intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát hiệu suất thu hồi cho mục đích tái chế, tái sử dụng chất thải từ cây mía tại các điểm kinh doanh nước mía trên địa bàn phường An Thạnh, thị xã thuận Thuận An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Khảo sát hiệu suất thu hồi cho mục đích tái chế, tái sử dụng chất thải từ cây mía tại các điểm kinh doanh nước mía trên địa bàn phường An Thạnh, thị xã thuận Thuận An trình bày đánh giá về hiện trạng thu hồi, tái sử dụng, tái chế chất thải từ cây mía phát sinh tại các điểm kinh doanh nước mía trên địa bàn phường An Thạnh; Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, tái chế, tái sử dụng chất thải từ cây mía phát sinh tại các điểm kinh doanh nước mía trên địa bàn phường An Thạnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát hiệu suất thu hồi cho mục đích tái chế, tái sử dụng chất thải từ cây mía tại các điểm kinh doanh nước mía trên địa bàn phường An Thạnh, thị xã thuận Thuận An

  1. KHẢO SÁT HIỆU SUẤT THU HỒI CHO MỤC ĐÍCH TÁI CHẾ, TÁI SỬ DỤNG CHẤT THẢI TỪ CÂY MÍA TẠI CÁC ĐIỂM KINH DOANH NƢỚC MÍA TRÊN ĐỊA BÀN PHƢỜNG AN THẠNH, THỊ XÃ THUẬN AN ThS. Bùi Phạm Phƣơng Thanh Khoa Khoa học quản lý – Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT: Đề tài đã ước tính được hiệu suất thu hồi cho mục đích tái chế, tái sử dụng chất thải từ cây mía trên địa bàn phường An Thạnh. Thông qua các kết quả đã đạt được, đề tài đã đề xuất một số giải pháp quản lý hiệu quả chất thải rắn từ cây mía như là: thành lập các hợp tác xã, cơ sở tổ chức thu mua chất thải từ cây mía; tuyên truyền phổ biến rộng rãi, gần gũi đến người dân về lợi ích của chất thải từ cây mía. Nhằm nâng cao hiệu suất thu hồi cho mục đích tái chế, tái sử dụng chất thải từ cây mía ở địa phương đem lại lợi ích kinh tế - xã hội và môi trường góp phần bảo vệ môi trường. Từ khóa: chất thải từ cây mía, hiệu suất thu hồi, tái chế, tái sử dụng 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Phƣờng An Thạnh là một địa phƣơng đang phát triển theo hƣớng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, tập trung rất nhiều ngƣời dân sinh sống, nhiều cơ sở hạ tầng về giáo dục, y tế, công nghiệp, thƣơng mại – dịch vụ của Thị xã Thuận An. Do là địa phƣơng tập trung nhiều trƣờng học nên các cửa hàng nƣớc uống tập trung ở đây rất nhiều. Đặc biệt là các điểm kinh doanh nƣớc mía vì đây là một loại nƣớc uống rất rẻ, dễ uống, phù hợp với nhiều đối tƣợng khách hàng. Từ đây, dẫn đến việc phát sinh lƣợng chất thải từ cây mía ở địa phƣơng rất nhiều. Vì vậy, việc thu hồi lƣợng rác này cho mục đích tái chế, tái sử dụng cần đƣợc quan tâm và thực hiện từ các cấp quản lý đến cộng đồng dân cƣ. Chính vì vậy đề tài đƣợc thực hiện để làm giảm lƣợng phát sinh rác thải vừa nâng cao hiệu quả kinh tế cho địa phƣơng. 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu - Điều tra, đánh giá hiện trạng chất thải từ cây mía phát sinh tại các điểm kinh doanh nƣớc mía trên địa bàn phƣờng An Thạnh. - Đánh giá về hiện trạng thu hồi, tái sử dụng, tái chế chất thải từ cây mía phát sinh tại các điểm kinh doanh nƣớc mía trên địa bàn phƣờng An Thạnh. - Ƣớc tính hiệu suất thu hồi cho mục đích tái chế, tái sử dụng chất thải từ cây mía phát sinh tại các điểm kinh doanh nƣớc mía. 420
  2. - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, tái chế, tái sử dụng chất thải từ cây mía phát sinh tại các điểm kinh doanh nƣớc mía trên địa bàn phƣờng An Thạnh. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài đã sử dụng các phƣơng pháp chính nhƣ: Phƣơng pháp khảo sát thực địa: tiến hành khảo sát thực tế trên địa bàn phƣờng số lƣợng các điểm kinh doanh nƣớc mía, đối tƣợng thu hồi chất thải từ cây mía. Phƣơng pháp xã hội học: tiến hành phỏng vấn tất cả các điểm kinh doanh nƣớc mía và ngƣời dân trong địa bàn có nhu cầu sử dụng chất thải của cây mía cho mục đích tái chế, tái sử dụng và nhân viên thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn về tình hình phát sinh, lƣợng thu hồi, thành phần và khối lƣợng chất thải từ cây mía, cách thức lƣu trữ, xử lý,.... Phƣơng pháp định tính, định lƣợng: Tác giả tiến hành lấy mẫu khối lƣợng phát sinh chất thải từ cây mía ở tất cả các điểm kinh doanh nƣớc mía trên địa bàn phƣờng và mẫu thu hồi qua các đối tƣợng thu hồi (ngƣời kinh doanh tự thu hồi; ngƣời dân sinh sống trong địa bàn; ngƣời thu gom rác sinh hoạt) liên tục trong 7 ngày để xác đinh khối lƣợng chất thải từ cây mía phát sinh và lƣợng đƣợc thu hồi cho mục đích tái chế, tái sử dụng. Phƣơng pháp ƣớc tính hiệu suất: H = MTH / MPS x 100 (1) + H là hiệu suất thu hồi cho mục đích tái chế, tái sử dụng chất thải từ cây mía. + MTH là tổng khối lƣợng chất thải bỏ từ cây mía tại các điểm kinh doanh nƣớc mía đƣợc thu hồi cho mục đích tái chế, tái sử dụng; + MPS là tổng khối lƣợng chất thải bỏ từ cây mía phát sinh tại các điểm kinh doanh nƣớc mía trên địa bàn. Lượng chất thải bỏ từ cây mía tại các điểm kinh doanh nước mía thất thoát: MTT = MPS - MTH (2) + MTT là tổng khối lƣợng chất thải từ cây mía bị thất thoát trên địa bàn phƣờng. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số phƣơng pháp khác nhƣ: Phƣơng pháp nghiên cứu các cơ sở lý thuyết, phƣơng pháp thu thập số liệu, phƣơng pháp khảo sát thực tế, phƣơng pháp xử lý số liệu. 3. KẾT QUẢ 3.1. Hiện trạng phát sinh chất thải từ cây mía tại các điểm kinh doanh nƣớc mía trên địa bàn phƣờng An Thạnh 3.1.1. Khối lƣợng chất thải từ cây mía phát sinh từ các điểm kinh doanh nƣớc mía trên địa bàn phƣờng An Thạnh (MPS) 421
  3. Tác giả đã thực hiện khảo sát số lƣợng các điểm kinh doanh nƣớc mía trên cả phƣờng An Thạnh gồm có 63 điểm kinh doanh. Để xác định khối lƣợng chất thải từ cây mía phát sinh tại 63 điểm kinh doanh nƣớc mía hoạt động trên địa bàn phƣờng An Thạnh, tác giả đã khảo sát liên tục 7 ngày. Khối lƣợng chất thải từ cây mía đƣợc thống kê trình bày trong bảng 1: Bảng 1. Khối lƣợng chất thải từ cây mía phát sinh từ các điểm kinh doanh nƣớc mía trên địa bàn phƣờng An Thạnh Đơn vị: kg/ngày Số Trung điểm Thứ Thứ Thứ Chủ Stt Khu phố Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 bình 1 kinh 2 3 4 nhật ngày doanh 1 Thạnh Quý 8 46,06 39,24 43,16 41,43 46,91 34,86 30,40 40,29 2 Thạnh Phú 8 41,94 42,60 42,18 42,35 46,19 35,80 35,69 40,96 3 Thạnh Lợi 11 55,32 53,32 55,54 60,85 59,52 48,58 46,24 54,20 Thạnh Hòa 4 9 45,44 45,92 40,93 52,14 49,50 43,14 41,42 45,50 A Thạnh Hòa 5 8 31,82 30,28 33,46 33,56 34,61 29,48 26,56 31,40 B Thạnh 6 12 58,58 59,36 55,42 60,50 61,32 50,13 47,70 56,14 Bình 7 Thạnh Lộc 7 28,40 30,74 32,24 34,64 36,86 27,96 28,00 31,26 307,5 301,4 302,9 325,4 334,9 269,9 256,0 Tổng cả phƣờng 63 299,76 6 6 3 7 1 5 1 Nguồn: Khảo sát thực tế, tháng 1/2017 Kết quả bảng 1 cho thấy, khối lƣợng chất thải từ cây mía lớn nhất tập trung vào những ngày thứ năm và thứ sáu, nhiều nhất vào ngày thứ sáu với khối lƣợng là 334,91 kg/ngày. Do ngày thứ sáu là ngày học tập và làm việc cuối cùng của tuần nên lƣợng chất thải từ cây mía phát sinh do các đối tƣợng học sinh, công nhân, khu dân cƣ tiêu thụ nhiều nƣớc mía. Lƣợng chất thải từ cây mía phát sinh thấp vào 2 ngày cuối tuần thứ 7 và chủ nhật, đặc biệt thấp nhất vào ngày chủ nhật với khối lƣợng phát sinh là 256,01 kg/ngày. Do chủ nhật là ngày nghỉ ngơi, học sinh không đến trƣờng, công nhân không đến cơ quan, xí nghiệp nên dẫn đến lƣợng phát sinh thấp nhất vào cuối tuần. Do địa bàn khu phố Thạnh Bình và Thạnh Lợi có số lƣợng điểm kinh doanh nƣớc mía nhiều, và cũng là nơi tập trung đông dân cƣ sinh sống, có nhiều trƣờng học, cơ quan, cơ sở sản xuất dẫn đến lƣợng chất thải từ cây mía phát sinh ở 2 khu phố này là nhiều nhất, ở Thạnh Bình là 56,14 kg/ngày và Thạnh Lợi là 54,20 kg/ngày. 422
  4. Khu phố Thạnh Lộc là nơi có ít điểm kinh doanh nƣớc mía nhất nên dẫn đến khối lƣợng chất thải từ cây mía phát sinh tại khu phố này là ít nhất: 31,26 kg/ngày. 3.1.2. Thành phần chất thải từ cây mía phát sinh từ các điểm kinh doanh nƣớc mía trên địa bàn phƣờng An Thạnh Song song với quá trình xác định khối lƣợng, tác giả xác định thành phần chất thải từ cây mía trên địa bàn phƣờng chủ yếu là bã mía, ngọn mía, vỏ mía. Khối lƣợng và tỷ lệ các thành phần đƣợc thống kê trong bảng 2: Bảng 2. Thống kê khối lƣợng và tỷ lệ thành phần chất thải từ cây mía trung bình 1 ngày trên toàn phƣờng An Thạnh Khối lƣợng trung bình Tỷ lệ (%) Stt Khu phố 1 ngày (kg/ngày) bã ngọn vỏ bã ngọn vỏ 1 Thạnh Quý 22,13 16,94 1,61 54,40 41,64 3,96 2 Thạnh Phú 22,65 17,07 1,63 54,78 41,28 3,94 3 Thạnh Lợi 29,56 23,01 2,12 54,05 42,07 3,88 4 Thạnh Hòa A 25,02 19,09 1,79 54,51 41,59 3,90 5 Thạnh Hòa B 17,10 13,41 1,22 53,89 42,26 3,85 6 Thạnh Bình 30,53 23,95 2,13 53,93 42,31 3,76 7 Thạnh Lộc 17,05 13,23 1,22 54,13 42,00 3,87 Tổng 164,03 126,71 9,01 54,72 42,27 3,01 Tổng khối lƣợng chất thải từ cây mía phát sinh trung bình một ngày tại các điểm kinh doanh nƣớc mía trên địa bàn phƣờng An Thạnh đƣợc tính nhƣ sau: MPS = MbãPS + MngọnPS + MvỏPS = 164,03 + 126,71 + 9,01 = 299,76 kg/ngày Kết quả bảng 2 cho thấy, thành phần chất thải từ cây mía phát sinh của từng khu phố cũng tỷ lệ thuận với tỷ lệ điểm kinh doanh nƣớc mía trong từng khu phố. Khu phố Thạnh Bình có khối lƣợng chất thải từ cây mía của từng thành phần phát sinh cao nhất: bã mía có khối lƣợng phát sinh 30,53 kg/ngày; ngọn mía có khối lƣợng phát sinh 23,95 kg/ngày; và vỏ mía có khối lƣợng phát sinh là 2,13 kg/ngày do có số lƣợng điểm kinh doanh nhiều nhất, lƣợng mía tiêu thụ nhiều nhất, tổng lƣợng chất thải từ cay mía cao nhất dẫn đến khối lƣợng phát sinh trung bình một ngày tại khu phố này là cao nhất. Khu phố Thạnh Lộc và Thạnh Hòa B có khối lƣợng chất thải từ cây mía theo từng thành phần phát sinh thấp, trong đó khu phố Thạnh Lộc với lƣợng phát sinh thấp nhất theo từng thành phần của chất thải từ cây mía, là do nơi đây ít điểm kinh doanh và lƣợng tiêu thụ nƣớc mía ít do vị trí không phải là trung tâm phƣờng, dẫn đến khối lƣợng phát sinh của bã mía, ngọn mía, vỏ mía thấp lần lƣợt là 17,05 kg/ngày, 13,23 kg/ngày, 1,22kg/ngày. 3.2. Hiện trạng thu hồi chất thải từ cây mía tại các điểm kinh doanh nƣớc mía trên địa bàn phƣờng An Thạnh (MTH) 423
  5. Qua điều tra, khảo sát thực tế chất thải từ cây mía, tác giả xác định các đối tƣợng có khả năng thu hồi chất thải từ cây mía cho mục đích tái chế, tái sử dụng bao gồm 03 đối tƣợng: ngƣời kinh doanh tự thu hồi; ngƣời dân sinh sống xung quanh; nhân viên thu gom rác. 3.2.1. Khối lƣợng thu hồi chất thải từ cây mía cho mục đích tái chế, tái sử dụng của đối tƣợng tự thu hồi tại các điểm kinh doanh nƣớc mía (MTH1) Thông qua phiếu khảo sát, phỏng vấn trực tiếp các điểm kinh doanh nƣớc mía, tác giả đã xác định đƣợc trong số 63 điểm thì có 16 hộ kinh doanh nƣớc mía tự thu hồi chất thải từ cây mía cho mục đích tái chế, tái sử dụng. Tuy nhiên, công tác thu hồi chất thải từ cây mía tại các điểm kinh doanh chủ yếu là bã mía và một phần ngọn mía, đối với vỏ mía thì hoàn toàn không thu hồi. Mục đích thu hồi cho tái chế, tái sử dụng của bã mía ở 16 điểm kinh doanh tự thu hồi chủ yếu làm chất đốt. Ngọn mía chỉ có 5 điểm kinh doanh (nằm trong 16 điểm thu hồi bã mía) thu hồi đối với mục đích là trồng mới nhƣng với số lƣợng rất ít. Kết quả đƣợc trình bày trong bảng 3. Bảng 3. Khối lƣợng bã mía, ngọn mía đƣợc các địa điểm kinh doanh tự thu hồi Đơn vị: kg/ngày Trung Khu Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ nhật bình 1 phố ngày Ng Ng Ng Ng Ng Ng Ng Ng Bã Bã Bã Bã Bã Bã Bã Bã ọn ọn ọn ọn ọn ọn ọn ọn Thạn 7,9 9,8 9,3 9,5 6,4 5,4 8,3 0,3 9,5 2,4 0 0 0 0 0 0 h Quý 6 8 6 4 6 5 1 4 Thạn 12, 12, 12, 12, 10, 10, 0,6 4,7 13 0 0 0 0 0 0 12 h Phú 35 7 25 9 18 64 8 Thạn 11, 10, 11, 1,6 12, 12, 9,9 10, 11, 0,2 0 0 0 0 0 0 h Lợi 02 3 1 2 82 1 9 16 1 3 Thạn 11, 13, 10, 12, 12, 10, 9,4 11, 0,3 h 0 0 2,7 0 0 0 0 14 19 7 55 6 54 8 5 9 Bình Thạn 1,4 1,4 1,5 1,7 2,1 1,7 1,7 0 0 0 0 0 0 1,9 0 0 h Lộc 8 4 2 5 6 5 1 Tổng cả phƣờ 45, 45, 45, 4,3 48, 49, 38, 37, 44, 1,6 7,1 0 0 0 0 0 ng 49 89 9 2 73 3 92 63 6 4 từng ngày 424
  6. Nguồn: Khảo sát thực tế, tháng 1/2017 Từ kết quả bảng 3, tác giả nhận thấy khu phố Thạnh Phú có khối lƣợng chất thải từ cây mía đƣợc thu hồi cao nhất, do ở khu phố này, ngƣời dân còn sử dụng phƣơng thức nấu nƣớng truyền thống bằng các chất đốt tự nhiên nhiều, tại các điểm kinh doanh nƣớc mía thu hồi bã mía ở đây cũng vậy nên họ thu hồi bã mía chủ yếu để làm chất đốt. Còn ngọn mía đƣợc ngƣời kinh doanh ở đây thu hồi để trồng thành cây mía mới có thể phục vụ cho việc kinh doanh. Khu phố Thạnh Lộc có khối lƣợng thu hồi chất thải từ cây mía thấp nhất và chỉ thu hồi bã mía mà không thu hồi ngọn mía ngƣời dân ở đây không có nhu cầu trồng mới. Tổng khối lƣợng chất thải từ cây mía đƣợc các điểm kinh doanh trên địa bàn phƣờng An Thạnh tự thu hồi MTH1 = MbãTH1 + MngọnTH1 = 44,6 + 1,64 = 46,24 kg/ngày. 3.2.2. Khối lƣợng thu hồi chất thải từ cây mía cho mục đích tái chế, tái sử dụng của đối tƣợng thu hồi là ngƣời dân xung quanh (MTH2) Qua điều tra, khảo sát thực tế tại 63 điểm kinh doanh nƣớc mía tác giả đã xác định có 21 đối tƣợng là ngƣời dân xung quanh thực hiện việc thu hồi chất thải từ cây mía cho mục đích tái chế, tái sử dụng. Những ngƣời dân ở gần điểm kinh doanh nƣớc mía thu hồi chủ yếu bã mía để làm chất đốt. Ngọn và vỏ mía thì hoàn toàn không thu hồi bởi đối tƣợng này. Một điểm kinh doanh chỉ có 1 ngƣời dân thu hồi cố định nên số lƣợng điểm kinh doanh bằng số lƣợng ngƣời dân thu hồi. 21 đối tƣợng này thu hồi bã mía ở các điểm kinh doanh cố định, họ chỉ chủ yếu lấy bã mía ở các điểm kinh doanh gần nơi sinh sống của họ. Tác giả đã phối hợp với 21 đối tƣợng này tiến hành đi cân khối lƣợng thu hồi thời gian đƣợc thực hiện liên tục trong 7 ngày. Khối lƣợng đƣợc trình bày trong bảng 4. Bảng 4. Khối lƣợng bã mía đƣợc ngƣời dân xung quanh thu hồi Đơn vị: kg/ngày Thứ Thứ Thứ Thứ Thứ Thứ Chủ Trung bình Stt Khu phố 2 3 4 5 6 7 nhật 1 ngày 1 Thạnh Quý 15,54 13,45 13,64 14,45 15,98 12,52 11,16 13,82 2 Thạnh Phú 10,47 10,16 10,34 12,60 12,25 9,37 9,36 10,65 3 Thạnh Lợi 12,18 12,09 12,40 13,39 13,09 10,50 9,09 11,82 4 Thạnh Hòa B 3,15 3,24 3,24 3,42 3,19 2,96 2,96 3,17 5 Thạnh Bình 12,24 11,72 11,76 12,70 12,86 9,11 9,67 11,44 6 Thạnh Lộc 2,80 3,42 3,42 3,70 3,33 2,45 2,80 3,13 Tổng cả phƣờng 56,38 54,08 54,80 60,26 60,70 46,91 45,04 54,02 theo ngày Nguồn: Khảo sát thực tế, tháng 1/2017 425
  7. hối lƣợng chất thải từ cây mía (cụ thể ở đây là bã mía) đƣợc ngƣời dân xung quanh thu hồi cho mục đích chính là làm chất đốt. Khu phố Thạnh Quý là nơi có lƣợng chất thải từ cây mía cao đƣợc ngƣời dân thu hồi cao nhất chiếm 13,82 kg/ngày và khu phố Thạnh Lộc là nơi có lƣợng thu hồi thấp nhất chiếm 3,13 kg/ngày. Nhƣ vậy, khối lƣợng chất thải từ cây mía đƣợc ngƣời dân xung quanh trên địa bàn phƣờng An Thạnh thu hồi MTH2 = 54,02 kg/ngày. 3.2.3. Khối lƣợng thu hồi chất thải từ cây mía cho mục đích tái chế, tái sử dụng của đối tƣợng thu hồi là nhân viên thu gom (MTH3) Thông qua khảo sát và phỏng vấn trực tiếp 16 nhân viên thu gom của Công ty TNHH Xây dựng Thƣơng mại Thiên Ngọc thu gom trực tiếp của các tuyến thu gom đi qua 63 điểm kinh doanh nƣớc mía này hoàn toàn không thu hồi chất thải từ cây mía. Nhƣ vậy, khối lƣợng thu hồi chất thải từ cây mía của đối tƣợng là nhân viên thu gom trên địa bàn phƣờng An Thạnh MTH3 = 0 Tổng khối lƣợng chất thải từ cây mía đƣợc thu hồi trung bình một ngày trên địa bàn phƣờng An Thạnh đƣợc tính nhƣ sau: MTH = MTH1 + MTH2 + MTH3 = 46,24 + 54,02 + 0 = 100,26 kg/ngày 3.3. Uớc tính hiệu suất thu hồi cho mục đích tái chế, tái sử dụng chất thải từ cây mía Hiệu suất thu hồi cho mục đích tái chế, tái sử dụng chất thải từ cây mía đƣợc tính dựa vào tổng khối lƣợng chất thải từ cây mía phát sinh trung bình trên địa bàn phƣờng An Thạnh trong một ngày và tổng khối lƣợng chất thải từ cây mía trung bình đƣợc thu hồi cho mục đích tái sử dụng, tái chế trong một ngày. Dựa trên tìm hiểu các tài liệu tính toán hiệu suất và tình hình thực tế tại khu vực nghiên cứu, tác giả đã thiết lập các công thức tính toán (1) và (2). Với những số liệu tính toán ở trên, tác giả tiến hành ƣớc tính hiệu suất thu hồi cho mục đích tái chế, tái sử dụng chất thải từ cây mía: H = (MTH / MPS) x 100 = (100,26 / 299,76) x 100 = 33,45 % Từ lƣợng phát sinh trung bình 1 ngày của chất thải từ cây mía và lƣợng thu hồi trung bình 1 ngày của chất thải từ cây mía tại địa bàn phƣờng An Thạnh, tác giả đã ƣớc tính lƣợng chất thải từ cây mía bị thất thoát : MTT = MPS - MTH = 299,76 – 100,26 = 199,5 kg/ngày Tỷ lệ khối lƣợng chất thải từ cây mía bị thất thoát = (MTT/MPS) x 100 = (199,5/299,76) x 100 = 65,55% Qua kết quả tính toán, nhận thấy hiệu suất thu hồi cho mục đích tái chế, tái sử dụng chất thải từ cây mía trên địa bàn phƣờng An Thành còn thấp 33,45%. Điều đó đồng nghĩa với việc khối lƣợng chất thải từ cây mía đƣợc thu hồi để tái chế, tái sử dụng còn thấp, dẫn đến lƣợng chất thải từ cây mía thất thoát còn rất cao. Mặc dù giá trị 426
  8. sử dụng tiếp tục của loại chất thải này còn khá nhiều nhƣng ngƣời dân địa phƣơng chƣa tận dụng triệt để, chính vì vậy cần phải có những giải pháp để nâng cao hiệu quả tái chế, tái sử dụng lƣợng chất thải từ cây mía. 3.4. Đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả hoạt động tái chế, tái sử dụng chất thải từ cây mía trên địa bàn 3.4.1. Giải pháp pháp lý - Xây dựng, ban hành các chính sách rõ ràng cụ thể về hoạt động tái chế, tái sử dụng chất thải từ cây mía nói riêng và các loại chất thải khác nói chung. - Thành lập hợp tác xã thu mua chất thải từ cây mía. Hợp tác xã sẽ đƣợc xây dựng quy trình hoạt động có hệ thống, chuyên nghiệp, đảm bảo hiệu quả thu mua và tái chế, tái sử dụng. - Khuyến khích ngƣời dân tái chế, tái sử dụng bằng các hình thức ƣu đãi, khen thƣởng hấp dẫn nhƣ là trao rác nhận quà, ngƣời dân có thể đổi chất thải từ cây mía để lấy các món quà nhỏ nhƣ các vật dụng trong gia đình, hoặc các vật dụng đựng rác nhƣ túi nilon, sọt rác, hay đổi các sản phẩm từ việc tái chế chất thải từ cây mía nhƣ phân hữu cơ,… - Hợp tác, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có kinh nghiệm chuyên môn trong việc tái chế, tái sử dụng chất thải rắn nói chung và chất thải từ cây mía nói riêng để nâng cao nâng suất, hiệu quả cao trong việc tái chế, tái sử dụng. 3.4.2. Giải pháp kinh tế - Hỗ trợ vốn cho các hoạt động tái chế, tái sử dụng chất thải từ cây mía. - Ƣu đãi về thuế cho các đơn vị tham gia hoạt động thu hồi chất thải từ cây mía cho mục đích tái chế, tái sử dụng. - Tổ chức thu mua chất thải từ cây mía bằng cách xây dựng đội ngũ chuyên thu mua chất thải từ cây mía nói riêng hoặc chất thải có thể tái chế, tái sử dụng nói chung, đề ra mức giá thu hồi hợp lý để vừa có lợi cho ngƣời bán và không thiệt thòi cho cơ sở thu hồi. - Đầu tƣ nghiêm túc vào ngành tái chế thông qua các hoạt động tích cực tìm kiếm nguồn đầu tƣ, nguồn tiêu thụ ổn định cho các sản phẩm tái chế, tái sử dụng. 3.4.3. Giải pháp kỹ thuật - Đầu tƣ hệ thống thu gom có thể phân loại đƣợc rác có khả năng tái chế nói chung và đối với chất thải từ cây mía nói riêng. Đầu tƣ hệ thống xe hoạt động tốt, dụng cụ lấy rác nhanh chóng, sạch sẽ. - Đầu tƣ các máy móc thiết bị tiên tiến phục vụ cho công tác tái chế, tái sử dụng chất thải từ cây mía để nâng cao hiệu quả hơn, tạo ra các sản phẩm có tính ứng dụng cao trong đời sống. 427
  9. - Đa dạng các hoạt động tái chế, tái sử dụng chất thải từ cây mía để tạo ra đƣợc nhiều sản phẩm phong phú hơn, đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. 3.4.4. Giải pháp giáo dục - Tổ chức giáo dục tuyên truyền cho các lực lƣợng nồng cốt của địa phƣơng nhƣ ngƣời dân, tổ trƣởng tổ khu phố, các cán bộ tại địa phƣơng, các tổ chức đoàn thể tại địa phƣơng, các nhân viên thu gom rác. - Tổ chức các chƣơng trình về bảo vệ môi trƣờng đặc biệt là các chƣơng trình liên quan đến tái chế chất thải từ cây mía nhƣ ngày hội tái chế, ngày hội sản phẩm xanh, sản phẩm tái chế, tham quan các nhà máy tái chế. 4. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu đã kết luận hiệu suất thu hồi cho mục đích tái chế, tái sử dụng chất thải từ cây mía là 33,45%, hiệu suất này khá thấp dẫn đến hiệu quả của hoạt động tái chế, tái sử dụng không cao. Điều này kéo theo lƣợng chất thải từ cây mía bị thất thoát một lƣợng rất cao chiếm 65,55% (195,5 kg/ngày) gây tổn thất không nhỏ về mặt tăng trƣởng kinh tế và ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng, làm gia tăng lƣợng rác thải vào môi trƣờng mà đáng lẽ ra lƣợng chất thải này có thể tận dụng tạo ra nhiều giá trị vật chất khác cho cuộc sống con ngƣời góp phần tiết kiệm tài nguyên và giảm lƣợng rác thải ra môi trƣờng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Trần Phƣớc An và cộng sự (2016), Công trình nghiên cứu khoa học sinh viên ―Khảo sát hiệu suất tái sử dụng, tái chế chất thải rắn nông nghiệp trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên‖, tỉnh Bình Dƣơng. Đại học Thủ Dầu Một. [2] Nguyễn Văn Phƣớc (2008), Quản lý và xử lý chất thải rắn, NXB ĐHQG TP HCM. [3] Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái (2012), Quản lý chất thải rắn – Tập 1_Chất thải rắn đô thị. Nhà xuất bản xây dựng. [4] UBND phƣờng An Thạnh (2016), Báo cáo Công tác quản lý bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn phƣờng An Thạnh năm 2016 và phƣơng hƣớng năm 2017. [5] M.A.Sufian, B.K.Bala (2006), Modeling of urban soild waste management system: The case of Dhaka city. Bangladesh Agricultural University, Department of Farm and Machinery. June 2006, Pages 858 – 868. 428
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2