intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ Interleukin 10 với một số biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân sốt xuất huyết dengue

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

78
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ IL-10 với một số biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân (BN) sốt xuất huyết dengue (SXHD). Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ Interleukin 10 với một số biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân sốt xuất huyết dengue

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016<br /> <br /> KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ INTERLEUKIN-10<br /> VỚI MỘT SỐ BIỂU HIỆN LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG<br /> Ở BỆNH NHÂN SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE<br /> Đỗ Thị Lệ Quyên*; Hoàng Vũ Hùng*; Vũ Xuân Nghĩa**; Đỗ Như Bình**<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ IL-10 với một số biểu hiện lâm sàng, cận lâm<br /> sàng ở bệnh nhân (BN) sốt xuất huyết dengue (SXHD). Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu<br /> cắt ngang kết hợp labo trên 273 BN SXHD và 97 BN SXHD có dấu hiệu cảnh báo với các chỉ<br /> tiêu lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ IL-10 được định lượng bằng phương pháp ELISA.<br /> Kết quả: nồng độ IL-10 ở BN SXHD tăng cao hơn so với người khỏe mạnh; tăng cao ở những<br /> ngày đầu của bệnh rồi giảm dần. Nhóm BN có tình trạng xuất huyết tự nhiên có nồng độ IL-10<br /> cao hơn so với nhóm chỉ có dấu hiệu dây thắt (+). Nồng độ IL-10 thay đổi tỷ lệ nghịch với số<br /> lượng tiểu cầu và có mối tương quan thuận với biến đổi hoạt độ enzym AST, ALT. Kết luận:<br /> IL-10 tăng cao ở BN SXHD và có mối liên quan với các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng.<br /> IL-10 là một dấu ấn sinh học và có tiềm năng trong cơ chế bệnh sinh bệnh SXHD.<br /> * Từ khóa: Sốt xuất huyết dengue; IL-10; Biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng.<br /> <br /> Evaluation of Relation between IL-10 and Clinical, Subclinical<br /> Features in Dengue Hemorrhagic Fever Patients<br /> Summary<br /> Objectives: To find out the relation between concentration of IL-10 with clinical and subclinical<br /> manifestations in patients with dengue hemorrhagic fever (DHF). Subjects and m ethods:<br /> A cross-sectional and laboratory analytical study on 273 patients with DHF and 97 patients with<br /> dengue warning signs (DWS). Clinical and subclinical symptoms were analyzed and plasma<br /> IL-10 levels were measured by using standard commercial enzyme-linked immunosorbent<br /> assay. Results: The concentration of IL-10 in the group of patients with DHF was higher than<br /> one in the control group. In addition, this concentration in the group of patients with natural<br /> hemorrhage was higher than one in the group of patients with positive Lacet sign. The change<br /> of IL-10 correlated inversely with numbers of platelet and proportionally with concentration of<br /> AST, ALT. Conclusions: IL-10 levels are markedly elevated in dengue hemorrhagic disease and<br /> has relation with clinical and subclinical manifestation. So IL-10 could be a biomarker and have<br /> potential role in the pathogenesis of disease.<br /> * Key words: Dengue hemorrhagic fever; Interleukin-10; Clinical, subclinical features.<br /> * Bệnh viện Quân y 103<br /> ** Học viện Quân y<br /> Người phản hồi (Corresponding): Hoàng Vũ Hùng (drhoangvuhung@yahoo.com)<br /> Ngày nhận bài: 10/11/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 28/12/2015<br /> Ngày bài báo được đăng: 30/12/2015<br /> <br /> 53<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Sốt xuất huyết dengue là bệnh truyền<br /> nhiễm cấp tính do virut Dengue gây ra,<br /> được truyền từ người sang người qua<br /> trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes<br /> aegypti, hiện đang lưu hành trên 100 quốc<br /> gia thuộc các khu vực có khí hậu nhiệt<br /> đới, cận nhiệt đới ở vùng Đông Nam Á và<br /> Tây Thái Bình Dương [7].<br /> Cơ chế sinh bệnh của bệnh cho đến<br /> nay vẫn chưa được giải thich rõ và thống<br /> nhất [1]. Nhiều nghiên cứu gần đây cho<br /> thấy, đặc điểm bệnh học quan trọng trong<br /> SXHD là tình trạng tăng tính thấm thành<br /> mạch với thoát huyết tương vào khoảng<br /> gian bào kèm theo tăng nồng độ cytokine<br /> vận mạch như yếu tố hoại tử u TNF-α,<br /> interferon gamma (IFN-γ), interleukin 6 (IL-6),<br /> IL-10 và IL-2 [2, 5]. Trong đó, đặc biệt là<br /> vai tr của IL-10. Đó là cytokine chống<br /> viêm, có trọng lượng phân tử 17.000 21.000 D do tế bào lympho T, lympho B<br /> đã hoạt hóa và tế bào mono tiết ra. IL-10<br /> được chứng minh xuất hiện muộn so<br /> TNF-α. Nó thường xuất hiện cùng IL-6<br /> vào ngày thứ 3 - 8 của SXHD. Chức năng<br /> sinh học của IL-10 là kích thích tế bào<br /> lympho B phát triển và sản xuất kháng<br /> thể, kích thích tế bào Mast, chuyển tế bào<br /> Th thành Th2, giảm MHC lớp II, ức chế<br /> hoạt tính của tế bào trình diện kháng<br /> nguyên, giảm trình diện kháng nguyên.<br /> Nó có tác dụng ức chế sản xuất cytokine<br /> tiền viêm IL-1, IL-6, IL-8, TNF-α... thông<br /> qua ức chế các tế bào sinh ra chúng.<br /> Với đặc tính đó, nếu IL-10 tăng cao quá<br /> sẽ gây ức chế miễn dịch. Nồng độ IL-10<br /> thường tăng cao nhất trước khi hạ sốt<br /> 1 - 2 ngày và giảm nhanh sau giai đoạn<br /> hạ sốt. [8]. Vì vậy, chúng tôi tiến hành<br /> 54<br /> <br /> nghiên cứu này nhằm: T m hiểu mối liên<br /> quan giữa nồng độ IL-10 với một số biểu<br /> hiện lâm sàng, cận lâm sàng ở BN SXHD.<br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> - 370 BN bị bệnh SXH trong các vụ<br /> dịch trên địa bàn Thành phố Hà Nội, điều<br /> trị tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện<br /> Quân y 103 và Bệnh viện Đa khoa Đống<br /> Đa từ 2013 - 2014.<br /> - Tiêu chuẩn lựa chọn BN: theo tiêu<br /> chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (2009)<br /> [7] và Bộ Y tế Việt Nam (2011) [1].<br /> - Loại khỏi nghiên cứu những BN có các<br /> bệnh lý khác kèm theo như nhiễm trùng,<br /> suy gan, suy thận, viêm gan virut hoặc<br /> trong tiền sử có các bệnh lý gan mật,<br /> nhiễm HBV, HCV, HIV.<br /> - 30 người khỏe mạnh bình thường<br /> đồng ý tham gia làm nhóm chứng, định<br /> lượng nồng độ IL-10.<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> - Nghiên cứu cắt ngang có kết hợp<br /> phương pháp labo.<br /> - BN SXHD được chia thành các nhóm<br /> SXHD (273 BN), SXHD có dấu hiệu cảnh<br /> báo (97 BN). Trong nghiên cứu của chúng<br /> tôi không có BN SXHD nặng.<br /> - Mỗi nhóm đều được theo dõi về một<br /> số đặc điểm lâm sàng (sốt, xuất huyết,<br /> gan to) và xét nghiệm công thức máu, các<br /> chỉ tiêu sinh hóa về gan (làm tại Khoa<br /> Huyết học, Khoa Sinh hóa - Bệnh viện<br /> Quân y 103).<br /> - Định lượng IL-10: sử dụng kít của<br /> Hãng AviBion-Orgenium (Phần Lan) theo<br /> hướng dẫn của nhà sản xuất. Thực hiện tại<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016<br /> <br /> Trung tâm Nghiên cứu Y - Dược học quân<br /> sự, Học viện Quân y. Xử lý nồng độ IL-10<br /> bằng phần mềm chuyên dụng Graphpad<br /> PRISM vs 5.0, đơn vị tính pg/ml [2].<br /> <br /> Đau vùng gan<br /> <br /> * Xử lý số liệu: xử lý bằng kiểm định so<br /> sánh test student (t-test), so sánh nhiều<br /> số trung bình dùng bằng kiểm định one<br /> way ANOVA test và SPSS 20.0.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br /> BÀN LUẬN<br /> 1. Đặc điểm âm sàng chung ở BN<br /> nghiên cứu.<br /> Bảng 1: Đặc điểm mức độ sốt ở BN<br /> nghiên cứu.<br /> Mức độ sốt<br /> <br /> Nhẹ<br /> <br /> Vừa<br /> <br /> Cao<br /> <br /> SXHD (n = 273)<br /> <br /> 39<br /> (14,3%)<br /> <br /> 69<br /> (25,3%)<br /> <br /> 165<br /> (60,4%)<br /> <br /> SXHD có dấu hiệu<br /> cảnh báo (n = 97)<br /> <br /> 13<br /> (13,4%)<br /> <br /> 34<br /> (35,1%)<br /> <br /> 50<br /> (51,5%)<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Nhóm<br /> <br /> p<br /> <br /> 0<br /> <br /> Da xung huyết<br /> <br /> 273 (100%) 97 (100%)<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Đau mỏi cơ khớp<br /> toàn thân<br /> <br /> 273 (100%) 97 (100%)<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Nhức đầu, chán ăn,<br /> buồn nôn<br /> <br /> 237 (86,8%) 85 (87,6%) > 0,05<br /> <br /> Ban xuất huyết dưới da 38 (13,9%) 82 (84,5%)<br /> Dấu hiệu dây thắt (+)<br /> <br /> < 0,05<br /> 235 (86,1%) 15 (15,5%)<br /> <br /> Ở nhóm SXHD có dấu hiệu cảnh báo,<br /> các dấu hiệu có giá trị cảnh báo thường<br /> gặp nhất là xuất huyết niêm mạc, tiểu ít<br /> và vật vã, li bì; ít gặp nhất là biểu hiện<br /> đau vùng gan. Các triệu chứng da xung<br /> huyết, đau mỏi cơ khớp toàn thân và<br /> nhức đầu, chán ăn, buồn nôn gặp ở hầu<br /> hết BN của cả 2 nhóm. Riêng dấu hiệu<br /> dây thắt (+) đơn thuần gặp chủ yếu ở<br /> nhóm SXHD, khác biệt so với nhóm SXHD<br /> có dấu hiệu cảnh báo, p < 0,05.<br /> Bảng 3: Đặc điểm các chỉ số huyết học,<br /> sinh hóa ở các nhóm nghiên cứu.<br /> Nhóm<br /> <br /> Đa số BN SXHD và SXHD có dấu hiệu<br /> cảnh báo đều có biểu hiện triệu chứng<br /> sốt vừa và sốt cao. Tỷ lệ % số ca sốt ở<br /> các mức độ nhẹ, vừa và cao gần tương<br /> đương nhau giữa 2 nhóm.<br /> Bảng 2: Một số đặc điểm lâm sàng khác<br /> ở BN nghiên cứu.<br /> SXHD<br /> <br /> SXHD có<br /> dấu hiệu<br /> cảnh báo<br /> <br /> (n = 273)<br /> <br /> (n = 97)<br /> <br /> Xuất huyết niêm mạc<br /> <br /> 0<br /> <br /> 78 (80,4%)<br /> <br /> Tiểu ít (< 500 ml/24 giờ)<br /> <br /> 0<br /> <br /> 75 (77,3%)<br /> <br /> Vật vã, li bì<br /> <br /> 0<br /> <br /> 69 (71,1%)<br /> <br /> Nôn nhiều (> 10 lần/<br /> 24 giờ)<br /> <br /> 0<br /> <br /> 62 (63,9%)<br /> <br /> Gan to > 2 cm<br /> <br /> 0<br /> <br /> 54 (55,7%)<br /> <br /> Nhóm<br /> Đặc điểm<br /> <br /> p<br /> <br /> 24 (24,8%)<br /> <br /> SXHD<br /> Chỉ số<br /> <br /> ( X  SD)<br /> <br /> SXHD có<br /> dấu hiệu<br /> cảnh báo<br /> <br /> p<br /> <br /> ( X  SD)<br /> <br /> Hồng cầu (T/l)<br /> <br /> 4,85 ± 1,13<br /> <br /> 4,81 ± 1,61<br /> <br /> Hematocrit (%)<br /> <br /> 43,29 ± 13,2 44,07 ± 13,75<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Bạch cầu (G/l)<br /> <br /> 4,81 ± 1,16<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> 3,26 ± 1,52<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Tiểu cầu (G/l)<br /> <br /> 144,05 ± 72,7 89,32 ± 27,52<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> SGOT (UI/ml)<br /> <br /> 113,53 ± 59,4 169,75 ± 62,8<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> SGPT (UI/ml)<br /> <br /> 77,8 ± 19,67 104,68 ± 56,0<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> Số lượng bạch cầu, tiểu cầu giảm<br /> mạnh ở nhóm SXHD có dấu hiệu cảnh<br /> báo. Sự khác biệt có nghĩa thống kê khi<br /> so sánh với nhóm SXHD (p < 0,05). Hoạt<br /> độ enzym gan ở cả 2 nhóm đều tăng,<br /> trong đó sự gia tăng SGPT ở nhóm<br /> SXHD có dấu hiệu cảnh báo nhiều hơn<br /> so với nhóm SXHD với p < 0,05.<br /> 55<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016<br /> <br /> Bảng 4: Nồng độ cytokine trong các<br /> nhóm nghiên cứu.<br /> Nhóm<br /> Cytokine<br /> ( X  SD)<br /> <br /> IL-10 (pg/ml)<br /> <br /> Cytokine<br /> <br /> SXHD có<br /> Nhóm<br /> SXHD dấu hiệu<br /> chứng<br /> (n = 297) cảnh báo<br /> (n = 30)<br /> (1)<br /> (n = 73)<br /> (3)<br /> (2)<br /> <br /> 16,35 ± 38,54 ±<br /> 7,2<br /> 18,6<br /> <br /> 4,93 ±<br /> 3,16<br /> <br /> Bảng 6: Liên quan giữa nồng độ IL-10<br /> với biểu hiện xuất huyết và gan to.<br /> <br /> p(1.2), (1.3), (2.3)<br /> < 0,05<br /> <br /> rõ rệt so với nhóm chứng. Bên cạnh đó,<br /> nồng độ IL-10 ở nhóm SXHD có dấu hiệu<br /> cảnh báo cũng tăng cao hơn so với nhóm<br /> SXHD với các giá trị p < 0,05. Kết quả<br /> này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn<br /> Thanh Hùng [3], Butthep. P và CS [4].<br /> 2. Liên quan giữa IL-10 với một số<br /> đặc điểm âm sàng, cận âm sàng ở BN<br /> SXHD.<br /> * Liên quan với một số đặc điểm lâm<br /> sàng:<br /> Bảng 5: Liên quan nồng độ IL-10 với<br /> thời điểm sốt.<br /> Sốt trong<br /> 4 ngày<br /> đầu<br /> <br /> Sốt từ ngày<br /> thứ 5 - 7<br /> <br /> p<br /> <br /> 20,57 ±<br /> 16,13<br /> <br /> 28,18 ±<br /> 14,42<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Nồng độ IL-10 tăng cao ở thời điểm<br /> sốt trong 4 ngày đầu, tiếp tục tăng ở thời<br /> điểm sốt từ ngày thứ 5 - 7. Tuy nhiên,<br /> giữa 2 thời điểm này mức độ tăng không<br /> khác biệt (p > 0,05). Xu hướng tăng cao<br /> của IL-10 trong nghiên cứu phù hợp với<br /> thông báo của Deull và CS (2012) [5].<br /> <br /> 56<br /> <br /> 35,43 ± 27,05<br /> <br /> Tự nhiên (2)<br /> <br /> 17,58 ± 11,56<br /> <br /> To (3)<br /> <br /> 37,18 ± 29,89<br /> <br /> Bình thường (4)<br /> <br /> 18,27 ± 15,83<br /> <br /> p<br /> <br /> p1-2, p3-4 < 0,05<br /> <br /> Có sự khác biệt rõ về nồng độ IL-10<br /> giữa nhóm BN xuất huyết tự nhiên với<br /> nhóm có dấu hiệu dây thắt (+) với các giá<br /> trị p < 0,05; đồng thời cũng có sự khác<br /> biệt rõ giữa nhóm BN gan to với gan bình<br /> thường. Các trường hợp gan to đều có<br /> nồng độ IL-10 tăng cao đáng kể so với<br /> BN không có gan to, đặc biệt ở nhóm<br /> SXHD có dấu hiệu cảnh báo.<br /> * Liên quan với một số đặc điểm cận<br /> lâm sàng:<br /> Bảng 7: Tương quan IL-10 với số lượng<br /> bạch cầu và tiểu cầu.<br /> Hệ số<br /> tƣơng quan r<br /> <br /> p<br /> <br /> IL-10 với số lượng<br /> bạch cầu<br /> <br /> 0,17<br /> <br /> p = 0,24<br /> <br /> IL-10 với số lượng<br /> tiểu cầu<br /> <br /> -0,7716<br /> <br /> p < 0,001<br /> <br /> Mối tƣơng quan<br /> <br /> Thời điểm sốt<br /> <br /> IL-10 (pg/ml)<br /> <br /> Dây thắt (+) (1)<br /> Xuất huyết<br /> <br /> Ở BN SXHD, nồng độ IL-10 tăng cao<br /> <br /> ( X  SD)<br /> <br /> ( X  SD)<br /> <br /> p<br /> <br /> Gan<br /> <br /> Cytokine<br /> <br /> IL-10 (pg/ml)<br /> <br /> Dấu hiệu<br /> <br /> Nồng độ IL-10 không có tương quan<br /> với thay đổi số lượng bạch cầu, r = 0,17;<br /> p = 0.24. Trong khi đó, nồng độ IL-10<br /> tăng cao và tỷ lệ nghịch với mức độ giảm<br /> tiểu cầu (r = -0,7716; p < 0,001). Ở cả hai<br /> nhóm BN chúng tôi thấy số lượng tiểu cầu<br /> càng giảm, IL-10 càng tăng cao. Kết quả<br /> này tương tự nghiên cứu của Wilson EB<br /> và CS [8].<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016<br /> <br /> Bảng 8: Liên quan IL-10 với hoạt độ<br /> enzym gan.<br /> Chỉ tiêu<br /> AST (U/L)<br /> <br /> ALT (U/L)<br /> <br /> IL-10<br /> (pg/ml)<br /> <br /> 86,3 <br /> 19,67<br /> <br /> 102,4 <br /> 29,4<br /> <br /> 33,28 <br /> 15,41<br /> <br /> 127,98 <br /> 56,0<br /> <br /> 155,6 <br /> 62,8<br /> <br /> 69,40 <br /> 18,62<br /> <br /> Nhóm BN<br /> SXHD (n = 273)<br /> SXHD có dấu hiệu<br /> cảnh báo (n = 97)<br /> <br /> Nồng độ IL-10 tăng cao ở cả hai nhóm<br /> BN và có mối tương quan thuận, chặt chẽ<br /> với hoạt độ enzym AST/ALT. Kết quả này<br /> tương tự nghiên cứu của Kotenko SV về<br /> mối liên quan giữa nồng độ IL-10 với hoạt<br /> độ enzym gan ở BN SXHD, tác giả kết<br /> luận mức độ tăng IL-10 có liên quan thuận<br /> với mức độ tăng nồng độ ALT và AST,<br /> đặc biệt ALT [6].<br /> KẾT LUẬN<br /> - Nồng độ IL-10 ở BN SXHD và SXHD<br /> có dấu hiệu cảnh báo tăng cao hơn rõ rệt<br /> so với người khỏe mạnh (theo thứ tự các<br /> nhóm là 16,35  7,2; 38,54  18,6 và 4,93<br />  3,16 pg/ml), p < 0,05.<br /> - Nồng độ IL-10 ở nhóm BN có xuất<br /> huyết tự nhiên cao hơn rõ rệt so với nhóm<br /> BN chỉ có dấu hiệu dây thắt (+) (p < 0,05).<br /> BN có gan to trên lâm sàng đều có nồng<br /> độ IL-10 tăng cao đáng kể so với BN<br /> không có gan to, đặc biệt ở nhóm SXHD<br /> có dấu hiệu cảnh báo.<br /> <br /> - Số lượng tiểu cầu càng giảm, nồng độ<br /> IL-10 càng tăng. IL-10 có mối tương quan<br /> thuận và chặt chẽ với mức tăng hoạt độ<br /> enzym gan AST/ALT ở cả hai nhóm BN.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều<br /> trị SXHD. 2011.<br /> 2. Phan Thị Danh. Sử dụng kỹ thuật Biochip<br /> trong xét nghiệm và ứng dụng lâm sàng cytokines.<br /> Http//www.chray.org.vn/cn sinh hóa.asp. 2005.<br /> 3. Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Trọng Lân,<br /> Huan-Yao Lei và CS. Vai trò của cytokine<br /> trong SXHD ở trẻ nhũ nhi. Y học Thành phố<br /> Hồ Chí Minh. 2003, tập 7, phụ bản số 1.<br /> 4. Butthep P, Chunhakan S, Yoksan S et al.<br /> Alteration of cytokines and chemokines during<br /> febrile episodes associated with endothelial<br /> cell damage and plasma leakage in dengue<br /> hemorrhagic fever. Pediatr Infect Dis J. 2012,<br /> 31 (12), e232-e238.<br /> 5. Duell BL, Tan CK, Carey AJ, Wu F et al.<br /> Recent insights into microbial triggers of<br /> interleukin-10 production in the host and the<br /> impact on infectious disease pathogenesis.<br /> FEMS Immunol Med Microbiol. 2012, 64,<br /> pp.295-313.<br /> 6. Kotenko SV. The family of IL-10-related<br /> cytokines and their receptors: related, but to<br /> what extent?. Cytokine Growth Factor Rev.<br /> 2002, 13, pp.223-240.<br /> 7. WHO. Dengue guidelines for diagnosis,<br /> treatment, prevention and control. Third edition.<br /> Geneva: World Health Organization. 2009.<br /> 8. Wilson EB, Brooks DG. The role of IL-10<br /> in regulating immunity to persistent viral<br /> infections. Curr Top Microbiol Immunol.<br /> 2011, 350, pp.39-65.<br /> <br /> 57<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2