br /> 2  giá  trị  thống  kê  bằng  phép  kiểm  Student <br /> hoặc  trình  bày  dưới  dạng  phần  trăm  (%)  và <br /> kiểm  định  sự  khác  biệt  giữa  hai  nhóm  về  mặt <br /> thống kê bằng kiểm định chi‐square. <br /> ‐   So  sánh  giá  trị  của  một  biến  định  lượng <br /> trên  nhiều  nhóm  khác  nhau  bằng  phân  tích <br /> Anova, sự khác biệt có ý nghĩa với p  95% (p  18,5 g/dl(nam) > 16,5g/dl(nữ). <br /> +  Có đột biến JAK2V617F. <br /> <br /> Tiêu chuẩn phụ <br /> +  Tủy đồ cho thấy sự tăng sinh.  <br /> +  Nồng độ EPO huyết thanh giảm. <br /> Tăng trưởng dòng hồng cầu nội sinh. <br /> Chẩn đoán Đa hồng cầu nguyên phát khi có <br /> 2 tiêu chuẩn chính và 1 tiêu chuẩn phụ hoặc tiêu <br /> chuẩn chính đầu tiên và 2 tiêu chuẩn phụ. <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013<br /> Bảng 1: Đặc điểm huyết học của 2 nhóm có và không <br /> có đột biến JAK2V617F <br /> Đặc điểm<br /> Nồng độ Hb trung<br /> bình (g/L)<br /> Số lượng BC trung<br /> bình (x109/L)<br /> Số lượng TC trung<br /> bình (x109/L)<br /> <br /> Đột biến JAK2V617F<br /> Có<br /> Không<br /> 18,76±1,69<br /> <br /> 18,79±0,79<br /> <br /> 14,79±11,13<br /> <br /> 8,77 ± 4,41<br /> <br /> 348,31±142,82<br /> <br /> 270,25±101,88<br /> <br /> Tỉ lệ đột biến gien JAK2V617F <br /> Bảng 2: Tỉ lệ đột biến JAK2V617F  <br /> Số bệnh nhân<br /> Tỉ lệ<br /> <br /> Có đột biến<br /> 22<br /> 73,3%<br /> <br /> Không đột biến<br /> 08<br /> 26,7%<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU <br /> <br />  BÀN LUẬN <br /> <br /> Đặc điểm bệnh nhân  <br /> <br /> Bước đầu nghiên cứu 30 bệnh nhân Đa hồng <br /> cầu nguyên phát tại Bệnh viện Chợ Rẫy, kết quả <br /> của chúng tôi tương đương với các tác giả khác <br /> trong  và  ngoài  nước  khi  quan  sát  thấy  tuổi <br /> thường gặp nhất là 41 – 62 tuổi, nam nhiều hơn <br /> nữ,  phần  lớn  BN  được  phát  hiện  đỏ  da  niêm <br /> (92%),  tăng  huyết  áp  (70%),  nhức  đầu  (52%), <br /> tương đương với kết quả của các tác giả Huỳnh <br /> Hương,  Berlin  NI.(3,2)  huyết  khối  chiếm  10% <br /> tương đương với tác giả AM. Vannucchi (7)  <br /> <br /> Lâm sàng <br /> Trong nghiên cứu có 30 BN được chẩn đoán <br /> ĐHCNP  với  tuổi  trung  bình  52,37  ±  16,22  (18  – <br /> 84), thường gặp từ 41 – 62 tuổi. Tỉ lệ nam: nữ là <br /> 1,14. Đa số BN được phát hiện bệnh với các triệu <br /> chứng  đỏ  da  niêm  (92%),  tăng  huyết  áp  (70%), <br /> nhức đầu (52%).  <br /> Triệu chứng lách to chiếm 43%, ngứa chiếm <br /> 14%,  huyết  khối  chiếm  10%,  không  có  bệnh <br /> nhân có triệu chứng xuất huyết . <br /> <br /> Cận lâm sàng <br /> Đa  số  bệnh  nhân  có  hình  ảnh  tủy  tăng <br /> sinh(87%),  nồng  độ  EPO  thấp  chiếm  tỉ  lệ <br /> cao(83%). <br /> Nồng  độ  Hemoglobin  trung  bình  18,77  ± <br /> 1,49 g/dl. Số  lượng  BC  trung  bình  11,45  ±  5,59x <br /> 109/L), trong đó số lượng BC cao nhất là 22,13 x <br /> 109/L. Số lượng TC trung bình 327,50 ± 136,05 x <br /> 109/L,  trong  đó  số  lượng  TC  cao  nhất  là  766  x <br /> 109/L. <br /> <br /> Đặc  điểm  huyết  học  của  2  nhóm  có  và <br /> không có đột biến JAK2V617F  <br /> Giá trị trung bình của nồng độ hemoglobin, <br /> số lượng bạch cầu và tiểu cầu và giữa 2 nhóm có <br /> và  không  có  đột  biến  JAK2  được  trình  bày  ở <br /> bảng 1. <br /> <br /> 168<br /> Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học  <br /> <br /> Nồng  độ  Hb  trung  bình  là  18,77g/dl  tương <br /> đương  với  các  tác  giả  trong  nước,  cao  hơn  một <br /> số nghiên cứu nước ngoài. <br /> Kết  quả  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  có  tỉ  lệ <br /> bệnh nhân giảm EPO là 83%, cao hơn các nghiên <br /> cứu  trong  và  ngoài  nước,  87%  bệnh  nhân  có <br /> hình ảnh tủy tăng sinh. <br /> Khi  khảo  sát  đột  biến  gien  bằng  kỹ  thuật <br /> ASO‐PCR,  chúng  tôi  phát  hiện  73,3%  BN  có <br /> mang  đột  biến  JAK2V617F.  Kết  quả  này  thấp <br /> hơn so với các tác giả Huỳnh Hương, Tefferi A, <br /> Zhao R, Baxter EJ(8,3,Error! Reference source not found.,1) tương <br /> đương với tác giả Levine(5) . <br /> So sánh một số đặc điểm về huyết học giữa 2 <br /> nhóm  có  và  không  có  đột  biến  JAK2V617F, <br /> chúng  tôi  ghi  nhận  hai  nhóm  có  nồng  độ <br /> Hemoglobin  trung  bình  tương  đương  nhau, <br /> nhóm  đột  biến  có  độ  tuổi  lớn  hơn  (p0,05). <br /> <br /> KẾT LUẬN <br /> Qua nghiên cứu 30 bệnh nhân Đa hồng cầu <br /> tiên phát tại Bệnh viện Chợ Rẫy, chúng tôi rút ra <br /> một số kết luận sau: Bệnh gặp ở cả 2 giới, nam <br /> nhiều hơn nữ, độ tuổi thường gặp là 41 ‐62 tuổi, <br /> nồng  độ  Hb  trung  bình18,77g/dl,  73,3%  bệnh <br /> nhân  có  đột  biến  JAK2V617F,  83%  bệnh  nhân <br /> giảm EPO, 87% bệnh nhân có hình ảnh tủy tăng <br /> sinh, nhóm có đột biến có độ tuổi cao hơn có ý <br /> nghĩa thống kê. <br /> Việc phát hiện ra đột biến JAK2V617F là một <br /> bước  ngoặc  quan  trọng  trong  chẩn  đoán  các <br /> nhóm bệnh thuộc Hội chứng tăng sinh tủy, mở <br /> ra  thời  kỳ  nghiên  cứu  các  thuốc  điều  trị  trúng <br /> đích đối với các bệnh có đột biến JAK2V617F. <br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO <br /> 1.<br /> <br /> Baxter EJ., Scott LM., Campbell PJ. (2005), ʺAcquired mutation <br /> of  the  tyrosine  kinase  JAK2  in  human  myeloproliferative <br /> disordersʺ, Lancet., 365, pp. 1054‐1061. <br />  <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> 2.<br /> <br /> Berlin  NI.  (1975),  ʺDiagnosis  and  classification  of  the <br /> polycythemiasʺ, Semin Haematol 12, pp. 339‐351. <br /> <br /> 3.<br /> <br /> Huỳnh  Hương,  Phan  Thị  Xinh  (2012).  “Đặc  điểm  lâm  sàng, <br /> cận lâm sàng và đột biến gen JAK2V617F trên bệnh nhân Đa <br /> hồng cầu nguyên phát” <br /> <br /> 4.<br /> <br /> Kralovics  R.,  Passamonti  F.,  Buser  AS.  (2005),  ʺ  A  gain‐of‐<br /> function mutation of JAK2 in myeloproliferative disordersʺ, N <br /> Engl J Med, 352, pp. 1779‐1790. <br /> Levine  RL.,  Wadleigh  M.,  Cools  J.  (2005),  ʺActivating <br /> mutation  in  the  tyrosine  kinase  JAK2  in  polycythemia  vera, <br /> essential  thrombocythemia,  and  myeloid  metaplasia  with <br /> myelofibrosisʺ, Cancer Cell, 7, pp. 387‐397. <br /> Messinezy  M,  Westwood  NB,  El‐Hemaidi  I  (2002),  ʺSerum <br /> erythropoietin  values  in  erythrocytoses  and  in  primary <br /> thrombocythaemiaʺ, British Journal of Haematology, 117, pp. 47‐<br /> 53. <br /> Vannucchi  AM,  Antonioli  E,  Guglielmelli  P  (2007), <br /> ʺProspective  identification  of  high‐risk  polycythemia  vera <br /> patients based on JAK2V617F allele burdenʺ, Leukemia, 21, pp. <br /> 1952–1959. <br /> Zhao  R,  Xing  S,  Li  Z,  Fu  X,  Li  Q,  Krantz  SB  et  al  (2005). <br /> Identification  of  acquired  JAK2  mutation  in  polycythemia <br /> vera. J Biol Chem ; 280: 22788‐ 22792 <br /> <br /> 5.<br /> <br /> 6.<br /> <br /> 7.<br /> <br /> 8.<br /> <br />  <br /> Ngày nhận bài báo:   <br />  30 tháng 7 năm 2013 <br /> Ngày phản biện:    <br /> 16 tháng 8 năm 2013 <br /> Ngày bài báo được đăng:   22 tháng 10 năm 2013 <br /> <br /> 169<br /> Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học <br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2